TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 322: 1998



tải về 1.69 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích1.69 Mb.
#38960
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Khi cân mẫu phân tích, không được để hở mẫu ra ngoài không khí quá 30 giây.

6.5.2. Xay mẫu:

- Các loại hạt lớn phải được xay nhỏ trước khi sấy, trừ những loại hạt có hàm lượng dầu quá cao, khó xay hoặc có thể làm tăng khối lượng khi xay do bị oxy hóa.

- Hạt của những loài bắt buộc phải xay hoặc phải nghiền được qui định ở phần phụ lục 6.A.1.

- Sau khi xay xong, tiến hành lập mẫu phân tích có khối lượng như qui định ở điều 6.5.1.

- Cân mẫu trên cân phân tích, lấy 3 số lẻ sau đơn vị (g).

6.5.3. Sấy mẫu:

6.5.3.1. Sấy sơ bộ:

Nếu là một loài được qui định phải xay mẫu và có độ ẩm ban đầu quá cao (chẳng hạn: đậu tương > l0%; lúa > 13%; ngô > 25%; các loài khác > 17%) thì phải tiến hành sấy sơ bộ. Cách sấy sơ bộ đối với từng trường hợp cụ thể được qui định ở phần phụ lục 6.A.3.

6.5.3.2. Sấy chính thức:



(a) Sâý ở nhiệt độ thấp ổn định:

- Các loài phải sấy ở nhiệt độ thấp ổn định được chỉ dẫn ở phần phụ lục 6.A.4.

- Nhiệt độ sấy: 103± 2 oC

- Thời gian sấy: 17 ± 1 giờ, tính từ lúc tủ sấy đạt tới nhiệt độ sấy qui định

- Độ ẩm không khí trong phòng thí nghiệm phải thấp hơn 70%.

(b) Sấy ở nhiệt độ cao ổn định:

- Các loài được phép sấy ở nhiệt độ cao ổn định được chỉ dẫnở phần phụ lục 6.A.5

- Nhiệt độ sấy 130 - 133 oC

- Thời gian sấy:

Ngô 4 giờ

Lúa, mì, mạch, cao lương 2 giờ

Các loài khác 1 giờ

- Không yêu cầu đặc biệt về độ ẩm không khí trong phòng thí nghiệm.

6.5.4. Cân mẫu sau khi sấy:

Sau khi để mẫu trong bình hút ẩm khoảng 30 - 45 phút, tiến hành cân lại mẫu cùng với cả hộp và nắp đậy (lấy 3 số lẻ sau đơn vị)



6.6. Tính toán kết quả:

- Công thức tính:

Độ ẩm là tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu giảm đi sau khi sấy, được lấy tới 1 số lẻ, theo công thức:

Trong đó:

S - là độ ẩm của mẫu (%)

M1 - là khối lượng (g) của hộp chứa và nắp

M2 - là khối lượng (g) của hộp chứa, nắp và mẫu trước khi sấy

M3 - là khối lượng (g) của hộp chứa, nắp và mẫu sau khi sấy.

Nếu mẫu phải sấy sơ bộ thì độ ẩm sẽ được tính toán từ các kết quả của lần sấy sơ bộ (S1) và lần sấy chính thức (S2) theo công thức sau:

- Sai số cho phép:

Kết quả của 2 mẫu phân tích được tiến hành từ cùng một mẫu gửi sẽ được chấp nhận nếu không chênh nhau quá 0,2%. Nếu vượt quá 0,2% thì phải làm lại 2 mẫu phân tích khác.

6.7. Báo cáo kết quả:

Kết quả độ ẩm được báo cáo sẽ là kết quả trung bình của 2 mẫu phân tích lấy tới một số lẻ sau đơn vị.

7. Kiểm tra giống và độ thuần giống (Verification of cultivar and varietal purity)

7.1. Mục đích:

Mục đích là để kiểm tra tính xác thực và độ thuần di truyền của lô hạt giống mà khi dùng phương pháp kiểm tra hạt khác giống không thể đánh giá được.



7.2. Định nghĩa:

7.2.1. Tính xác thực của hạt giống (trueness of seed):

Là mẫu hạt giống đưa kiểm nghiệm có phù hợp với lý lịch hoặc mẫu chuẩn của giống đó không.

7.2.2. Độ thuần giống (varietal purity):

Là mức độ đồng nhất về các đặc tính di truyền của hạt giống trong quá trình nhân giống, được tính bằng tỷ lệ phần trăm số hạt của chính giống đó trong tổng số hạt kiểm tra.

7.2.3. Cây khác dạng (off - type plants):

Là những cây có một hoặc vài tính trạng khác biệt với mô tả của giống hoặc với mẫu chuẩn của giống đó khi được gieo trồng trong những điều kiện hoàn toàn giống nhau .

7.3. Nguyên tắc chung:

Phép thử kiểm tra giống và độ thuần giống có thể được tiến hành trong phòng thí nghiệm hoặc phải gieo trồng ngoài đồng ruộng tùy theo yêu cầu và điều kiện thử nghiệm.

Nguyên tắc chung là so sánh các hạt, cây mầm hoặc toàn bộ cây giữa mẫu kiểm nghiệm và mẫu chuẩn, dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đã được công bố của giống đó

7.4. Thiết bị và dụng cụ :

(a) Trong phòng thí nghiệm:

- Các thiết bị và dụng cụ để kiểm tra hình thái bên ngoài của hạt như qui định ở phương pháp kiểm tra hạt khác giống.

- Các thiết bị kiểm tra protein của hạt (nếu có) như: thiết bị điện di, quang phổ, phân tích DNA ...

(b) Trong nhà kính hoặc phòng nuôi:

Các thiết bị và môi trường cần thiết để hạt giống phát triển thành cây mầm hoặc cây bình thường.



(c) Ở ngoài đồng ruộng:

Bố trí ruộng thích hợp và các điều kiện cần thiết để chăm sóc, bảo vệ các ô thí nghiệm (chống chuột, côn trùng gây hại và nguồn lây nhiễm bệnh).



7.5. Khối lượng của mẫu gửi:

- Khối lượng của mẫu gửi để xác định tính xác thực và độ thuần của lô hạt giống, không được ít hơn quy định sau đây:



Loài cây trồng

Khối lượng mẫu gửi tối thiểu

- Các loài đậu đỏ (Pisum, Phaseolus, Vicia, Glycine...) ngô (Zea) và các loại hạt giống có kích thước tương tự

1000

- Các loài ngũ cốc như lúa, mỳ, mạch, cao lương (Oryza, Avena, Hordeum, Triticum, Secale ...) và các loại hạt giống có kích thước tương tự

500

- Củ cải đường và các loại hạt giống có kích thước tương tự

250

- Các loài khác

150

7. 6. Kiểm tra hạt:

7.6.1. Mẫu phân tích:

Mẫu kiểm tra không dưới 400 hạt được lấy ngẫu nhiên từ mẫu gửi và được chia thành 4 lần nhắc, mỗi lần 100 hạt. Lượng mẫu phân tích và số lần nhắc còn phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra và mức độ chính xác được yêu cầu.

7.6.2. Phương pháp kiểm tra:

- Phương pháp kiểm tra hình thái:

Cách tiến hành như quy định ở phương pháp kiểm tra hạt khác giống.

- Phương pháp kiểm tra protein:

Cách tiến hành tuỳ theo thiết bị dùng để phân tích, dựa vào quy trình hướng dẫn của thiết bị đó.



7.7. Kiểm tra cây mầm (hoặc cây) trong nhà kính hoặc phòng nuôi:

7.7.1. Mẫu phân tích:

Mẫu phân tích để kiểm tra cây mầm không ít hơn 400 hạt, hoặc chỉ cần 200 hạt nếu các hạt nảy mầm tốt, được lấy ngẫu nhiên từ mẫu gửi theo đúng 1 trong các phương pháp chia mẫu được quy định ở phần 1.4. của tiêu chuẩn này.

Mẫu phân tích để kiểm tra cây trong nhà kính hoặc phòng nuôi đủ để có không quá 100 cây, được lấy ngẫu nhiên từ mẫu gửi theo đúng 1 trong các phương pháp chia mẫu được quy định ở phần 1.4. của tiêu chuẩn này.

7.7.2. Đặt nảy mầm:

Các hạt sẽ được đặt nảy mầm thành các lần nhắc, mỗi lần không quá 100 hạt (hoặc ít hơn). Có thể gieo trong đất cho nảy mầm ngoài tự nhiên hoặc gieo vào trong khay và các dụng cụ nảy mầm thích hợp rồi đưa vào tủ nảy mầm, buồng nảy mầm hoặc phòng nuôi ...

Khi đặt nảy mầm nên bố trí cả hai điều kiện môi trường như sau:

(1) Điều kiện môi trường thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng được quy định ở bảng 5.A như đối với phương pháp kiểm tra nảy mầm (điều 5.6.2) để các cây mầm phát triển tốt.

(2) Điều kiện môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ và độ ẩm thấp, ánh sáng thiếu... để dễ phát hiện các cây khác dạng, dựa vào sự biểu hiện khác nhau của hạt giống đối với điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt.

7.7.3. Kiểm tra cây mầm (hoặc cây):

Khi cây mầm (hoặc cây) đã đạt tới giai đoạn sinh trưởng thích hợp thì tiến hành kiểm tra kỹ từng cây mầm (hoặc cây), dựa vào các biểu hiện về màu sắc, hình dạng của các bộ phận của cây mầm (hoặc cây) như : bao lá mầm, thân mầm, rễ mầm hoặc toàn bộ cây để phân biệt các cây mầm (hoặc cây) khác dạng.

Đối với một số giống cây trồng cụ thể được hướng dẫn thêm ở phần phụ lục 7.A.1.



7.8. Phương pháp kiểm tra cây ở ngoài đồng (field plot test):

Phương pháp kiểm tra cây ở ngoài đồng là phương pháp đáng tin cậy, đảm bảo độ chính xác khi cần kiểm tra tính xác thực và độ thuần của lô hạt giống trong những trường hợp cần thiết.

7.8.1. Mẫu phân tích:

Mẫu phân tích có thể là toàn bộ hoặc 1 phần của mẫu gửi tùy theo yêu cầu về độ chính xác của phép thử, khả năng nảy mầm của mẫu thử và điều kiện đất đai để bố trí ô thử nghiệm.

7.8.2. Bố trí gieo hạt:

- Mẫu phải được gieo càng sớm càng tốt ngay sau khi tiếp nhận, nhưng phải đảm bảo phù hợp về mùa vụ, khí hậu, đất đai, phân bón và quy trình kỹ thuật đối với giống đó.

- Ruộng được chọn để gieo hạt phải đảm bảo sạch cỏ, trước đó 1 vụ không trồng cùng loài cây trồng đó.

- Mỗi mẫu sẽ được gieo ít nhất trong 2 ô nhỏ, mỗi ô được bố trí ở 2 ruộng khác nhau hoặc 2 nơi khác nhau trong cùng ruộng để tránh những rủi ro có thể làm hỏng thí nghiệm.

- Kích thước của mỗi ô tùy thuộc vào lượng hạt giống cần gieo, khả năng nảy mầm của hạt giống và khoảng cách cần thiết giữa các cây nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ số lượng cây cần giám định.

- Nếu hạt giống gieo tại chỗ thì phải gieo thành hàng, khoảng cách giữa các hàng và giữa các cây phải phù hợp để cây có thể phát triển bình thường. Việc cấy lại hoặc tỉa thưa cần hết sức hạn chế vì dễ gây ra những sai lệch khi đánh giá nên mật độ gieo phải tính toán để có đủ số lượng cây như nhau trong các ô kiểm tra và ô đối chứng. Khi thật cần thiết thì mới được phép cấy thêm hoặc tỉa bớt các cây con ở trong các ô.

7.8.3. Kiểm tra cây:

7.8.3.1. Số cây cần kiểm tra:

Số lượng cây cần kiểm tra trong mỗi ô là phụ thuộc vào mức độ chính xác được yêu cầu trong phép thử. Độ chính xác này là căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng qui định về độ thuần của giống cây trồng đó.

Để tính toán số cây cần kiểm tra có thể dựa vào công thức:

Trong đó:

S (%) - là tiêu chuẩn qui định về độ thuần của hạt giống.

n - là hệ số dùng để tính toán .

Số cây cần phải kiểm tra bằng 4n là thích hợp.

(a) Cách kiểm tra:

Việc kiểm tra sẽ được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng đặc biệt là vào thời kỳ trỗ bông (hòa thảo), hoặc bắt đầu ra hoa (các cây trồng khác) cho đến khi thu hoạch.

Khi kiểm tra, nếu phát hiện những cây khác dạng so với đối chứng thì phải đánh dấu hoặc nhổ bỏ (nếu phát hiện chính xác là khác dạng so với đối chứng) và phải ghi chép lại để theo dõi .

Kết quả kiểm tra bao gồm số cây khác dạng, cây khác loài và tổng số cây kiểm tra.

Đối với một số cây trồng chính được hướng dẫn thêm ở phần phụ lục 7.A.2.

7.9. Tính toán kết quả:

Độ thuần của lô hạt giống sẽ được tính toán theo công thức sau:





7.10. Báo cáo kết quả:

Kết quả kiểm tra độ thuần của lô hạt giống được thể hiện là tỷ lệ phần trăm số cây đúng giống trong mẫu kiểm tra, lấy tới 1 số lẻ sau đơn vị.

Để quyết định chấp nhận hay loại bỏ lô giống, phải căn cứ vào số lượng cây khác dạng cho phép được qui định ở các bảng 7.A, 7.B hoặc 7.C.l, 7.C.2 và 7.C.3 trong phần phụ lục.

PHỤ LỤC



1. Phụ lục chương 1

Lấy mẫu và chia mẫu

1.A.1. Phương pháp đánh giá mức độ không đồng đều của lô hạt giống:

Mục đích của phương pháp này là để xác định mức độ không đồng đều có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận của lô hạt giống đóng bao qui cách. Dựa vào giá trị H và giá trị R được tính toán từ các kết quả thử nghiệm thực tế của lô giống.

Trong đó:

Giá trị H dùng để đánh giá mức độ không đồng đều của lô hạt giống là được chấp nhận hay không được chấp nhận .

Giá trị R dùng để đánh giá chính xác mức độ chấp nhận lô hạt giống.

Cách tiến hành:

Lấy mẫu lô hạt giống:

Số lượng bao được lấy mẫu không thấp hơn mức qui định sau đây:



Số bao trong lô

Số bao lấy mẫu

5 - 10

Tất cả các bao

11 - 15

11

16 - 25

15

26 - 35

17

36 - 49

18

³ 50

20

Các bao lấy mẫu phải được chọn thật ngẫu nhiên. Mỗi mẫu phải lấy mẫu ở cả 3 vị trí trong bao: ở đỉnh, ở giữa và ở đáy bao. Khối lượng của mỗi mẫu không ít hơn 1/2 khối lượng của mẫu gửi được qui định ở bảng 1 A.

- Tiến hành xét nghiệm:

Trong phòng thí nghiệm có thể chọn một trong những phép thử sau đây:

(a) Độ sạch:

Mỗi mẫu phân tích có khối lượng không ít hơn 1000 hạt được lấy ra từ một mẫu thử nghiệm. Mỗi mẫu phân tích sẽ được tách thành 2 phần: phần hạt sạch và phần còn lại. Cân khối lượng để tính tỷ lệ phần trăm của từng thành phần như qui định ở phương pháp phân tích độ sạch.



(b) Nẩy mầm:

Mỗi mẫu phân tích gồm 100 hạt được lấy ra từ 1 mẫu thử nghiệm. Đặt nảy mầm như qui định ở bảng 5A. Đếm số cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường và các hạt không nảy mầm như qui định ở phương pháp thử nghiệm nảy mầm.



(c) Hạt khác giống :

Mỗi mẫu phân tích có khối lượng tương đương 10.000 hạt được lấy ra từ một mẫu thử nghiệm. Đếm số lượng hạt khác giống như qui định ở phương pháp xác định hạt khác giống.

Tính toán giá trị H theo công thức:



Trong đó:

Đối với phép thử độ sạch và nảy mầm :

X : Là tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng của phần hạt sạch (lấy 2 số lẻ sau đơn vị) hoặc (%) số hạt của bất kỳ thành phần nào trong phép thử nảy mầm ở từng mẫu thử nghiệm.

N: Số lượng mẫu thử nghiệm.

X

n: Số lượng hạt trong từng mẫu thử nghiệm (³ l000 hạt đối với thử nghiệm độ sạch hoặc 100 hạt đối với thử nghiệm nảy mầm).

: Là giá trị trung bình của các mẫu thử nghiệm (lấy tới 2 số lẻ nếu N < 10 và 3 số lẻ nếu N ³ 10 ).

- Đối với phép thử hạt khác giống:

X : Số hạt khác giống trong từng mẫu thử nghiệm.

W: X (lấy tới 1 số lẻ nếu N < 10 và 2 số lẻ nếu N ³ 10 ) .

- Tính toán giá trị R theo công thức:

R = Xmax - Xmin

Trong đó:

Xmax- là kết quả cao nhất của các mẫu thử nghiệm

Xmin- là kết quả thấp nhất của các mẫu thử nghiệm

- Báo cáo kết quả:

Nếu X cao hơn giá trị sau đây thì không cần phải tính H và R :

Độ sạch: Cao hơn 99,8%

Nảy mầm: Cao hơn 99%

Hạt khác giống: Thấp hơn 0,02%

Nếu X thấp hơn giá trị trên thì phải so sánh giá trị H và giá trị R được tính toán từ các mẫu thử nghiệm với giá trị H ở bảng 1.B và giá trị R ở bảng 1.C.1, 1.C.2 hoặc 1.C.3 để kết luận mức độ không đồng đều của lô hạt giống là được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

Khi một trong hai giá trị H hoặc R vượt quá giới hạn cho phép thì lô hạt giống sẽ được báo cáo là không đồng đều.

Khi cả hai giá trị H và R đều không vượt quá giới hạn cho phép thì lô hạt giống sẽ được báo cáo là mức độ không đồng đều có thể chấp nhận được.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương