TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6400: 2010 iso 707: 2008



tải về 0.97 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#24822
  1   2   3   4

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6400:2010

ISO 707:2008

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - HƯỚNG DẪN LẤY MẪU



Milk and milk products - Guidance on sampling

Lởi nói đầu

TCVN 6400:2010 thay thế TCVN 6400:1998;

TCVN 6400:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 707:2008/IDF 50:2008;

TCVN 6400:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tống cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghi, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SỮA VÀ SẢN PHM SỮA - HƯỚNG DN LẤY MU

Milk and milk products - Guidance on sampling

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về các phương pháp lấy mẫu sữa và sản phẩm sữa để phân tích vi sinh vật, các chỉ tiêu vật lý, hoá học và cảm quan, không bao gồm phương pháp lấy mẫu tự động (bán tự động).

CHÚ THÍCH: Xem thêm Tài liệu tham khảo [9].

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 7002, Agricultural food products - Layout for a standard method of sampling from a lot (Nông sản thực phẩm - Sơ đồ trình bày phương pháp chun lấy mẫu theo lô hàng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 7002 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Mu phòng thử nghiệm (laboratory sample)

Mẫu được chuẩn bị để gửi đến phòng thử nghiệm và để kiểm tra hoặc thử nghiệm

[3.1 của ISO 78-2:1999[1]]

3.2

Phn mẫu thử (test portion)

Lượng vật liệu được lấy từ mẫu phòng thử nghiệm dùng để thử nghiệm hoặc quan sát.

[được chấp nhận từ 3.3 của ISO 78-2: 1999[1]]

CHÚ THÍCH Cũng có thể các phần mẫu thử của sữa và sản phẩm sữa cần phải xử lý tiếp ví dụ loại bỏ các phần làm ảnh hưởng đến kết quả thử chiết tách vô trùng các phần hoặc sàng lọc.

4. Yêu cầu chung

Tiêu chuẩn này không thích hợp để làm cơ sở pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng. Trong trường hợp này, cần thiết phải bổ sung các yêu cầu bằng văn bản.

Số lượng các đơn vị được chọn lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ có thể theo TCVN 6266 ISO 5538)[3]. Lấy mẫu để kiểm tra theo dấu hiệu định lượng có thể theo TCVN 6267 (ISO 8197)[5]

Đối với việc lấy mẫu thường xuyên không cần thiết phải áp dụng các hướng dẫn dưới đây:

a) các bên liên quan hoặc các đại diện của họ cần có mặt trong khi tiến hành lấy mẫu;

b) khi có các yêu cầu đặc biệt cho việc lấy mẫu và/hoặc phát sinh từ phép phân tích cụ thể, thì phải tuân theo các yêu cầu đó.



4.1. Nhân viên lấy mẫu1)Việc lấy mẫu phải do một người được uỷ quyền, đã được đào tạo tốt về kỹ thuật tương ứng thực hiện, ví dụ: lấy mẫu dùng cho mục đích kiểm tra vi sinh vật thì người lấy mẫu không bị mắc bệnh truyền nhiễm bất kỳ nào.

4.2. Dán nhãn và niêm phong mu

Các mẫu phải được niêm phong (trong trường hợp yêu cầu pháp lý hoặc có sự thoả thuận giữa các bên liên quan) và phải được dán nhãn thể hiện toàn bộ thông tin nhận biết về sản phẩm, bản chất của sản phẩm và ít nhất là số hiệu nhận biết, tên và chữ ký (hoặc tên họ viết tắt) của người chịu trách nhiệm lấy mẫu được ủy quyền (4.1).

Nếu cần, phải ghi kèm theo các thông tin bổ sung như: mục đích lấy mẫu, khối lượng hoặc thể tích của mẫu, cơ sở được lấy mẫu, trạng thái của sản phẩm và các điều kiện bảo quản ở thời điểm lấy mẫu.

4.3. Mẫu lặp lại

Mẫu được lấy lặp lại hai hay nhiều lần khi có yêu cầu pháp lý, hoặc theo sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Nên lấy bổ sung một lượng mẫu và giữ lại để làm trọng tài, nếu có sự đồng ý của các bên liên quan.

4.4. Báo cáo lấy mẫu

Các mẫu phải có kèm theo một bản báo cáo đã được người lấy mẫu được uỷ quyền (4.1) ký hoặc ghi họ tên và được các nhân chứng có mặt cùng ký, tuỳ theo mức độ cần thiết, hoặc do các bên liên quan thoả thuận, có mặt người làm chứng.

Bản báo cáo ít nhất phải bao gồm các thông tin sau đây:

a) địa điểm, ngày và thời gian lấy mẫu (chỉ cần ghi thời gian lấy mẫu khi có thoả thuận giữa các bên liên quan);

b) tên và chữ ký của người lấy mẫu được ủy quyền và của người làm chứng bất kỳ;

c) phương pháp lấy mẫu chính xác, gồm cả kỹ thuật chuẩn bị mẫu và đồng hóa mẫu;

d) bản chất và số đơn vị tạo thành chuyến hàng, cùng với ký mã hiệu sản xuất, nếu có;

e) số nhận biết và ký mã hiệu của mẻ sản xuất mà từ đó mẫu được lấy ra;

f) số lượng mẫu được nhận biết đúng theo mẻ mà từ đó mẫu được lấy ra;

g) nếu cần, ghi địa chỉ mẫu sẽ được gửi đến;

h) nếu có thể, ghi tên và địa chỉ của nhà sản xuất, hoặc người bán. hoặc người đóng gói sản phẩm.

Khi thích hợp, báo cáo này cũng cần bao gồm mọi điều kiện liên quan hoặc mọi chi tiết (ví dụ như điều kiện của vật chứa sản phẩm và môi trường xung quanh, nhiệt độ và độ ẩm của không khí, thời hạn của sản phẩm, phương pháp khử trùng dụng cụ lấy mẫu, cũng như có chất bảo quản đã được cho vào mẫu hay không) và bất kỳ thông tin đặc biệt có liên quan đến sản phẩm được lấy mẫu, ví dụ như khó khăn trong việc đồng hóa sản phẩm.

Kích cỡ phần mẫu thử và việc xử lý thay đổi theo các phép thử đã định và các thông tin này có ở phần đầu của các tiêu chuẩn cụ thể qui định các phép thử này.

Việc lấy mẫu cũng bao gồm việc chuẩn bị mẫu phòng thử nghiệm. Do đó, báo cáo lấy mẫu hoặc báo cáo của phòng thử nghiệm riêng rẽ cần nêu rõ mẫu phòng thử nghiệm được chuẩn bị như thế nào. Các báo cáo lấy mẫu được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cùng với báo cáo thử nghiệm. Ví dụ về báo cáo lấy mẫu phomat được nêu trong Phụ lục D (xem thêm 16.3).

5. Thiết bị, dụng cụ

5.1. Thiét bị, dụng cụ lấy mẫu

5.1.1. Yêu cu chung

Dụng cụ lấy mẫu phải được làm bằng thép không gỉ, hoặc chất liệu thích hợp khác có độ bền tương đương, không làm biến đổi mẫu mà ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra sau này.

Tất cả các bề mặt của dụng cụ lấy mẫu phải trơn nhẵn và không rạn nứt. Tất cả các góc phải lượn tròn, trừ trường hợp trong phương pháp D trong 5.1.2. Trước khi sử dụng, dụng cụ phải khô.



5.1.2 Với mục đích lấy mẫu đ kiểm tra vi sinh vt

Dụng cụ lấy mẫu để kiểm tra vi sinh vật phải sạch và được khử trùng trước khi sử dụng. Dụng cụ bằng chất dẻo dùng một lần phải vô trùng.

Nếu dùng hợp kim để chế tạo dụng cụ thì hợp kim đó phải có khả năng chịu nhiệt ở 180

oC. Nếu có thể, việc khử trùng cần được thực hiện theo một trong ba phương pháp sau đây:

a) Phương pháp A: Giữ trong không khí nóng ở nhiệt độ 170 oC ít nhất 1 h hoặc tương đương [xem TCVN 6404 (ISO 7218)(4) ];

b) Phương pháp B: Giữ trong luồng hơi nóng trong nồi hấp áp lực ở 121 oC ± 1 oC ít nhất 15 min [xem TCVN 6404 (ISO 7218)[4]]

c) Phương pháp C: Cho chiếu xạ bằng tia với một liều vừa đủ.

Sau khi khử trùng bằng một trong các phương pháp A, B hoặc C, dụng cụ lấy mẫu phải được bảo quản trong các điều kiện vô trùng cho đến khi sử dụng.

Nếu trong tình huống đặc biệt, không thể khử trùng được bằng các phương pháp A, B hoặc C, thì có thể dùng một trong các phương pháp thay thế sau đây, với điều kiện là dụng cụ lấy mẫu phải được dùng ngay sau khi xử lý. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ được coi như các phương pháp phụ.

d) Phương pháp D: Cho toàn bộ bề mặt làm việc của dụng cụ lấy mẫu tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa thích hợp;

e) Phương pháp E: Nhúng ngập trong dung dịch etanol ít nhất 70 % phần thể tích (xem 5.5.1) rồi để khô trong 5 min;

f) Phương pháp F: Đốt bằng etanol 96 % phần thể tích (xem 5.5.2).

Sau khi khử trùng bằng phương pháp D hoặc phương pháp F, dụng cụ lấy mẫu phải được làm nguội trong điều kiện thích hợp để duy trì sự vô trùng trước khi lấy mẫu.



5.1.3. Với mục đích lấy mẫu để phân tích lý hoá và kiểm tra cảm quan

Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không làm ảnh hưởng các tính chất như mùi, vị, độ đặc và thành phần của sản phẩm. Trong một số trường hợp, dụng cụ lấy mẫu phải được xử lý theo 5.1.2 để tránh nhiễm khuẩn vào sản phẩm.

Việc dán nhãn mẫu không được ảnh hưởng đến các đặc tính hoặc thành phần của mẫu. Nên sử dụng dụng cụ ghi nhãn không mùi, ví dụ như mực không phai, không mùi hoặc bút dạ.

5.2. Vật chứa mu

Các vật chứa mẫu và nắp đậy phải làm từ chất liệu có kết cấu sao cho bảo vệ được mẫu và không làm biến đổi mẫu làm ảnh hưởng đến các kết quả phân tích hoặc kiểm tra sau này. Vật liệu thích hợp bao gồm thuỷ tinh, một số kim loại (ví dụ như thép không gỉ) và một số chất dẻo (ví dụ như polypropylen).

Tốt nhất nên dùng vật chứa có màu đục. Nếu cần, các vật chứa mẫu trong suốt phải được bảo quản ở nơi tối. Vật chứa và nắp đậy cần phải khô, sạch và vô trùng hoặc được khử trùng bằng một trong các phương pháp qui định trong 5.1.2. Không sử dụng vật chứa bằng thủy tính để lấy mẫu trong khu vực sản xuất.

Hình dáng và dung tích vật chứa phải phù hợp với các yêu cầu cụ thể của sản phẩm cần lấy mẫu. Có thể sử dụng vật chứa làm bằng chất dẻo dùng một lần cũng như lá nhôm có độ bền tốt (vô trùng hoặc chưa vô trùng) và các túi chất dẻo thích hợp, có cách làm kín thích hợp

Các vật chứa không phải là túi chất dẻo phải được nút chặt hoặc bằng nút đậy thích hợp, hoặc bằng nắp vặn bằng kim loại hoặc chất dẻo. Nếu cần, có lớp lót bằng chất dẻo kín chất lỏng, không hoà tan, không hấp thụ, không thấm mỡ và không ảnh hưởng đến thành phần, tính chất hoặc mùi, vị của mẫu. Nếu dùng nút đậy thì nút phải được làm hoặc được phủ bằng vật liệu không hấp thụ, không mùi và không hương. Vật chứa mẫu phải kín khí/hàn kín để tránh nhiễm bẩn và hút khí.

Vật chứa mẫu để kiểm tra vi sinh không được đậy bằng nút bần hoặc đậy kín bằng nút bần, cho dù có lớp lót. Vật chứa sản phẩm dạng rắn, nửa rắn hoặc dạng đặc quánh phải có miệng rộng.

Các vật chứa nhỏ để bán lẻ được coi là các hộp mẫu, mẫu ở đây sẽ bao gồm sản phẩm chứa trong một hoặc nhiều vật chứa còn nguyên vẹn, chưa mở.

Các yêu cầu đối với vật chứa cách nhiệt dùng để vận chuyển mẫu lạnh, đông lạnh, hoặc đông lạnh nhanh được nêu trong Phụ lục B.



5.3. Dụng c chuẩn bị mẫu

Dụng cụ kỹ thuật để chuẩn bị mẫu được mô tả trong phương pháp phân tích cụ thể.



5.4. Yêu cầu về nhiệt kế

Nhiệt kế được sử dụng trong qui trình lấy mẫu cần được đánh giá hiệu lực và phải có độ chính xác.



5.5. Etanol

5.5.1. Etanol, không bị biến tính, 70 % phần thể tích

5.5.2. Etanol, không bị biến tính, 96 % phần thể tích

LƯU Ý - Dung dịch này hút m và nồng độ của nó có th bị thay đi qua một khoảng thời gian dài. Nên sử dụng các dung dịch mới được chuẩn bị.

6. Kỹ thuật lấy mẫu

Việc lấy mẫu phải được thực hiện sao cho thu được mẫu đại diện của sản phẩm.

Nếu việc lấy mẫu để phân tích vi sinh vật, lý hoá và kiểm tra cảm quan được thực hiện riêng rẽ, thì các mẫu để kiểm tra vi sinh phải được lấy trước bằng kỹ thuật vô trùng và sử dụng dụng cụ, vật chứa đã khử trùng (xem 5.1.2).

Chú ý để đẩm bảo rằng, khi mẫu được lấy để kiểm tra mùi, thì dùng dụng cụ lấy mẫu hoặc ống lấy mẫu không làm ảnh hưởng đến mùi của mẫu, ví dụ phương pháp E hoặc F (5.1.2).

Phương pháp lấy mẫu cụ thể và khối lượng hoặc thể tích của sản phẩm được lấy phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm và mục đích của việc lấy mẫu.

Về chi tiết của các yêu cầu, xem Điều 9 đến Điều 16. Nếu sản phẩm chứa các hạt thô, thì có thể phải tăng cỡ mẫu tối thiểu. Ngay sau khi lấy mẫu xong, đậy ngay vật chứa mẫu.

Đối với trường hợp các vật chứa sản phẩm bán lẻ, thì mẫu sẽ bao gồm một hoặc nhiều vật chứa chưa mở.

Nếu cần, lấy thêm một mẫu để kiểm tra nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đến phòng thử nghiệm.

7. Sử dụng chất bo quản

Thông thường, không cần cho chất bảo quản vào các mẫu để kiểm tra vi sinh hoặc kiểm tra cảm quan, nhưng có thể được bổ sung vào một số sản phẩm sữa, với điều kiện là:

a) có hướng dẫn của phòng thử nghiệm;

b) bản chất của chất bảo quản này không ảnh hưởng đến các phép phân tích và phép thử về cấu trúc và mùi;

c) bản chất và lượng chất bảo quản được nêu trong báo cáo lấy mẫu và tốt nhất là ghi rõ trên nhãn;

d) phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn đối với chất bảo quản được sử dụng.

Trong trường hợp cụ thể, chất bảo quản sẽ ảnh hưởng đến chất phân tích. Khi đó, cần được điều chỉnh thích hợp

8. Bảo quản và vận chuyển mẫu

Việc bảo quản và gửi mẫu phải sao cho duy trì được trạng thái của mẫu tại thời điểm lấy mẫu và không bị thay đổi cho đến khi phân tích.

Trong quá trình vận chuyển, phải chú ý tránh bay mùi, ánh sáng trực tiếp của mặt trời và các điều kiện có hại khác. Nếu cần phải làm mát, phải thoả mãn các yêu cầu tối thiểu về khoảng nhiệt độ qui định hoặc theo qui định của nhà sản xuất. Mẫu sau khi lấy xong nên để ở nhiệt độ bảo quản càng sớm càng tốt. Thời gian và nhiệt độ phải được xem xét cùng.

Nhiệt độ bảo quản được đưa ra trong Bảng 1.

Mẫu sau khi lấy xong phải được gửi ngay đến phòng thử nghiệm. Thời gian gửi mẫu đến phòng thử nghiệm phải càng ngắn càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 h. Nếu có yêu cầu, mẫu phải được gửi đi theo chỉ dẫn của phòng thử nghiệm.

Sau khi chuẩn bị phần mẫu thử, nên tiến hành phân tích ngay.



Bảng 1 - Bảo quản mẫu, nhiệt độ bảo quản và c mẫu tối thiểu

Lấy mu theo Điu

Sản phẩm

Bảo quản cho phép đối với mu đ phân tích lý hoá

Nhiệt đ bo quảna tc và trong quá trình vận chuyển

OC

C mẫu tối thiểub

9

Sữa chưa tiệt trùng và sữa dạng lỏng



Từ 1 đến 5

100 ml hoặc 100 g

9

Sữa tiệt trùng, sữa UHT và sản phẩm sữa dạng lỏng tiệt trùng còn nguyên trong bao gói.

không

Nhiệt độ môi trường, tối đa là 30

100 ml hoặc 100 g

9

Sữa tiệt trùng, sữa UHT và sản phẩm sữa dạng lỏng tiệt trùng sau khi lấy mẫu từ dây chuyền sản xuất hay từ một hoặc nhiều bao gối ban đầu



Từ 1 đến 5

100 ml hoặc 100 g

10

Sữa đặc, sữa đặc có đường, sữa cô đặc và sữa cô đặc tiệt trùng

không

Nhiệt độ môi trường, tối đa là 30

100 g

11

Sản phẩm sữa dạng nửa rắn, dạng rắn trừ bơ và phomat

không

Từ 1 đến 5

100 g

12

Kem lạnh và bán sản phẩm của kem lạnh

không

≤ -18

100 g

13

Sữa bột và sản phẩm sữa bột

không

Nhiệt độ môi trường, tối đa là 30

100 g

14

Bơ và các sản phẩm của bơ

không

Từ 1 đến 5 (nơi tối)

50 g

15

Chất béo của bơ (dầu bơ và các sản phẩm tương tự)

không

Từ 1 đến 5 (nơi tối)

50 g

16

Phomat tươi

không

Từ 1 đến 5

100 g

16

Phomat chế biến

không

Từ 1 đến 5

100 g

16

Các loại phomat khác

không

Từ 1 đến 5

100 g

a Các nhiệt độ này là các hướng dẫn chung [xem TCVN 6404 (ISO 7218)][4]. Đối với mục đích phân tích cụ thể, các nhiệt độ khác có thể thích hợp hơn. Cũng có thể, ở các điều kiện thực tế nhất định, không phải lúc nào cũng dễ dàng hay thậm chí khó để duy trì được nhiệt độ "lý tưởng" hay nhiệt độ qui định này trong suốt quá trình vận chuyển. Do đó. trong mọi trường hợp, Khi cần nên sử dụng các vật chứa mẫu phù hợp (xem thêm Phụ lục B) và có kiểm soát và ghi lại nhiệt độ theo cách thích hợp.

b Trong các trường hợp cụ thể, cần lấy một lượng mẫu để tạo ra cỡ mẫu tối thiểu tương ứng. Cỡ mẫu phòng thử nghiệm lớn hơn có thể cần đến phụ thuộc vào phép thử được yêu cầu và chủng loại của sản phẩm. Cũng có thể cần các cỡ mẫu nhỏ hơn nếu không có tranh cãi về phân tích và thống kê. Đối với phép đo sự khác biệt về phân bố, ví dụ trong phomat thì cần lấy các cỡ mẫu nhỏ hơn

9. Sữa và sản phẩm sữa dạng lỏng

9.1 Khả năng áp dụng

Các hướng dẫn nêu trong điều này có thể áp dụng cho sữa nguyên liệu và sữa xử lý nhiệt, sữa nguyên chất, sữa tách một phần chất béo và sữa gầy, sữa có hương liệu, cream, sữa lên men, buttermilk, whey dạng lỏng và các sản phẩm tương tự.

9.2. Dụng cụ lấy mẫu

Dụng cụ lấy mẫu cần đáp ứng các yêu cầu trong Điều 5.

9.2.1. Dụng cụ khuy bng tay

Dung cụ khuấy để trộn các chất lỏng trong vật chứa lớn phải có đủ bề mặt để khuấy trộn tốt sản phẩm. Không có một thiết kế nào riêng của dụng cụ mà có thể dùng cho tất cả các loại hình dạng vá kích thước khác nhau của vật chứa mẫu, nhưng các dụng cụ khuấy trộn này phải được thiết kế sao để tránh làm hư hại đến bề mặt bên trong của vật chứa trong suốt quá trình khuấy trộn.



9.2.1.1. Dụng cụ khuấy bằng tay trong các bình nhỏ

Để trộn các chất lỏng trong các bình nhỏ (ví dụ như xô và can) thích hợp nhất là dùng bộ khuấy (pittông) có hình dáng và kích thước như trong Hình A.1. Độ dài cần được chỉnh theo độ sâu của bình.



9.2.1.2. Dụng cụ khuy bằng tay trong các bình lớn

Bộ khuấy trộn (pittông) có hình dáng và kích thước như trong Hình A.2 là thích hợp để dùng với các bình lớn (ví dụ xitec vận chuyển đường bộ và xitec trang trại).



9.2.2. Dụng cụ khuy trộn cơ học

9.2.2.1. Dụng cụ khuấy lin khi

Căn cứ vào sản phẩm cần trộn trong xitec hoặc bình chứa mà xác định các đặc tính kỹ thuật và cấu tạo của Dụng cụ khuấy lắp liền. Trong tiêu chuẩn này không mô tả hết tất cả các loại dụng cụ khuấy khác nhau.



9.2.2.2. Dùng cụ khuấy có thể tháo lắp

Dụng cụ khuấy có thể tháo lắp thường được gắn với cánh khuấy và được lắp vào các xitec vận chuyển đường bộ và đường sắt. Hiệu suất khuấy trộn tốt nhất là ở độ sâu tương ứng với mức 0,7 chiều cao lượng sữa chứa trong đó. Nên đặt dụng cụ khuấy ở độ nghiêng từ 5° đến 20° vì như vậy nó làm cho chất lỏng được trộn đều theo cả hướng thẳng đứng và hướng nằm ngang.



9.2.3. Dụng cụ lấy mẫu

9.2.3.1. Dụng cụ lấy mẫu

Gáo lấy mẫu có hình dáng và kích thước như trong Hình A.3 là thích hợp cho việc lấy mẫu. Dạng cốc thót đáy của dụng cụ này cho phép xếp chồng chúng với nhau được.



9.2.3.2. Vật chứa mẫu

Dung tích của vật chứa mẫu phải đảm bảo khi mẫu được đổ gần như đầy mà vẫn trộn được như qui định trước khi thử nghiệm, tránh làm tách kem trong quá trình vận chuyển.



9.2.3.3 Vật cha cách nhiệt đ vận chuyển

Xem Phụ lục B.



9.3. Lấy mẫu

Trộn kỹ tất cả các chất lỏng bằng cách đảo chiều, khuấy và rót từ vật này sang vật khác có cùng thể tích, cho đến khi đồng nhất và tránh tạo bọt. Có thể sử dụng các dụng cụ trong 9.2.1 và 9.2.2.

Lấy mẫu ngay sau khi trộn xong. Xem Bảng 1 về cỡ mẫu tối thiểu và các nhiệt độ lấy mẫu được chấp nhận.



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương