TIÊu chuẩn ngành 22 tcn 295: 2002 phưƠng tiện giao thông cơ giớI ĐƯỜng bộ tay phanh mô TÔ, xe máy yêu cầu kỹ thuật và phưƠng pháp thử



tải về 13.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích13.75 Kb.
#17710
TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 295:2002

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ - TAY PHANH MÔ TÔ, XE MÁY - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

(Ban hành theo Quyết định số: 1636/2002/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2002 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải)

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 295 - 02 biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn QC/T232 - 1997 của Cộng hòa nhân dân Trung hoa

Cơ quan đề nghị, biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu và phương pháp thử áp dụng để kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật các loại tay phanh mô tô xe máy.



2. Thuật ngữ

Thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau :

Tay phanh: chi tiết mà người lái xe tác động bằng tay để phanh xe.



Hình 1. Tay phanh

3. Kiểm tra

3.1. Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật

Phải có bản vẽ kỹ thuật của loại tay phanh đăng ký kiểm tra

3.2. Yêu cầu về mẫu thử

Mẫu thử phải là loại tay phanh hoàn chỉnh có kích thước, kết cấu đúng như trong bản vẽ kỹ thuật của loại tay phanh đăng ký kiểm tra.

3.3 Yêu cầu về hình dáng bên ngoài

Tay phanh phải có hình dạng giống như trong bản vẽ kỹ thuật, không được có những khuyết tật thể hiện trên bề mặt ( ví dụ như :rạn, nứt , cong, vênh...).

3.4. Tính năng kỹ thuật và lắp đặt thiết bị thử nghiệm

3.4.1 Tính năng kỹ thuật

Thiết bị thử nghiệm phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Lực ép định mức: từ 500 N đến 1000N

- Độ chia thang đo : không lớn hơn 5N

- Tốc độ ép: 30 mm ± 2 mm/phút

3.4.2. Lắp đặt thiết bị thử nghiệm (hình 2)

- Kích thước, vật liệu trục đỡ và chốt hãm dùng khi lắp tay phanh thử nghiệm phải có độ cứng không thấp hơn độ cứng của bộ phận tương ứng của xe thử nghiệm mà trên đó lắp loại tay phanh được thử nghiệm.

- Các mặt trục đỡ của thiết bị thử nghiệm phải được bôi trơn đầy đủ.

- Hình dạng và kích thước đầu ép của thiết bị tại vị trí tiếp xúc với mẫu thử có bán kính cong R= 10mm



Hình 2. Thiết bị thử nghiệm

3.5. Dụng cụ đo chuyển vị

Dụng cụ đo chuyển vị của mẫu thử có độ chia thang đo không lớn hơn 0,05 mm

3.6. Yêu cầu kỹ thuật

Khi tiến hành thử nghiệm theo mục 3.7, độ chuyển vị phải thoả mãn yêu cầu qui định trong bảng 1 tương ứng với các giá trị lực ép.

Bảng 1. Chuyển vị cho phép


Lực ép F (N)

Chuyển vị cho phép

(mm)


255

∆x1 = 0

343

∆x2 ≤ 5

3.7. Tiến hành thử nghiệm

3.7.1. Lắp đặt mẫu thử lên thiết bị thử nghiệm

Lắp mẫu thử lên thiết bị thử nghiệm ( xem hình 1 ). Đặt khoảng cách giữa điểm tiếp xúc (điểm A) của đầu ép lên mẫu thử (điểm đặt lực) và điểm trong cùng của núm cầu của tay phanh thử là 30mm. Điều chỉnh tay phanh ở vị trí thăng bằng.

Xác định tọa độ ban đầu của điểm A theo phương thẳng đứng X.

3.7.2. Cho thiết bị thử nghiệm tăng dần đều lực ép với tốc độ di chuyển của đầu ép 30 mm/phút theo phương thẳng đứng ( phương X ), khi đạt đến giá trị lực ép là 255N thì ngừng ép.

Đo lượng chuyển vị ∆x1 của điểm A theo phương thẳng đứng X.

3.7.3. Tăng lực ép tới 343N thì ngừng ép

Đo lượng chuyển vị ∆x2 của điểm A theo phương thẳng đứng X..



3.7.4. Trong quá trình đo quan sát xem mẫu thử có phát sinh những hư hỏng khác thường không (Ví dụ : rạn nứt , gẫy...).

tải về 13.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương