TIÊu chuẩn ngành 10tcn 425: 2000



tải về 23.68 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích23.68 Kb.
#20781
TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 425:2000

GẠO XÁT


PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TRẮNG TRONG, TRẮNG BẠC VÀ ĐỘ TRẮNG BẠC

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạo xát và quy định phương pháp xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc1.



1. ĐỊNH NGHĨA

Các thuật ngữ và định nghĩa dùng trong tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

1.1. Hạt gạo trắng trong là hạt gạo xát hoàn toàn trong không có một vệt trắng bạc nào ở nội nhũ.

1.2. Hạt gạo trắng bạc là hạt gạo có những vết trắng bạc xuất hiện ở phần nội nhũ. Tùy thuộc vào vị trí vết bạc trên nội nhũ mà chia thành: bạc bụng, bạc lưng và bạc lòng.

 Hạt bạc bụng là hạt gạo có vết bạc ở cùng phía với phôi.

 Hạt bạc lưng là hạt gạo có vết bạc ở phía lưng đối diện với phôi.

 Hạt bạc lòng (bạc giữa) là hạt gạo có vết bạc ở phần giữa nội nhũ.

1.3. Điểm trắng bạc và độ trắng bạc dùng để đánh giá và phân loại mức độ trắng bạc giữa các giống hoặc các lô gạo được phân tích.



2. LẤY MẪU THỬ

Lấy mẫu gạo xát theo TCVN 5451-1991 (ISO 950-1979)

Lấy mẫu hạt nguyên theo TCVN 1643-1992.

3. DỤNG CỤ

Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g

Dụng cụ đo độ trắng bạc

Hộp đựng mẫu

Khay nhỏ có thể đựng khoảng 50g – 100g gạo

4. TIẾN HÀNH THỬ

4.1. Xác định tỷ lệ trắng trong, trắng bạc

4.1.1. Xác định tỷ lệ trắng trong

Trộn đều mẫu hạt gạo xát nguyên vẹn bằng phương pháp đường chéo để chia mẫu gạo thành các mẫu phân tích và mẫu lưu. Từ mẫu phân tích cân 50g, mỗi mẫu tiến hành hai lần song song. Dàn đều lượng mẫu đã cân trên mặt dụng cụ xác định độ trắng bạc (gồm một mặt kính mầu, bên dưới có dọi đèn điện). Chọn những hạt hoàn toàn trắng trong từ mẫu hạt gạo nguyên và cân khối lượng. Phần còn lại là hạt trắng bạc.

Tỷ lệ trắng trong được tính bằng phần trăm theo khối lượng trên hạt gạo nguyên theo công thức:



Tỷ lệ hạt trắng trong (%)

=

Khối lượng hạt trắng trong

x 100

Khối lượng hạt nguyên

4.1.2. Xác định tỷ lệ trắng bạc

Tỷ lệ hạt trắng bạc (%) = 100% - tỷ lệ hạt trắng trong (%)



4.2. Xác định điểm trắng bạc và độ trắng bạc

4.2.1. Xác định số điểm trắng bạc

Từ mẫu trung bình tiến hành chia mẫu theo phương pháp đường chéo và lấy ra 100 hạt nguyên vẹn. Sau đó dàn đều hạt trên mặt kính màu của dụng cụ đo độ trắng bạc và tiến hành phân loại theo thang điểm 6 mức từ 0 đến 5 được mô tả như sau:

Thang điểm

Mô tả hạt gạo xát

Phần diện tích hạt bị trắng bạc (%)

0

Hạt hoàn toàn trong (không có vết bạc nào)

Không

1

Hạt bạc rất nhỏ

< 10

2

Hạt hơi bạc

10 – 20

3

Hạt bạc trung bình

21 – 35

4

Hạt bạc

36 – 50

5

Hạt rất bạc

> 50

Đếm và ghi lại số hạt được phân theo từng mức điểm khác nhau, từ đó tính điểm trắng bạc trung bình cho mẫu gạo theo công thức sau:

Trong đó:

X: Điểm trắng bạc trung bình

S0, S1, S2, S3, S4, S5 là số hạt tương ứng với các mức điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5

4.2.2. Xác định độ trắng bạc

Từ điểm trắng bạc trung bình thu được, đánh giá độ trắng bạc của mẫu gạo dựa theo sự phân loại sau:



Phân loại độ trắng bạc

Điểm trắng bạc trung bình

Hạt hơi bạc

< 1,0

Bạc trung bình

1,0 – 1,5

Bạc

1,6 – 2,0

Rất bạc

> 2,0

* Ví dụ: Chọn 100 hạt gạo xát nguyên vẹn và sau khi tiến hành phân loại đã thu được số hạt ở các mức điểm khác nhau như sau:

Thang điểm

Số hạt

Tổng số điểm từng mức

0

59

0

1

5

5

2

4

8

3

6

18

4

11

44

5

15

75

Tổng số

100

150

Vì vậy điểm trắng bạc trung bình của giống gạo này là 150 : 100 = 1,50

Dựa theo điểm bảng phân loại, giống gạo trên có độ trắng bạc thuộc loại: bạc trung binh.



1 Ban hành kèm theo quyết định số: 57/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 5 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.


tải về 23.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương