TIÊu chuẩn ngành 22 tcn 249-98



tải về 0.49 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.49 Mb.
#16393
  1   2   3   4
TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 249-98

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

YÊU CẦU KỸ THUẬT

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy trình này quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu và công nghệ chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa, công nghệ thi công, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các lớp mặt đường bê tông nhựa theo phương pháp rải nóng.

1.2. Quy trình này áp dụng cho việc làm mới, sửa chữa, nâng cấp mặt đường ôtô, đường phố, bến bãi, quảng trường và thay thế tiêu chuẩn ngành 22 TCN - 22 - 90.

Đối với bê tông rải nhựa nóng có dùng các chất phụ gia khác nhau, bê tông nhựa đúc, bê tông nhựa dùng làm cho các lớp có tính năng đặc biệt (như lớp bê tông nhựa siêu mỏng, lớp bê tông nhựa tạo nhám, lớp bê tông nhựa thoát nước v.v..) có quy định riêng.



1.3. Hỗn hợp bê tông nhựa được chế tạo bằng các vật liệu đá, cát, bột khoáng (có hoặc không) và nhựa bitum ở trạng thái nóng trong bộ thiết bị của trạm bê tông trộn nhựa có thể được khống chế chặt chẽ theo quy định các tỷ lệ của các thành phần hỗn hợp bê tông nhựa.

II. PHÂN LOẠI BÊ TÔNG NHỰA VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA BÊ TÔNG NHỰA

2.1. Phân loại

2.1.1. Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định của cấp phối đá (tương ứng cỡ sang tròn tiêu chuẩn mà cỡ sàng nhỏ hơn sát ngay dưới nó có lượng sót tích lũy lớn hơn 5%), bê tông rải nhựa nóng được phân ra 4 loại: bê tông nhựa hạt nhỏ, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa hạt lớn và bê tông nhựa cát. Xem bảng II-1.

2.1.2. Theo độ rỗng còn dư bê tông nhựa được phân ra hai loại:

- Bê tông nhựa chặt (BTNC) có độ rỗng dưa từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn hợp bắt buộc phải có bột khoáng. Xem bảng II-2a.



- Bê tông nhựa rỗng (BTNR) có độ rỗng còn dư từ lớn hơn 6% đến 10% thể tích, và chỉ dùng làm lớp dưới của mặt đường bê tông nhựa hai lớp, hoặc làm lớp móng. Xem bảng II-2b.

Bảng II-1

Thành phần cấp phối các cỡ hạt của hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng

LOẠI BÊ TÔNG NHỰA

CỠ HẠT LỚN NHẤT DANH ĐỊNH

VỊ TRÍ CỦA CÁC LỚP BTN

LƯỢNG LỌT QUA SÀNG %

Lượng nhựa tính theo % cốt kiểu

40

31,5

25

20

15

10

5

2,5

1,25

0,63

0,315

0,14

0,071

Theo sàng ASTM (inch)

1(1/4)

1

3/4

5/8

1/2

5/16

No5

No10

No18

No35

No50

No100

No200

Theo sàng ASTM (mm)

31,5

25,0

19,0

16,0

12,5

8,0

4,0

2,0

1,0

0,5

0,3

0,16

0,075

Bê tông nhựa chặt (BTNC)

Hạt nhỏ BTNC 10

10

Lớp trên













100

95-100

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

6-11

5,5-6,5

Hạt nhỏ BTNC 15

15

Lớp trên hay lớp dưới










100

95-100

65-75

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

6-11

5,5-6,5

Hạt trung BTNC 20

20

Lớp trên hay lớp dưới







100

95-100

81-89

65-75

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

5-10

5,0-6,0

Hạt trung BTNC 25

25

Lớp dưới




100

95-100

-

76-84

60-70

43-57

31-44

22-33

16-24

12-18

8-13

5-10

5,0-6,0

BTN cát BTNC 5

5 (6)

Vỉa hè, làn xe đạp, thô sơ
















100

95-100

68-83

45-67

28-50

18-35

11-23

8-14

7,0-9,0

Bê tông nhựa rỗng (BTNR)

Hạt trung BTNR 25

25

Lớp dưới hay lớp móng trên




100

95-100

-

-

50-70

30-50

20-35

13-25

9-18

6-13

4-9

0-4

4,5-5,5

Hạt lớn BTNR 31,5

31,5

Lớp móng

100

95-100

75-95

-

55-75

40-60

25-45

15-35

-

5-18

4-14

3-8

0-4

4,0-5,0

Hạt lớn BTNR 40

40

Lớp móng

95-100

-

75-95

-

55-75

40-60

25-45

15-35

-

5-18

4-14

3-8

0-4

4,0-5,0

Ghi chú:

(*): Bỏ sàng lỗ tròn tiêu chuẩn gồm các sàng lỗ tròn từ 0.63 mm trở lên, sàng lỗ vuông từ 0,315 mm trở xuống

Lớp trên: Lớp trên của mặt đường bê tông nhựa 2 lớp (Wearing course)

Lớp dưới: Lớp dưới của mặt đường bê tông nhựa 2 lớp (Binder course)

Lớp móng trên: Phần trên của tầng móng (Base)

Lớp móng dưới: Phần dưới của tầng móng (Subbase)


2.1.3. Tùy theo chất lượng của vật liệu khoáng để chế tạo hỗn hợp, bê tông nhựa được phân ra hai loại: loại I và loại II. Bê tông nhựa loại II chỉ được dùng cho lớp mặt của đường cấp IV trở xuống; hoặc dùng các lớp dưới của mặt đường bê tông 2 lớp; hoặc dùng cho phần đường dành cho xe đạp, xe máy, xe thô sơ. Xem bảng II-2a.

2.1.4. Thành phần cấp phối các cỡ hạt của các loại bê tông nhựa phải nằm trong giới hạn quy định theo bảng II-1. Tuy nhiên đường cong của cấp phối thiết kế phải đều đặn. Tỷ lệ thành phần hai loại hạt kế cận nhau không được biến đổi từ giới hạn trên (dưới) đến giới hạn dưới (trên).

2.1.5. Hàm lượng nhựa tính theo % khối lượng của cốt liệu thô, tham khảo ở bảng II-1.

Để có hàm lượng nhựa tối ưu, cần phải làm các mẫu thí nghiệm với 3-4 hàm lượng nhựa thay đổi khác nhau từ 0,3- 0,5% chung quanh hàm lượng nhựa tham khảo.

Chọn hàm lượng nhựa sao cho hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng thỏa mãn các yêu cầu quy định ở bảng II-2a và II-2b.



2.2. Các chỉ tiêu cơ lý của các loại bê tông nhựa rải nóng phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng II-2a (BTNC) và II-2b (BTNR).

Bảng II-2a

Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa chặt (BTNC)

TT

Các chỉ tiêu

Yêu cầu đối với bê tông nhựa loại

Phương pháp thí nghiệm

I

II

a) Thí nghiệm theo mẫu nén hình trụ




1

Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích

15-19

15-21

Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa 22 TCN 62-84

2

Độ rỗng còn dư, % thể tích

3-6

3-6

3

Độ ngâm nước, % thể tích

1,5-3,5

1,5-4,5

4

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn

0,5

1,0

5

Cường độ chịu nén, daN/cm2, nhiệt độ

+) 20oC không nhỏ hơn

+) 50oC không nhỏ hơn

35

14


25

12



6

Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn

0,90

0,85

7

Hệ số ổn định nước, khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm; không nhỏ hơn

0,85

0,75

8

Độ nở, % thể tích, khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm, không lớn hơn

1,5

1,8

b) Thí nghiệm theo phương pháp Marshall (mẫu đầm 75 cú mỗi mặt)




1

Độ ổn định (Stability) ở 60oC, kN, không nhỏ hơn

8,00

7,50




2

Chỉ số dẻo quy ước (flow) ứng với

4,0

4,0




3

S = 8kN, mm, nhỏ hơn hay bằng

Thương số Marshall (Marshall Quotient)



Độ ổn định (Stability)




kN

Chỉ số dẻo quy ước (flow)




mm




min 2,0


max 5,0

min 1,8


max 5,0

AASHTO-T245 hoặc



4

Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 60oC, 24h so với độ ổn định ban đầu, % lớn hơn

75

75

ASTM-D1 559-95

5

Độ rỗng bê tông nhựa (Air voids)

3-6

3-6




6

Độ rỗng cốt liệu (Voids in mineral aggregate)

14-18

14-20




c) Chỉ tiêu khác




1

Độ dính bám vật liệu nhựa đối với đà

Khá

Đạt yêu cầu

QT thí nghiệm vật liệu nhựa đường 22 TCN 63-84

Ghi chú: Có thể sử dụng một trong hai phương pháp thí nghiệm a hoặc b.


Bảng II-2b

Yêu cầu các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa rỗng (BTNR)

TT

Các chỉ tiêu

Trị số quy định

Phương pháp thí nghiệm

1

Độ rỗng của cốt liệu khoáng chất, % thể tích không lớn hơn

24

Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa 22TCN 62-84

2

Độ rỗng còn dư, % thể tích

>6-10

3

Độ ngâm nước, % thể tích

3-9

4

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn

1,5

5

Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn

0,70

6

Hệ số ổn định nước, khi cho ngâm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn

0,6

III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT LIỆU ĐỂ CHẾ TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰA

3.1. Đá dăm

3.1.1. Đá dăm trong hỗn hợp bê tông nhựa được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi, từ xỉ lò cao không bị phân hủy.

Đối với bê tông nhựa loại II được dùng một phần cuội sỏi chưa xay theo quy định từ bảng III-1.

3.1.2. Không được dùng đá dăm xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.

3.1.3. Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thỏa mãn các quy định ở bảng III-1

Bảng III-1

Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm trong bê tông nhựa rải nhựa

Các chỉ tiêu cơ lý của đá

Lớp mặt

Lớp mỏng đá dăm đen

Phương pháp thí nghiệm

Lớp trên

Lớp dưới

Loại I

Loại II

1- Cường độ nén (daN/cm2) không nhỏ hơn













TCVN 1771, 1772-87 (lấy chứng chỉ từ nơi sản xuất đá)

a) Đá dăm xay từ đá mắcma và đá biến chất

1000

800

800

600

b) Đá dăm xay từ đá trầm tích

800

600

600

600

2- Độ ép nát (nén đập trong xi lanh) của đá dăm xay từ cuội sỏi không lớn hơn, %

8

12

12

16

TCVN 1771, 1772-87

3- Độ ép nát của đá dăm xay từ xỉ lò cao:

+) Loại


+) Không lớn hơn, %

1

15


2

25


2

25


3

35



4- Độ hao mòn LosAngeles (LA), không lớn hơn, %

25

35

35

45

AASHTO-T96

5- Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không nhỏ hơn

100

80

80

70

Bằng mắt

6- Tỷ số nghiền của cuội sỏi

Rc = Dmin/dmax không nhỏ hơn



4

4

4

4

Bằng mắt kết hợp với xác định bằng sàng

Ghi chú:

- Dmin: Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay;

- dmax: cỡ lớn nhất của viên đá đã xay ra được

- Móng đá dăm đen dùng để so sánh với phương án kết cấu móng đá gia cố xi măng.



3.1.4. Lượng đá dăm mềm yếu và phong hóa không được vượt quá 10% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp trên và không quá 15% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp dưới. Xác định theo TCVN 1771, 1772-87.

3.1.5. Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. Xác định theo TCVN 1771, 1772-87.

3.1.6. Trong cuội sỏi xay không được quá 20% khối lượng là loại đá gốc silic.

3.1.7. Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá. Xác định theo TCVN 1771, 1772-87.

3.1.8. Trước khi cân đong sơ bộ để đưa vào trống sấy, đá dăm cần phải được phân loại theo các cỡ hạt:

- Đối với bê tông nhựa hạt nhỏ, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 10-15 mm và 5-10mm.

- Đối với bê tông nhựa hạt trung, phân ra ít nhất 3 cỡ hạt 15-20 (25) mm; 10-15mm và 5-10mm.

- Đối với bê tông nhựa hạt lớn, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 20(25) - 40mm và 5-20 (25)mm




tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương