Tiªu chuÈn ch¨n nu I tcvn 1280 81



tải về 43.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích43.39 Kb.
#5781

Tiªu chuÈn ch¨n nu«i

TCVN 1280 - 81



Nhóm N


Tiêu chuẩn Việt nam
TCVN 1280-81



Lợn giống

Phương pháp giám định


Piacgish race
Selective method

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1280 - 72, áp dụng để giám định các loại lợn giống (đực và cái) từ

60 ngày tuổi đến tuổi trưởng thành trong các cơ sở nhân giống lợn nhà nước, tập thể và gia đình trong

vùng giống lợn nhân dân;
1. Chuẩn bị giám định

1.1. Tổ chức ban giám định

1.1.1. Mỗi cơ sở sản xuất lợn giống (nông trường, trạm, trại nhân giống và vùng giống lợn) phải thành lập ban giám định đàn lợn giống của cơ sở;

1.1.2. Số lượng thành viên ban giám định từ 3 đến 5 người.

1.1.3. Thành phần ban giám định gồm:

- Phụ trách đợn vị;

- Cán bộ phụ trách công tác giống lợn của đơn vị;

- Đội trưởng chăn nuôi;

- 1 hoặc 2 công nhân chăn nuôi có trình độ nghiệp vụ hoặc1 đến 2 xã viên chăn nuôi lành nghề.



1.2. Chuẩn bị đàn lợn để giám định

1.2.1. Cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu về những lợn đưa vào giám định: lý lịch, số tai, sổ sách ghi chép theo dõi sinh sản, số liệu cân, đo và tình hình sức khoẻ... đối với vùng giống lợn có sổ theo dõi quản lý lợn nái của từng gia đình.

1.2.2 ổn định chuồng trại cho từng lợn được giám định hoặc tên chủ hộ.

1.2.3. Lợn có bệnh đang chữa tạm hoãn giám định



1.3. Chuẩn bị phương tiện để giám định

1.3.1. Có đủ dụng cụ để cân, đo lợn giống (thước vải, cân các loại...)

1.3.2. Chuẩn bị các loại biểu, bảng, sổ sách để ghi chép khi tiến hành giám định.

2. Nguyên tắc chung khi giám định

2.1. Hàng năm các cơ sở nhân giống lợn nhà nước thực hiện công tác giám định đàn lợn giống vào các thời điểm quy định và định kỳ tổng kết công tác giám định vào tháng 9, 10 dương lịch: lợn hậu bị lúc 6 tháng tuổi và trước khi phối giống hoặc lấy tinh (lúc 8-10 tháng tuổi); lợn nái sinh sản sau khi cai sữa con 1 tháng lợn đực làm việc lúc 12, 18, 2 tháng tuổi.

ở vùng giống nhân dân, công tác giám định lợn giống được tiến hành định kỳ vào tháng 9, 10 dương lịch.

2.2. Phải giám định riêng và xếp cấp cho từng con.

2.3. Mỗi lợn giống được giám định theo trình tự sau:

- Giám định, cho điểm và xếp cấp sinh sản;

- Giám định, cho điểm và xếp cấp sinh trưởng;

- Giám định, cho điểm và xếp cấp ngoại hình;

- Tính điểm và xếp cấp tổng hợp.

2.4. Không đưa vào giám định các lợn nái đã 18 tháng tuổi chưa đẻ lứa nào, những lợn đực 12 tháng tuổi mà chưa lấy được tinh hoặc phối giống không kết quả.

2.5. Lợn đực làm việc được giám định lần cuối cùng lúc 24-26 tháng tuổi, lợn nái sinh sản được giám định lần cuối cùng sau khi đẻ 3 lứa. Chúng sẽ được mang cấp này đến khi loại thải. Sau lần giám định cuối cùng, chỉ giám định về khả năng sinh sản để xét loại thải.

3. Giám định về khả năng sinh sản

3.1. Lợn nái sinh sản

3.1.1. Lợn nái sinh sản trong các cơ sở nhân giống lợn nhà nước, khả năng sinh sản được giám định trên 4 chỉ tiêu:

- Số con sơ sinh còn sống: là số con còn sống sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng, không tính những lợn con có khối lượng từ 0,2 kg trở xuống với lợn nội và 0,5 kg trở xuống với lợn ngoại và nái có máu ngoại.

- Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi (tính bằng kg) là tổng khối lượng của tất cả lợn con do con nái đó nuôi đến 21 ngày tuổi.

- Khối lượng toàn ổ lúc 60 ngày tuổi: là tổng số khối lượng của tất cả lợn con do con nái đó nuôi đến cai sữa.

- Tuổi đẻ lứa đầu tiên đối với lợn nái đẻ lứa 1 hoặc khoảng cách giữa 2 lứa đẻ đối với những lợn nái đẻ 2 lứa trở lên. Tuổi đẻ lứa đầu tiên là số ngày tuổi của con nái đó khi đẻ lứa đầu tiên, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ của lứa trước đến lứa kế tiếp. Nếu con nái đó không nuôi con thì phải cộng thêm 60 ngày mới coi là khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

3.1.2. Các chỉ tiêu trên được tính:

- Nái đẻ lứa 1: theo số liệu của lứa đó.

- Nái đẻ lứa 2: theo số liệu của lứa tốt nhất trong 2 lứa.

- Nái đẻ lứa 3: theo số liệu bình quân của 2 lứa tốt nhất trong 3 lứa.

- Nái đẻ trên 3 lứa : theo số liệu bình quân của 2 lứa tốt nhất trong 3 lứa sau cùng (để xét cấp sinh sản cho lợn nái sau khi được xếp cấp ổn định).

3.1.3. Lợn nái sinh sản của gia đình trong vùng giống lợn và 1 số cơ sở nhân giống lợn cấp II (HTX giống...) chưa có điều kiện theo dõi, khả năng sinh sản của lợn nái được giám định trên 3 chỉ tiêu:

- Số con đẻ ra còn sống: quy định như điều 3.1.1 của tiêu chuẩn này.

- Số con cai sữa: là số con mà con nái đó nuôi đến lúc cai sữa.

- Khối lượng bình quân 1 lợn con lúc 60 ngày tuổi.

3.1.4. Các chỉ tiêu trên được đánh giá bằng cách cho điểm theo các bảng điểm quy định trong tiêu chuẩn giám định khả năng sinh sản của lợn nái cho từng giống.

3.1.5. Điểm sinh sản là tổng số điểm của các chỉ tiêu trên.

3.1.6. Dựa vào thang điểm quy định ở điều 7 của tiêu chuẩn này để xếp cấp sinh sản cho lợn nái.



3.2. Lợn đực làm việc

3.2.1. Khả năng sinh sản của lợn đực làm việc trong các cơ sở nhân giống lợn nhà nước được xét trên 2 chỉ tiêu của 10 ổ đẻ của 10 nái từ cấp II trở lên mà nó phối:

- Số con đẻ ra còn sống của 1ổ: là bình quân số lợn con sơ sinh còn sống (quy định ở điều 3.1.1.) của 10 ổ đẻ.

- Khối lượng 1 con lúc sơ sinh: là bình quân khối lượng 1 lợn con lúc đẻ ra của tất cả các lợn con thuộc 10 ổ đẻ trên.

3.2.2. Điểm sinh sản của lợn đực làm việc là tổng số điểm của 2 chỉ tiêu trên.

3.2.3. Những lợn đực nuôi trong gia đình xã viên và trạm TTNT dùng để lai kinh tế trên đại trà, khả năng sinh sản được xét trên chỉ tiêu số con đẻ ra còn sống của 1 ổ đẻ bình quân của các lợn nái mà nó phối (số liệu không dưới 10 ổ đẻ của 10 lợn nái).

3.2.4. Dựa vào thang điểm quy định ở điều 7 của tiêu chuẩn này để xếp cấp sinh sản cho lợn đực làm việc.

4. Giám định sinh trưởng

4.1. Điểm và cấp sinh trưởng của các loại lợn giống được xét trên 2 chỉ tiêu:

- Khối lượng (tính bằng kg),

- Dài thân (tính bằng cm).

4.2. Đối với các loại lợn giống trong các cơ sở nhân giống nhà nước, việc cân đo được tiến hành ở các tháng tuổi quy định:

- Lợn hậu bị đực và cái: lúc 4, 6 tháng tuổi và trước khi phối giống,

- Đực làm việc: lúc 12, 18, 24 tháng tuổi,

- Nái sinh sản: sau khi cai sữa con 1 tháng.

Lợn giống trong các vùng giống lợn được cân đo trong thời gian tiến hành giám định. Các loại lợn nái đang có chửa và nuôi con thì khối lượng được tính tỷ lệ bù trừ, sau đó mới xem là kết quả cuối cùng để cho điểm và xếp cấp.

4.3. Phương pháp cân khối lượng: Khối lượng được tính bằng kg, lợn phải cân trước khi ăn, lúc đói.

4.4. Phương pháp đo dài thân: Dài thân được đo bằng cm cho lợn đứng tự nhiên trên mặt đất bằng phẳng, đặt thước từ điểm giữa của đường thẳng nối liền biên sau 2 tai, đo sát dọc sống lưng đến đốt cuối xương sống lưng, đầu khấu đuôi.

4.5. Điểm sinh trưởng là tổng điểm của 2 chỉ tiêu trên

4.6. Dựa vào thang điểm quy định ở điều 8 của tiêu chuẩn này để xếp cấp sinh trưởng cho các loại lợn giống.

5. Giám định ngoại hình

5.1. Cho lợn đi, đứng tự nhiên trên địa điểm bằng phẳng để quan sát và đánh giá từng bộ phận

5.2. Ngoại hình của lợn được đánh giá bằng các chỉ tiêu:





Hệ số

- Đặc điểm giống, thể chất, lông da

5

- Đầu và cổ

1

- Vai, vây, ngực

2

- Lưng, sườn, bụng

3

- Mông và đùi sau

3

- Bốn chân

3

- Vú và bộ phận sinh dục lợn đực

3

5.3. Các chỉ tiêu trên được đánh giá bằng cách cho điểm theo mức độ ưu khuyết điểm của từng bộ phận. Mức điểm không cho quá 5 điểm và không dưới 1 điểm, cụ thể như sau:




- Rất điển hình, tốt cho

5 điểm

- Phù hợp yêu cầu cho

4 điểm

- Có 1-2 nhược điểm nhẹ cho

3 điểm

- Có nhiều nhược điểm nhẹ hoặc 1 nhược điểm nặng cho

2 điểm

- Có 2 nhược điểm nặng trở lên cho

1 điểm

5.4. Điểm của từng chỉ tiêu nhân với hệ số quy định cho chỉ tiêu đó, cộng dồn các tích số của từng bộ phận, được tổng số điểm dùng để xếp cấp ngoại hình.

5.5. Dựa vào thang điểm quy định ở điểm 7 của tiêu chuẩn này để xếp cấp ngoại hình.

6. Xếp cấp tổng hợp

6.1. Cấp tổng hợp của lợn giống được xếp theo 3 chỉ tiêu: Khả năng sinh sản, sinh trưởng và ngoại hình.

6.2. Phương pháp tính điểm tổng hợp cho các loại lợn giống quy định như sau:

- Đực làm việc:



- Nái sinh sản



- Đực và cái hậu bị



6.3. Những lợn nái có cấp sinh sản là ngoại cấp, những lợn hậu bị có cấp sinh trưởng là ngoại cấp thì cấp tổng hợp giảm xuống 1 cấp.



7. Thang điểm dùng để xếp cấp

Cấp sinh sản, cấp sinh trưởng, cấp ngoại hình và cấp tổng hợp được xếp cấp theo thang điểm:

Đặc cấp không dưới 85 điểm

Cấp I không dưới 70 điểm

Cấp II không dưới 60 điểm

Cấp III không dưới 50 điểm

Ngoại cấp dưới 50 điểm

8. Nguyên tắc quy tròn số liệu

- Từ 0,05 trở lên quy tròn về 0,1, từ 0,04 trở xuống là 0

- Từ 0,5 trở lên quy tròn về 1, từ 0,4 trở xuống là 0

- Từ 15 ngày trở lên quy về 1 tháng, 14 ngày trở xuống quy về 0





Ban hành theo Quyết định số: 234/QĐ ngày 10 tháng 9 năm 1981 của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước.





tải về 43.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương