TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10065: 2013 astm f2923: 2011



tải về 476.52 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu04.06.2018
Kích476.52 Kb.
#39395
1   2   3

A1.1. Mục đích và phạm vi áp dụng

A1.1.1. Đạo luật cải thiện sự an toàn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 của Mỹ định nghĩa “sản phẩm dành cho trẻ em” là sản phẩm được thiết kế và chủ yếu dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Việc xác định rõ người sử dụng chính yêu cầu phép phân tích tổng thể của nhiều trường hợp. Các hướng dẫn này cung cấp thông tin về các yếu tố cần phải xem xét trong việc nhận biết và phân biệt đồ trang sức dành cho trẻ em với đồ trang sức của người lớn.

A1.2. Hướng dẫn để nhận biết đồ trang sức được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống

A1.2.1. Đồ trang sức dành cho trẻ em có thể được nhận biết bằng cách khảo sát toàn bộ các trường hợp được xem như sau:

1. Bản vẽ thiết kế và kế hoạch nhãn hiệu hoặc tiếp thị mà mục tiêu chính của nhà sản xuất hướng đến là trẻ em từ 12 tuổi trở xuống cho sản phẩm trang sức dành cho trẻ em.

2. Sản phẩm được dán nhãn “Dành cho trẻ em 3 tuổi trở lên,” “Dành cho trẻ từ 4-8 tuổi”, hoặc các ngôn ngữ tương tự cho biết món đồ trang sức đó được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống sử dụng.

3. Nếu sản phẩm được thể hiện qua cách đóng gói, trưng bày, khuyến mại, hoặc quảng cáo là sản phẩm được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống sử dụng thì đó là sản phẩm dành cho trẻ em. Điều này bao gồm bất kỳ các công bố rõ ràng nào trên bao gói hoặc trưng bày hoặc quảng cáo về sự phù hợp cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống sử dụng. (Ví dụ, “Dành cho trẻ 3 +,” “Câu lạc bộ thiếu nhi”). Hình ảnh và chữ viết trên bao gói hoặc nơi trưng bày phản ảnh các chủ đề liên quan đến trẻ em cũng có thể chỉ ra rằng đó là sản phẩm được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống; tuy nhiên, chỉ với hình dạng bề ngoài của nhãn hiệu hoặc một nhân vật có bản quyền trên bao bì hoặc nơi trưng bày thì không chỉ ra sản phẩm đó là được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em vì những nhân vật đó thường có sự lôi cuốn rộng đối với mọi lứa tuổi.

4. Đồ trang sức được quảng cáo đến khách hàng mà chủ yếu là trẻ em từ 12 tuổi trở xuống bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào thì chắc chắn là được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Đồ trang sức được quảng cáo hay tiếp thị bởi một cửa hàng bán hàng trực tuyến trên mạng hoặc catalogue in sẵn là sản phẩm dành cho trẻ em thì cho biết các món đồ trang sức đã mô tả trên gian hàng trực tuyến hoặc catalogue đó là sản phẩm được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Tương tự, đồ trang sức được quảng cáo hay tiếp thị ở một khu vực riêng của một gian hàng trực tuyến hoặc catalogue mà chuyên bán những sản phẩm cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống (ví dụ, những khu vực đánh dấu “Trẻ em,” “Sản phẩm cho trẻ em,” “Dưới tuổi teen” hoặc là “Độ tuổi từ 8-12”) chỉ ra đồ trang sức được mô tả và bán trong khu vực đó của cửa hàng trực tuyến hoặc catalogue là được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

5. Đồ trang sức được bán kết hợp, gắn liền, hoặc đóng gói với một sản phẩm khác mà được đóng gói, trưng bày, hay quảng cáo là được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống thì món đồ trang sức đó cũng được thiết kế và dành riêng cho trẻ em 12 tuổi trở xuống. Một ví dụ vòng tay dành cho cá nhân sử dụng được đóng gói và bán với một con búp bê. (Vòng tay của búp bê sẽ là một món đồ chơi, không phải là đồ trang sức).

6. Vị trí của đồ trang sức trong những cửa hàng hoặc gian hàng của cửa hàng (kể cả một cửa hàng trên mạng) làm nổi bật lên các sản phẩm dành cho trẻ em hoặc “từ 8-12 tuổi” thì cũng cho thấy rằng món đồ trang sức đó được thiết kế và dành riêng cho trẻ em 12 tuổi trở xuống. Các món đồ trang sức bị để nhầm vào khu vực đồ của trẻ em thì không được cho là các sản phẩm được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

7. Kích cỡ là yếu tố quan trọng để nhận biết đồ trang sức dành cho trẻ nhỏ (ví dụ như trẻ nhỏ dưới 7 tuổi). Đồ trang sức với kích cỡ của trẻ em (ví dụ vòng tay có đường kính 2 inch, dài 6 inch hoặc ngắn hơn; vòng cổ 12 inch, không tính loại vòng đeo sát vào cổ, so với loại tiêu chuẩn là 15 inch) thì thường được cho là đồ trang sức dành cho trẻ em. Có nhiều món đồ trang sức nhỏ, nên kích thước không phải là yếu tố luôn cho phép xác định đồ trang sức là “của trẻ em” hay “của người lớn.”

8. Đồ trang sức vẽ hình một nhân vật nổi tiếng, nhân vật hoạt hình hay những nhân vật khác được khai thác là hình ảnh chủ yếu để lôi cuốn trẻ em thì được coi là được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống trừ khi trên nhãn hàng, trong quảng cáo, hoặc tiếp thị, hay kết hợp các cách trên, chỉ ra món hàng đó chủ yếu là dành cho người lớn. Ví dụ, các món đồ trang sức được bán ở một cửa hàng trực tuyến trong khu vực mua “đồ sưu tầm” dành cho người lớn thì được xem như là chủ yếu dành cho người lớn, không dành cho trẻ em, giống như những món hàng được bày bán tại quầy đồ trang sức của cửa hàng tổng hợp. Các đồ trang sức mô phỏng những nhân vật của truyền thống hay lễ hội thì thường được thiết kế chung cho tất cả mọi người.

9. Đồ trang sức được bán trong máy bán hàng tự động thường được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

10. Trang sức dành cho trẻ em và người lớn được bán với nhiều mức giá. Trong khi giá là một yếu tố được xem xét trong mọi trường hợp, không phải là yếu tố quyết định trong việc xác định đồ trang sức được thiết kế cho trẻ em dưới 12 tuổi hay không, không có yếu tố giá cả và chi phí riêng biệt nào được sử dụng để phân biệt giữa trang sức dành cho trẻ em và người lớn.

A1.3. Hướng dẫn để nhận biết trang sức được thiết kế và dành chủ yếu cho người từ 13 tuổi trở lên

A1.3.1. Các yếu tố dưới đây có thể được dùng để nhận biết đồ trang sức được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho tuổi teen và người lớn.

1. Các hình vẽ thiết kế và nhãn hiệu hoặc kế hoạch marketing cho thấy đối tượng mục tiêu chủ yếu của nhà sản xuất nhắm đến là người lớn hay tuổi teen và nhấn mạnh rằng sản phẩm này không dành cho trẻ em.

2. Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm chỉ ra rằng sản phẩm phải tuân theo các yêu cầu đối với sản phẩm không dùng cho trẻ em, ví dụ giới hạn chì trong sản phẩm dành cho người lớn ở California và Minnessota chỉ ra rằng sản phẩm được thiết kế và dành chủ yếu cho người lớn. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về hàm lượng chì đối với trang sức không dành cho trẻ em được bán và phân phối ở những nơi dành cho người lớn thì được xem là được thiết kế và dành chủ yếu cho người lớn. Trang sức như vậy có thể được gắn nhãn “Đạt tiêu chuẩn CA và MN đối với trang sức người lớn”; điều này cũng chỉ ra rằng trang sức không được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

3. Trang sức được gắn nhãn “Không dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống” hoặc là với nội dung tương tự cho biết sản phẩm không được thiết kế hoặc không dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Nhãn như vậy có thể không phù hợp trong hầu hết mọi trường hợp nếu sản phẩm này được bán ở những nơi dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống hoặc được bán cùng với các sản phẩm khác dùng cho trẻ em (ví dụ, búp bê hay váy của trẻ em).

4. Nhiều người lớn thích sưu tập các mẫu trang sức có chủ đề về nhân vật hoặc ngày lễ. Trang sức được bán là đồ sưu tầm trong gian hàng của cửa hàng trực tuyến hay catalogue dành cho nhà sưu tập không được thiết kế cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Điều này bao gồm cả các sản phẩm được dựa trên nhân vật hay những mẫu mang chủ đề ngày lễ. Một chi tiết cài để trang trí có chủ đề ngày lễ được quảng cáo trên catalogue dành cho phụ nữ trưởng thành hoặc được bán tại quầy hàng trang sức chung của một cửa hàng là sản phẩm của người lớn.

5. Nơi trưng bày trang sức trong cửa hàng dành cho tuổi “teen” hoặc phụ nữ hoặc gian hàng dành riêng cho “teen” hoặc phụ nữ trong cửa hàng chỉ ra trang sức không được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho trẻ từ 12 tuổi trở xuống, mà không quan tâm đến chủ đề. Trang sức bán tại quầy trang sức của cửa hàng thì không dành cho trẻ em dưới 12 tuổi trừ khi khu vực được đánh dấu là “trang sức của trẻ em”.

6. Trang sức được đóng gói hoặc được quảng cáo là sản phẩm của người lớn được cho là được thiết kế hoặc chủ yếu dành cho người lớn. Vòng đeo tay có kích thước dành cho người lớn được bán kèm với món hàng dành cho người lớn như nến thì không phải là sản phẩm dành cho trẻ em. Một chiếc kẹp là một món quà cảm ơn để tặng cho quỹ từ thiện ung thư vú hay đài truyền hình thì được thiết kế và dành chủ yếu dành cho người lớn.

7. Quảng cáo hay tiếp thị trang sức trên cửa hàng trực tuyến hay catalogue được in sẵn mà quảng cáo độc quyền sản phẩm cho tuổi teen hoặc phụ nữ chỉ ra trang sức được mô tả trên cửa hàng trực tuyến hay catalogue thì không được thiết kế dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Tương tự như vậy, quảng cáo hoặc tiếp thị trang sức trong khu vực riêng của cửa hàng trực tuyến hoặc catalogue cung cấp sản phẩm cho tuổi teen (ví dụ, khu vực được đánh dấu “Teen” hoặc “phụ nữ”) chỉ ra trang sức được mô tả trên cửa hàng trực tuyến hay catalogue thì không được thiết kế hoặc dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

8. Trang sức cho người lớn và cho trẻ em được bán với nhiều mức giá khác nhau. Trong đó giá cả là một yếu tố cần xem xét và cân nhắc trong mọi trường hợp, nhưng không phải là yếu tố quyết định để xác định trang sức được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho người lớn và không có giá hoặc chi phí riêng có thể được sử dụng để phân biệt trang sức dành cho người lớn và trẻ em.

A1.4. Bản liệt kê các mục cần kiểm tra đối với việc dán nhãn quy định tuổi sử dụng của trang sức dành cho trẻ em

A 1.4.1. Xem bảng A1.1

A1.5. Bản liệt kê các mục điểm cần kiểm tra để nhận biết trang sức dành cho người lớn.

A 1.5.1. Xem Bảng A1.2.

Bảng A1.1 - Bản liệt kê các mục cần kiểm tra đối với việc dán nhãn quy định tuổi sử dụng của trang sức dành cho trẻ em

• Sản phẩm và bao gói sản phẩm bao gồm hoặc đại diện cho giấy phép hoặc đặc tính khác được xây dựng chủ yếu để hấp dẫn trẻ em từ 12 tuổi trở xuống không?

_Có


_Không

Nếu câu trả lời là có, trang sức có khả năng là trang sức dành cho trẻ em trừ khi có tiêu chí khác chỉ ra trang sức được nhắm vào tuổi ‘'teen” hoặc người lớn, được bán như là một sản phẩm của truyền thống hoặc vật sưu tầm nhưng cần phân tích tất cả các yếu tố.

• Trang sức có dự định để bán ở máy bán hàng tự động không?

_Có


_Không

Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không, tiếp tục phân tích thêm

• Trang sức có kích thước cho dành trẻ em (đường kính 2 inch cho vòng đeo tay; 13 inch cho vòng đeo cổ) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đồ trang sức này có thể là trang sức dành cho trẻ em. Trừ khi vòng đeo cổ là vòng đeo sát cổ cho phụ nữ, thích hợp cho người lớn; nếu không, tiếp tục phân tích thêm

• Quy định hoặc yêu cầu kỹ thuật sản phẩm có chỉ ra sản phẩm được chủ yếu dành cho trẻ em dưới từ 12 tuổi trở xuống không?

_Có


_Không

Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không, tiếp tục phân tích thêm.

• Bao gói sản phẩm có bao gồm các hình đồ họa hoặc bản sao chỉ ra sản phẩm được thiết kế hoặc chủ yếu dành cho trẻ em (CLB trẻ em, Bộ sưu tập trẻ em...) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em, nếu không, tiếp tục phân tích thêm.

• Sản phẩm có được quảng cáo nhằm trực tiếp và chủ yếu vào trẻ em từ 12 tuổi trở xuống không ?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không, tiếp tục phân tích thêm.

• Trang sức có được thường xuyên xuất hiện và được bán trong cửa hàng hay gian hàng (bao gồm catalogue hoặc cửa hàng trực tuyến hoặc không trực tuyến) mô tả sản phẩm chủ yếu dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống (gian hàng dành cho trẻ em; gian hàng dành cho độ tuổi từ 8-12 tuổi, khu vực bán hàng trẻ em của cửa hàng hoặc gian hàng trang sức...) không?

_Có


_Không

Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Đồ trang sức có được đóng gói, trưng bày hoặc quảng cáo liên quan đến một sản phẩm khác được thiết kế chủ yếu dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống (váy trẻ em, hoặc đĩa phim DVD dành cho trẻ em) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Việc đóng gói, quảng cáo và tiếp thị vật liệu có chỉ ra rằng sản phẩm dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống đeo không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống có được dự kiến là người dùng chính của sản phẩm không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho trẻ em; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Tuổi teen và người lớn cũng như trẻ em từ 12 tuổi trở xuống có được đeo sản phẩm không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó không phải là trang sức dành cho trẻ em

Trong một số trường hợp câu trả lời cho một câu hỏi riêng chứng minh được sản phẩm đó là trang sức dành cho trẻ em. Ví dụ, máy bán hàng trang sức tự động luôn luôn được thiết kế để bán trang sức dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Còn các trường hợp khác, cần phải xem xét mọi điều kiện. Ví dụ, chỉ là sự xuất hiện của phim hoạt hình hay các nhân vật có bản quyền hay các chủ đề để lôi cuốn trẻ em không mang tính quyết định, vì các đặc tính này thường lôi cuốn người dùng thông thường. Nếu phân tích các yếu tố và chỉ ra sản phẩm là trang sức dành cho trẻ em, cần phải có nhãn quy định tuổi sử dụng nếu có thể thực hiện được và sản phẩm phải thỏa mãn tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

• Trẻ em ở độ tuổi nào là đối tượng mục tiêu chủ yếu của sản phẩm?

_trẻ em (tuổi quy định)

_Dưới 3 tuổi

_3-7 tuổi

_8-12 tuổi



Bảng A1.2 - Bản liệt kê các mục cần kiểm tra để nhn biết trang sức dành cho người lớn

• Sản phẩm hoặc bao gói sản phẩm có bao gồm hay đại diện cho truyền thống hoặc nhân vật của ngày lễ được phát triển để lôi cuốn chủ yếu teen và người lớn không?

_Có


_Không

Nếu có, trang sức này có khả năng là trang sức dành cho người lớn trừ khi các yếu tố khác chỉ ra vị trí đặt, quảng cáo và trưng bày phản ánh chủ ý hướng đến trẻ em; nếu không phải, tiếp tục phân tích thêm.

• “Teen” hay người lớn có được dự kiến là khách hàng chính của sản phẩm không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Sản phẩm có kích thước cho người lớn (vòng đeo tay có chu vi 2 5/8 inch; vòng đeo cổ 15 inch) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Quy định hoặc cầu kỹ thuật sản phẩm tiêu dùng có chỉ ra sản phẩm chủ yếu cho teen và người lớn không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là sản phẩm dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích.

• Bao gói sản phẩm có bao gồm hình ảnh hoặc bản sao chỉ ra rằng trang sức được thiết kế chủ yếu dành cho teen và người lớn không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Sản phẩm có được quảng cáo trực tiếp và chủ yếu nhằm vào teen và người lớn không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức của người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Vật liệu bao gói, quảng cáo hoặc tiếp thị có chỉ ra teen và người lớn sử dụng sản phẩm không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Trang sức được trưng bày và được bán ở cửa hàng hay gian hàng (bao gồm catalogue hoặc cửa hàng trực tuyến) có làm nổi bật sản phẩm chủ yếu dành cho teen và người lớn (cửa hàng cho phụ nữ và người ít tuổi hơn, cửa hàng trang sức thông thường...) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Trang sức có được bao gói, trưng bày hoặc quảng cáo liên quan đến các sản phẩm khác được thiết kế hoặc dành chủ yếu cho người lớn (váy của phụ nữ, cây nến,...) không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức dành cho người lớn; nếu không tiếp tục phân tích thêm.

• Teen và người lớn cũng như trẻ em dưới 12 tuổi có được đeo sản phẩm không?

_Có


_Không

-> Nếu có, đó là trang sức của người lớn.



-> Nếu câu trả lời của những câu hỏi này là “Có”, sản phẩm có khả năng được thiết kế và dành chủ yếu cho teen và người lớn. Phải xem xét lại tất cả các yếu tố. Ví dụ, chỉ là sự xuất hiện của phim hoạt hình hoặc các nhân vật có bản quyền hay các kiểu mẫu để lôi cuốn trẻ em không mang tính quyết định, vì các đặc tính có sự hấp dẫn như nhau đối với người sử dụng thông thường. Sản phẩm hoặc bao gói sản phẩm bao gồm nhãn quy định tuổi sử dụng phản ánh người dùng chủ yếu mà sản phẩm được thiết kế và hướng tới, hoặc cảnh báo là sản phẩm không dành cho trẻ em. Nhãn quy định tuổi như “Không dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống” thì không mang tính quyết định nếu không hợp lý trong mọi hoàn cảnh.

A2. Các phương pháp kiểm tra thay thế

A2.1. Với mục đích xác định sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này, phải sử dụng “phép thử hợp lý và mang tính đại diện”. Các phép thử hợp lý và mang tính đại diện có thể là các phép thử trong Điều 13, hoặc là các phép thử thay thế sử dụng thiết bị, dụng cụ hoặc cách tiến hành hoặc cả hai khác với các quy định trong Điều 13. Quy định dưới đây đưa ra các điều kiện mà các phép thử thay thế sử dụng thiết bị, dụng cụ hoặc quy trình khác so với quy định trong Điều 13 hoặc trong các tiêu chuẩn khác sẽ được xem là hợp lý và mang tính đại diện.

A2.1.1. Cá nhân và doanh nghiệp xác định sự phù hợp của vật liệu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn này, bao gồm Điều 5, 8, 9, có thể dựa trên các xác định trên bất kỳ phép thử thay thế nào sử dụng thiết bị, dụng cụ hoặc quy trình khác so với quy định trong Điều 13, nếu các phép thử thay thế như vậy chặt chẽ bằng hoặc hơn các phép thử trong Điều 13, nếu, khi thử với các mẫu đồng nhất, phép thử thay thế thường cho kết quả sai nhiều hơn phép thử được quy định trong Điều 13. Bất kỳ người thực hiện nào sử dụng phép thử thay thế như vậy phải có dữ liệu hoặc thông tin để chứng minh phép thử thay thế chặt chẽ bằng hoặc hơn thử nghiệm trong Điều 13. Ví dụ, phép thử sàng lọc XRF có thể được sử dụng và xác định là phương pháp thử chặt chẽ hơn có thể áp dụng cho một phạm vi rộng các vật liệu.

A2.1.2. Dữ liệu hoặc thông tin được yêu cầu bởi A2.1.1 để chứng minh sự tương đương hoặc chặt chẽ hơn bất kỳ phép thử thay thế nào sử dụng thiết bị, dụng cụ hoặc quy trình khác so với quy định trong Điều 13 phải thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay doanh nghiệp mong muốn sử dụng phép thử thay thế như vậy trước khi được sử dụng để hỗ trợ việc xác định sự phù hợp với các yêu cầu trong Điều 13.

A2.1.3. Dữ liệu và thông tin được yêu cầu trong A2.1.1 để chứng minh sự tương đương hoặc chặt chẽ hơn của bất kỳ các phép thử thay thế nào sử dụng thiết bị hoặc quy trình khác so với mô tả trong Điều 13 phải được lưu lại cho đến khi phép thử thay thế đó được sử dụng để hỗ trợ việc xác định sự phù hợp với các yêu cầu trong Điều 13 và cho một năm sau đó.


1 Bất cứ sản phẩm nào được sử dụng với mục đích chính để chơi thì gọi là đồ chơi. Đồ chơi được quy định trong Tiêu chuẩn ASTM F963.

2 Tiêu chuẩn này hiện đã bị hủy và được thay thế bằng tiêu chuẩn TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010).

3 Kẹp tóc nhỏ, băng, băng cột đầu... không có các chi tiết trang trí quan trọng không được gọi là phụ kiện của tóc, mà là những phụ kiện để làm trau chuốt. Lược, bàn chải và cácvật tương tự không để đeo như là một vật trang sức cá nhân đều không được xem là phụ kiện tóc.

5 Việc thử nghiệm mẫu trang sức được tiến hành bởi phòng thí nghiệm thứ 3 độc lập được chỉ định bởi CPSC để thử kim loại nặng (chì) trong trang sức và trong sơn, Mutual Cornell. Các thử nghiệm này được tài trợ bởi FJATA. Để chắc chắn kiểm soát được, các mẫu trang sức có hình dạng, kích thước điển hình chứa 1, 5, và 10 % cadmi được tạo ra, sau đó được mạ với lớp mạ tiết kiệm hoặc chất lượng. Các mẫu này được nhúng vào dung dịch axit HCI trong 24h ở điều kiện được lắc đều, tương tự với các phép thử được tiến hành bởi CPSC. Báo cáo kỹ thuật, Đánh giá cadmi trong trang sức kim loại, tháng 10 năm 2010.

6 Một mẫu mảnh không mang tính đại diện cho các hình dạng điển hình của trang sức cho kết quả cadmi cao hơn, nhưng thử nghiệm chủ yếu để đánh giá tỉ lệ thôi nhiễm khi so sánh với các loại chi tiết khác. Tỉ lệ thôi nhiễm là tương tự.

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 476.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương