TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7597: 2013 codex stan 210-1999, Am



tải về 0.54 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.54 Mb.
#1922
  1   2   3   4   5   6
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7597:2013

CODEX STAN 210-1999, Amd. 2013

DẦU THỰC VẬT



Vegetable oils

Lời nói đầu

TCVN 7597:2013 thay thế TCVN 7597:2007;

TCVN 7597:2013 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 210:1999, Sửa đổi bổ sung năm 2013;

TCVN 7597:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DẦU THỰC VẬT

Vegetable oils

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại dầu thực vật dùng làm thực phẩm được mô tả trong Điều 2.1.

2. Mô tả

2.1. Định nghĩa sản phẩm



CHÚ THÍCH: Các từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn được ghi ngay sau tên gọi của dầu.

2.1.1. Dầu lạc (dầu đậu phộng) (arachis oil; peanut oil; groundnut oil): dầu thu được từ hạt lạc (Arachis hypogaea L.).

2.1.2. Dầu babasu (babassu oil): dầu thu được từ cùi quả của một số giống cây cọ Orbignya spp.

2.1.3. Dầu dừa (coconut oil): dầu thu được từ cùi của quả dừa (Cocos nucifera L.).

2.1.4. Dầu hạt bông (cottonseed oil): dầu thu được từ hạt của một số loài Gossypium spp. khác nhau.

2.1.5. Dầu hạt nho (grapeseed oil): dầu thu được từ hạt của quả nho (Vitis vinifera L.).

2.1.6. Dầu ngô (maize oil; corn oil) dầu thu được từ phôi ngô (Zea mays L.).

2.1.7. Dầu hạt mù tạt (mustardseed oil): dầu thu được từ hạt mù tạt trắng [Sinapis alba L. hoặc Brassica hirta Moench], mù tạt nâu, mù tạt vàng [Brassica juncea (L.) Czernajew và Cossen] và mù tạt đen [Brassica nigra (L.) Koch].

2.1.8. Dầu nhân cọ (palm kernel oil): dầu thu được từ nhân của quả cọ dầu (Elaeis guineensis).

2.1.9. Olein dầu nhân cọ (palm kernel olein): phần lỏng thu được từ việc tách phân đoạn dầu nhân cọ (được mô tả ở trên).

2.1.10. Stearin dầu nhân cọ (palm kernel stearin): phần rắn thu được từ việc tách phân đoạn dầu nhân cọ (được mô tả ở trên).

2.1.11. Dầu cọ (palm oil): dầu thu được từ phần thịt của quả cọ dầu (Elaeis guineensis).

2.1.12. Olein dầu cọ (palm olein): phần lỏng thu được từ việc tách phân đoạn dầu cọ (như đã mô tả ở trên).

2.1.13. Stearin dầu cọ (palm stearin): phần có điểm nóng chảy cao thu được từ việc tách phân đoạn dầu cọ (như đã mô tả ở trên).

2.1.14. Superolein dầu cọ (palm superolein): phần lỏng thu được từ dầu cọ (như đã mô tả ở trên) được chế biến bằng quá trình kết tinh có kiểm soát đặc biệt để đạt được trị số iôt bằng hoặc lớn hơn 60.

2.1.15. Dầu hạt cải dầu (dầu cải dầu) (rapeseed oil; turnip rape oil; colza oil; ravison oil; sarson oil; toria oil): dầu thu được từ hạt của các loài Brassica napus L., Brassica rapa L., Brassica juncea L. và Brassica tournefortii Gouan.

2.1.16. Dầu hạt cải dầu - axit erucic thấp (dầu hạt cải dầu có hàm lượng axit erucic thấp) (rapeseed oil - low erucic acid; low erucic acid turnip rape oil; low erucic acid colza oil; canola oil): dầu thu được từ các hạt có chứa axit erucic thấp của các loài Brassica napus L., Brassica rapa L. và Brassica juncea L.

2.1.17. Dầu cám gạo (dầu gạo; dầu cám) (rice bran oil; rice oil): dầu thu được từ cám gạo (Oryza sativa L).

2.1.18. Dầu hạt rum (safflowerseed oil; safflower oil; carthamus oil, kurdee oil): dầu thu được từ hạt rum (hạt của loài Carthamus tinctorious L.).

2.1.19. Dầu hạt rum - axit oleic cao (dầu hạt rum có hàm lượng axit oleic cao) (safflowerseed oils - high oleic acid; high oleic acid safflower oil; high oleic acid carthamus oil; high oleic acid kurdee oil): dầu thu được từ các hạt có hàm lượng axit oleic cao của các giống thuộc loài Carthamus tinctorious L.

2.1.20. Dầu vừng (dầu mè) (sesameseed oil; sesame oil; gingelly oil; benne oil; ben oil, till oil; tillie oil): dầu thu được từ hạt vừng (Sesamum indicum L.).

2.1.21. Dầu đậu nành (dầu đậu tương) (soya bean oil; soybean oil): dầu thu được từ hạt đậu nành [Glycine max (L.) Merr].

2.1.22. Dầu hạt hướng dương (dầu hướng dương) (sunflowerseed oil; sunflower oil): dầu thu được từ hạt hướng dương (Helianthus annuus L.).

2.1.23. Dầu hạt hướng dương - axit oleic cao (dầu hướng dương có hàm lượng axit oleic cao) (sunflowerseed oil - high oleic acid; high oleic acid sunflower oil): dầu thu được từ các hạt có hàm lượng axit oleic cao của các giống thuộc loài hướng dương (Helianthus annuus L.).

2.1.24. Dầu hạt hướng dương - axit oleic trung bình (dầu hướng dương có hàm lượng axit oleic trung bình) (sunflowerseed oil - mid oleic acid; mid-oleic acid sunflower oil): dầu thu được từ các hạt hướng dương (Helianthus annuus L.) có hàm lượng axit oleic trung bình.

2.2. Các định nghĩa khác

2.2.1. Dầu thực vật dùng làm thực phẩm (edible vegetable oils): dầu thành phần chủ yếu gồm các glyxerit của axit béo có nguồn gốc thực vật. Chúng có thể chứa một lượng nhỏ các chất béo khác như phosphatit, các chất không xà phòng hóa và axit béo tự do có tự nhiên trong dầu hoặc mỡ.

2.2.2. Dầu nguyên chất (virgin oils): dầu thu được bằng các quá trình cơ học không làm thay đổi bản chất của dầu, ví dụ: bằng cách ép hoặc nén và chỉ sử dụng nhiệt và chỉ được tinh sạch bằng cách rửa với nước, lắng, lọc và ly tâm.

2.2.3. Dầu ép nguội (cold pressed oils): dầu thu được chỉ bằng các quá trình cơ học mà không làm thay đổi bản chất của dầu, ví dụ: bằng cách ép hoặc nén và không sử dụng nhiệt và chỉ được tinh sạch bằng cách rửa với nước, lắng, lọc và ly tâm.

3. Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng



3.1. Thành phần axit béo (tính theo phần trăm) khi phân tích bằng sắc ký khí-lỏng

Mẫu nằm trong phạm vi quy định trong Bảng 1 được cho là phù hợp với tiêu chuẩn này. Các tiêu chí bổ sung, ví dụ như vị trí địa lý quốc gia và/hoặc sự thay đổi khí hậu có thể được xem xét, nếu cần, để khẳng định mẫu phù hợp với tiêu chuẩn.



3.1.1. Dầu hạt cải dầu - axit erucic thấp: chứa axit erucic không lớn hơn 2 % (tính theo % axit béo tổng số).

3.1.2. Dầu hạt rum - axit oleic cao: chứa axit oleic không lớn hơn 70 % (tính theo % axit béo tổng số).

3.1.3. Dầu hướng dương - axit oleic cao: chứa axit oleic không lớn hơn 75 % (tính theo % axit béo tổng số).

3.2. Điểm nóng chảy

Olein dầu nhân cọ

từ 21 °C đến 26 °C

Stearin dầu nhân cọ

từ 31 °C đến 34 °C

Olein dầu cọ

không lớn hơn 24 °C

Stearin dầu cọ

không nhỏ hơn 44 °C

Superolein dầu cọ

không lớn hơn 19,5 °C

4. Phụ gia thực phẩm

4.1. Không được phép sử dụng phụ gia thực phẩm đối với dầu nguyên chất hoặc dầu ép nguội.

4.2. Chất tạo hương

Chỉ sử dụng các chất tạo hương tự nhiên, hương tổng hợp tương tự và hương tổng hợp khác trừ chất tạo hương chứa độc tố.



4.3. Chất chống oxy hóa

Mã số INS1)

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

304

Ascorbyl palmitat

500 mg/kg (riêng lẻ hoặc kết hợp)

305

Ascorbyl stearat

307a

d-alpha-Tocopherol

300 mg/kg (riêng lẻ hoặc kết hợp)

307b

Tocopherol đậm đặc, hỗn hợp

307c

dl-alpha-Tocopherol

310

Propyl galat

100 mg/kg

319

Tertiary butyl hydroquinon (TBHQ)

120 mg/kg

320

Hydroxyanisol đã butyl hóa (BHA)

175 mg/kg

321

Hydroxytoluen đã butyl hóa (BHT)

75 mg/kg

Khi dùng kết hợp gallat, BHA, BHT hoặc TBHQ

200 mg/kg, nhưng không được vượt quá giới hạn của từng chất

389

Dilauryl thiodipropionat

200 mg/kg

4.4. Chất hỗ trợ chống oxy hóa

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

330

Axit xitric

GMP

331 (i)

Natri dihydro xitrat

GMP

331 (iii)

Trinatri xitrat

GMP

384

Isopropyl xitrat

100 mg/kg (riêng lẻ hoặc kết hợp)

472c

Este của axit xitric và axit béo với glycerol

4.5. Chất chống tạo bọt (dầu dùng để rán ở nhiệt độ cao)

Mã số INS

Tên phụ gia

Mức sử dụng tối đa

900a

Polydimetylsiloxan

10 mg/kg


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương