TIÊu chuẩn ngàNH



tải về 416.97 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích416.97 Kb.
#5874
  1   2   3   4   5

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

–––––––––––––


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc


–––––––––––––––


TIÊU CHUẨN NGÀNH

04 TCN 128 - 2006



QUY TRÌNH THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG


(Soát xét lần 1)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)



1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mục tiêu, nội dung

Quy trình này quy định những nguyên tắc cơ bản về nội dung và phương pháp thiết kế trồng rừng cho cơ sở sản xuất, cá nhân từ khâu thu thập tài liệu, khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất có liên quan đến công tác thiết kế, phân chia lô, khoảnh, xây dựng bản đồ thiết kế đến dự toán chi phí trồng rừng từ khi trồng cho tới khi rừng khép tán.

Quy trình là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá nghiệm thu thiết kế trồng rừng.

1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng tr ên phạm vi cả nước, cho tất cả các đơn vị sản xuất, cá nhân sử dụng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, vốn tự có cho những nơi đã có quy hoạch.



2. NỘI DUNG THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.

2.1. Công tác chuẩn bị

2.1.1.Thu thập tài liệu

- Phải thu thập bản đồ địa hình có tỷ lệ tối thiểu là 1/25.000 hệ chiếu VN 2000 (Nếu không có hệ chiếu VN 2000 thì mới sử dụng hệ chiếu UTM) làm gốc của Cục đo đạc và bản đồ, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu đã được thống nhất theo Quyết định của UBND tỉnh làm gốc.

- Thu thập tài liệu, văn bản có liên quan đến công tác thiết kế.

2.1.2. Nội dung chuẩn bị

1/Khảo sát hiện trường:

- Hệ thống bảng biểu thu thập số liệu…

- Dự kiến nhân công, phân công nhiệm vụ…

2/Chuẩn bị vật tư, kinh phí:

- Mia, thước, địa bàn, máy móc thiết bị…

3/ Nắm bắt yêu cầu bên A:

- Đối tượng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng sản xuất), diện tích trồng…

4/Quyết định có liên quan (đơn giá vật tư, lao động…)

5/ Dự kiến tiến độ thi công.



2.2. Công tác ngoại nghiệp.

2.2.1.Kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế

a. Bản đồ địa hình sử dụng trong thiết kế trồng rừng có tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10.000 là bản đồ gốc hoặc được phóng từ bản đồ địa hình 1/25.000 hệ chiếu VN 2000 (Nếu không có hệ chiếu VN 2000 thì mới sử dụng hệ chiếu UTM) làm gốc của Cục đo đạc và bản đồ, có lưới tọa độ, số hiệu tiểu khu đã được thống nhất theo Quyết định của UBND tỉnh.

b. Ra thực địa kiểm tra độ chính xác của bản đồ địa hình thiết kế bằng dụng cụ đo đạc giản đơn (địa bàn cầm tay, thước dây) hoặc địa bàn 3 chân, sai số cho phép đo chiều dài bằng địa bàn cầm tay là 1/20, bằng địa bàn 3 chân là 1/100.

2.2.2. Đơn vị thiết kế

a. Lô: lô là đơn vị cơ bản của thiết kế trồng rừng được phân chia từ khoảnh có điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất (Loại đất, loại thực bì, loại địa hình) và áp dụng một biện pháp kinh doanh, lô có diện tích nhỏ nhất là 0,5 ha, lớn nhất không quá 10 ha. Thứ tự được ghi bằng chữ số ả rập trong phạm vi từng khoảnh, theo thứ tự trên xuống dưới, trái qua phải liên tục trong khoảnh.

b. Khoảnh: khoảnh là đơn vị thống kê tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi xác định vị trí trên thực địa, phân chia khoảnh dựa vào địa hình dễ nhận biết và bền vững để phân chia, khoảnh có diện tích nhỏ nhất là 50ha, lớn nhất không quá 150 ha, được đánh số bằng chữ số ả rập đóng khung vòng tròn theo thứ tự trên xuống dưới, trái qua phải liên tục trong tiểu khu.

c. Tiểu khu là đơn vị cơ bản để quản lý tài nguyên rừng và đất rừng, tiểu khu có diện tích trung bình 1000 ha được đánh số bằng chữ số La mã đóng khung trong vòng tròn liên tục trong phân trường.

2.2.3.Phân chia lô xác định ranh giới, diện tích lô, đóng mốc.

a. Phân chia lô, xác định ranh giới lô.

Trước tiên dựa vào địa hình, dự kiến phân chia lô trên bản đồ địa hình (1/5000 hoặc 1/10.000), sau đó ra thực địa xác định ranh giới lô bằng phương pháp đo đạc đơn giản, phát đường ranh và cắm mốc sao cho đường ranh giới lô và cọc mốc trên thực địa trùng khớp với đường ranh giới trên bản đồ.

Mốc lô dùng cọc gỗ có kích thước 6x6x50cm, trên cọc mốc ghi rõ tên lô bằng sơn đỏ. Mốc lô phải đóng ở đầu các đường ranh giới lô, những chỗ thay đổi hướng của đường lô và chỗ giáp gianh với các lô, khoảnh khác. Nơi có tảng đá tự nhiên, gốc cây to, có thể lợi dụng làm cọc mốc. Trường hợp đường ranh giới lô là đường thẳng kéo dài thì cứ cách 40 - 60m cắm 1 cọc mốc ở nơi dễ nhận biết.

- Vẽ sơ đồ lô đo đạc và thực hiện bình sai, sai số về chiều dài <1/100, sai số góc phương vị 30 phút. Nếu sai số nằm trong phạm vi đó thì tiến hành bình sai theo phương pháp song song, nếu ngoài phạm vi trên thì phải đo đạc lại.

- Sau khi có kết quả đo vẽ, tiến hành biên tập lên bản đồ địa hình 1/5000 hoặc 1/10000 toàn bộ diện tích.

b. Xác định diện tích lô.

Xác định diện tích lô trên bản đồ.

Tính diện tích lô trên bản đồ bằng giấy kẻ li ô vuông hoặc dùng cầu tích có đỉnh cực, hoặc số hóa bản đồ đã bình sai vào máy tính bằng phần mềm Micro station sau đó chuyển sang phần mềm Map-Info để tính diện tích.

c. Kiểm tra diện tích lô.

Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên 5% số lô hoặc 10% diện tích, ra thực địa, dùng địa bàn 3 chân và mia đo vẽ lại bản đồ và tính lại diện tích, nếu sai số về diện tích giữa thiết kế và diện tích kiểm tra dưới 5% thì chấp nhận kết quả thiết kế.

2.2.4.Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất nơi thiết kế.

2.2.4.1. Phương pháp tiến hành

Sử dụng phương pháp điều tra mô tả đồng ruộng, kết hợp mục trắc và sử dụng những dụng cụ đơn giản để khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất cho từng lô.

2.2.4.2. Nội dung khảo sát

- Địa hình:

+ Độ cao (tuyệt đối, tương đối).

+ Hướng dốc.

+ Độ dốc.

- Đất đai:

+ Đá mẹ

+ Loại đất, đặc điểm của đất.

+ Độ dày tầng đất mặt: M

+ Thành phần cơ giới: nhẹ, trung bình, nặng

+ Tỷ lệ đá lẫn: %

+ Độ nén chặt: tơi xốp, chặt, cứng rắn.

+ Đá nổi: %

+ Tình hình xói mòn mặt: yếu, trung bình, mạnh

- Thực bì:

+ Loại thực bì.

+ Loài cây ưu thế.

+ Chiều cao trung bình (m).

+ Tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu).

+ Độ che phủ.

- Cự ly vận chuyển cây con (m) và phương tiện vận chuyển

- Cự ly đi làm (m) và phương tiện đi lại

Các nội dung khảo sát dược ghi vào phụ biểu 1.

2.2.5. Hoàn chỉnh tài liệu ngoại nghiệp

Hoàn chỉnh, kiểm tra các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự nhiên, phân chia lô, ranh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, bản đồ thiết kế.

2.3. Công tác nội nghiệp.

2.3.1.Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng

Dựa vào điều kiện tự nhiên đã khảo sát (loại đất, loại thực bì, dạng địa hình), đặc điểm sinh thái của loài cây trồng, mục đích kinh doanh để chọn loài cây trồng và xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc bảo vệ cho từng công thức theo biểu 2, 3.

2.3.2.Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, của địa phương và thực tế của đơn vị sản xuất, đơn vị thiết kế cùng đơn vị sản xuất, xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

2.3.3.Tính toán nội nghiệp, hoàn thành kết quả thiết kế

a. Tính toán chi phí 1 ha cho từng công thức trồng rừng, chi phí trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và tạo cây giống theo biểu 4a, 4b, 5a, 5b và biểu 6.

b. Tổng hợp diện tích trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo địa danh và theo công thức (biểu 7, 8).

c. Tổng hợp dự toán trồng rừng, chăm sóc rừng trồng theo biểu 9.

Cuối cùng hoàn chỉnh bản đồ thiết kế, viết bản thuyết minh và một bộ hồ sơ lô gồm 9 biểu.

2.3.4. Nội dung bản thuyết minh bao gồm:

- Lời nói đầu.

- I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thiết kế:

- II. Các giải pháp kỹ thuật.

- III. Khối lượng công trình theo từng công thức quy định.

- IV. Kinh phí đầu tư.

- V. Kết luận, kiến nghị.

2.3.5. Nội dung bản đồ thiết kế: Bản đồ thiết kế phải thể hiện:

- Đường bình độ, đỉnh núi cao, sông suối, đường giao thông, làng bản.

Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu, các loại cọc mốc (lô, khoảnh, tiểu khu, biển báo, bảng quy ước bảo vệ rừng).

Công thức kỹ thuật trồng rừng theo ký hiệu: A = .N

A: là công thức kỹ thuật (A, B, C...)

: là số thứ tự khoảnh ( …)

1: là số thứ tự lô (1, 2, 3…)

S: là diện tích lô.

X: là cây trồng (viết tắt loài cây trồng, ví dụ: BĐ là Bạch đàn, KLT là keo lá tràm…).

N: năm trồng.

Bên phải, phía dưới tấm bản đồ kẻ 4 ô (mỗi ô cao 8cm, rộng 7cm, từ trái sang phải: ô1 ghi đơn vị thiết kế, ô2 ghi chủ dự án, ô3 ghi cấp thẩm định, ô4 ghi cấp phê duyệt có ký tên và đóng dấu).

2.3.6. Thành quả thiết kế trồng rừng:

Thành quả thiết kế trồng rừng được làm thành ít nhất 6 bộ, mỗi bộ bao gồm: một bản đồ thiết kế trồng rừng, một bản thuyết minh, hồ sơ lô gồm 9 biểu.



3. TRÌNH TỰ PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ.

3.1. Duyệt thiết kế và thời gian xét duyệt.

- Hồ sơ thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời vụ trồng rừng ít nhất 2 tháng.



3.2. Nghiệm thu và bàn giao thành quả thiết kế.

Sau khi thành quả thiết kế được cấp trên xét duyệt, đơn vị thiết kế phải bàn giao thành quả thiết kế cho đơn vị sản xuất.

Nội dung bàn giao là hướng dẫn đơn vị sản xuất sử dụng tài liệu thiết kế và bàn giao tại thực địa.

Biểu 1: Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất

Đơn vị sản xuất: ………………………………………………………………...

Dự án: …………………………………………………………………………...

Tiểu khu: ………………………………………………………………………..



Khoảnh: …………………………………………………………………………


tải về 416.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương