TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 322: 1998


A.1.2 Yêu cầu đối với môi trường



tải về 1.69 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.69 Mb.
#38960
1   2   3   4   5   6   7   8   9

5.A.1.2 Yêu cầu đối với môi trường:

(1) Ẩm độ và không khí:

- Môi trường phải luôn luôn giữ đủ ẩm để đáp ứng nhu cầu về nước cho hạt nảy mầm. Tuy nhiên lượng ẩm không nên quá mức cần thiết làm hạn chế sự thông khí. Lượng nước ban đầu cần để giữ ẩm là phụ thuộc vào loại vật liệu dùng để đặt nảy mầm, kích thước của hạt giống và yêu cầu về nước của loài cây trồng. Cần tránh phải cho thêm nước về sau vì sẽ làm tăng sự khác nhau giữa các lần nhắc lại, nhưng phải chú ý để môi trường không bị khô và đủ nước liên tục trong thời gian thử nghiệm.

- Khi dùng phương pháp đặt nảy mầm giữa giấy hoặc đặt trong cát, trong đất phải chú ý không nén cát, không cuộn giấy hoặc buộc chặt quá để đảm bảo đủ không khí cho hạt nảy mầm.

(2) Nhiệt độ:

Điều kiện nhiệt độ khi đặt nảy mầm đối với từng loài cụ thể được qui định ở bảng 5.A và phải được đo tại nơi đặt hạt. Nhiệt độ này phải đồng đều ở trong tủ nảy mầm, buồng nảy mầm hoặc phòng nảy mầm. Nếu không có điều kiện trang bị các thiết bị để đặt nảy mầm như qui định thì có thể dùng nguồn nhiệt từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo nhưng phải đảm bảo mức nhiệt độ như qui định.

Tùy theo điều kiện thực tế của mẫu thử mà có thể lựa chọn một trong các mức nhiệt độ qui định ở bảng 5.A.

Nếu mẫu được đặt ở điều kiện nhiệt độ thay đổi liên tục thì mức nhiệt độ thấp cần giữ trong 16 giờ, mức nhiệt độ cao trong 8 giờ.

(3) Ánh sáng:

Ánh sáng nói chung là cần thiết để cây mầm phát triển tốt và dễ giám định. Vì vậy nên đặt nảy mầm ở điều kiện ánh sáng tự nhiên hoặc phải chiếu sáng bằng nguồn nhân tạo. Các cây mầm mọc trong tối thường có màu vàng và trắng, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, một số khuyết tật như thiếu diệp lục tố thường không phát triển được.

Tuy nhiên, đối với những loài thường thích ứng nảy mầm trong bóng tối thì khi tiến hành thử nghiệm không cần điều kiện ánh sáng.

5.A.2. Các phương pháp đặt nảy mầm:

(1) Phương pháp dùng giấy:

- Phương pháp đặt trên bề mặt giấy (top of paper):

Hạt được đặt trên bề mặt của một hoặc của vài lớp giấy đã thấm đủ nước ...Sau đó đặt vào thiết bị ủ mầm Jacobsen, hoặc đặt vào đĩa petrie có nắp đậy hoặc cho vào túi ni-lon để tránh bốc hơi nước, rồi đưa vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm .

- Phương pháp đặt giữa giấy (between paper):

Hạt được đặt nảy mầm giữa 2 lớp giấy đã thấm đủ nước, để phẳng hoặc phải gấp mép, hoặc phải cuộn lại rồi cho vào túi ni-lon và đặt vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm, giữ ở vị trí thẳng đứng. .

- Phương pháp đặt trong giấy gấp (pleated paper):

Hạt được đặt trong các ngăn của một dải giấy gấp nếp như kiểu đàn accordeon, đặt vào trong khay, rồi đưa vào tủ nảy mầm hoặc buồng nảy mầm.

(2) Phương pháp dùng cát:

- Phương pháp đặt trên cát (top of sand)

Hạt được đặt đều và ấn nhẹ vào trong bề mặt cát .

- Phương pháp đặt trong cát (in sand):

Hạt được đặt trong một lớp cát dày, đủ ẩm và được phủ bằng 1 lớp cát khác, đủ ẩm và dày khoảng 10-20 mm tùy theo kích thước của hạt. Để đảm bảo sự thông khí được tốt, trước khi đặt hạt nên cào lớp cát ở đáy cho thật xốp.

Cát có thể dùng thay cho giấy khi cần giám định các mẫu bị nhiễm bệnh nặng hoặc để kiểm tra lại kết quả trong những trường hợp nghi ngờ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như vậy thì dùng đất vẫn là môi trường thích hợp nhất.

(3) Phương pháp dùng đất:

Đất thường được dùng làm môi trường nảy mầm trong các trường hợp như: Khi các cây mầm có triệu chứng nhiễm độc hoặc khi việc giám định các cây mầm trong môi trường giấy hoặc cát vẫn còn nghi ngờ.



5.A.3. Các biện pháp xử lý phá ngủ:

- Bảo quản khô:

Đối với những loài có trạng thái ngủ nghỉ ngắn thì chỉ cần bảo quản mẫu ở nơi khô ráo trong một thời gian ngắn.

- Làm lạnh: Các mẫu nhắc lại được đặt tiếp xúc với giá thể ẩm và giữ ở nhiệt độ thấp trước khi đặt ở điều kiện nhiệt độ như qui định ở bảng 5A.

Các hạt cây trồng nông nghiệp thường được để ở nhiệt độ 5 - 10 oC trong 7 ngày .

- Sấy khô: Các mẫu nhắc lại được sấy khô ở nhiệt độ 30 - 35 oC trong thời gian tối đa là 7 ngày trước khi đặt ở nhiệt độ nảy mầm qui định.

Đối với một số loài nhiệt đới, nhiệt độ sấy có thể là 40 - 45 oC (chẳng hạn như : lạc £ 40 oC, lúa £ 50 oC).

- Chiếu sáng: Mẫu được chiếu sáng 8/24 giờ tương ứng với thời gian của nhiệt độ cao khi hạt được đặt nảy mầm theo chế độ nhiệt độ thay đổi.

- KNO3 (0,2%): Dùng dung dịch KNO3 0,2 % để làm ẩm giá thể thay cho nước.

- Axit giberelic (GA3): Dung dịch GA3 (0,05%) được dùng để làm ẩm giá thể thay cho nước. Khi hạt ngủ nghỉ ít thì có thể dùng nồng độ 0,02%; khi hạt ngủ nghỉ nhiều thì dùng nồng độ cao hơn nhưng không được quá 0,1 % .



5.A.4. Các biện pháp xử lý hạt cứng:

- Ngâm nước: Ngâm hạt trong nước 24 - 48 giờ, sau đó đặt nảy mầm như qui định.

- Xử lý bằng cơ học: Dùng các dụng cụ thích hợp để chọc thủng vỏ hạt hoặc cắt, mài vỏ hạt ở phần không có phôi để kích thích cho hạt nảy mầm.

- Xử lý bằng Axit: Ngâm hạt trong dung dịch Axit H2SO4 hoặc HNO3 có nồng độ 0,2% trong một thời gian thích hợp, sau đó rửa sạch hạt trước khi đặt nảy mầm.

Đối với lúa, sau khi sấy khô ở nhiệt độ 45 - 50 oC có thể ngâm hạt bằng dung dịch HNO3 có nồng độ 0,2% trong 24 giờ.

5.A.5. Thử nghiệm lại:

(a) Khi nghi ngờ hạt đang ở trạng thái ngủ nghỉ thì phải tiến hành biện pháp xử lý phá ngủ như qui định ở bảng 5.A. Sau khi thử nghiệm lại thì kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

(b) Khi các kết quả của phép thử không đáng tin cậy do bị nhiễm độc hoặc do nấm và vi khuẩn tấn công thì phải làm lại thử nghiệm bằng cách dùng các phương pháp khác được qui định ở bảng 5.A hoặc có thể đặt trong cát, trong đất. Kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

(c) Khi thấy có một số cây mầm khó đánh giá thì có thể làm lại bằng cách dùng phương pháp khác được qui định ở bảng 5A, hoặc đặt lại trong cát, trong đất. Kết quả nào tốt nhất sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

(d) Khi có sai sót trong các điều kiện đặt nảy mầm, trong khi giám định hoặc đếm cây mầm thì tiến hành lại phép thử như lần trước và kết quả của lần thử sau sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

(e) Khi các kết quả của 4 lần nhắc (mỗi lần 100 hạt) vượt quá sai số cho phép ở bảng 5.B thì phải làm lại thử nghiệm khác. Nếu kết quả của lần thử nghiệm lại và lần thử nghiệm trước không vượt quá sai số cho phép ở bảng 5.C thì số liệu trung bình của cả 2 lần thử sẽ được dùng để tính toán và báo cáo.

Nếu kết quả của lần thử nghiệm sau và lần thử nghiệm trước vượt quá sai số cho phép ở bảng 5.C thì phải làm thêm một lần thử nghiệm nữa bằng cách lặp lại như các lần thử nghiệm trước. Chọn những lần thử nghiệm có các kết quả phù hợp với sai số cho phép để tính toán và báo cáo.

5.A.6. Hướng dẫn kiểm tra cây mầm:

5.A.6.1 Mã số hướng dẫn kiểm tra cây mầm theo các chi (genus):

 


TT

Các chi (genus)

Mã số

TT

Các chi (genus)

Mã số

1

Allium

A.1.1.1.1

26

Lactuca

A.2.1.1.1

2

Amaranthus

A.2.1.1.1

27

Lagenaria

A.2.1.1.2

3

Apium

A.2.1.1.1

28

Luffa

A.2.1.1.2

4

Arachis

A.2.1.2.2

29

Lycopersicum

A.2.1.1.1

5

Avena

A.1.2.3.3

30

Melo

A.2.1.1.2

6

Benincasa

A.2.1.1.2

31

Momordica

A.2.1.1.2

7

Beta

A.2.1.1.1

32

Nasturtium

A.2.1.1.1

8

Brassica

A.2.1.1.1

33

Nicotiana

A.2.1.1.1

9

Cajanus

A.2.2.2.2

34

Oryza

A.1.2.3.2

10

Canavalia

A.2.2.2.2

35

Phasaeolus

A.2.1.2.2

11

Capsicum

A.2.1.1.1

36

Pisum

A.2.2.2.2

12

Chrysanthemum

A.2.1.1.1

37

Psophocarpus

A.2.1.2.2

13

Citrulus

A.2.1.1.2

38

Raphanus

A.2.1.1.1

14

Corchorus

A.2.1.1.1

39

Ricinus

A.2.1.1.1

15

Coriandrum

A.2.1.1.1

40

Secale

A.1.2.3.3

16

Cucumtis

A.2.1.1.2

41

Sechium

A.2.1.1.2

17

Cucurbita

A.2.1.1.2

42

Sesamum

A.2.1.1.1

18

Daucus

A.2.1.1.1

43

Sesbania

A.2.1.2.2

19

Eleusine

A.1.2.3.1

44

Solanum

A.2.1.1.1

20

Glycine

A.2.1.2.2

45 .

Sorghum

A.1.2.3.2

21

Gossypium

A.2.1.1.2

46

Triticum

A.1.1.3.2

22

Helianthus

A.2.1.1.1

47

Vicia

A.2.2.2.2

23

Hibiscus

A.2.1.1.2

48

Vigna

A.2.1.2.2

24

Hordeum

A.1.2.3.3

49

Zea

A.1.2.3.2

25

Ipomoea

A.2.1.1.1

 

 

 


5.A.6.2. Hướng dẫn đánh giá cây mầm theo mã số:

* Nhóm A.1.1.1:

Thực vật 1 lá mầm, kiểu nảy mầm trên mặt đất.

Đại diện: Allium

Đặc điểm nảy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi gồm phần thân dưới lá mầm rất khó nhận thấy và chồi đỉnh được bao kín trong bao lá mầm hình ống kéo dài và có màu xanh lá cây.

Phần thân trên lá mầm không kéo dài. Phần đỉnh của lá mầm nằm ở trong vỏ hạt.

Hệ rễ gồm rễ sơ cấp, thường có lông rễ và rễ sơ cấp phải phát triển bình thường.

Rễ thứ cấp không dùng để đánh giá cây mầm.

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: - Có những vết thối hoặc mất mầu nhưng rất nhỏ.

- Hệ chồi: Lá mầm nguyên vẹn, có dạng "gập đầu gối" hướng lên phía trên hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: - Có những vết thối hoặc mất mầu nhưng rất nhỏ.

- Cây mầm: Tất cả các bộ phận chính phát triển bình thường như qui định ở trên.

(b) Cây không mầm bình thường:

Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật. .

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm hoặc không mọc.

- Bị gẫy.

- Bị nứt, tách ở chóp rễ.

- Bị co thắt.

- Mảnh khảnh.

- Hướng đất ngược.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi: Lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Ngắn và dày.

- Bị gẫy.

- Bị co thắt.

- Uốn cong hoàn toàn.

- Cuộn thành vòng tròn hoặc vòng xoắn.

- Không có dạng "gập đầu gối".

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Cây mầm: Có một hoặc vài bộ phận chính phát triển không bình thường như qui định ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Bị gẫy.

- Hai cây dính với nhau.

- Có màu vàng hoặc màu trắng.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Nhóm A.1.2.3.1:

Thực vật một lá mầm, kiểu nảy mầm dưới mặt đất (các lá mầm nằm lại dưới đất cùng với vỏ hạt).

Đại diện: Eleusine.

Đặc điểm nảy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển bên trong bao lá mầm. Phần lá mầm (gọi là phần thuẫn) nằm lại trong hạt.

Hệ rễ gồm rễ sơ cấp, thường có lông rễ, các rễ thứ cấp có thể phát triển nhưng không dùng để đánh giá cây mầm nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật.

(a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: - Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Hệ chồi:

* Phần trụ gian lá mầm (nếu phát triển) phải nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: - Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

* Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Vặn xoắn nhẹ.

- Tách tới 1/3 kể từ đỉnh.

Lưu ý: Sự kéo dài của bao lá mầm ở nhóm này thường rất hạn chế. Do vậy, cây mầm sẽ được coi là bình thường nếu bao lá mầm tương đối ngắn nhưng các bộ phận khác phát triển bình thường.

* Lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở gần đỉnh (hoặc ít nhất mọc tới 1/2 bao lá mầm), hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Bị hư hỏng nhẹ.

- Cây mầm: Tất cả các bô phận chính bình thường như qui định ở trên.

b) Cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm hoặc không mọc.

- Bị gẫy.

- Bi nứt, tách ở chóp rễ.

- Bị co thắt.

- Mảnh khảnh.

- Hướng đất ngược .

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi:

* Trụ gian lá mầm (nếu phát triển) bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị gãy.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Bao lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng (chẳng hạn như ngắn và dày do bị nhiễm độc).

- Bị gãy.

- Bị mất.

- Có đỉnh bị hỏng hoặc mất.

- Cuộn thành vòng tròn hoặc vòng xoắn.

- Vặn xoắn chặt.

- Uốn cong hoàn toàn.

- Bị tách quá 1/3 chiều dài kể từ đỉnh.

- Bị tách ở gốc.

- Mảnh khảnh.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Lá bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Mọc chưa tới 1/2 bao lá mầm hoặc không mọc.

- Bị rách nhiều hoặc bị biến dạng.

- Cây mầm: Có một hoăc vài bộ phận chính bị khuyết tật như qui định ở trên hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Hai cây dính với nhau.

- Có màu vàng hoặc màu trắng.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Nhóm A.1.2.3.2:

Thực vật một lá mầm, kiểu nảy mầm dưới mặt đất.

Đại diện: Oryza, Sorghum, Zea.

Đặc điểm nảy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển bên trong bao lá mầm. Phần lá mầm (gọi là phần thuẫn) nằm lại ở trong hạt.

Hệ rễ gồm rễ thứ cấp, thường có lông rễ và rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm khi rễ sơ cấp bị khuyết tật.

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: :

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có những vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

Lưu ý: Các cây mầm sẽ được coi là bình thường trong trường hợp rễ sơ cấp bị khuyết tật, nhưng có một số lượng vừa đủ rễ thứ cấp phát triển bình thường.

- Hệ chồi:

* Phần tru gian lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có vết nứt, tách hoặc gẫy nhưng đã liền lại.

- Vặn xoắn nhẹ.

* Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Vặn xoắn nhẹ.

- Tách tới 1/3 kể từ đỉnh.

* Các lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở gần đỉnh (hoặc ít nhất mọc tới 1/2 bao lá mầm), hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Bị hư hỏng nhẹ.

- Cây mầm: Tất cả các bộ phận chính bình thường như qui định ở trên.

b) Cây mầm không bình thường (đối với lúa và ngô xem thêm phần ghi chú riêng):

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và không đủ hoặc rễ thứ cấp bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm hoặc không mọc.

- Bị gẫy.

- Bị nứt, tách ở chóp rễ.

- Bị co thắt.

- Mảnh khảnh.

- Hướng đất ngược.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi:

*Trụ gian lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị gẫy.

- Uốn thành vòng tròn hoặc vòng xoắn.

- Vặn xoắn chặt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Bao lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Bị gẫy.

- Có đỉnh bị hỏng hoặc mất.

- Cuộn thành vòng tròn hoặc vòng xoắn.

- Vặn xoắn chặt.

- Uốn cong hoàn toàn.

- Bị tách quá 1/3 chiều dài kể từ đỉnh.

- Bị tách ở gốc.

- Mảnh khảnh.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Các lá bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Mọc chưa tới 1/2 bao lá mầm hoặc không mọc.

- Bị rách nhiều hoặc bị biến dạng.

- Cây mầm: Có một hoặc vài bộ phận chính bị khuyết tật như qui định ở trên hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Hai cây dính với nhau.

- Có màu vàng hoặc màu trắng.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

c) Ghi chú riêng:

- Đối với lúa (Oryza sativa): Hình thái cây mầm của lúa có những đặc điểm khác biệt với các loài khác trong họ Hòa thảo (Gramineae). Khi hạt nảy mầm, bộ phận đầu tiên xuất hiện là bao lá mầm, tiếp sau đó là rễ sơ cấp. Độ dài của các bao lá mầm tương đối ngắn, có khác nhau đôi chút tùy theo giống và điều kiện thử nghiệm. Khi lá thứ nhất chọc thủng bao lá mầm qua vết nứt ở gần đỉnh thì bao lá mầm bị tách dần xuống phía dưới do lá mọc dài ra. Tuy vậy, phần gốc của bao lá mầm phải không bị tách, nếu bị tách ở gốc thì cây mầm sẽ được coi là không bình thường. Lá thứ nhất chỉ có bẹ lá cuốn chặt lại. Chỉ có lá thứ 2 mọc ra qua lá thứ nhất là có phiến lá thực sự. Hệ rễ gồm rễ sơ cấp và một số rễ thứ cấp gồm các rễ bên và rễ phụ.

- Đối với ngô (Zea mays): Khi lá thứ nhất xuất hiện thì bao lá mầm cũng bị tách ra do lá mọc ra ngoài bao lá mầm. Tuy có vết tách này nhưng bao lá mầm vẫn phải ôm chặt lấy lá thì cây mầm mới được coi là bình thường. Nếu bao lá mầm bị tách rời khỏi lá thì cây mầm sẽ được đánh giá là không bình thường.

Nếu lá thứ nhất bị rách hoặc bị hỏng, nhưng sự phát triển của lá tiếp theo vẫn tốt, thì cây mầm được đánh giá là bình thường khi các bộ phận khác đều phát triển bình thường. Do vậy, có thể kéo dài thêm thời gian ủ mầm cho đến khi lá thứ 2 hoặc lá thứ 3 xuất hiện thì mới đánh giá được chính xác.

* Nhóm A.1.2.3.3:

Thực vật một lá mầm, kiểu nảy mầm dưới mặt đất.

Đại diện: Hordeum, Secale, Triticum.

Đặc điểm nảy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi không kéo dài và lá thật thứ nhất phát triển bên trong bao lá mầm. Phần lá mầm (gọi là phần thuẫn) nằm lại ở trong hạt.

Hệ rễ kiểu chùm, thường có lông rễ, không phân biệt về kích thước.

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Ít nhất phải có 2 rễ nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như: - Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Hệ chồi:

* Tru gian lá mầm (nếu phát triển) phải nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như : - Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

* Bao lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như :

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Vặn xoắn nhẹ.

- Tách tới 1/3 kể từ đỉnh.

* Các lá nguyên vẹn, mọc ra qua bao lá mầm ở gần đỉnh (hoặc ít nhất mọc tới 1/2 bao lá mầm) hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như :

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Bị hư hỏng nhẹ.

b) Cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Các rễ bị khuyết tật hoặc không đủ.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm. ,

- Chỉ có một rễ hoặc hoàn toàn không có.

- Bị gẫy.

- Bị co thắt.

- Mảnh khảnh.

- Hướng đất ngược.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi :

* Trụ gian lá mầm (nếu phát triển) bị khuyết tật.

Chẳng hạn như :

- Bị gẫy.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Bao lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như :

- Bị biến dạng (ngắn và dầy do bị nhiễm độc).

- Bị gẫy.

- Không có.

- Đỉnh bị hỏng hay bị mất.

- Uốn thành vòng tròn hay vòng xoắn.

- Cuộn chặt lại.

- Uốn cong hoàn toàn.

- Bị tách quá 1/3 chiều dài kể từ đỉnh.

- Bị tách ở phần gốc.

- Mảnh khảnh.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Lá bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Mọc chưa tới 1/2 bao lá mầm.

- Không có.

- Bị rách hoặc biến dạng.

- Cây mầm: Có một hoặc vài bộ phận chính không bình thường như qui định ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Hai cây dính với nhau.

- Có màu vàng hoặc màu trắng.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

c) Ghi chú riêng:

Không nên tiến hành đánh giá cây mầm trước khi lá thật thứ nhất mọc ra khỏi bao lá mầm ở hầu hết các cây mầm trong mẫu. Các cây mầm ở lần đếm đầu tiên sẽ được coi là bình thường nếu các bộ phận khác đều phát triển bình thường, trừ khi lá chưa mọc tới 1/2 bao lá mầm.

Những cây mầm cũng được coi là bình thường khi vết tách của bao lá mầm chạy từ đỉnh xuống chưa tới 1/3 chiều dài của bao lá mầm. Nếu vết tách vượt quá 1/3 hoặc bao lá mầm bị tách ở gốc thì cây mầm sẽ là không bình thường. Khi xem xét chiều dài vết tách của bao lá mầm, cần chú ý không làm vết tách tự nhiên của bao lá mầm bị ảnh hưởng do dùng tay đụng chạm vào.

Cây mầm có bao lá mầm bị nghẹn trong vỏ hạt sẽ được coi là bình thường nếu các bộ phận khác phát triển bình thường, nhưng sẽ là không bình thường nếu các bộ phận khác phát triển kém.

Các mẫu hạt giống đã xử lý, được đặt nảy mầm trên giấy, thì cây mầm thường hay có triệu chứng nhiễm độc, chẳng hạn như bao lá mầm thường ngắn và phồng lên, các rễ thường bị chùn ngắn lại. Nếu thấy có một số cây mầm như thế trong mẫu thử thì phải đặt nảy mầm lại trong đất. Đất thường cho phép đánh giá cây mầm chính xác hơn vì các hoá chất độc sẽ được đất hấp thụ bớt, các cây mầm ít bị nhiễm độc hơn. Những cây mầm vẫn có triệu chứng bị nhiễm độc khi đã đặt nảy mầm ở trong đất thì sẽ được coi là không bình thường.

* Nhóm A.2.1.1.1:

Thực vật 2 lá mầm, kiểu nảy mầm trên mặt đất.

Đại diện: Beta, Brassica, Daucus, Helianthus, Lactuca.

Đặc điểm nảy mầm của nhóm lá này là:

Hệ chồi gồm phần thân dưới lá mầm phát triển dài ra và có điểm sinh trưởng nằm giữa 2 lá mầm. Phần thân trên lá mầm không kéo dài, do vậy phần thân trên lá mầm và chồi đỉnh thường không thấy rõ. .

Hệ rễ gồm rễ sơ cấp, thường có lông rễ và phải phát triển tốt vì các rễ thứ cấp không được dùng để đánh giá cây mầm khi rễ sơ cấp có khuyết tật.

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có những vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

- Có những vết tách nhưng không sâu.

- Hệ chồi :

* Phần thân dưới lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có những vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

- Có những vết tách nhưng không sâu.

- Vặn xoắn nhẹ.

* Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như :

- Có 50% mô tế bào bị hỏng.

- Có 3 lá mầm.

* Chồi đỉnh nguyên vẹn.

- Cây mầm: Tất cả các bộ phận chính phát triển bình thường như qui định ở trên.

b) Cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ : Rễ sơ cấp bị khuyết tật. ,

Chẳng hạn như :

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm hoặc không mọc.

- Bị gẫy.

- Bị nứt, tách ở chóp rễ.

- Bị co thắt.

- Mảnh khảnh.

- Bị nghẹn trong vỏ hạt.

- Hướng đất ngược.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Lưu ý: Cây mầm sẽ được coi là không bình thường nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật, ngay cả khi có các rễ thứ cấp.

- Hệ chồi:

* Phần thân dưới lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như :

- Ngắn và dày hoặc không có.

- Bị nứt sâu hoặc bị gẫy.

- Có vết nứt thủng qua thân.

- Bị co thắt.

- Uốn cong hoàn toàn hoặc uốn thành vòng tròn.

- Vặn xoắn chặt hoặc cuộn thành vòng xoắn.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Các lá mầm có hơn 50% mô tế bào bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị phồng và xoắn hoặc bị biến dạng.

- Bị hư hỏng.

- Có 1 lá mầm hoặc không có.

- Bị mất màu hoặc thối nhũn.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Chồi đỉnh hoặc các mô xung quanh bị hỏng.

- Cây mầm: Có một vài hoăc bộ phận chính không bình thường như qui định ở trên hoặc sự phát triển bình thường của cây mầm bị ảnh hưởng do nảy mầm bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Bị gẫy


- Các lá mầm mở ra trước khi có rễ.

- Hai cây dính với nhau.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

c) Ghi chú riêng :

- Đối với Beta: Các cây mầm của Beta thường rất khó đánh giá khi bị nhiễm nấm bệnh (chẳng hạn như nấm Phoma batea). Điều quan trọng là phải phân biệt rõ giữa nhiễm bệnh sơ cấp hay nhiễm bệnh thứ cấp.

Để có được kết quả đánh giá cây mầm chính xác, cần phải xử lý các chùm hạt giống (clusters) như qui định ở bảng 5.A và đặt nẩy mầm ở trong giấy gấp (PP). Tiến hành đánh giá cây mầm ngay sau 4 ngày ủ mầm để phân biệt những cây mầm bị nhiễm bệnh sơ cấp (rễ sơ cấp có màu nâu hoặc màu đen) và những cây mầm không bình thường do những nguyên nhân khác. Đánh dấu riêng để phân biệt những cây mầm bình thường và những cây mầm bị nhiễm bệnh sơ cấp. Loại ra khỏi mẫu thử những cây mầm bị bệnh để tránh sự lây lan của nấm bệnh, nhưng phải giữ lại chùm hạt giống đó (clusters) để tiếp tục theo dõi các cây mầm khác có thể mọc ra.

Đánh giá lần thứ 2 (sau 7 ngày): Những cây mầm đã được đánh dấu là bình thường mà các bộ phận của nó phát triển bình thường (hoặc bị nhiễm bệnh thứ cấp) thì sẽ được coi là cây mầm bình thường và chùm hạt giống đó sẽ được loại ra khỏi mẫu, ngay cả khi nó bị thối. Những cây mầm là không bình thường và bị thối cũng được loại ra khỏi mẫu, nhưng chùm hạt giống của nó phải giữ lại để theo dõi tiếp.

Các lần đánh giá sau cũng tiến hành như vậy cho đến lần đánh giá cuối cùng (sau 14 ngày).

Đối với các giống đơn mầm cũng áp dụng cách đánh giá tương tự như thế.

- Đối với Brassica: Các cây mầm của Brassica chỉ được đánh giá chính xác khi tất cả các bộ phận chính đã phát triển đầy đủ, đặc biệt là khi các lá mầm đã thoát ra khỏi vỏ hạt.

Việc đánh giá các lá mầm là rất quan trọng đối với các loài Brassica, không những chỉ để xem xét các vết thối, hỏng, mà còn để xem xét các mức độ thiếu hụt diệp lục (các vùng có màu trắng hoặc màu vàng). Để xác định khuyết tật này, cần phải đặt các cây mầm ở nơi có đủ ánh sáng và áp dụng luật 50%, nhưng nếu phần gốc của lá mầm (vùng xung quanh cuống lá và điểm đính của lá mầm vào thân dưới lá mầm) bị mất màu, thối, hỏng thì cây mầm sẽ được coi là không bình thường.

Cần lưu ý rằng: đối với các loài Brassica (và cả Raphanus) thì rễ sơ cấp phải phát triển bình thường. Nếu cây mầm có rễ sơ cấp bị khuyết tật, mặc dù có rễ thứ cấp thì vẫn phải xếp vào loại cây mầm không bình thường.

Nếu trong mẫu có một số cây mầm có rễ sơ cấp bị khuyết tật (chẳng hạn như bị còi cọc) thì cần phải làm lại mẫu ở trong cát hoặc trong đất để kiểm tra lại kết quả.

- Đối với Lactuca: Khi đánh giá cây mầm của các giống xà lách (Lactuca sativa), cần chú ý tới các khuyết tật thường có ở những hạt giống già. Các khuyết tật thường thấy là: ở lá mầm thường xuất hiện những vùng có màu nâu đến hoàn toàn không màu, hoặc bị thối và thân dưới lá mầm thường ngắn và dầy hoặc bị cong. Để xác định chính xác tình trạng của lá mầm, không nên đánh giá cây mầm trước khi các lá mầm chưa tách rời khỏi vỏ hạt. Để kích thích sự phát triển của lá mầm, nên đặt mẫu ở dưới ánh sáng và mở nắp đậy trong vài giờ trước khi đánh giá. Nếu vỏ hạt vẫn dính vào lá mầm do các vết thối nhũn và không thể tách ra được, thì cây mầm sẽ được coi là không bình thường.

* Nhóm A.2.1.1.2:

Thực vật 2 lá mầm, kiểu nảy mầm trên mặt đất.

Đại diện: Cucumis, Gossypium.

Đặc điểm nảy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi gồm phần thân dưới lá mầm phát triển dài ra và có điểm sinh trưởng nằm giữa 2 lá mầm; phần thân trên lá mầm không kéo dài trong thời gian thử nghiệm, do vậy phần thân trên lá mầm và chồi đỉnh thường không thấy rõ.

Hệ rễ gồm rễ sơ cấp, thường có lông rễ và thường có các rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm khi rễ sơ cấp bị khuyết tật.

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

- Có vết nứt, tách nhưng không sâu.

Lưu ý: Cây mầm sẽ được coi là bình thường nếu rễ sơ cấp bị khuyết tật, nhưng có một số lượng vừa đủ rễ thứ cấp phát triển bình thường.

- Hệ chồi :

* Phần thân dưới lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ .

Chẳng hạn như:

- Có vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

- Có vết nứt, tách nhưng không sâu.

- Vặn xoắn nhẹ.

* Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có dưới 50% mô tế bào bị hỏng.

- Có 3 lá mầm.

* Chồi đỉnh nguyên vẹn.

¨ Cây mầm: Tất cả các bộ phận chính phát triển bình thường như qui định ở trên.

b) Cây mầm không bình thường :

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và không đầy đủ hoặc rễ thứ cấp bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm.

- Không mọc.

- Bị gãy.

- Bị nứt, tách ở chóp rễ.

- Bị co thắt.

- Bị quăn.

- Mảnh khảnh.

- Bị nghẹn trong vỏ hạt.

- Hướng đất ngược.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi:

* Phần thân dưới lá mầm bị khuỵết tật.

Chẳng hạn như:

- Ngắn và dày hoặc không có.

- Bị nứt sâu hoặc gẫy.

- Bị nứt thủng qua thân.

- Bị co thắt.

- Uốn cong hoàn toàn hoặc uốn thành vòng tròn.

- Vặn xoắn chặt hoặc cuộn thành vòng xoắn.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Các lá mầm có hơn 50% mô tế bào bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị phồng và xoăn, hoặc bị biến dạng.

- Chỉ có một lá mầm hoặc không có.

- Bị mất màu hoặc thối nhũn.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Chồi đỉnh hoặc các mô xung quanh bị hỏng, hoặc bị thối.

- Cây mầm: Có một hoặc vài bộ phận chính không bình thường như quy định ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Bị gẫy.

- Các lá mầm mở ra trước khi có rễ.

- Hai cây dính với nhau.

- Có màu vàng hoặc màu trắng. .

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Nhóm A.2.1.2.2:

Thực vật 2 lá mầm, kiểu nảy mầm trên mặt đất.

Đại diện: Arachis, Phaseolus

Đặc điểm nẩy mầm của nhóm này là:

Hệ chồi gồm phần thân dưới lá mầm phát triển dài ra, có 2 lá mầm và có phần thân trên lá mầm hơi kéo dài cùng với 2 lá sơ cấp phát triển ở xung quanh chồi đỉnh.

Hệ rễ gồm rễ sơ cấp, thường có lông rễ và các rễ thứ cấp được dùng để đánh giá cây mầm khi rễ sơ cấp bị khuyết tật

a) Cây mầm bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có những vết nứt, tách nhưng đã liền lại.

- Có những vết nứt, tách không sâu.

Lưu ý: Cây mầm sẽ được coi là bình thường nếu rễ sơ cấp có khuyết tật, nhưng có một số lượng vừa đủ rễ thứ cấp phát triển bình thường.

- Hệ chồi: * Phần thân dưới lá mầm và thân trên lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có những vết thối hoặc mất màu nhưng rất nhỏ.

- Có vết nứt, tách hoặc gãy nhưng đã liền lại.

- Có những vết nứt, tách không sâu.

- Vặn xoắn nhẹ.

* Các lá mầm nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có dưới 50% mô tế bào hỏng.

- Có 3 lá mầm.

* Các lá sơ cấp nguyên vẹn hoặc chỉ có những khuyết tật nhẹ.

Chẳng hạn như:

- Có dưới 50% diện tích lá bị hỏng.

- Có 3 lá mầm.

* Chồi đỉnh nguyên vẹn.

- Cây mầm: Tất cả các bộ phận chính phát triển bình thường như qui định ở trên.

b) Cây mầm không bình thường:

- Hệ rễ: Rễ sơ cấp bị khuyết tật và không đủ hoặc các rễ thứ cấp bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm

- Không mọc

- Bị gãy

- Bị nứt, tách ở chóp rễ

- Bị co thắt

- Bị quăn.

- Mảnh khảnh

- Bị nghẹn trong vỏ hạt

- Hướng đất ngược

- Trong suốt

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi:

* Phần thân dưới lá mầm và thân trên lá mầm bị khuyết tật.

Chẳng hạn như:

- Ngắn và dày hoặc không có.

- Bị nứt, sâu hoặc bị gãy.

- Bị nứt thủng qua thân.

- Bị co thắt.

- Uốn cong hoàn toàn hoặc uốn thành vòng tròn.

- Vặn xoắn chặt hoặc cuộn thành vòng xoắn.

- Mảnh khảnh.

- Trong suốt

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

* Các lá mầm có hơn 50% mô tế bào bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng.

- Bị hư hỏng.

- Có 1 lá mầm hoặc không có.

- Bị biến màu hoặc thối nhũn.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

Lưu ý : Khi đánh giá cây mầm của Phaseolus xem thêm phần ghi chú riêng ở dưới.

Chẳng hạn như:

- Còi cọc hoặc chùn ngắn.

- Mọc chậm

- Không mọc

- Bị gãy


- Bị nứt, tách ở chóp rễ

- Bị co thắt

- Mảnh khảnh

- Bị nghẹn trong vỏ hạt

- Hướng đất ngược

- Trong suốt

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.

- Hệ chồi:

* Các lá mầm có 50% mô tế bào bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng

- Bị hư hỏng (chẳng hạn như côn trùng phá hoại)

- Có 1 lá mầm hoặc không có

- Bị mất màu hoặc thối nhũn.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

Lưu ý: Cần xem xét điểm chính của lá mầm với thân mầm có bị thối hoặc bị bệnh không.

* Phần thân dưới lá mầm bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Ngắn và dày hoặc không có

- Bị nứt sâu hoặc bị gãy

- Bị nứt thủng qua thân

- Bị co thắt

- Uốn cong hoàn toàn hoặc uốn thành vòng tròn

- Xoắn chặt hoặc cuộn thành vòng xoắn

- Mảnh khảnh

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

* Các lá sơ cấp có hơn 50% diện tích lá bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Bị xoắn hoặc bị biến dạng

- Bị hư hỏng

- Có một lá hoặc không có

- Bị mất màu hoặc thối nhũn.

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

* Chồi đỉnh bị khuyết tật hoặc bị mất.

Lưu ý: Nếu chồi chính phát triển không bình thường thì cây mầm sẽ được coi là không bình thường, mặc dù các chồi nách vẫn phát triển bình thường.

- Cây mầm: Có 1 hoặc vài bộ phận chính phát triển không bình thường như qui định ở trên, hoặc sự phát triển bình thường bị ảnh hưởng do cây mầm bị khuyết tật

Chẳng hạn như:

- Bị biến dạng

- Bị gãy

- Hai cây dính với nhau

- Có màu vàng hoặc màu trắng

- Mảnh khảnh

- Trong suốt

- Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương