TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 5573 : 2011



tải về 0.81 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.81 Mb.
#25950
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5573 : 2011

KẾT CẤU GẠCH ĐÁ VÀ GẠCH ĐÁ CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ



Masonry and reinforced masonry structures - Design standard

Lời nói đầu

TCVN 5573 : 2011 thay thế cho TCVN 5573 : 1991.

TCVN 5573 : 2011 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
KẾT CẤU GẠCH ĐÁ VÀ GẠCH ĐÁ CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Masonry and reinforced masonry structures - Design standard

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế xây dựng mới, thiết kế xây dựng sửa chữa và cải tạo các ngôi nhà và công trình làm bằng kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép.

1.2. Khi thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép cho các loại kết cấu đặc biệt hoặc ở những nơi có điều kiện sử dụng đặc biệt, ngoài việc thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, cần xét đến những yêu cầu bổ sung phù hợp với các qui định khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4065:1988, Kĩ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4612:1988, Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu bê tông cốt thép - Kí hiệu qui ước và thể hiện bản vẽ.

TCXDVN 338:2005*, Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCXDVN 356:2005*, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.



3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:



3.1. Tường chịu lực

Là tường mà ngoài việc chịu trọng lượng bản thân và tải trọng gió còn phải chịu tải trọng truyền từ sàn tầng, mái, cầu trục…



3.2. Tường tự chịu lực

Là tường, tường ngăn chịu trọng lượng bản thân và trọng lượng tường của tất cả các tầng phía trên của nhà và tải trọng gió.



3.3. Tường không chịu lực (bao gồm cả tường treo)

Là tường chỉ chịu tải trọng do trọng lượng bản thân tường và tải trọng gió trong phạm vi một tầng khi chiều cao tầng không quá 6 m; khi chiều cao tầng lớn hơn thì các tường này thuộc loại tường tự chịu lực.



3.4. Vách ngăn

Là tường ngăn chỉ chịu tải trọng do trọng lượng bản thân và tải trọng gió (nếu có) trong phạm vi một tầng khi chiều cao tầng không quá 6 m, khi chiều cao tầng lớn hơn thì tường đó thuộc loại tường tự chịu lực.



3.5. Sàn và mái bê tông cốt thép lắp ghép toàn khối hóa

Là loại sàn và mái được lắp ghép bằng các tấm sau đó được tăng cường bằng cách hàn cốt thép với nhau và đặt thêm cốt phụ vào các kẽ nối của các tấm rồi đổ bê tông chèn kín.



3.6. Khối xây gạch rung

Là khối xây bằng gạch được sản xuất bằng phương pháp đầm rung (bằng bàn rung, bệ rung…).



3.7. Tấm gạch rung

Là tấm tường bằng gạch được sản xuất bằng phương pháp đầm rung (bằng bàn rung, bệ rung…).



4. Đơn vị đo và kí hiệu

4.1. Đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này sử dụng hệ đơn vị đo SI: đơn vị dài: m; đơn vị ứng suất: MPa; đơn vị lực: N.



4.2. Kí hiệu

4.2.1. Các đặc trưng hình học

A là diện tích tiết diện cấu kiện; là diện tích tính toán của tiết diện chịu nén cục bộ;

Ab là diện tích phần bê tông trong kết cấu hỗn hợp;

Abn là diện tích vùng chịu nén của bê tông;

Abr là diện tích tiết diện toàn phần;

Acb là diện tích phần chịu nén cục bộ;

Akn là diện tích vùng chịu nén của khối xây;

Akx là diện tích tiết diện khối xây;

Alt là diện tích tiết diện ngang của lanh tô;

An là diện tích phần chịu nén của tiết diện;

Anl là diện tích phần tiết diện đã trừ đi phần giảm yếu;

An,red là diện tích vùng chịu nén của tiết diện qui đổi;

Ared là diện tích tiết diện qui đổi;

At là diện tích cốt thép dọc nằm ở vùng chịu kéo hoặc chịu nén ít hơn;

A't là diện tích cốt thép dọc nằm ở vùng chịu nén;

Atn là tổng diện tích cốt thép dọc chịu nén;

Atd là diện tích tiết diện cốt thép đai hoặc bản thép đai;

Att là diện tích tiết diện thanh thép;

Cb, Ch là khoảng cách từ điểm đặt lực Q tới các mép gần nhất của tiết diện chữ nhật của cấu kiện;

H là khoảng cách giữa các sàn tầng hoặc các gối tựa nằm ngang; là chiều cao tầng;

H1 là độ cao của phần trên cùng của tường; là chiều cao phía trên dầm đỡ tường;

I là mô men quán tính của tiết diện tường đối với trục đi qua trọng tâm của tiết diện tường trên mặt bằng;

Ired­ là mô men quán tính của tiết diện qui đổi của dầm đỡ tường;

Is là mô men quán tính của tiết diện dầm thép đỡ tường;

So là mô men tĩnh của phần tiết diện nằm về một phía của trục đi qua trọng tâm tiết diện;

Vt là thể tích của cốt thép;

Vkx là thể tích của khối xây;

W là mô men chống uốn của tiết diện khối xây khi làm việc đàn hồi;

a là chiều sâu ngàm của gối tựa;

a1 là chiều dài đoạn gối tựa của dầm đỡ tường;



b là chiều rộng của tiết diện cấu kiện; chiều rộng thực tế của một lớp tường khi tính toán tường nhiều lớp;

bred là chiều rộng của lớp tường qui đổi;

e0 là độ lệch tâm của lực tính toán đối với điểm giữa của chiều sâu ngàm;

e0d là độ lệch tâm của lực tác dụng dài hạn;

eb, eh là các độ lệch tâm của lực tính toán khi nén lệch tâm đối với các cạnh tương ứng;

h là cạnh nhỏ của tiết diện chữ nhật; là cạnh nhỏ của tiết diện cột chữ nhật; là chiều cao tiết diện; là chiều dày tường;

l0 là chiều cao tính toán của tường, cột;

l là chiều dài tự do của tường; chiều dài của tường ngang trên mặt bằng; nhịp thông thủy của lanh tô.

4.2.2. Nội lực và ngoại lực

M là mô men uốn;

N là lực dọc (nén hoặc kéo);

Ncb là lực nén cục bộ;

Ns là lực cắt để tính toán neo;

Q là lực cắt tính toán;

Các nội lực có thể được xác định theo tải trọng tính toán hoặc tải trọng tiêu chuẩn tùy theo trường hợp kiểm tra;



T là lực cắt dùng để tính toán lanh tô.

4.2.3. Các đặc trưng của vật liệu và kết cấu

R là cường độ chịu nén tính toán của khối xây gạch thông thường;

Rr là cường độ chịu nén tính toán của khối xây gạch rung;

Rb là cường độ chịu nén tính toán của bê tông;

Rc là cường độ chịu cắt tính toán của khối xây gạch không có cốt thép;

Rbc là cường độ chịu nén tiêu chuẩn của bê tông (tương đương với Rbn trong TCXDVN 356:2005);

Rcb là cường độ chịu nén cục bộ tính toán của khối xây;

Ri là cường độ tính toán của lớp tường bất kì;

Rk là cường độ chịu kéo của khối xây gạch không có cốt thép;

Rkc là ứng suất kéo chính khi uốn của khối xây gạch không có cốt thép;

Rku là cường độ chịu kéo khi uốn của khối xây gạch không có cốt thép;

R1 là cường độ tính toán chịu nén của khối xây không có cốt thép ở tuổi đang xét của vữa;

R25 là cường độ chịu nén tính toán của khối xây không có cốt thép trong khi mác vữa là 2,5;

Rt là cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép trong khối xây (tương đương với Rs­ trong TCXDVN 356:2005);

R't là cường độ chịu nén tính toán của cốt thép trong khối xây (tương đương với Rs­c trong TCXDVN 356:2005);

Rtb là cường độ chịu nén trung bình của khối xây không có cốt thép;

Rt,tb là cường độ chịu nén trung bình của khối xây có cốt thép;

Rtc là cường độ chịu nén tiêu chuẩn của cốt thép trong khối xây có cốt thép (tương đương với Rsn­ trong TCXDVN 356:2005);

Rtk là cường độ tính toán của khối xây có lưới thép và chịu nén đúng tâm;

Rtk,u là cường độ tính toán của khối xây có lưới thép và chịu nén lệch tâm;

Rhh là cường độ chịu nén tính toán của khối xây hỗn hợp;

Rtr là cường độ tính toán về trượt của khối xây không có cốt thép;



Rtt là cường độ tính toán về trượt của khối xây có cốt thép;

Eo là mô đun đàn hồi của khối xây;

E là mô đun biến dạng của khối xây;

Es là mô đun đàn hồi của thép;

E0,hh là mô đun đàn hồi của kết cấu hỗn hợp;

G là mô đun chống trượt của khối xây;

md là hệ số xét đến ảnh hưởng của từ biến khi tính theo cường độ;

 là đặc trưng đàn hồi của khối xây không có cốt thép;

1 là đặc trưng đàn hồi của khối xây có cốt thép;

hh là đặc trưng đàn hồi của kết cấu hỗn hợp;

red là đặc trưng đàn hồi qui đổi của khối xây;

 là tỉ số giữa chiều cao tầng và chiều dày tường;

 là khối lượng thể tích;

b là hệ số điều kiện làm việc của bê tông dùng trong kết cấu được gia cố bằng vòng đai;

kx là hệ số điều kiện làm việc của khối xây dùng trong kết cấu được gia cố bằng vòng đai;

n là hệ số điều kiện làm việc của khối xây dùng khi tính toán theo sự mở rộng khe nứt;

t là hệ số điều kiện làm việc của cốt thép;

 là biến dạng tương đối của khối xây;

gh là biến dạng tương đối giới hạn của khối xây;

 là hệ số dùng trong cấu kiện chịu nén lệch tâm;

h là độ mảnh của cấu kiện có tiết diện chữ nhật;

i là độ mảnh của cấu kiện có tiết diện bất kì;

h1n, i1n là độ mảnh của phần chịu nén của cấu kiện tại các tiết diện chịu mô men uốn lớn nhất;

 là hệ số ma sát;

1 là hàm lượng cốt thép theo thể tích trong khối xây có cốt thép;

v là hệ số kể đến ảnh hưởng từ biến của khối xây;

 là hệ số dùng để tính Rcb;

1 là hệ số phụ thuộc vào vật liệu khối xây và vị trí đặt lực, dùng để tính Rcb;

 là ứng suất trong khối xây, dùng để tính ;

o là ứng suất nén trung bình khi tải trọng tính toán là nhỏ nhất, được xác định với hệ số vượt tải bằng 0,9;

cb là ứng suất nén cục bộ;

 là hệ số uốn dọc dùng trong cấu kiện chịu nén đúng tâm;

l là hệ số uốn dọc dùng trong cấu kiện chịu nén lệch tâm;

n là hệ số uốn dọc của phần chịu nén của tiết diện cấu kiện;

hh là hệ số uốn dọc dùng trong kết cấu hỗn hợp;

 là hệ số dùng trong cấu kiện chịu nén lệch tâm.

5. Qui định chung

5.1. Khi thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu tiết kiệm xi măng, thép cũng như phải chú ý sử dụng các vật liệu địa phương.

5.2. Nên sử dụng vật liệu nhẹ (bê tông tổ ong, bê tông nhẹ, gạch rỗng …) để làm tường ngăn và tường tự chịu lực, cũng như các loại vật liệu cách nhiệt có hiệu quả để làm tường ngoài.

5.3. Kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép, trong trường hợp cần thiết phải có lớp bảo vệ cốt thép cần thiết để chống lại các tác động cơ học và khí quyển cũng như tác động của môi trường xâm thực.

Phải chú ý chống rỉ cho các cấu kiện và các liên kết bằng kim loại ở trong nhà và công trình.



5.4. Độ bền và độ ổn định của kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép cũng như các cấu kiện của chúng phải được đảm bảo khi sử dụng cũng như khi vận chuyển và xây lắp.

5.5. Khi thiết kế các kết cấu phải chú ý đến phương pháp sản xuất vật liệu và thi công sao cho phù hợp với điều kiện địa phương, trong các bản vẽ thi công phải chỉ dẫn:

a) Mác thiết kế của các loại vật liệu bê tông, gạch, vữa dùng trong khối xây cũng như dùng trong mối nối.

b) Các loại cốt thép và các yêu cầu khi thi công.

6. Vật liệu

6.1. Gạch, đá và vữa dùng trong kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép cũng như bê tông dùng để sản xuất viên xây và các blốc cỡ lớn... phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và những hướng dẫn kỹ thuật tương ứng. Được phép sử dụng các loại mác sau:

a) Gạch đá: mác theo cường độ chịu nén 4, 7, 10, 15, 35, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500, 600, 800 và 1000.

b) Bê tông: mác theo cường độ chịu nén:

- Bê tông nặng: M50, M75, M100, M150, M200, M250, M300, M400;

- Bê tông cốt liệu rỗng: M25, M35, M50, M75, M150, M150, M200, M250, M350, M400;

- Bê tông tổ ong: M15, M25, M35, M50, M75, M150, M150;

- Bê tông rỗng lớn: M15, M25, M35, M50, M75, M150;

- Bê tông rỗng: M25, M35, M50, M75, M150;

- Bê tông silicát: M150, M200, M250, M350, M400.

Đối với các loại bê tông dùng để giữ nhiệt cho phép sử dụng loại có cường độ 0,7 MPa (M7), 1 MPa (M10).

c) Vữa: mác theo cường độ chịu nén 0,4; 1; 2,5; 5; 7,5; 10; 15; 20.

6.2. Tùy theo khối lượng riêng ở trạng thái khô, vữa được chia thành: vữa nặng, khi  ≥ 1500 kg/cm3 và vữa nhẹ khi  < 1500 kg/cm3.

6.3. Cốt thép dùng trong kết cấu gạch đá nên dùng:

- Thép thanh nhóm CI, CII hoặc thép nhập tương ứng nhóm Al, AII của Nga.

- Sợi thép các bon thấp loại thông thường.

Đối với các chi tiết đặt sẵn hoặc chi tiết nối khi sử dụng các loại thép bản, thép tấm, thép hình phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCXDVN 338:2005.



7. Các đặc trưng tính toán

7.1. Cường độ tính toán

7.1.1. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây bằng gạch đá các loại được lấy theo các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 8.

7.1.2. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây gạch silicát rỗng, với độ rỗng dưới 25 %, được lấy theo Bảng 1 với các hệ số như sau:

0,8 - đối với vữa chưa có cường độ và vữa có cường độ bằng 0,2 MPa;

0,85; 0,9 và 1 - lần lượt ứng với mác vữa 0,4; 1; 2,5 và lớn hơn.

7.1.3. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây khi chiều cao hàng xây từ 150 mm đến 200 mm được xác định bằng cách lấy trung bình cộng các giá trị trong Bảng 1 và Bảng 4, còn khi chiều cao từ 300 mm đến 500 mm lấy theo nội suy giữa các trị số của Bảng 3 và Bảng 4.

7.1.4. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây ghi trong các bảng từ Bảng 1 đến Bảng 7 cần được nhân với hệ số điều kiện làm việc của khối xây, mkx, bằng:

0,8 - đối với cột và mảng tường giữa 2 ô cửa có diện tích tiết diện dưới 0,3 m2;

0,6 - đối với cấu kiện tiết diện tròn xây bằng gạch thường (không cong) và không có lưới thép;

1,1 - đối với khối xây bằng blốc và gạch bê tông nặng và đá thiên nhiên ( ≥ 1800 kg/cm3);

0,9 - đối với khối xây bằng blốc và gạch bê tông silicát có mác theo cường độ lớn hơn 30;

0,8 - đối với khối xây bằng blốc và gạch bê tông lỗ rỗng lớn;

0,7 - đối với khối xây bằng blốc và gạch bê tông tổ ong.

7.1.5. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây bằng blốc bê tông được xác định theo thí nghiệm.

Trong trường hợp không có số liệu thí nghiệm có thể lấy theo Bảng 3 với hệ số 0,9; 0,5 và 0,25 khi độ rỗng của blốc tương ứng nhỏ hơn hoặc bằng 5 %, 25 % và 45 %. Đối với những độ rỗng trung gian thì các hệ số này cần được xác định theo phương pháp nội suy.



7.1.6. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây bằng gạch mộc và gạch đá ong lấy theo Bảng 6 rồi nhân với hệ số:

0,7 - đối với khối xây của tường ngoài ở khu vực khí hậu khô ráo;

0,5 - đối với khối xây của tường ngoài ở khu vực khác;

0,8 - đối với khối xây ở tường trong.

Gạch mộc và gạch đá ong chỉ cho phép sử dụng làm tường nhà có niên hạn sử dụng không lớn hơn 25 năm.

7.1.7. Cường độ chịu nén tính toán của khối xây bằng đá thiên nhiên đẽo nhẵn phẳng đáy được xác định bằng cách nhân các trị số của cường độ tính toán ghi trong Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 6 với hệ số:

0,8 - đối với khối xây bằng đá đẽo nhẵn vừa (lồi lõm đến 10 mm);

0,7 - đối với khối xây bằng đá đẽo thô (lồi lõm đến 20 mm).

Bảng 1 - Cường độ chịu nén tính toán, R, của khối xây bằng gạch các loại và gạch gốm lỗ rỗng thẳng đứng rộng tới 12 mm có chiều cao hàng xây từ 50 mm đến 150 mm, dùng vữa nặng

Đơn vị tính bằng Megapascal



Mác gạch hoặc đá

Trị số R

Khi mác vữa

Khi cường độ vữa

20

15

10

7,5

5

2,5

1

0,4

0,2

chưa có

300

3,90

3,60

3,30

3,00

2,80

2,50

2,20

1,80

1,70

1,50

250

3,60

3,30

3,00

2,80

2,50

2,20

1,90

1,60

1,50

1,30

200

3,20

3,00

2,70

2,50

2,20

1,80

1,60

1,40

1,30

1,00

150

2,60

2,40

2,20

2,00

1,80

1,50

1,30

1,20

1,00

0,80

125

-

2,20

2,00

1,90

1,70

1,40

1,20

1,10

0,90

0,70

100

-

2,00

1,80

1,70

1,50

1,30

1,00

0,90

0,80

0,60

75

-

-

1,50

1,40

1,30

1,10

0,90

0,70

0,60

0,50

50

-

-

-

1,10

1,00

0,90

0,70

0,60

0,50

0,35

35

-

-

-

0,90

0,80

0,70

0,60

0,45

0,40

0,25

CHÚ THÍCH: Cường độ tính toán của khối xây dùng mác vữa từ 0,4 đến 5 cần phải được giảm bớt bằng cách nhân với các hệ số sau:

0,85 - khi xây bằng vữa xi măng ít dẻo (không cho thêm vôi hoặc đất sét) hoặc xây bằng vữa nhẹ và vữa vôi có tuổi dưới 3 tháng;

0,90 - khi xây bằng vữa xi măng (không vôi) có thêm phụ gia hóa dẻo.



tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương