TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10065: 2013 astm f2923: 2011



tải về 476.52 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu04.06.2018
Kích476.52 Kb.
#39395
1   2   3

8.1. Vật liệu phủ bề mặt trên trang sức dành cho trẻ em không được chứa các hợp chất của antimon, arsen, bari, cadmi, crom, thủy ngân hoặc selen, trong đó hàm lượng thôi nhiễm của các kim loại này vượt quá ngưỡng tính bằng khối lượng của chất rắn chứa trong đó (bao gồm chất nhuộm, màng rắn, chất làm khô) được nêu trong Bảng 4. Kết quả phân tích thu được phải được điều chỉnh theo phương pháp thử trong 13.3 trước khi so sánh chúng với giá trị trong Bảng 4 để xác định sự phù hợp. Xác định độ hòa tan bằng cách hòa tan các chất rắn chứa trong đó (màng khô chứa chất nhuộm, màng rắn, chất làm khô) theo 13.3. Có thể sử dụng phương pháp thử thay thế khác nếu phương pháp này đáp ứng được các yêu cầu của Phụ lục A2.

8.2. Tham khảo: ASTM F963; TCVN 6238-3 (BS EN 71-3). Tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị dưới đây và tránh để ánh sáng chiếu lên vật liệu thử.

CHÚ THÍCH 1. Thực tế đã cho thấy việc chiết cadmi hòa tan có thể tăng từ 2 đến 5 lần khi thực hiện chiết trong điều kiện có ánh sáng so với khi thực hiện chiết trong bóng tối. ASTM F963, Điều 8.3.4, chú thích 7.



Bảng 4 - Lượng thôi nhiễm hòa tan tối đa của Antimon, Arsen, Bari, Cadmi, Crom, Thủy ngân, và Selen từ sơn và lớp phủ bề mặt của trang sức dành cho trẻ em.

Nguyên t

Antimon

(Sb)


Arsen

(As)


Bari

(Ba)


Cadmi

(Cd)


Crom

(Cr)


Thủy ngân

(Hg)


Selen

(Se)


Nguyên tố hòa tan tối đa (tính bằng mg/kg hoặc ppm) trong sơn hoặc lớp phủ của trang sức dành cho trẻ emA

60

25

1000

75

60

60

500

ADo tính biến thiên của các phép thử liên phòng thí nghiệm, ASTM F963 và TCVN 6238-3 (BS EN 71-3) đã đưa ra hệ số điều chỉnh phân tích tính bằng % như sau: Sb, As và Se: 60%; Hg: 50%; Ba, Cd và Cr: 30%

8.3. Giải thích: Tiêu chuẩn ASTM F963 thiết lập các giới hạn cho kim loại nặng hòa tan trong sơn và lớp phủ bề mặt của đồ chơi. Các tiêu chuẩn đối với lớp phủ bề mặt được đưa ra trong tiêu chuẩn an toàn đồ chơi TCVN 6238-3 (BS EN 71-3). Tiêu chuẩn ASTM F963 chấp nhận quy trình của TCVN 6238-3 (BS EN 71-3). Các giới hạn thôi nhiễm hoặc các phép thử hòa tan, khả năng biến thiên của các phép thử liên phòng thí nghiệm, được biết đến rộng rãi và dẫn đến việc chấp nhận các hệ số điều chỉnh đối với kim loại nặng hòa tan được thử theo TCVN 6238-3 (BS EN 71-3). Kết quả đánh giá sự thôi nhiễm của các kim loại nặng có trong sơn đã cho thấy hình dạng, kích thước và khối lượng có thể ảnh hưởng đến kết quả do các yếu tố này ảnh hưởng đến sự tiếp xúc của vật liệu trong dung dịch thử.

8.3.1. Phương pháp và các giới hạn của ASTM F963 và TCVN 6238-3 (BS EN 71-3) dựa trên giả định rằng sự tiếp xúc của trẻ nhỏ với hóa chất chứa trong đồ chơi không được vượt quá mức nhất định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe (lượng đưa vào hằng ngày chấp nhận được), hoặc TDI tính bằng mg/kg hoặc bw/ngày). Tính toán đánh giá rủi ro để đưa ra các giá trị giới hạn đó dựa trên trọng lượng giả định của trẻ nhỏ là 7,5 kg. Xem CHÚ THÍCH 2. Quy trình thử bao gồm việc tiếp xúc với dịch mô phỏng axit trong dạ dày, cũng duy trì khả năng đạt đến kết quả khi tiếp xúc với vật liệu sinh khả dụng do sự hấp thu các hợp chất chủ yếu diễn ra ở ruột có độ pH cao hơn trong dạ dày. Xem Chú thích 3.

CHÚ THÍCH 2: Đây là giả định rất thận trọng, và trọng lượng tham khảo giả định là trẻ dưới 1 tuổi. Trang sức có bản chất tự nhiên là kích thước nhỏ, và do đó không được khuyến cáo chính thức dành cho trẻ dưới 3 tuổi mà không có giám sát của cha mẹ. Chú ý rằng, dựa trên số liệu của Center for Disease Control and Prevention's (CDC) (Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật) và National health Nutrition Examination Survey (NHANES) (dữ liệu kiểm nghiệm dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia (1999-2002), cân nặng trung bình của bé gái ở Mỹ từ 2-6 tuổi lần lượt là 13,3kg; 15,2kg, 17,9kg; 20,6kg; và 22,4kg. Bé trai thì nặng hơn một chút.

CHÚ THÍCH 3: Báo cáo năm 2008 của Netherlands National Institute for Public health and Enviroment (RIVM) (Viện sức khỏe quốc gia Hà Lan về sức khỏe cộng đồng và môi trường (RIVM)) giải thích: “Phương pháp luận hiện tại của TCVN 6238-3(BS EN 71-3) để xác định lượng sinh khả dụng của một nguyên tố từ đồ chơi có thể là ước lượng quá mức lượng sinh khả dụng thực tế sau khi nuốt phải vật liệu nền của đồ chơi. Sự hấp thu hợp chất được diễn ra trong ruột với môi trường pH cao hơn (pH từ 5,0-7,5). Lượng sinh khả dụng của các nguyên tố này trong ruột được xem là thấp hơn trong dạ dày do phụ thuộc của chúng vào giá trị pH (Oomen et al., 2004a; Oomen et al., 2003b)”

9. Yêu cầu đối với Cadmi trong một số vật liệu nền của trang sức dành cho trẻ em



9.1. Chi tiết bằng kim loại hoặc chất dẻo/polyme tiếp xúc được của trang sức dành cho trẻ em phải được thử sàng lọc đối với tổng hàm lượng cadmi.

Chi tiết được phủ bên ngoài của trang sức dành cho trẻ em có tổng hàm lượng cadmi là 300 ppm hoặc ít hơn thì không cần thử thôi nhiễm cadmi. (Xem Chú thích 4). Chi tiết được phủ bên ngoài của trang sức dành cho trẻ em có tổng hàm lượng cadmi vượt quá mức 300 ppm, và là các chi tiết nhỏ theo định nghĩa trong 16 CFR 1501.4, phải được thử cadmi hòa tan bằng phương pháp chiết bằng axit. Xác định độ hòa tan bằng phương pháp và giới hạn được quy định trong 13.4 khi chi tiết là vật liệu nhựa hoặc polyme và bằng phương pháp và giới hạn được quy định trong 13.5 khi chi tiết là kim loại. Chi tiết được phủ ngoài không phải là các chi tiết nhỏ theo định nghĩa trong 16 CFR 1501.4 phải được thử bằng phương pháp chiết bằng nước muối, sử dụng phương pháp và giới hạn được quy định trong 13.6. Có thể sử dụng phương pháp thay thế khác nếu đáp ứng được các yêu cầu được quy định trong Phụ lục A2.



CHÚ THÍCH 4. Mức sàng lọc đối với cadmi được dựa trên việc đánh giá dữ liệu về hàm lượng tổng so với vật liệu thôi nhiễm đối với với vật liệu kim loại được thực hiện bởi y ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ (CPSC) và trên nghiên cứu được tài trợ bởi Fashion Jewelry and Accessories Trade Association (FJATA) (Hiệp hội kinh doanh đồ phụ kiện và Trang sức (FJATA)). Nghiên cứu chỉ ra rằng các chi tiết kim loại được mạ chứa tổng hàm lượng cadmi là 2000 ppm hoặc ít hơn thường không thể cho kết quả khi phơi nhiễm nhiều hơn một phần của mức yêu cầu được khuyến cáo là 200 µg cadmi, nhưng mức sàng lọc được dựa trên sự chấp nhận các hệ số an toàn bổ sung đối với mục đích tính toán. Dữ liệu được tài trợ bởi Cookson Precious Metals (Kim loại quý Cookson) bao gồm các vật liệu hoặc các chi tiết của trang sức chứa tổng hàm lượng cadmi thấp (từ 1 ppm đến 1,580 ppm) đều đạt khi thử theo TCVN 6238-3 (EN71-3), và khi thử theo TCVN 6238-3 (EN 71-3) có thay đổi thời gian trong 4, 8 và 24 h.4

9.2. Gii thích: Mặc dù sự tiếp xúc không chủ ý bằng miệng, tay, hay cầm nắm sản phẩm là cách tiếp xúc hợp lý hơn với kim loại nặng có trong trang sức, cũng như đối với đồ chơi, việc vô ý nuốt phải sản phẩm có chứa độc tố là trường hợp nguy hiểm nhất và vì thế được xem xét khi xây dựng mức sàng lọc. Các mức sàng lọc sử dụng các giả định xấu nhất từ các nghiên cứu của CPSC về hàm lượng tổng và hàm lượng cadmi thôi nhiễm trong các chi tiết của trang sức dành cho trẻ em, và thêm vào các hệ số an toàn bổ sung theo mô tả dưới đây.

9.2.1. CPSC kết luận rằng “sự thôi nhiễm cadmi hòa tan thường không tỉ lệ với hàm lượng cadmi” và “các yếu tố về thành phần của sản phẩm như hàm lượng nguyên tố và lớp phủ có ảnh hưởng lớn hơn lên sự thôi nhiễm cadmi so với ảnh hưởng của tổng hàm lượng cadmi”. Kết luận này nhất quán với các nghiên cứu khác5. Kết quả là tiêu chuẩn này chấp nhận mức sàng lọc hàm lượng cadmi tổng, và phép thử thôi nhiễm sẽ được tiến hành khi các chi tiết được phủ ngoài vượt quá mức sàng lọc này.

9.2.2. Nếu vô ý nuốt phải thì khả năng 100% nguyên tố trong sản phẩm sẽ được giải phóng và hấp thu vào cơ thể là không thể xảy ra. Trên thực tế, dữ liệu đã có của CPSC cho thấy khối lượng kim loại suy giảm kể cả trong môi trường chất thử là axit mạnh trong đó các chi tiết cần thử được ngâm trong dung dịch axit HCl 0,07 N trong 24 h là khá thấp. Dữ liệu của CPSC về sự thôi nhiễm cadmi từ các chi tiết kim loại của trang sức có tổng hàm lượng cadmi từ 285 ppm đến 99% cho rằng sự thôi nhiễm của cadmi trung bình là 0,38%. Tỉ lệ thôi nhiễm trung bình này tương tự với các thử nghiệm được tài trợ công nghiệp với các mẫu chứa 1 %, 5 % và 10% cadmi được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm bên thứ 3 độc lập được chỉ định bởi CPSC, Mutual Cornell. Trong các phép thử này và các phép thử của CPSC, các chi tiết trang sức chứa khoảng 1,35% cadmi hoặc ít hơn thì hàm lượng cadmi thôi nhiễm là không phát hiện được hoặc rất thấp6.

9.2.3. Do đó, để xác định mức sàng lọc, tỉ lệ thôi nhiễm trung bình 0,5% là giả định hợp lý, xác nhận rằng mức cadmi thôi nhiễm từ một số hợp kim (ví dụ kẽm) có tỉ lệ thôi nhiễm thậm chí còn thấp hơn kim loại khác, như thiếc. Tuy nhiên, để sàng lọc, thì tỉ lệ thôi nhiễm cao nhất được nhận biết trong các phép thử của CPSC và Mutual Cornell đã được xem xét. Trong các thử nghiệm của Mutual Cornell, tỉ lệ thôi nhiễm cao nhất là 1,1% (đối với mẫu không được mạ). Tỉ lệ thôi nhiễm cao nhất trong 24 h của CPSC Ià 2,349 % (không có thông tin về mẫu được mạ hay không được mạ, hoặc chất lượng mạ). Để xác định mức sàng lọc dựa trên dữ kiệu kỹ thuật sẵn có, tỉ lệ thôi nhiễm được giả định cho trường hợp xấu nhất là 3%. Dựa trên dữ liệu này, mức sàng lọc hợp lý Ià 300ppm.

9.2.4. Khối lượng của các chi tiết trang sức trong trang sức dành cho trẻ em có thể nằm trong khoảng từ 0,1g đến 10 g, với chi tiết trang sức cao cấp cực kỳ hiếm trong trang sức dành cho trẻ em. Chưa thấy có chi tiết trang sức nặng 20g trong trang sức dành cho trẻ em. Cụ thể, trong trang sức dành cho trẻ em, lắc tay hoặc mặt dây chuyền nặng từ 2 g đến 4 g, và 3g được xem là khối lượng trung bình. Việc sử dụng mức sàng lọc gợi ý là 300 ppm, và tỉ lệ thôi nhiễm được giả định là 3% (cao hơn tỉ lệ thôi nhiễm trung bình), bảng dưới đây đưa ra tổng quan mức phơi nhiễm cadmi được dự đoán trước tối đa chỉ ra sự phơi nhiễm của cadmi ở mức nguy hiểm là không dự đoán được, xác nhận rằng dữ liệu thôi nhiễm thực tế từ chi tiết trang sức không chỉ ra cadmi thôi nhiễm sẽ đạt đến các mức thôi nhiễm giả định xấu nhất này. Xem Bảng 5.

Bảng 5 - Mức thôi nhiễm giả định được tính toán của cadmi từ các chi tiết trang sức bằng kim loại được mạ cho trường hợp giả định xấu nhất

Khối lượng

(g)


Tổng hàm lượng cadmi

(ppm)


T l thôi nhiễm giả đnh

(%)


Mức phơi nhiễm ước tính

(µg)


0,1

300

3

0,9

3

300

3

27

5

300

3

45

10

300

3

90

20

300

3

180

9.2.5. Điều này chứng minh bản chất bảo vệ sức khỏe của mức sàng lọc cadmi này, do sự phơi nhiễm được tính toán trong trường hợp mẫu nặng nhất đại diện cho chi tiết trang sức bằng kim loại có khối lượng điển hình (10g) thấp hơn một nửa so với giới hạn độc hại của CPSC đối với sự phơi nhiễm nhạy. Bảng dưới đây cũng chỉ ra khi ngoại suy đến khối lượng không điển hình 20g, kết quả là nằm dưới giới hạn độc hại của CPSC đối với sự phơi nhiễm nhạy. Tỉ lệ thôi nhiễm của vật liệu polyme được dự kiến sẽ thấp hơn do bản chất tự nhiên của vật liệu và sự tác động với dịch mô phỏng axit trong dạ dày, và sự thôi nhiễm lớn được kỳ vọng sẽ xảy ra trong thời gian thử 2h theo TCVN 6238-3 (BS EN 71-3)và ASTM F963. Do đó, 300 ppm là mức sàng lọc hợp lý dựa trên giả định thôi nhiễm an toàn thu được khi thử mẫu trang sức. Tiêu chuẩn này yêu cầu thử các chi tiết trang sức vượt quá mức sàng lọc được khuyến nghị. Thử nghiệm phụ thuộc vào loại vật liệu và chúng có phải là chi tiết nhỏ dễ nuốt hay không.

9.2.6. Chi tiết bằng kim loại hoặc polyme có tổng hàm lượng cadmi là 300 ppm hoặc ít hơn thì không cần phải thử thôi nhiễm cadmi. Dữ liệu của CPSC chỉ ra rằng, chi tiết bằng kim loại được mạ có chứa hàm lượng cadmi tương đối cao có thể gây ra mức phơi nhiễm thực tế rất thấp ở các điều kiện thử khắc nghiệt. Do đó, chi tiết kim loại là chi tiết nhỏ theo định nghĩa trong 16 CFR 1501.4 có hàm lượng cadmi tổng lớn vượt quá mức sàng lọc này vẫn được coi là phù hợp nếu kết quả thử hàm lượng cadmi thôi nhiễm theo 13.5 nhỏ hơn 200 µg. Nên áp dụng hệ số biến thiên liên phòng thí nghiệm là 30%, nhất quán với sự biến thiên của các phép thử thôi nhiễm liên phòng thí nghiệm theo TCVN 6238-3 (BS EN 71-3), cho đến khi có các dữ liệu liên phòng thí nghiệm bổ sung từ các nghiên cứu “round-robin” đã có để có được hệ số biến thiên chính xác hơn. Các chi tiết trang sức bằng chất dẻo hoặc polyme là các chi tiết nhỏ theo định nghĩa trong 16 CFR 1501.4 có hàm lượng cadmi tổng vượt quá mức sàng lọc này vẫn được coi là phù hợp nếu hàm lượng cadmi thôi nhiễm khi thử theo 13.4 cho kết quả nhỏ hơn 75 ppm. Các chi tiết bằng kim loại hoặc chất dẻo/polyme mà không phải là các chi tiết nhỏ theo 16 CFR 1501.4 có hàm lượng cadmi lớn hơn mức sàng lọc này thì được coi là phù hợp nếu kết quả thử cadmi thôi nhiễm theo 13.6 cho kết quả nhỏ hơn 18 µg.

9.3. Các loại trừ trong yêu cầu đối với cadmi của vật liệu nền trong trang sức dành cho trẻ em: Chỉ vật liệu nền bằng kim loại hoặc bằng chất dẻo/polyme mới phải thử cadmi. Tất cả các vật liệu khác được loại trừ không phải thử sàng lọc hoặc thử thôi nhiễm hoặc cả hai. Các vật liệu khác có thể được thêm vào danh sách phải thử nghiệm cadmi khi có thêm dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các nguy cơ phơi nhiễm tiềm ẩn của cadmi trong các vật liệu này đối với trẻ em.

9.4. Giải thích: Nghiên cứu của CPSC chỉ ra rằng chỉ vật liệu nền là kim loại và chất dẻo hoặc polyme mới tạo nguy cơ tiềm ẩn phơi nhiễm cadmi. Nghiên cứu của CPSC không chỉ ra các vật liệu khác được sử dụng trong trang sức tạo nguy cơ phơi nhiễm cadmi dựa trên hàm lượng hoặc tỉ lệ thôi nhiễm cadmi.

10. Yêu cầu đối với Niken trong chi tiết bằng kim loại của trang sức dành cho trẻ em



10.1. Sự thôi nhiễm của niken trong bất kỳ tổ hợp sau lắp ráp nào của trang sức dành cho trẻ em được đưa vào lỗ tai và các phần được xuyên lỗ khác của cơ thể không vượt quá 0,2 µg/cm2/ tuần (giới hạn thôi nhiễm).

10.2. Mức niken thôi nhiễm trong trang sức khi tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da không được vượt quá 0,5 µg/cm2/tuần. Các chi tiết này bao gồm:

(1) các chi tiết của khuyên tai (không phải khuyên tai hoàn chỉnh),

(2) Vòng cổ, vòng tay, dây chuyền, lắc chân, nhẫn đeo,

(3) Vỏ đồng hồ đeo tay, dây đeo đồng hồ, các loại dây buộc.



10.3. Khi các chi tiết được sử dụng là các chi tiết được liệt kê trong 10.2 có lớp phủ không chứa niken, thì lớp phủ này phải đảm bảo tỉ lệ thôi nhiễm niken từ các chi tiết này của sản phẩm tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với da sẽ không vượt quá 0,5 µg/cm2/tuần trong thời gian ít nhất hai năm trong điều kiện sử dụng thông thường.

10.4. Tham khảo: BS EN 1811:2011; EN 12472

10.5. Giải thích: Một số người được biết là nhạy cảm với niken.Tiêu chuẩn này nhất quán với các yêu cầu được chấp nhận rộng rãi.

11. Yêu cầu của trang sức có chứa chất lỏng:



11.1. Thử nghiệm sàng lọc chất lỏng: Trang sức của trẻ em không được chứa bất cứ vật liệu nào được liệt kê trong 16 CFR 1500.231 hoặc các vật liệu được yêu cầu dán nhãn đặc biệt theo 16 CFR 1500.14. Chất lỏng được phép sử dụng trong trang sức dành cho trẻ em phải được thử nghiệm sàng lọc để loại bỏ các nguy hiểm tiềm ẩn phù hợp với ASTM F963.

12. Yêu cầu về cơ học đối với trang sức dành cho trẻ em



12.1. Nam châm: Yêu cầu này nhằm đưa ra các nguy cơ nuốt, hít và dính liên quan đến trang sức dành cho trẻ em có chứa nam châm nguy hiểm. Nam châm được sử dụng trong trang sức dành cho trẻ em trong các sản phẩm như: khuyên tai hoặc ghim cài để gắn vào lỗ tai hoặc áo quần; các chi tiết gắn kết của vòng đeo cổ và vòng đeo tay; các chi tiết trang trí có thể gắn vào và thay đổi được trong dây đeo cổ và vòng tay; các cặp mặt dây chuyền; hoặc khóa trên dây chuyền hoặc nhẫn, phải phù hợp với các yêu cầu sau:

12.1.1. Trang sức dành cho trẻ em phải không có nam châm nguy hiểm, hoặc chi tiết có từ tính nguy hiểm, trừ trang sức dành cho trẻ em phù hợp với 12.1.3.

12.1.2. Trang sức dành cho trẻ em không được có nam châm nguy hiểm hoặc chi tiết có từ tính nguy hiểm bị rời ra sau khi được thử sử dụng đúng và sử dụng sai nam châm theo quy định trong 13.2.

12.1.3. Trang sức dành cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên bao gồm khuyên tai, trâm cài áo, vòng đeo cổ hay vòng đeo tay có chứa nam châm nguy hiểm có thể rời ra hoặc chi tiết có từ tính nguy hiểm có thể rời ra, cũng như các hướng dẫn, nếu có phải bao gồm cảnh báo chứa nội dung sau hoặc cách tương tự truyền đạt cùng nội dung cảnh báo sau.

12.1.3.1. Đối với khuyên tai: CNH BÁO chứa nam châm nhỏ. Các nam châm bị nuốt hay hít phải có thể hút xuyên qua và làm xoắn ruột hoặc các mô trong cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Phải ngay lập tức đến cơ sở y tế nếu nuốt hay hít phải nam châm. Chỉ được sử dụng trên tai. Việc đeo lâu dài có thể tạo một lỗ trên mô của cơ thể. Thay đổi vị trí đeo tai thường xuyên để giải phóng áp lực. Không nên đeo suốt đêm.

12.1.3.2. Đối với tất cả trang sức khác: CNH BÁO chứa nam châm nhỏ. Các nam châm bị nuốt hay hít vào có thể hút xuyên qua và làm xoắn ruột hoặc các mô trong cơ thể, gây nên tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Phải lập tức đến cơ sở y tế nếu nuốt hoặc hít phải nam châm.

CHÚ THÍCH 5: Nhà sản xuất loại trang sức dành cho trẻ em có chứa nam châm mạnh phải biết rằng từ trường có thể ảnh hưởng đến chức năng của máy trợ tim hoặc thiết bị y tế điện tử được cấy ghép vào cơ thể. Các cảnh báo bổ sung này phải được đưa ra.



12.1.3.3. Một tam giác đều với một dấu chấm than đứng trước từ cảnh báo. Chiều cao của tam giác bằng hoặc cao hơn chiều cao của từ “CẢNH BÁO” và cách ít nhất một ký tự đầu tiên của từ cảnh báo. Chiều cao của dấu chấm than ít nhất bằng ½ chiều cao của tam giác và căn giữa theo chiều thẳng đứng trong tam giác. Cảnh báo trong Điều 12.1.3.1 và 12.1.3.2 phải được đặt ở vị trí người mua dễ nhìn thấy khi mua hàng, phù hợp với 4.3 hoặc 4.4. Chữ cảnh báo phải được in hoa. Câu cảnh báo phải dễ thấy, dễ đọc khác về hình thức in, cách bố trí, hay màu sắc so với nội dung in khác. Màu sắc là cách thức chính được dùng để đạt được độ tương phản, màu sắc của câu cảnh báo phải tương phản với màu nền.

12.1.3.4. Nhãn của sản phẩm có chứa nhiều hơn một mục theo yêu cầu của 12.1.3 có thể kết hợp thông tin, nếu thông báo cô đọng chứa đầy đủ thông tin cần thiết để mô tả các nguy hiểm tiềm ẩn liên quan đến từng sản phẩm.

12.2. Tính năng tách rời và tháo ra được. Điều này đề cập đến các nguy cơ tiềm ẩn của trang sức được trẻ em đeo ở cổ, các trang sức này có thể mắc vào các đồ vật ở xung quanh trẻ làm trẻ bị vướng hoặc nghẹt cổ.

12.2.1. Trang sức dành cho trẻ em được gắn quanh cổ phải rời ra được do tính năng “tách rời”, thiết kế liên kết hoặc tính chất vật lý của vật liệu khi chịu lực kéo 15 Ib theo thử nghiệm độ bền kéo tách rời được mô tả trong 13.1.

12.2.1.1. Trong quá trình thử độ bền kéo, phải không có nam châm nguy hiểm hoặc chi tiết có từ tính nguy hiểm bị tách rời trừ, khi sản phẩm được dành cho trẻ em 8 tuổi trở lên và sản phẩm được dán nhãn theo 12.1.3.

12.2.1.2. Không có các đầu nhọn hoặc các cạnh sắc nguy hiểm trong quá trình thử độ bền kéo nếu sản phẩm trang sức dành cho trẻ em từ 8 tuổi trở xuống.

12.2.2. Trang sức dành cho trẻ em dạng vòng, nếu cấu trúc không vừa với thiết bị thử cố định, có chu vi nhỏ hơn 9,4 inch, thì không nằm trong yêu cầu của tiêu chuẩn này.

12.3. Sử dụng đúng và sử dụng sai: Trang sức dành cho trẻ em phải được thử các yêu cầu cơ học theo 16 CFR 1500.50-53 đối với sản phẩm dành cho trẻ em từ 8 tuổi trở xuống và không xuất hiện bất kỳ nguy hiểm nào sau khi thử.

12.3.1. Các đầu nhọn chức năng của trang sức dành cho trẻ em được loại trừ khỏi 16 CFR 1500.48. Ví dụ đinh ghim và trâm cài áo.

12.4. Các chi tiết nhỏ: Trang sức dành cho trẻ em là đối tượng của các loại trừ được áp dụng trong 16 CFR 1501.3.

12.5. Nhãn cảnh báo được khuyến nghị khác: Nhà sản xuất nên xem xét nguy cơ chi tiết khuyên tai bị dính vào tai sau khi đeo một thời gian dài. Nguy cơ này tăng cao ở lần đầu xuyên lỗ tai, thông thường với trẻ em, do quá trình làm lành vết thương và nguy cơ viêm nhiễm. Thiết kế cơ học như mặt sau lớn hơn hoặc sử dụng vòng đệm để tăng diện tích bề mặt có thể phòng tránh những tai nạn như vậy. Nếu các cách cơ học không được thực hiện thì phải cảnh báo người dùng về nguy cơ bị dính trong quá trình sử dụng liên tục, và kiểm tra lỗ tai đều đặn xem trang sức có bị dính vào tai hay không.

12.6. Trang sc dành cho trẻ em có pin:

12.6.1. Đối với tất cả trang sức dành cho trẻ em có pin, nếu pin lọt hoàn toàn vào ống trụ để thử các chi tiết nhỏ theo quy định trong 16 CFR 1501.4, Hình 1, thì các pin này phải không tiếp xúc được, trước và sau khi thử theo 16 CFR 1500.50-53 (nếu áp dụng được) mà không sử dụng đột, tuốc nơ vít, hoặc dụng cụ gia dụng thông thường khác. Phép thử được thực hiện với pin được khuyến nghị sử dụng.

12.6.2. Trang sức dành cho trẻ em hoạt động bằng pin: Đối với trang sức dành cho trẻ em sử dụng nhiều hơn một pin có thể thay thế trong một mạch thì hướng dẫn hoặc sản phẩm phải được ghi nhãn (hoặc theo cách tương tự) với thông tin sau đây:

12.6.2.1. Không dùng lẫn pin cũ và pin mới.

12.6.2.2. Không dùng lẫn pin kiềm, pin tiêu chuẩn (cacbon-kẽm), hoặc pin sạc lại được (niken-cadmi).

12.6.3. Trang sức dành cho trẻ em có chứa pin: Trang sức dành cho trẻ em có pin không thay thế được, mà các pin này có thể tiếp xúc được khi sử dụng đột, tuốc nơ vít, hoặc các dụng cụ gia dụng khác phải có thông báo là pin không thay thế được. Nếu nhà sản xuất xác định việc gắn nhãn lên sản phẩm là không thực tế thì có thể gắn nhãn lên bao gói hoặc trong hướng dẫn sử dụng.

12.6.4. Sạc pin không chủ ý: Trang sức dành cho trẻ em hoạt động bằng pin phải được thiết kế sao cho không thể sạc được bất kỳ loại pin không sạc lại nào. Điều này có thể thực hiện được bằng thiết kế vật lý của ngăn đựng pin hoặc bằng sử dụng mạch điện tử phù hợp. Điều này được ứng dụng trong trường hợp pin bị đặt sai (ngược cực), hoặc sạc pin được sử dụng cho trang sức dùng pin không sạc hoặc cả hai. Phần này không áp dụng cho mạch điện có một hoặc hai pin không sạc được như là nguồn điện duy nhất. Trang sức dành cho trẻ em có nguồn cấp điện dạng pin cúc áo không thuộc yêu cầu này.

12.6.5. Đánh dấu cực: Trang sức dành cho trẻ em phải được đánh dấu bền trong ngăn đựng pin hoặc phần lân cận ngăn đựng pin để thể hiện chính xác cực “+” hoặc "-". Các đánh dấu bổ sung trên trang sức hoặc trong hướng dẫn phải chỉ chính xác kích thước và điện áp của pin. Các phần đánh dấu này không cần thiết đối với pin không sạc lại hoặc bộ pin sạc mà do thiết kế có thể lắp pin vào đúng chiều. Ngăn đựng pin đối với pin cúc áo không thuộc yêu cầu này.

CHÚ THÍCH 6: Nắp đậy của ngăn đựng pin được xem là một phần của ngăn đựng pin.



12.7. Trang sức đeo lưỡi: Không được sử dụng làm trang sức dành cho trẻ em.

13. Phương pháp thử



13.1. Thử độ bền kéo tách rời: Sử dụng ròng rọc tự do bán kính (1,5 ± 0,1) inch (Hình 1), tác dụng một lực 15 Ib lên một đầu của trang sức dạng vòng, đầu kia của trang sức được vòng vào một thanh cố định có bán kính (0,170 ± 0,01) inch. Tác dụng lực 15 Ib trong 5 s và giữ trong 10 s.

CHÚ THÍCH 7: Chiều của thiết bị thử cố định có thể là chiều đứng hoặc ngang nằm trên một rãnh. Có thể phải tính toán khối lượng của ròng rọc tự do nếu nó được treo tự do như Hình 1.



13.1.1. Trang sức dạng vòng phải được định hướng với chức năng móc, tách rời hoặc đặc tính khác ở vị trí kém thuận lợi nhất để thử, đòi hỏi lực kéo mạnh nhất để nhả. Các vị trí có thể bao gồm đỉnh của ròng rọc, trên chiều dài tự do của dây chuyền hoặc tại đỉnh của dây cố định. Các vòng có nhiều vòng đơn sẽ được thử bằng cách sử dụng tất cả các vòng đơn, như khi được sử dụng.

13.2. Phương pháp th nam châm: Nam châm trong trang sức dành cho trẻ em phải được đánh giá phù hợp bằng phép thử sử dụng đúng và sử dụng sai nam châm theo quy định trong ASTM F963.

13.3. Phương pháp hòa tan chất tan trong sơn và lớp phủ bề mặt: Các nguyên tố có thể tan trong sơn và lớp phủ bề mặt của trang sức phải được thử theo yêu cầu của Điều 8 bằng phương pháp hòa tan các chất tan trong sơn và lớp phủ bề mặt của đồ chơi theo ASTM F963. Nếu khối lượng mẫu của vật liệu phủ bề mặt ít hơn 10mg, thì không phải thử hàm lượng kim loại nặng có thể tan trong lớp phủ.



13.4. Phương pháp xác định cadmi có trong chi tiết bằng chất dẻo của trang sức dành cho trẻ em: Chi tiết bằng chất dẻo của trang sức dành cho trẻ em có hàm lượng cadmi tổng lớn hơn 300 ppm phải được thử cadmi thôi nhiễm theo TCVN 6238-3 (BS EN 71-3).

13.5. Phương pháp xác định cadmi có trong chi tiết bằng kim loại của trang sức dành cho trẻ em: Chi tiết bằng kim loại của trang sức dành cho trẻ em có hàm lượng cadmi tổng lớn hơn 300 ppm phải được thử cadmi thôi nhiễm theo CPSC-CH-E1004-11, được điều chỉnh cho sự biến thiên liên phòng thí nghiệm phù hợp với 13.5.1.

13.5.1. Cadmi chiết được phải không lớn hơn 200 µg. Kết quả phân tích được xác định trong 13.5 phải được điều chỉnh bằng cách trừ đi hệ số hiệu chỉnh phân tích liên phòng thí nghiệm được giả định là 30%.

13.5.1.1. Ví dụ 1 - Kết quả phân tích cadmi là 230µg; hệ số hiệu chỉnh là 30% (0,30). Kết quả phân tích được điều chỉnh = 230 - (230x0,30) = 230 - 69 = 161µg. Kết quả không vượt quá giá trị cho phép đối với cadmi thôi nhiễm và do đó chấp nhận được.

13.5.1.2. Ví dụ 2 - Kết quả phân tích của cadmi thôi nhiễm là 300 µg; hệ số hiệu chỉnh là 30%(0,30).

13.5.1.3. Kết quả phân tích được điều chỉnh = 300 - (300x0,30) = 300 - 90 = 210 µg. Kết quả vượt quá giá trị cho phép đối với cadmi thôi nhiễm nên không được chấp nhận.

13.6. Quy trình chiết bằng nước muối đối với chi tiết bằng chất dẻo và kim loại của trang sức dành cho trẻ em

13.6.1. Việc chiết bằng nước muối mô phỏng sự tiếp xúc của các chi tiết bằng kim loại hoặc nhựa của trang sức dành cho trẻ em không phải là chi tiết nhỏ nhưng có thể được ngậm vào miệng. Việc phân tích này thường được thực hiện trên các phần hoặc chi tiết chưa được tiếp xúc trừ khi chi tiết đó quá lớn. Trong trường hợp này, có thể cắt một mẫu đồng nhất đại diện cho chi tiết đó. Quy trình chiết bằng nước muối dựa trên CPSC Standard Operating Procedure for Measuring lead in Children's Metal Jewelry (Quy trình thực hành chuẩn CPSC để đo lượng chì trong trang sức dành cho trẻ em), được sửa đổi như sau:

13.6.1.1. Sử dụng một sợi dây cách điện để treo chi tiết trang sức dành cho trẻ em trong bình hoặc cốc có mỏ sao cho trang sức không bị chạm vào đáy, nhưng được nhúng ngập trong dung dịch nước muối.

13.6.1.2. Cho thêm một thể tích tính bằng ml dung dịch nước muối (NaCI) 0,9% tương đương 50 lần khối lượng đồ trang sức, tính bằng gam. Ghi lại thể tích thêm vào.

13.6.1.3. Chiết trong 6h ở 37°C trong bể lắc.

13.6.1.4. Phân tích hàm lượng cadmi của dung dịch chiết này bằng máy đo phổ ICP. Quy trình phân tích phù hợp với ASTM E1613.

13.6.1.5. Cadmi chiết được không được lớn hơn 18 µg.

13.7. Thử độ sạch và nh hưng của chất bảo quản

13.7.1. Độ sạch của vật liệu - Độ sạch của mỹ phẩm, các chất lỏng, các chất dạng sệt, chất đánh bóng, gel và bột sử dụng trong trang sức dành cho trẻ em (trừ vật liệu dùng trong lĩnh vực nghệ thuật) phải được xác định bằng phương pháp được quy định trong ASTM F963.

13.7.2. Ảnh hưởng của chất bảo quản - Sản phẩm mỹ phẩm được dùng trong trang sức dành cho trẻ em phải được đánh giá sự phân hủy vi sinh tiềm ẩn, hoặc thử nghiệm kiểm soát vi khuẩn và ảnh hưởng của chất bảo quản bằng sử dụng phương pháp và giới hạn được quy định trong ASTM F963.
Phụ lục

(quy định)

A1. Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng đối với đồ trang sức

Lời giới thiệu

Để phân biệt được đồ trang sức được thiết kế và dành chủ yếu cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống với đồ trang sức được thiết kế và dành cho những người lớn (13 tuổi trở lên) có thể là một công việc khó khăn đối với những người không thuộc ngành trang sức. CPSIA định nghĩa trang sức dành cho trẻ em là trang sức được thiết kế và chủ yếu dành cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Nhiều yếu tố cần phải được xem xét đến trong đánh giá này. Sức hấp dẫn của đồ trang sức đối với trẻ hoặc khả năng để đeo một món đồ thì không xác định được. Việc dán nhãn, quảng cáo và tiếp thị, các địa điểm phân phối, sổ sách của nhà sản xuất cũng như các tài liệu thiết kế và kế hoạch nhãn hiệu chỉ rõ về tuổi sử dụng là những yếu tố cần phải xem xét. Các hướng dẫn quy định tuổi cho đồ trang sức này giúp phân biệt đồ trang sức dành cho trẻ em với đồ trang sức dành cho người lớn.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 476.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương