TIÊu chuẩn ngành 14tcn 141: 2005



tải về 0.5 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.5 Mb.
#27665
  1   2   3   4   5   6
TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 141:2005

QUY PHẠM ĐO VẼ MẶT CẮT, BÌNH ĐỒ ĐỊA HÌNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI


Các tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000
(Ban hành kèm theo quyết định số 374/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi ứng dụng

Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ địa hình công trình thủy lợi được sử dụng để thành lập tài liệu địa hình tỷ lệ 1/200 ÷ 1/5000 trong các công trình thủy lợi ở Việt Nam.



1.2. Hệ cao tọa độ

1.2.1. Hệ tọa độ

Tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 22-2002.



1.2.2. Hệ cao độ

Tuân theo tiêu chuẩn 14TCN 102-2002.



1.3. Ký hiệu biểu thị

Ký hiệu biểu thị các nội dung trên mặt cắt địa hình và các bình đồ địa hình phải tuân theo quy phạm 96TCN31-91 “Kí hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1:25000” và các tiêu chuẩn ngành (14TCN) có liên quan.



1.4. Nội dung biểu thị  

1.4.1. Mặt cắt địa hình

Mặt cắt dọc và ngang trong các công trình thủy lợi phải biểu thị được các yếu tố sau:

1. Sự biến đổi liên tục, đột biến của địa hình;

2. Miêu tả hình dạng kích thước của công trình thủy lợi (kênh, đập, các công trình trên kênh, hệ thống điều tiết…);

3. Thể hiện mối tương quan giữa hình dáng kích thước công trình và hình dạng kích thước địa hình tự nhiên tuân theo quy định kích thước bản vẽ thủy lợi hiện hành.

1.4.2. Bình đồ địa hình

Bình đồ địa hình trong các công trình thủy lợi phải biểu thị được các yếu tố sau:

1. Biểu diễn đầy đủ hiện trạng của bề mặt tự nhiên, các công trình xây dựng công cộng (các công trình giao thông, dân cư…) ở các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng;

2. Biểu diễn sự diễn biến của bề mặt địa hình, địa vật;

3. Biểu diễn mối tương quan giữa các yếu tố được biểu diễn trên bình đồ qua hệ cơ sở toán học chính xác theo những tỷ lệ thích hợp theo yêu cầu.

1.5. Các phương pháp đo vẽ mặt cắt và bình đồ

1.5.1. Các phương pháp đo vẽ mặt cắt

Tùy theo yêu cầu và tính chất của địa hình, địa vật trong khu dự án, các phương pháp được sử dụng gồm:

1. Phương pháp toàn đạc (toàn đạc qua máy quang cơ, toàn đạc qua máy điện tử);

2. Phương pháp ảnh số qua mô hình 3D.



1.5.2. Các phương pháp đo vẽ bình đồ

Được sử dụng các phương pháp thành lập bình đồ sau:

1. Phương pháp toàn đạc qua máy quang cơ, và toàn đạc qua máy điện tử;

2. Phương pháp bàn đạc tự động;

3. Phương pháp ảnh số (ảnh chụp mặt đất, ảnh chụp hàng không).

1.6. Cơ sở toán học và độ chính xác đo vẽ mặt cắt, bình đồ

1.6.1. Mặt cắt và bình đồ tỷ lệ lớn được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình UTM Elipsoid WGS 84 hệ tọa độ VN2000.

1.6.2. Tọa độ các điểm khống chế trắc địa phải được tính toán ở múi 30. Nếu kinh tuyến trung ương lệch về một phía của phạm vi đo vẽ trên 40km thì được chọn kinh tuyến giữa đi qua trung tâm khu vực công trình.

1.6.3. Khi diện tích khu dự án F  20km2 và nằm cách xa các mốc trắc địa nhà nước thì được phép sử dụng hệ tọa độ độc lập theo bản đồ 1:50 000 lưới chiếu UTM. Khi có điều kiện phải chuyển về hệ VN2000.

1.7. Kích thước khung bản vẽ

1.7.1. Mặt cắt

Theo quy định kích thước bản vẽ thủy lợi hiện hành.



1.7.2. Bình đồ

1. Khu vực có diện tích F20 km2

Kích thước chung của mỗi mảnh tuân theo quy phạm 96TCN43-90 “Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500 ÷ 1:5000- Phần ngoài trời”.

2. Khu vực có diện tích F<20km2

Kích thước khung của mỗi mảnh được chia và đánh số theo tọa độ ô vuông với kích thước khung là 60x60cm khi đo vẽ bình đồ 1:5000, 50x50cm khi đo vẽ bình đồ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000.

1.8. Khoảng cao đều của đường bình độ

Khoảng cao đều cơ bản của đường bình độ phụ thuộc vào độ dốc của địa hình và tỷ lệ đo vẽ bình đồ, quy định ở bảng 1.



Bảng 1: Khoảng cao đều đường bình độ

Độ dốc địa hình

Khoảng cao đều (m) đối với các tỷ lệ bản đồ

1:200

1:500

1:1000

1:2000

1:5000

Vùng đồng bằng, mặt phẳng có độ dốc  20

0,25

0,5


0,25

0,5


0,25

0,5


0,5

1,0


0,5

1,0


Vùng trung du, đồi thấp có độ dốc 20<≤60

0,25

0,5


0,5

0,5

1,0


0,5

1,0


2,0

1,0

2,0


Vùng núi tiếp giáp 60<≤150

0,5

1,0


1,0

1,0

2,0

2,0

Vùng núi cao >150

1,0

1,0

1,0

2,0

2,5

5,0


1.9. Các cấp khống chế trắc địa đo vẽ mặt cắt, bình đồ

1.9.1. Lưới khống chế Nhà nước

Lưới không chế mặt bằng, cao độ từ hạng I, II, III, IV.



1.9.2. Lưới khống chế cơ sở:

1. Lưới giải tích 1,2, lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2.

2. Lưới cao độ kỹ thuật.

1.9.3. Lưới khống chế đo vẽ

1. Lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, bàn đạc, giao hội.

2. Lưới cao độ kinh vĩ, cao độ lượng giác.

Trường hợp tại khu vực không có lưới nhà nước, cho phép giả định, tùy theo độ chính xác có thể chỉ xây dựng các lưới khống chế cơ sở, lưới khống chế đo vẽ, phục vụ cho quá trình đo vẽ bình đồ mặt cắt.



1.10. Mật độ điểm khống chế

Mật độ điểm khống chế nhà nước, khống chế cơ sở tuân theo quy định của quy phạm 96TCN 43-90 và 14TCN 116-1999.



1.11. Độ chính xác

1.11.1. Sai số vị trí điểm khống chế mặt bằng của lưới đo vẽ sau khi bình sai so với điểm khống chế trắc địa cơ sở gần nhất ≤ 0,2mm trong vùng quang đãng, và ≤ 0,3mm trong vùng cây cối rậm rạp tính theo tỷ lệ bình đồ.

1.11.2. Sai số điểm khống chế độ cao đo vẽ sau khi bình sai so với điểm cao độ cơ sở gần nhất ≤ 1/4h khi ở vùng bằng phẳng và ≤ 1/3h khi ở vùng núi (h là khoảng cao đều đường bình độ).

1.11.3. Sai số trung bình vị trí địa vật cố định so với điểm khống chế đo vẽ gần nhất ≤0,4mm trên bình đồ ở vùng quang đãng, và ≤ 0,5mm ở vùng rậm rạp.

Trong khu thành phố, khu công nghiệp, sai số vị trí điểm cố định ≤ 0,4mm trên bình đồ.



1.11.4. Sai số vị trí điểm mặt cắt dọc, ngang đều được qui định là ≤ 0,2mm.M, trong đó M là mẫu số tỷ lệ đo vẽ mặt cắt.

1.11.5. Sai số cao độ của các điểm mặt cắt ≤ 1/4h (h là khoảng cao đều đường bình độ).

1.11.6. Sai số trung phương đo vẽ dáng đất so với điểm khống chế độ cao gần nhất được tính theo khoảng độ cao đều cơ bản, không vượt quá quy định ở bảng 2

Bảng 2: Sai số trung phương đo vẽ dáng đất

Tỷ lệ bình đồ

Độ dốc địa hình

Sai số trung phương đo vẽ dáng đất tính theo tỷ lệ của h

1:200

1:500

1:1000

1:2000

1:5000

Từ 00÷20

1/4

1/4

1/4

1/4

1/4

Từ 20÷60

1/4

1/3

1/3

1/3

1/3

Từ 60 ÷150

1/4

1/3

1/3

1/2

1/2

> 150

1/4

1/3

1/2

1/2

1/2

1.12. Nội dung của mặt cắt, bình đồ

1.12.1. Nội dung của mặt cắt

1. Trên mặt cắt dọc, ngang phải biểu diễn những yếu tố sau:

a) Vị trí các điểm đầu, ngoặt và cuối của mặt cắt: Trường hợp mặt cắt ngang không có định vị theo tọa độ, vị trí mặt cắt ngang được định vị theo phương và vị trí trên cắt dọc;

b) Các điểm đặc trưng của địa hình: cao, thấp, yên ngựa, chỗ xói lở, bằng phẳng…;

c) Các điểm và hình dáng hiện vật: bờ, lòng, sườn kênh, sông núi, nhà dân, khu dân cư, khu công nghiệp, bãi tha ma…;

d) Các góc liên kết giữa các yếu tố của cắt dọc, ngang.

2. Kí hiệu biểu diễn trên cắt dọc, ngang phải tuân theo quy phạm 96TCN31-91

1.12.2. Nội dung của bình đồ địa hình

Trên bình đồ phải biểu thị các yếu tố sau:

1. Điểm khống chế trắc địa: quốc gia, cơ sở và đo vẽ;

2. Thủy hệ và các công trình phụ thuộc trong hệ thống thủy lợi hiện có;

3. Hệ thống đường giao thông và thiết bị phụ thuộc;

4. Điểm dân cư, ranh giới khu dân cư đô thị;

5. Địa vật kinh tế, xã hội;

6. Dáng đất;

7. Thực vật;

8. Ranh giới và tường rào;

9. Địa danh và các ghi chú cần thiết.

Khi biểu thị địa hình, địa vật trên bình đồ phải tuân theo quy phạm 96TCN31-91

Độ chính xác biểu thị địa vật địa hình tuân theo điều 1.11. Diện tích trồng trọt và các khu đất có diện tích từ 20mm2 trở lên theo tỷ lệ bình đồ đều phải biểu diễn theo hình dáng cụ thể.

Sông ngòi, mương, đường… có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm thì vẽ một nét, từ 0,5mm trở lên thì vẽ 2 đường nét phân biệt. Nếu kích thước của kí hiệu lớn hơn kích thước thu nhỏ của địa vật (như nhà, chùa, cột báo giao thông đường bộ, đường thủy…) thì đặt ký hiệu vào tâm của địa vật.



1.13. Biểu diễn các điểm khống chế trắc địa

1.13.1. Các điểm khống chế tam giác, đường chuyền cao độ các hạng nhà nước được biểu diễn theo quy định của quy phạm 96TCN 43-90 “Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1/500 ÷ 1/5000”.

1.13.2. Các điểm khống chế cơ sở và đo vẽ: Tất cả các điểm đúc mốc bê tông phải ký hiệu hình vuông, mỗi chiều 3mm. Các điểm đóng cọc thì ký hiệu hình tròn với đường kính 2mm.

1.13.3. Khi vị trí giữa điểm khống chế và địa vật gần nhau, phải ưu tiên biểu diễn điểm khống chế.

1.14. Biểu diễn địa hình và địa vật

Biểu diễn địa hình và địa vật tuân theo quy định của quy phạm 96TCN43-90. Trong các công trình thủy lợi, còn quy định cụ thể thêm một số nội dung sau:



1.14.1. Tất cả các công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông đều phải ghi kích thước (rộng, dài, đường kính ), cao độ trên công trình và đáy công trình;

1.14.2. Tất cả các hệ thống thủy lợi kênh mương đều phải vẽ ở 2 dạng:

1. Theo tỷ lệ bình đồ khi độ rộng ≥ 0,5 mm trên bình đồ;

2. Theo ký hiệu khi độ rộng < 0,5mm trên bình đồ.

1.14.3. Dọc theo tuyến công trình như khu đầu mối dọc theo kênh, ống dẫn nước… phải lấy mật độ điểm mia (điểm cao độ) dày hơn 1,5 lần quy phạm 96TCN43-90.

1.14.4. Loại đất và chất liệu đất biểu thị theo trạng thái bề mặt và phân loại: đá, sỏi, cát, bùn, sét và các yếu tố chuyên ngành khi có yêu cầu.

1.14.5. Thông thường mảnh bình đồ đã quy định hướng trục tọa độ x theo hướng bắc, trục y theo hướng đông, trong trường hợp giả định tọa độ, phải đo la bàn xác định phương vị với độ chính xác đến 60’’ và đánh dấu hướng bắc hoặc nam theo quy định.

1.15. Đánh giá chất lượng bình đồ, mặt cắt

Căn cứ vào giá trị chênh lệch về vị trí và cao độ của các địa vật trên bình đồ, mặt cắt khi kiểm tra và tiếp biên để đánh giá độ chính xác của bình đồ và mặt cắt.

Giá trị chênh lệch cho phép không được quá 2 lần trị số cho phép qui định ở điều 1.11. Số lượng điểm có sai số trong phạm vi cho phép phải ≤ 10% tổng số điểm kiểm tra.

1.16. Thuật ngữ

1.16.1. Bình đồ địa hình tỷ lệ lớn trong xây dựng công trình thủy lợi, là bình đồ địa hình có tỷ lệ từ 1:200 ÷ 1:5000

1.16.2. Mặt cắt địa hình: là tiết diện địa hình được tạo bởi các tuyến theo chiều dọc, ngang công trình.

1. Mặt cắt dọc được đo theo tuyến tim công trình như tuyến đập chính, phụ, tuyến tràn, tuyến cống, kênh và các công trình trên kênh. Tính theo dòng nước chảy, cắt dọc đập vẽ từ bờ tả sang bờ hữu; cống, tràn vẽ từ thượng lưu xuống hạ lưu, tuyến kênh tưới vẽ từ đầu mối xuống cuối kênh, kênh tiêu vẽ từ đầu nguồn tiêu về đầu mối.

2. Mặt cắt ngang vẽ theo phương vuông góc với phương cắt dọc. Chiều vẽ: từ trái sang phải theo chiều tiến của cắt dọc.

1.16.3. Khoảng cao đều đường bình độ là khoảng chia đều theo chiều cao để vẽ đường bình độ cơ bản. Khoảng cao đều thường chia 0,25m; 0,5m; 1m; 2m; 2,5m; 5m… được ký hiệu là h.

1.16.4. Kí hiệu địa hình, địa vật theo tỷ lệ là ký hiệu quy ước trong quy phạm 96TCN31-91 theo kích thước thu nhỏ tỷ lệ bình đồ của đối tượng địa hình, địa vật.

1.16.5. Kí hiệu địa hình, địa vật phi tỷ lệ là ký hiệu quy ước, theo quy phạm 96TCN31-91 nhưng phóng to hơn kích thước thu nhỏ của đối tượng địa hình, địa vật nhằm nhận biết rõ qua mắt người trên bình đồ (≥0,2mm)

1.16.6. Đo ảnh lập thể mặt đất là sử dụng các máy toàn năng hoặc giải tích, đo vẽ địa hình qua các tấm ảnh chụp lập thể từ trạm máy ảnh đặt trên mặt đất.

1.16.7. Đo ảnh lập thể không ảnh là sử dụng các máy toàn năng hoặc giải tích (mô hình số) đo vẽ địa hình qua các tấm ảnh chụp từ máy bay xuống mặt đất.

1.16.8. Bình đồ ảnh số là nền ảnh số đã được nắn bằng phương pháp nắn ảnh đơn hoặc nắn ảnh trục giao có độ chính xác hình học như bình đồ địa hình cùng tỷ lệ.

1.16.9. Không gian chết trong ảnh là không gian bi che khuất khi chụp ảnh, khống thể lập thể mô hình để đo vẽ được bình đồ.

1.16.10. Tạo công việc (project) là tạo ra trong máy một môi trường và các điều kiện cần thiết cho khu đo vẽ, chính là quá trình khai báo và nhập vào máy tính các thông số kỹ thuật cần thiết. Chương trình trong máy tính sẽ sắp xếp các thông số này trong các tệp tin dữ liệu và các thư mục làm việc thích hợp.

1.17. Các tiêu chuẩn trích dẫn

- 96TCN 43-90 – Quy phạm “Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 ÷1/5000”

- 96TCN 31-91 - Quy phạm “Kí hiệu quy ước thành lập bản đồ địa hình từ 1/500 ÷1/25 000”

- 14TCN 116-1999 – Thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.

- 14TCN 22-2002 - Quy phạm khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thủy lợi.

- 14TCN102-2002 - Quy phạm khống chế mặt bằng cơ sở trong các công trình thủy lợi.

- 14TCN40-2002 - Quy phạm đo kênh và xác định tim công trình trên kênh.

2. PHƯƠNG PHÁP TOÀN ĐẠC QUA CÁC MÁY QUANG CƠ

2.1. Phạm vi ứng dụng:

Phương pháp toàn đạc sử dụng các máy quang cơ áp dụng thuận lợi cho việc đo vẽ bình đồ, mặt cắt ở những vùng có diện tích không lớn, thường có độ dốc 60250 trong các công trình thủy lợi và xây dựng. Khi độ dốc > 250 thường sử dụng phương pháp đo ảnh lập thể mặt đất và không ảnh.



2.2. Máy đo vẽ

Máy đo vẽ là các máy toàn đạc tự động quang cơ hoặc các máy kinh vĩ cơ học. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo phụ lục A của tiêu chuẩn 14TCN 40-2002.



2.3. Lưới không chế đo vẽ

Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng qua các tuyến đường chuyền kinh vĩ hoặc toàn đạc xuất phát và khép kín từ các điểm khống chế cơ sở.



2.4. Quy định kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc.

2.4.1. Đường chuyền toàn đạc phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật quy định ở bảng 3

Bảng 3: Các yếu tố kỹ thuật về chiều dài đường chuyền

Tỷ lệ đo vẽ

Chiều dài đường chuyền (m)

Chiều dài cạnh của đường chuyền (m)

Số cạnh tối đa trong đường chuyền

1:200

100

30÷50

3

1:500

200

50÷100

4

1:1000

300

50÷100

6

1:2000

600

100÷150

8

1:5000

1200

100÷200

10

2.4.2. Cạnh đo: qua lưới chỉ, phải đo đi và đo về; đọc đến 0,1m. Sai số chênh lệch giữa đo đi và về: s/s ≤ 1/300.

2.4.3. Góc đo:

1. Góc bằng của đường chuyền đo một lần bằng phương pháp toàn vòng, đọc đến 6’’;

2. Góc đứng đo qua dây giữa, đọc thuận và nghịch qua 2 đầu điểm đo với sai số cao độ ≤ 0,04m trên 100m chiều dài cạnh.

Khi đó vẽ bình đồ 1/200 1/500 cạnh phải đo bằng thước thép với vạch khắc đến 1mm.



2.4.4. Sai số khép của đường chuyền toàn đạc không được vượt quá giá trị tính theo công thức sau:

1. Sai số khép góc đường chuyền:

f ≤ ±1’

Trong đó: n- số góc của đường chuyền;

2. Sai số khép độ dài của tuyến đường chuyền:

fs= L/400

Trong đó:

L – chiều dài đường chuyền tính bằng m;

n – số cạnh trong đường chuyền

2.5. Quy định kỹ thuật của điểm giao hội

Trong trường hợp xây dựng tuyến đường chuyền phức tạp, nên áp dụng các phương pháp giao hội, giải tích: phía trước, sau, bên cạnh.



2.5.1. Góc giao hội 300≤  ≤1200

2.5.2. Cạnh giao hội Si ≤ 2S0, trong đó S0 – độ dài cạnh quy định trong bảng 3.

2.6.  Đo vẽ bình đồ:

2.6.1.  Kỹ thuật quá trình đo vẽ

1. Đo vẽ bằng phương pháp toàn đạc qua các máy quang cơ được thực hiện như sau:

a) Đo góc theo 2 trị số: góc ngang (), góc đứng ();

b) Đo cạnh qua dây chỉ:

c) Vị trí các điểm được xác định theo phương pháp tọa độ cực.

2. Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá các giá trị nêu trong bảng 4.

3. Khi đo vẽ tại trạm đo phải định hướng đến 2 điểm khống chế đã biết. Khi kết thúc trạm máy phải kiểm tra lại qua một điểm khống chế đã biết. Sai số định hướng ≤60’’ và sai số cao độ ≤1/4h (h là khoảng cao đều cơ bản).

2.6.2. Sơ đồ miêu tả

Phương pháp toàn đạc dùng máy quang cơ khi vẽ bình đồ cần thiết phải lập sơ đồ miêu tả thực địa chi tiết. Nội dung miêu tả gồm các nội dung sau:

1. Thể hiện các điểm định hướng, các điểm khống chế;

2. Lập sơ đồ dáng đất, tương quan địa vật định hướng và địa vật đo vẽ, ghi chú các điểm đặc trưng trong địa hình, địa vật;

3. Tỷ lệ sơ đồ miêu tả xấp xỉ tỷ lệ bình đồ cần thành lập. Chuyển số liệu đo lên bản vẽ phải được thực hiện sau mỗi ngày kết thúc để tránh nhầm lẫn. Vì điều kiện khó khăn thì không quá 2 ngày phải đưa lên bản vẽ.

Bảng 4: Khoảng cách từ máy đến mia (điểm đo)

Tỷ lệ đo vẽ

Khoảng cao đều (m)

Khoảng cách giữa các điểm mia (m)

Khoảng cách từ máy đến mia khi đo vẽ

Dáng đất (m)

Ranh giới địa vật (m)

1/100 ÷1/200

0.25

0.50


1÷1.5

1÷2


20

10

1/500

0.5

1.0


5÷10

50

100


40

50


1/1000

0.5

1.0


2.0

10÷15

20

20



100

150


150

80

80

100



1/2000

0.5

1.0


2.5

30

30÷40


40

150

200


200

100

100


100

1/5000

1.0

2.0


2.5

50

50÷80


100

300

350


350

150

150


150

2.6.3. Vẽ bình đồ

Số liệu từ số gốc được đưa lên bản vẽ theo 2 cách, tùy thuộc vào trang thiết bị của cơ quan tiến hành.

1. Cách thứ nhất: Nếu cơ quan chỉ có thước đo độ (phải khắc đến 15’) và thước đo chiều dài khắc đến mm, tiến hành đưa điểm khống chế qua tọa độ, đưa điểm đo vẽ qua thước đo độ và thước đo chiều dài. Sau đó tổng hợp với sơ đồ mô tả, tiến hành vẽ địa hình, địa vật.

2. Cách thứ hai: Nếu cơ quan có máy triển khai tọa độ, việc đưa các điểm khống chế và điểm chi tiết được tiến hành qua tọa độ x,y và cao độ h. Sau đó kết hợp với sơ đồ miêu tả, tiến hành vẽ địa hình, địa vật.




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương