TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7722-1 : 2009


Bảng 12.4 - Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây trong điều kiện làm việc không bình thường và ở 110 % điện áp danh định dùng cho bộ điều khiển bóng đèn



tải về 1.38 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.38 Mb.
#22301
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

Bảng 12.4 - Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây trong điều kiện làm việc không bình thường và ở 110 % điện áp danh định dùng cho bộ điều khiển bóng đèn




Nhiệt độ lớn nhất
oC


Hằng số S

S4.5

S5

S6

S8

S11

S16

Đối với tw =

90

95

100



171

178


186

161

168


176

147

154


161

131

138


144

119

125


131

110

115


121




105

110


115

194

201


209

183

190


198

168

175


181

150

156


163

137

143


149

126

132


137




120

125


130

217

224


232

205

212


220

188

195


202

169

175


182

154

160


166

143

149


154




135

140


240

248


227

235


209

216


188

195


172

178


160

166





145

150


256

264


242

250


223

230


201

207


184

190


171

177


Bảng 12.5 - Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây trong điều kiện làm việc không bình thường và ở 110 % điện áp danh định dùng cho bộ điều khiển bóng đèn ghi nhãn "D6"




Nhiệt độ lớn nhất
oC


Hằng số S

S4.5

S5

S6

S8

S11

S16

Đối với tw =

90

95

100



158

165


172

150

157


164

139

145


152

125

131


137

115

121


127

107

112


118




105

110


115

179

187


194

171

178


185

158

165


171

144

150


156

132

138


144

123

129


134




120

125


130

201

208


216

192

199


206

178

194


191

162

168


174

150

155


161

140

145


151




135

140


223

231


213

220


198

204


180

186


167

173


156

162





145

150


238

246


227

234


211

218


193

199


179

184


168

173


CHÚ THÍCH: Đối với bộ điều khiển bóng đèn phải chịu thử nghiệm độ bền trong thời gian không phải 30 ngày hoặc 60 ngày thì cần sử dụng công thức (2) quy định trong tiêu chuẩn phụ trợ liên quan của IEC để tính nhiệt độ lớn nhất ứng với số ngày bằng hai phần ba của thử nghiệm độ bền theo lý thuyết.

(Giải thích về hằng số S và cách sử dụng nó được nêu trong tiêu chuẩn phụ trợ liên quan của IEC.)



12.6. Thử nghiệm nhiệt (cuộn dây trong bộ điều khiển bóng đèn không đạt thử nghiệm)

Chỉ áp dụng các thử nghiệm này cho đèn điện được phân loại dùng để lắp đặt trên bề mặt bắt lửa bình thường và có lắp bộ điều khiển không đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách ở 4.16.1 hoặc không có bảo vệ nhiệt phù hợp với 4.16.2. Bộ điều khiển bóng đèn bằng điện tử và cơ cấu kiểu quấn dây loại nhỏ có thể lắp vào bộ phận này không phải áp dụng các yêu cầu ở điều này.



12.6.1. Thử nghiệm đối với đèn điện không có cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt

Đèn điện phải được thử nghiệm trong các điều kiện quy định ở điểm a), c), e), f), h) và l) của 12.4.1. Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu dưới đây.

20 % của mạch bóng đèn trong đèn điện, và không nhỏ hơn một mạch bóng đèn, phải chịu các điều kiện không bình thường (xem điểm a) của 12.5.1).

Phải chọn các mạch bóng đèn có ảnh hưởng nhiệt lớn nhất lên bề mặt lắp đặt và các mạch bóng đèn khác phải làm việc ở điện áp danh định, hoặc ở giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định trong điều kiện bình thường.

Sau đó, mạch điện đã chịu các điều kiện ở trên được cho làm việc ở 0,9; 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định). Khi các điều kiện là ổn định ở từng điện áp thử nghiệm trong ba điện áp thử nghiệm này thì đo nhiệt độ ở cuộn dây có nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ cao nhất của phần bất kỳ của bề mặt lắp đặt.

Đối với đèn điện dùng bóng đèn huỳnh quang có bộ điều khiển bóng đèn bằng điện tử dùng nguồn xoay chiều có lắp cuộn lọc, phải xác định điện áp yêu cầu để có dòng điện làm việc bình thường. Cuộn lọc được cho làm việc ở 0,9; 1,0 và 1,1 lần điện áp này. Khi các điều kiện là ổn định ở từng điện áp thử nghiệm trong ba điện áp thử nghiệm này thì đo nhiệt độ cuộn dây có nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ cao nhất của phần bất kỳ của bề mặt lắp đặt. Tất cả các phần khác của bộ điều khiển bóng đèn và bóng đèn phải ngừng hoạt động đối với thử nghiệm này.

Kiểm tra sự phù hợp như sau:

a) Nhiệt độ của bề mặt lắp đặt không được vượt quá 130 oC khi (các) mạch bóng đèn làm việc ở 1,1 lần điện áp danh định khi chịu điều kiện không bình thường.

b) Các giá trị nhiệt độ đo được ở 0,9; 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định) được dùng cho các công thức hồi quy tuyến tính để tính nhiệt độ của bề mặt lắp đặt liên quan đến nhiệt độ cuộn dây balát/biến áp bằng 350 oC. Nếu chênh lệch giữa nhiệt độ cuộn dây đo được ở tọa độ 0,9 và 1,1 nhỏ hơn 30 oC thì thêm vào điểm thứ tư có tọa độ là ta của cuộn dây, ta của bề mặt lắp đặt. Đường thẳng tốt nhất được vẽ qua các điểm này trên đồ thị. Nhiệt độ ước tính của bề mặt lắp đặt ứng với nhiệt độ cuộn dây balát bằng 350 oC không được vượt quá 180 oC.

CHÚ THÍCH: ta­ là ta danh định của đèn điện.

c) Đối với đèn điện lắp trong rãnh trượt, không có phần nào của rãnh trượt cho thấy có dấu hiệu mất an toàn, ví dụ, nứt, cháy sém hoặc biến dạng.

12.6.2. Thử nghiệm đối với đèn điện có bộ điều khiển nhạy nhiệt bên ngoài balát hoặc biến áp và đèn điện có balát bảo vệ nhiệt có công bố nhiệt độ ký hiệu với giá trị ghi nhãn lớn hơn 130oC.

Đèn điện phải được bố trí như mô tả ở 12.6.1 đối với thử nghiệm này.

Mạch điện phải chịu các điều kiện trên được cho làm việc với dòng điện tăng chậm và đều qua các cuộn dây cho đến khi cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tác động. Khoảng thời gian và độ tăng dòng điện phải sao cho đạt được cân bằng nhiệt đến mức có thể giữa nhiệt độ cuộn dây và bề mặt lắp đặt.

Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ cao nhất của phần bất kỳ của bề mặt lắp đặt đèn điện phải được đo liên tục. Việc này bổ sung cho thử nghiệm đối với đèn điện lắp với dây chảy.

Đối với đèn điện lắp cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phục hồi bằng tay, phải lặp lại thử nghiệm ba lần, cho phép nghỉ 30 min giữa các thử nghiệm. Kết thúc mỗi 30 min nghỉ, cơ cấu cắt này phải được phục hồi.

Đối với đèn điện lắp cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi, thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi nhiệt độ bề mặt lắp đặt đạt ổn định. Cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi phải tác động ba lần bằng cách đóng và cắt balát trong các điều kiện đã cho.

CHÚ THÍCH: Biến áp kết hợp không thử nghiệm cùng vỏ của nó vẫn cần chịu thử nghiệm này vì các đặc tính này không được chứng minh trong tiêu chuẩn phụ kiện.

Kiểm tra sự phù hợp như sau:

Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ của bất kỳ của bề mặt lắp đặt không được vượt quá 135 oC và không được lớn hơn 110 oC khi cơ cấu bảo vệ đóng lại mạch điện (với cơ cấu bảo vệ loại phục hồi), ngoại trừ:

Trong bất kỳ chu kỳ làm việc nào của cơ cấu bảo vệ trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ bề mặt có thể lớn hơn 135 oC với điều kiện là khoảng thời gian tính từ thời điểm nhiệt độ bề mặt lần đầu vượt quá giới hạn đến thời điểm đạt đến nhiệt độ lớn nhất chỉ ra trong Bảng 12.6 không dài hơn thời gian tương ứng chỉ ra trong bảng đó.



Bảng 12.6 - Giới hạn thời gian nhiệt độ vượt quá

Nhiệt độ cao nhất của bề mặt lắp đặt
oC

Thời gian lớn nhất để đạt nhiệt độ cao nhất tính từ 135 oC
min

Trên 180

Từ 175 đến 180

Từ 170 đến 175

Từ 165 đến 170

Từ 160 đến 165

Từ 155 đến 160

Từ 150 đến 155

Từ 145 đến 150

Từ 140 đến 145

Từ 135 đến 140



0

15

20



25

30

40



50

60

90



120

Sau thử nghiệm, áp dụng yêu cầu sau:

Nhiệt độ cao nhất của phần bất kỳ của bề mặt lắp đặt không được vượt quá 180 oC ở bất kỳ thời điểm nào trong các thử nghiệm đối với dây chảy nhiệt và cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phục hồi bằng tay, hoặc 130 oC trong các thử nghiệm đối với cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi.

Đối với đèn điện lắp trong rãnh trượt, không có phần nào của rãnh trượt cho thấy có dấu hiệu mất an toàn, ví dụ, nứt, cháy sém hoặc biến dạng.

12.7. Thử nghiệm nhiệt liên quan đến các điều kiện sự cố trong bộ điều khiển bóng đèn hoặc cơ cấu điện tử lắp trong đèn điện nhựa nhiệt dẻo

Chỉ áp dụng thử nghiệm cho đèn điện có vỏ bằng nhựa nhiệt dẻo không lắp giá đỡ cơ khí độc lập về nhiệt độ như ở 4.15.2.

CHÚ THÍCH: Không nên áp dụng thử nghiệm này cho biến áp độc lập được cung cấp cùng vỏ bọc của riêng nó, phù hợp với dãy IEC 61558 và không áp dụng cho bộ điều khiển độc lập có vỏ bọc của riêng nó phù hợp với dãy TCVN 7590 (IEC 61347).

12.7.1. Thử nghiệm đối với đèn điện không có cơ cấu điều khiển nhạy nhiệt

12.7.1.1. Thử nghiệm đối với đèn điện có lắp (các) balát của bóng đèn huỳnh quang có tải bóng đèn  70 W

Phải thử nghiệm ba đèn điện trong các điều kiện quy định ở điểm a), b), c), e) và h) ở 12.4.1. Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu sau:

Balát cần thử nghiệm (có ảnh hưởng nhiệt lớn nhất lên các điểm dùng để cố định, bề mặt lắp đặt và các bộ phận để hở, được lắp bên trong đèn điện theo thiết kế đèn điện) phải được cấp nguồn trực tiếp ở 1,1 lần điện áp danh định trong 4 h (thời gian ổn định), theo Hình 32.

Nếu có nhiều hơn một balát được sử dụng bên trong đèn điện thì chỉ kiểm tra một trong số các balát này ở điều kiện sự cố; (các) balát khác phải được cấp nguồn ở 1,1 lần điện áp nguồn danh định trong điều kiện làm việc bình thường với (các) bóng đèn liên quan trong mạch điện (cho đến khi kết thúc thử nghiệm).

Sau giai đoạn ổn định ban đầu thứ nhất, điện áp cung cấp cho balát cần thử nghiệm phải được tăng 20 % điện áp cung cấp danh định và để trong thời gian 15 min. Nếu không xảy ra hỏng balát trong thời gian này, điện áp cung cấp cho balát cần thử nghiệm phải được tăng lặp lại theo các nấc 10 % điện áp cung cấp danh định trong 15 min cho đến khi balát hỏng.

Đối với mạch điện không phải chịu thử nghiệm, cần cẩn thận để tránh điện áp cung cấp tăng trong điều kiện sự cố (để kiểm tra điều này, cần đo dòng điện của balát). Sau khi balát hỏng, phải để đèn điện nguội về nhiệt độ môi trường xung quanh.

Bộ điều khiển bằng điện tử và có cuộn dây loại nhỏ lắp trong nó không phải chịu các yêu cầu này.

Phụ lục W cung cấp phương pháp khác cho các thử nghiệm được mô tả trong mục này. Phương pháp chuẩn được nêu trong 12.7.1.1.

CHÚ THÍCH: Để thực hiện thử nghiệm sự cố này, cần có bảo vệ cho mạch cung cấp nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Vì dòng điện cao có thể xuất hiện trong suốt thử nghiệm nên phải cung cấp bảo vệ thích hợp cho mạch thử nghiệm (xem chú thích trên). Phải cẩn thận để đảm bảo rằng cơ cấu bảo vệ không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm và phóng điện đánh thủng của balát xảy ra ở cuối thử nghiệm; phải cẩn thận để việc hỏng balát này là do đứt cuộn dây. Xem Hình 32.

Có thể sử dụng cầu chảy 20 A (có các đặc tính điện quy định ở IEC 60269).

Sau thử nghiệm, đèn điện phải được kiểm tra để đảm bảo rằng các bộ phận hợp thành vẫn duy trì đúng vị trí.

Các phần của vỏ đèn điện được cung cấp bảo vệ chống điện giật phải tiếp tục bảo vệ các bộ phận mang điện khỏi tiếp cận với ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn như quy định ở Mục 8.

12.7.1.2. Thử nghiệm đối với đèn điện có lắp bóng đèn phóng điện, bóng đèn huỳnh quang (> 70 W), biến áp có công suất > 10 VA

Đèn điện phải được thử nghiệm trong các điều kiện quy định ở điểm a), c), e), f) và h) của 12.4.1. Ngoài ra, áp dụng các yêu cầu dưới đây.

20 % của mạch bóng đèn trong đèn điện, và không nhỏ hơn một mạch bóng đèn, phải chịu các điều kiện không bình thường (xem điểm a) của 12.5.1).

Phải chọn (các) mạch bóng đèn có ảnh hưởng nhiệt lớn nhất đến điểm dùng để cố định và các bộ phận để hở còn các mạch bóng đèn khác phải làm việc ở điện áp danh định trong điều kiện bình thường.

(Các) mạch điện đã chịu các điều kiện không bình thường được cho làm việc ở 0,9, 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định). Khi các điều kiện ổn định, đo nhiệt độ của cuộn dây có nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ cao nhất ở điểm dùng để cố định và bộ phận để hở chịu ảnh hưởng nhiệt lớn nhất. Không cần đo nhiệt độ của có cuộn dây cỡ nhỏ lắp bên trong mạch điện tử.

Các giá trị của nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ đo được ở 0,9, 1,0 và 1,1 lần điện áp danh định (hoặc giá trị lớn nhất của dải điện áp danh định) được dùng cho các công thức hồi quy tuyến tính để tính nhiệt độ của bề mặt lắp đặt liên quan đến nhiệt độ cuộn dây balát/biến áp bằng 350 oC. Nếu chênh lệch giữa nhiệt độ cuộn dây đo được ở tọa độ 0,9 và 1,1 nhỏ hơn 30 oC thì thêm vào điểm thứ tư có tọa độ là ta của cuộn dây, ta của phần cố định hoặc phần để hở. Sau đó, vật liệu nhựa nhiệt dẻo phải chịu thử nghiệm ép viên bi mô tả ở 13.2.1 ở nhiệt độ ước tính theo đường hồi quy tuyến tính nhưng không nhỏ hơn 75 oC. Phải đo đường kính của vết lõm này và không được vượt quá 2 mm.

CHÚ THÍCH 1: Đây là thử nghiệm điều kiện sự cố nhưng không áp dụng thử nghiệm ở 25 oC ở 13.2.1.

CHÚ THÍCH 2: ta là ta danh định của đèn điện.



12.7.1.3. Thử nghiệm đối với đèn điện có sẵn biến áp chống ngắn mạch có công suất  10 VA

Thử nghiệm sự cố phải được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm ở 12.7.1.2 cho biến áp nhỏ có công suất đến 10 VA; kết thúc thời gian 4 h đầu, cuộn dây thứ cấp phải được nối tắt.

Dòng điện ngắn mạch phải tiếp tục cho đến khi xảy ra hỏng biến áp; biến áp được lắp trong vỏ của nó (ví dụ, bộ chuyển đổi khẩn cấp) và cho thấy phù hợp với tiêu chuẩn an toàn liên quan của riêng biến áp thì được xem là phù hợp với điều này mà không cần thử nghiệm nữa.

Sau thử nghiệm, đèn điện phải được kiểm tra để đảm bảo rằng các bộ phận hợp thành vẫn duy trì đúng vị trí.

Các phần của vỏ đèn điện dùng để bảo vệ chống điện giật phải tiếp tục bảo vệ các bộ phận mang điện khỏi tiếp cận với ngón tay thử nghiệm tiêu chuẩn như quy định ở Mục 8.

Vì dòng điện cao có thể xuất hiện trong suốt thử nghiệm nên phải cung cấp bảo vệ thích hợp cho mạch thử nghiệm (xem chú thích ở 12.7.1.1). Phải cẩn thận để đảm bảo rằng cơ cấu bảo vệ không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm và phóng điện đánh thủng của biến áp xảy ra ở cuối thử nghiệm.



12.7.2. Thử nghiệm đối với đèn điện có bộ điều khiển nhạy nhiệt bên trong/bên ngoài balát hoặc biến áp

Đèn điện phải được bố trí cho thử nghiệm này như mô tả ở ba đoạn đầu của 12.7.1.2.

Mạch điện phải chịu các điều kiện không bình thường được cho làm việc với dòng điện tăng chậm và đều qua các cuộn dây cho đến khi bộ điều khiển nhạy nhiệt tác động.

Khoảng thời gian và độ tăng dòng điện phải sao cho đạt được cân bằng nhiệt đến mức có thể giữa nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ của điểm dùng để cố định và các phần để hở bị ảnh hưởng nhiệt nhiều nhất. Trong quá trình thử nghiệm, nhiệt độ cao nhất của các điểm thử nghiệm phải được đo liên tục.

Đối với đèn điện lắp cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt phục hồi bằng tay, phải lặp lại thử nghiệm sáu lần, cho phép nghỉ 30 min giữa các thử nghiệm. Kết thúc mỗi 30 min nghỉ, cơ cấu cắt này phải được phục hồi.

Đối với đèn điện lắp cơ cấu cắt theo nguyên lý nhiệt tự phục hồi, thử nghiệm phải được tiếp tục cho đến khi đạt được nhiệt độ ổn định.

Để thực hiện thử nghiệm trên biến áp, xem thêm 15.3.5 của IEC 61558-1. Bộ điều khiển nhạy nhiệt bên ngoài biến áp phải được kiểm tra theo 20.4, 20.5 và 20.6 của IEC 61558-1.

Phải ghi lại nhiệt độ cao nhất của điểm dùng để cố định và các phần để hở bị ảnh hưởng nhiệt nhiều nhất. Sau đó, vật liệu nhựa nhiệt dẻo phải chịu thử nghiệm ép viên bi mô tả ở 13.2.1 ở nhiệt độ ghi được lớn nhất nhưng không nhỏ hơn 75 oC. Phải đo đường kính của vết lõm và không được vượt quá 2 mm.

CHÚ THÍCH 1: Đây là thử nghiệm điều kiện sự cố nhưng không áp dụng thử nghiệm ở 25 oC ở 13.2.1.

CHÚ THÍCH 2: "Điểm dùng để cố định" (ở 12.7) nghĩa là cả điểm dùng để cố định của các bộ phận và điểm dùng để cố định của đèn điện với bề mặt lắp đặt.

CHÚ THÍCH 3: "Bộ phận để hở" (ở 12.7) nghĩa là bề mặt bên ngoài của hộp đèn điện.

CHÚ THÍCH 4: Theo các yêu cầu ở 12.7, phép đo các bộ phận để hở chỉ giới hạn đến các bộ phận dùng để cố định đèn điện/ bộ phận hoặc các bộ phận cung cấp tấm chắn bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với bộ phận mang điện, như yêu cầu ở Mục 8 của tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 5: Phải đo phần nóng nhất của phần vật liệu nhựa nhiệt dẻo cần thử nghiệm. Điểm này thường nằm trên bề mặt bên trong của hộp đèn điện mà không phải bề mặt bên ngoài.

CHÚ THÍCH 6: Các giới hạn nhiệt độ của vật liệu được quy định đối với cả vật liệu có tải cơ và không có tải cơ.

CHÚ THÍCH 7: Cần áp dụng Phụ lục N với các yêu cầu ở 4.15.

Mục 13: Khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt

13.1. Yêu cầu chung

Mục này quy định các yêu cầu và thử nghiệm liên quan đến khả năng chịu nhiệt, cháy và phóng điện bề mặt của bộ phận nhất định bằng vật liệu cách điện của đèn điện.

Đối với tấm mạch in, tham khảo các yêu cầu ở IEC 61249.

13.2. Khả năng chịu nhiệt

Các bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện để bảo vệ chống điện giật và bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ bộ phận mang dòng hoặc bộ phận SELV đúng vị trí phải có đủ khả năng chịu nhiệt.

Không phải áp dụng thử nghiệm ép viên bi cho các bộ phận bằng nhựa của đèn điện có cách điện phụ.

13.2.1. Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm sau:

Không thực hiện thử nghiệm trên các phần bằng vật liệu gốm hoặc trên cách điện của sợi dây.

Phải thực hiện thử nghiệm trong tủ nhiệt có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ làm việc của bộ phận liên quan được xác định trong thử nghiệm nhiệt độ (làm việc bình thường) ở mục 12 là 25 oC  5 oC, với nhiệt độ nhỏ nhất là 125 oC khi thử nghiệm các bộ phận giữ bộ phận mang dòng hoặc bộ phận SELV đúng vị trí và 75 oC đối với các bộ phận khác.

Bề mặt của phần được thử nghiệm phải được đặt ở tư thế nằm ngang và ép viên bi bằng thép có đường kính 5 mm vào bề mặt này với lực bằng 20 N. Trang bị thích hợp cho thử nghiệm này được thể hiện trong Hình 10. Nếu bề mặt cần thử nghiệm cong thì cần đỡ phần mà viên bi ép vào.

Sau 1 h, lấy viên bi ra khỏi mẫu và làm nguội mẫu bằng cách nhúng trong nước lạnh trong 10 s. Đo đường kính của vết lõm và đường kính này không được vượt quá 2 mm.

13.3. Khả năng chịu lửa và chịu cháy

Bộ phận bằng vật liệu cách điện giữ bộ phận mang dòng hoặc bộ phận SELV đúng vị trí và bộ phận bên ngoài bằng vật liệu cách điện để bảo vệ chống điện giật phải có khả năng chịu lửa và chịu cháy.

Đối với vật liệu không phải bằng gốm, kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm ở 13.3.1 hoặc 13.3.2, nếu thuộc đối tượng áp dụng.



tải về 1.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương