TIỂu ban hóa họC



tải về 97.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích97.42 Kb.
#20262

Tr­êng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Tr­êng n¨m 2010


TIỂU BAN HÓA HỌC

(17 báo cáo)


Nguyễn Đình Bảng1, Nguyễn Trọng Uyển1, Lê Minh Tuấn1 68

Synthesis and coordination characterization study 68

of Lu3+ chelates with L-isoleucine and L-leucine 68

của cây Lược vàng (Callisia fragrans L.) 69

Nguyễn Văn Đậu, Hoàng Thị Hoa 69

Nguyễn Văn Đậu, Phan Thị Thanh Hiền 70

Trần Thị Dung, Phạm Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Phương, 71

Hoàng Thị Chi, Nguyễn Thị Luyến, Vũ Quỳnh Thương 71



từ xenlulozo axetat và xenlulozo nitrat 72

Vũ Quỳnh Thương, Lê Viết Kim Ba, Bùi Duy Cam, Trần Thị Dung 72

6. Hoạt tính xúc tác của quặng Pyrolusite trong phản ứng 73

Vũ Thị Hậu1, Vũ Ngọc Duy2, Cao Thế Hà3 73

Catalytic activity of Pyrolusite ore for decolourization 73

of RB19 dye stuff in Wet Air Oxidation 73

Vu Thi Hau1, Vu Ngoc Duy2, Cao The Ha3 73

(Alnus nepalensis D. Don, Betulaceae) bằng phổ NMR 74

Phan Minh Giang1, Trương Thị Tố Chinh1, 2, Phan Tống Sơn1 74

Structure determination of mangiferonic acid 74

from alnus nepalensis D. Don (Btulaceae) by NMR spectra 74

từ cây Cáng lò (Betula alnoides Buch.-ham., Betulaceae) 74

Phan Minh Giang1, Trương Thị Tố Chinh1, 2, Phan Tống Sơn1 75

Isolation of flavonoids from Betula alnoides Buch. ham. (Betulaceae) 75

bằng phương pháp sol-gel và khảo sát khả năng xúc tác 75

của chúng cho phản ứng oxi hóa phenol 75

Nguyễn Đình Bảng, Hoàng Thị Hương Huế 75

Synthesis of CuO, CeO2 and CuO-CeO2 mixed oxide used 76

as the catalysts for the oxidation of phenol by sol-gel method 76

Đặng Như Tại1, Lưu Văn Chính2, Phạm Duy Nam3, 76

Trương Ngọc Hùng2, Bùi Thị Hồng Phương3 76

11. Xây dựng và bước đầu khai thác cơ sở dữ liệu đa phương tiện hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hoá học 77

Nguyễn Thị Thái 77

The first steps In building a Multimedia Database Supporting 77

Teaching and Learning English in Focus on Chemistry 78

12. Tổng hợp một số dẫn xuất 2-amino-6-aryl-4-(4’-metylcumarin-3’-yl) pyrimiđin từ các xeton , - không no
tương ứng 78


Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Ngọc Thanh, 78

Nguyễn Văn Năm, Vũ Thị Phương, Dương Ngọc Toàn 78

Synthesis of some derivatives of 2-amino-6-aryl-4-(4’-methylcoumarin-3’-yl)pyrimidine from ,-unsaturated ketones 79

Nguyen Minh Thao, Nguyen Ngoc Thanh, 79

Nguyen Van Nam, Vu Thi Phuong, Duong Ngoc Toan 79

Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Thị Kim Giang, Trần Hà Quyên 79

Synthesis of some substituted isatin per-o-glucopyranosyl thiosemicarbazones 80

Nguyen Đinh Thanh, Nguyen Thi Kim Giang, Tran Ha Quyen 80

Nguyễn Đình Triệu, Vũ Ngân Bình 80

Nguyễn Đình Triệu, Vũ Ngân Bình 81

(Study on formation of simple ligand complexes of some rare earth elements (Ho, Er, Tm, Yb, Lu) with L - methionine and acetyl acetone
in fluid by potentiometric titration in aqueous solution) 81


Nguyễn Trọng Uyển1, Lê Hữu Thiếng2, Nguyễn Thuý Vân2 81

chứa dị vòng piriđin 82

Trần Thị Thanh Vân, Trần Thạch Văn 82

The mass spectroscopy of some azometines 82

containing pyridine heterocyclics 82

Tran Thi Thanh Van, Tran Thach Van 82

1. Tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng phối trí

của Lu3+ với L-isoleucine và L-leucine
Nguyễn Đình Bảng1, Nguyễn Trọng Uyển1, Lê Minh Tuấn1

1 Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Công nghệ Xạ hiếm, Viện Năng lượng và Nguyên tử Việt Nam




Các phức vòng càng (chelat) của các nguyên tố đất hiếm với các amino axit đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học. Các công trình đã công bố cho thấy cần quan tâm nghiên cứu sự hình thành phức để giải quyết một số vấn đề về sự phối trí của phối tử với ion kim loại đất hiếm.

Các phức rắn của của Lu3+ với L-isoleucine và L-leucine đã được tổng hợp trong hỗn hợp dung môi etanol - nước. Công thức hoá học dự kiến của các phức có dạng Lu(AA)3.(NO3)3.3H2O dựa trên kết quả phân tích thành phần phức. Phép so sánh các phổ IR và 13C-NMR của phối tử và các phức cho thấy Lu3+ liên kết với phối tử và hình thành phức vòng càng thông qua liên kết của ion Lu3+ với nguyên tử oxi của nhóm cacboxyl (-COO-) và nguyên tử nitơ của nhóm amin (-NH2).

Synthesis and coordination characterization study

of Lu3+ chelates with L-isoleucine and L-leucine

Lanthanide amino-acid chelates are known to play an important role in many biological processes. Survey of the literature shows that studies on the lanthanide complex formation with amino acids need to be paid attention for solving the disagreements on the coordination modes between lanthanides and amino acids.

The complexes were synthesized in the mixture of water-ethanol. These complexes are formulated as Lu(AA)3.3NO3.3H2O; (AA: L-isoleucine, L-leucine) based on composition analysis. Comparison of the IR and 13C-NMR spectra of the free ligand with those of their complexes shows that L-isoleucine and L-leucine act as bidentate ligands bonding the lanthanide ions through the amino and carboxylate groups.




2. Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học

của cây Lược vàng (Callisia fragrans L.)


Nguyễn Văn Đậu, Hoàng Thị Hoa

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Gần đây, các nhà khoa học rất quan tâm đến cây Lược vàng (Callisia fragrans Lindl., họ Thài lài, Commelinaceae), một cây thuốc được coi là có tác dụng chữa nhiều loại bệnh. Trên thế giới có rất ít các công bố khoa học về thành phần hóa học và tác dụng dược lí của cây lược vàng; các tài liệu phổ biến khoa học của Nga có đề cập đến kinh nghiệm sử dụng cây này trong phòng chống bệnh.

Báo báo này thông báo kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của cây lược vàng trồng ở Việt Nam. Ba hợp chất đã được phân lập là -sitosterol, -sitosterol 3-O--D-glucopyranozit và hỗn hợp của -sitosterol 3-O--D-glucopyranozit và stigmasterol 3-O--D-glucopyranozit. Sự nhận dạng cấu trúc của chúng đã được thực hiện bằng các phương pháp phổ và so sánh sắc kí lớp mỏng với chất chuẩn trong cùng một điều kiện.

Recently, Callisia fragrans Lindl. (family Commelinaceae) has great reputation as a versatile medicinal plant for many diseases. The chemical and pharmacological researchs in Callisia fragrans have so far quite limited, except few documents dealing with the disease-protective properties of this plant in Russia.

This paper reports on isolation of -sitosterol, -sitosterol 3-O--D-glucopyranoside, and mixture of -sitosterol 3-O--D-glucopyranozit and stigmasterol 3-O--D-glucopyranosides. Their structure were identified by the spectroscopic methods and also by comparison with the authentic samples in the same TLC-conditions.


3. Nghiên cứu thành phần hóa học

của cây Mật gấu (Mahonia nepalensis DC.)

Nguyễn Văn Đậu, Phan Thị Thanh Hiền


Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Cây mật gấu (Mahonia nepalensis DC., họ Hoàng liên gai, Berberidaceae) là cây thuốc phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong nhân dân, thân cây mật gấu được dùng để chữa nhiều bệnh, chủ yếu đối với các bệnh về gan-mật. Các nghiên cứu hóa học và dược lí của cây này hầu như chưa có.

Báo cáo này thông báo sự phân lập và nhận dạng của ba hợp chất là -sitosterol, 1,3-dihidroxy-2-metoxy anthraquinon và 3-hidroxy-2-metoxy-1-metyl anthraquinon. Cấu trúc của các chất phân lập đã được xác định bằng phương pháp phổ (IR, 1H-NMR, 13C-NMR,…), chất -sitosterol được nhận dạng bằng cách so sánh với chất chuẩn trong cùng một điều kiện sắc kí lớp mỏng.

Mahonia nepalensis DC. (family Berberidaceae) is a common medicinal plant, wildly distributed in the Northern highland areas of Vietnam. The wood of the tree has a long use for treatment of some illness, effected mainly for liver-gall disorder. Scientific works on Mahonia nepalensis are almost not available.

This paper informs isolation of 1,3-dihydroxy-2-methoxy anthraquinone và 3-hydroxy-2-methoxy-1-methyl anthraquinone along with common -sitosterol. The structure of anthraquinones were elucidated by the spectroscopic methods, and -sitosterol was identified by comparison with the authentic sample in the same TLC-conditions. The isolated anthraquinones have been the first compounds reported from this plant.


4. Nghiên cứu chế tạo màng siêu lọc tách protein và khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện chế tạo đến hiệu suất tách của màng
Trần Thị Dung, Phạm Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Phương,

Hoàng Thị Chi, Nguyễn Thị Luyến, Vũ Quỳnh Thương


Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Kỹ thuật lọc màng là một trong các phương pháp tách hiện đại và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ưu điểm của kỹ thuật lọc màng là có thể tách được các tiểu phân có kích thước từ cỡ hạt tới cỡ ion mà các cấu tử cần tách không phải chuyển pha, quá trình tách có thể tiến hành ở nhiệt độ thường, không cần sử dụng thêm các hoá chất khác, cho phép đồng thời thực hiện các quá trình tách, tinh chế và cô đặc các dung dịch.

Màng siêu lọc là một trong các loại màng tách dùng động lực áp suất, dùng để tách các phân tử có kích thước nhỏ và trung bình (có trọng lượng phân tử từ vài nghìn đến vài trăm nghìn dalton). Màng siêu lọc tách protein được sử dụng nhiều trong các thiết bị y sinh, trong các phòng thí nghiệm phân tích hoá sinh, hoá dược, dùng trong công nghiệp thực phẩm để tách và làm giàu protein và enzim. Trong nghiên cứu này, màng siêu lọc tách protein (albumin) được chế tạo từ xenlulozo axetat bằng kỹ thuật đảo pha đông tụ chìm. Ảnh hưởng của các điều kiện chế tạo đến hiệu suất tách protein của màng được nghiên cứu và khảo sát như nồng độ xenlulozo axetat trong dung dịch tạo màng, thời gian bay hơi dung môi, hàm lượng và loại phụ gia vv… Kết quả thực nghiệm cho thấy, màng chế tạo được có khả năng tách tốt protein trong dung dịch, hiệu suất tách của màng phụ thuộc mạnh vào các thông số chế tạo và điều kiện thực hiện quá trình tách. Nồng độ xenlulozo axetat và thời gian bay hơi dung môi tăng làm tăng độ lưu giữ và giảm năng suất lọc của màng. Khi nồng độ xenlulozo axetat trong dung dịch tạo màng tăng đến 9% và thời gian bay hơi dung môi 120 giây, màng hình thành có thể lưu giữ được gần như hoàn toàn protein (albumin trứng, có trọng lượng phân tử khoảng 69000 dalton) trong dung dịch (R > 99.5%) với năng suất lọc tốt. Việc sử dụng phụ gia trong dung dịch tạo màng làm năng suất lọc của màng tăng, tuy nhiên, hàm lượng phụ gia chỉ có thể tăng đến một giới hạn nhất định nào đó, để màng hình thành có độ bền cơ học tốt. Các loại phụ gia khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu suất tách của màng hình thành. Ảnh chụp qua hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy màng chế tạo được có cấu trúc bất đối xứng với lớp bề mặt mỏng ở trên lớp đỡ xốp, kích thước lỗ và mật độ lỗ của màng thay đổi theo điều kiện tạo màng.


5. Nghiên cứu chế tạo màng lọc compozit

từ xenlulozo axetat và xenlulozo nitrat


Vũ Quỳnh Thương, Lê Viết Kim Ba, Bùi Duy Cam, Trần Thị Dung

Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Màng lọc là một loại vật liệu dùng trong quá trình tách và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở qui mô công nghiệp như tách nước ngọt từ nước mặn, sản xuất nước sạch và siêu sạch, lọc trong bia rượu, nước giải khát, sản xuất thuốc tiêm dịch truyền và vắc xin vv…

Hiện nay, các loại màng lọc thương mại thường được chế tạo từ vật liệu polyme, màng có thể được làm từ một loại vật liệu hoặc màng compozit. So với màng lọc thông thường, màng compozit có một số ưu điểm vượt trội do có cấu trúc đặc biệt gồm hai lớp: lớp đỡ và lớp hoạt động được làm từ các loại vật liệu khác nhau. Bằng cách thay đổi các thông số chế tạo, có thể tối ưu được các tính chất của từng lớp và do đó, làm tăng khả năng tách của màng. Ngoài ra, màng compozit còn có độ bền cơ học tốt hơn và có khả năng tái sử dụng nhiều lần hơn so với màng làm từ một loại vật liệu.

Trong nghiên cứu này, màng compozit được chế tạo dùng cho lọc bia sau quá trình lên men phụ, màng được làm từ xenlulo axetat và xenlulo nitrat trên nền vải lọc. Các điều kiện tạo màng được khảo sát bao gồm các thông số chế tạo lớp đỡ và chế tạo lớp bề mặt (nồng độ polyme, chiều dày lớp dung dịch, thời gian bay hơi dung môi, thành phần phụ gia vv…). Chất lượng của màng được đánh giá qua độ trong của dịch lọc (bia) thu được và năng suất lọc của màng tại áp suất xác định. Kết quả thực nghiệm cho thấy, lớp đỡ được chế tạo từ dung dịch xenlulozo nitrat nồng độ 30 g/l với hàm lượng phụ gia PGII 10% và thời gian bay hơi dung môi khoảng 20 phút là thích hợp. Để chế tạo lớp bề mặt, dung dịch xenlulo axetat nồng độ 80 g/l với hàm lượng phụ gia PGII 35% và thời gian bay hơi dung môi khoảng 20 phút cho kết quả tách tốt nhất, dịch bia trong và năng suất lọc tốt. Kết quả kiểm tra vi sinh cho thấy màng chế tạo được có khả năng tách được hầu như hoàn toàn E.Coli và lạc khuẩn trong dung dịch. Ảnh chụp qua hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy lớp bề mặt của màng compozit chế tạo được có kích thước lỗ khoảng 0.2 - 0.3 m, nằm trên lớp đế xốp có cốt vải bên trong.

6. Hoạt tính xúc tác của quặng Pyrolusite trong phản ứng


xử lý màu RB19 bằng phương pháp ôxi hoá pha lỏng

Vũ Thị Hậu1, Vũ Ngọc Duy2, Cao Thế Hà3


1Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên

2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

3Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững,

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Hoạt tính xúc tác của quặng tự nhiên Pyrolusite trong phản ứng ôxi hoá pha lỏng (CWAO) xử lý màu RB19 được chứng minh thông qua xử lý số liệu biến thiên nồng độ màu và giá trị COD. Các kết quả của thí nghiệm không có ôxy cho thấy quá trình khử màu vẫn xảy ra theo cơ chế chất màu hấp phụ lên bề mặt và bị ôxi hoá bởi Mn(IV) trên bề mặt xúc tác. Ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính xúc tác đã được khảo sát. Pyrolussite có hoạt tính ngay ở nhiệt độ thường (300C). Hoạt tính xúc tác tăng khi tăng nhiệt độ hoặc giảm pH.




Catalytic activity of Pyrolusite ore for decolourization

of RB19 dye stuff in Wet Air Oxidation


Vu Thi Hau1, Vu Ngoc Duy2, Cao The Ha3

1Faculty of Chemistry, Thai Nguyen College of Education

2Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU

3Research Center for Environmental Technology and Sustainable Development, Hanoi University of Science, VNU




Natural ore Pyrolusite had its catalytic activity for decolourization of RB 19 dye stuff in Wet Air Oxidation (WAO). Catalytic effect was evidenced by variation of COD/(RB19 concentration) with time. Results of the experiment without oxygen showed that decolourization took place by mechanism of adsorption then oxidation by Mn(IV) on the surface. Effects of temperature and pH were evaluated. Pyrolusite revealed activity even at low temperature (300C). Catalytic activity increased as temperature increased or pH decreased.


7. Xác định cấu trúc axit mangiferonic từ cây Tống quán sủi

(Alnus nepalensis D. Don, Betulaceae) bằng phổ NMR


Phan Minh Giang1, Trương Thị Tố Chinh1, 2, Phan Tống Sơn1

1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2 Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam

Các thực vật thân gỗ đã được biết đến là sinh tổng hợp được nhiều hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học lý thú. Trong một chương trình nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên hữu ích từ các cây thân gỗ một tritecpenoit dãy cycloartan, axit mangiferonic, đã được phân lập từ cây Tống quán sủi (Alnus nepalensis D. Don, Betulaceae). Phân tích các dữ kiện phổ EI-MS, 1D NMR và 2D NMR bao gồm 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, 1H-1H COSY, HSQC và HMBC đã cho phép xác định cấu trúc và sắp xếp chính xác tất cả các tín hiệu 1H và 13C của axit mangiferonic.

Structure determination of mangiferonic acid

from alnus nepalensis D. Don (Btulaceae) by NMR spectra




Woody plants have been known to produce many interesting biologically active secondary metabolites. In a study program of useful natural compounds from woody plants a cycloartane triterpenoid, mangiferonic acid, was isolated from Alnus nepalensis D. Don (Betulaceae). Extensive analysis of spectroscopic data EI-MS, 1D NMR, and 2D NMR including 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, 1H-1H COSY, HMQC, and HMBC permitted structure determination and exact assignments of all 1H and 13C signals of mangiferonic acid.



8. Phân lập các hợp chất flavonoit

từ cây Cáng lò (Betula alnoides Buch.-ham., Betulaceae)


Phan Minh Giang1, Trương Thị Tố Chinh1, 2, Phan Tống Sơn1

1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam




Cáng lò (Betula alnoides Buch.-Ham., Betulaceae) là cây thân gỗ được sử dụng trong Y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Nghiên cứu hóa thực vật các hợp chất hữu cơ thiên nhiên từ lá cây Cáng lò đã dẫn đến sự phân lập các hợp chất flavonoit chrysoeriol, kaempferol 7-O-metyl ete, quercetin, quercetin 3-O--D-glucopyranozit và rutin. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được phân lập đã được xác định bằng các phương pháp phổ MS và NMR. Các hợp chất flavonoit này có thể đóng vai trò trong hoạt tính chống oxi hóa của cây Cáng lò.

Isolation of flavonoids from Betula alnoides Buch. ham. (Betulaceae)

Betula alnoides Buch.-Ham. (Betulaceae) is a woody plant used in Vietnamese and Chinese traditional medicine. Phytochemical invesstigation of natural compounds from the leaves of Betula alnoides led to the isolation of flavonoids chrysoeriol, kaempferol 7-O-methyl ether, quercetin, quercetin 3-O--D-glucopyranoside, and rutin. Chemical structures of the isolated compounds were determined by spectroscopic methods. The flavonoid compounds may play a role in antioxidant activity of Betula alnoides.


9. Tổng hợp oxit CuO, CeO2 và oxit hỗn hợp CuO-CeO2

bằng phương pháp sol-gel và khảo sát khả năng xúc tác

của chúng cho phản ứng oxi hóa phenol



Nguyễn Đình Bảng, Hoàng Thị Hương Huế

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Đã tổng hợp được các oxit CuO, CeO2 và oxit hỗn hợp CuO-CeO2 bằng phương pháp sol-gel. Đặc trưng của sản phẩm được xác định bằng các phương pháp vật lý và hóa lý hiện đại như: nhiễu xạ tia X (XRD), khử theo chương trình nhiệt độ trong dòng khí H2(H2-TPR), phần mềm tính toán Powder Cell 2.4. Các kết quả từ phương pháp H2-TPR chỉ ra rằng, có ba dạng tồn tại của CuO trong oxit hỗn hợp CuO-CeO2: CuO vô định hình phân tán trên bề mặt của CeO2, Cu2+ đi vào cấu trúc tinh thể của CeO2 để tạo dung dịch rắn và CuO ở trạng thái tinh thể. Việc tạo thành dung dịch rắn còn được khẳng định thêm nhờ việc tính thông số mạng lưới của CeO2 nguyên chất và CeO2 trong oxit hỗn hợp, kết quả cho thấy thông số mạng của CeO2 trong oxit hỗn hợp nhỏ hơn CeO2 nguyên chất.

Từ việc nghiên cứu khả năng xúc tác của các oxit CuO, CeO2 và oxit hỗn hợp CuO-CeO2 cho phản ứng oxi hóa phenol, thấy rằng oxit hỗn hợp có khả năng xúc tác cao hơn hẳn các oxit riêng lẻ và theo thứ tự CuO-CeO2 > CuO > CeO2.

Synthesis of CuO, CeO2 and CuO-CeO2 mixed oxide used

as the catalysts for the oxidation of phenol by sol-gel method

Nguyen Dinh Bang, Hoang Thi Huong Hue

Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU

CuO, CeO2 oxide and CuO-CeO2 mixed oxide were prepared by sol-gel method. The characteristics of CuO-CeO2 mixed oxide were examined by means of X-ray diffraction (XRD), H2- temperature- programmed reduction (H2-TPR) . H2-TPR results indicated that there are three CuO species in the mixed oxide, namely, the finely dispersed CuO, the bulk CuO and the Cu2+ in the CeO2 lattice. The calculating results from Powder Cell 2.4 software showed that, when CuO-CeO2 mixed oxide was formed, the cell parameter values of CeO2 was smaller than that of pure CeO2, indicating that some CuO entered the CeO2 lattice.

The catalytic activity of CuO, CeO2 and CuO - CeO2 mixed oxide for the phenol oxidation at low temperature (70-8000 C) have been investigated. The results show that the activities of the surface-dispersed copper species are greatly enhanced due to the presence of ceria, whether it was used as s support. The activities decrease on the order: CuO-CeO2 > CuO > CeO2.


10. Đóng góp vào việc tổng hợp atenolol và metoprolol (Contribution to synthesis of atenolol and metoprolol)

Đặng Như Tại1, Lưu Văn Chính2, Phạm Duy Nam3,



Trương Ngọc Hùng2, Bùi Thị Hồng Phương3

1Khoa Hóa học,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2 Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng




In this paper, two beta adr energic blocking agents, atenolol and metoprolol used in treating hypertension and angina were synthesized from phenol and phenylethyl alcohol with good yield. The structures of atenolol, metoprolol and intermediates were confirmed by spectra methods such as IR, MS, 1H-NMR and 13C-NMR.



11. Xây dựng và bước đầu khai thác cơ sở dữ liệu đa phương tiện hỗ trợ việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Hoá học



Nguyễn Thị Thái

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Trước nhu cầu dạy và học TACNHH ngày càng cao, trên cơ sở những thuận lợi hiện có tại khoa Hoá học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, chúng tôi đã xây dựng một ngân hàng Cơ sở Dữ liệu Đa Phương Tiện (CSDL-ĐPT) hỗ trợ việc Dạy và Học tiếng Anh chuyên ngành Hoá học (DHTACNHH), với mục đích giảm chi phí và nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập TACNHH cho sinh viên năm thứ nhất khoa Hoá học.

Các kết quả ban đầu nhóm làm việc đã đạt được gồm:

- Xây dựng ngân hàng nâng cao vốn từ, kỹ năng đọc hiểu và dịch tài liệu TACNHH.

- Xây dựng ngân hàng tài liệu luyện nghe nói TACNHH với các hình thức phong phú gồm: Sưu tầm các địa chỉ internet thích hợp và đĩa CD tiếng, đĩa CD hình do các tác giả nước ngoài biên soạn; Ghi đĩa CD tiếng và CD hình bài giảng của các giáo sư nước ngoài; Ghi đĩa CD tiếng đọc các tài liệu Hoá; Ghi đĩa hình các báo cáo nghiên cứu khoa học bằng tiếng anh của sinh viên chương trình Đào tạo Tiên tiến.

- Xây dựng bài giảng luyện nghe nói TACNHH với mục đích giúp sinh viên sửa lỗi phát âm và nâng cao kỹ năng nghe nói về chuyên ngành Hoá học.




The first steps In building a Multimedia Database Supporting

Teaching and Learning English in Focus on Chemistry

Nguyễn Thị Thái

Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU




In order to meet the improving demands for teaching and learning EFC, basing on the advantages at the Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, Hanoi National University, the idea of building a Multimedia Database (MD) has been given with the hope to support the Teaching and Learning English in Focus on Chemistry (TLEFC) in order to reduce the cost and enhance the effectiveness of TLEFC for the first year’s students of the Faculty of Chemistry.

The preliminary results achieved by our working team are the following:

1. Building a database for improving vocabulary, reading comprehension skill and translating EFC.

2. Building a database for improving listening and speaking EFC skill with various types includes: Collecting the relevant website addresses and audio and video CDs written by the foreign authors; Recording audio and video CDs of the foreign professors’ lectures. Recording audio CDs reading materials on Chemistry in English. Recording video CDs the thesis defence presentations of the students of the Advanced Education Programme in Chemistry.

3. Writing the appropriate teaching materials of training listening and speaking EFC’s skill to help the students with correcting their pronunciation mistakes and enhancing their listening and speaking skill in the field of chemistry.




12. Tổng hợp một số dẫn xuất 2-amino-6-aryl-4-(4’-metylcumarin-3’-yl) pyrimiđin từ các xeton , - không no
tương ứng


Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Ngọc Thanh,

Nguyễn Văn Năm, Vũ Thị Phương, Dương Ngọc Toàn


Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Bằng phản ứng của ,-xeton không nó có chứa vòng coumarin với guanidine clohydrat đã tổng hợp được 1 dãy các dẫn xuất của 2-amino-6-aryl-4-(4’-methylcoumarin-3’-yl) pyrimidine. Cấu trúc của chúng được xác định bởi các phương pháp phổ: IR, MS và 1H-NMR.


Synthesis of some derivatives of 2-amino-6-aryl-4-(4’-methylcoumarin-3’-yl)pyrimidine from ,-unsaturated ketones


Nguyen Minh Thao, Nguyen Ngoc Thanh,

Nguyen Van Nam, Vu Thi Phuong, Duong Ngoc Toan


Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU

By reaction of ,- unsaturated ketones containing coumarin cyclic with guanidine chlohydrate was been synthesized a series of 2-amino-6-aryl-4-(4’-methylcoumarin-3’-yl)pyrimidine derivatives. There structure was been confirmed by IR, MS and 1H-NMR spectra.



13. Tổng hợp một số isatin per-o-glucopyranosyl thiosemicarbazon thế

Nguyễn Đình Thành, Nguyễn Thị Kim Giang, Trần Hà Quyên


Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Bảy hợp chất isatin (2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl) thiosemi -carbazon mới đã được tổng hợp bằng phản ứng của 2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl thiosemicarbazide và các isatin thế tương ứng bằng phương pháp tiến hành phản ứng bằng lò vi sóng. Các hợp chất 3a-g có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm đáng chú ý, như kháng Klebsiella pneumonia, Staphyloccus epidermidis và Candida albicans.




Synthesis of some substituted isatin per-o-glucopyranosyl thiosemicarbazones


Nguyen Đinh Thanh, Nguyen Thi Kim Giang, Tran Ha Quyen

Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU

Seven new substituted isatin (2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl) thiosemicarbazones were synthesized by reaction of 2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl thiosemicarbazide and corresponding substituted isatin using microwave-assisted method. The compounds 3a-g have remarkable antibacterial and antifungal activities against Klebsiella pneumonia, Staphyloccus epidermidis and Candida albicans.


14. Sự liên quan giữa mật độ điện tích và độ chuyển dịch
hóa học phổ 1H-và 13C-NMR của 3’,2-anhyđro-5’-o-trityl-
và 3’-aziđo-3’ đeoxithymiđin (azt)

Nguyễn Đình Triệu, Vũ Ngân Bình


Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Trong công trình này chúng tôi đã nghiên cứu mối liên quan giữa sự phân bố mật độ điện tích của các nguyên tử trong phân tử và độ chuyển dịch hóa học phổ 1H- và 13C-NMR của một số dẫn xuất thymiđin.

Sử dụng chương trình Hyperchem tối ưu hóa cấu trúc và năng lượng, đã tính toán mật độ điện tích của các nguyên tử trong phân tử theo phương pháp AM1.

Từ các kết quả tính toán mật độ điện tích của các nguyên tử thiết lập mối liên quan giữa chúng với các giá trị độ chuyển dịch hóa học của các chất tương ứng trong phổ 1H- và 13C-NMR, kết quả cho ở các bảng 1 và 2. Các số liệu trên các bảng đó cho thấy có mối liên quan giữa mật độ điện tích và độ chuyển dịch hóa học ở các nguyên tử trong phân tử. Khi thay đổi nhóm thế trong vòng furanozơ thì mật độ điện tích và độ chuyển dịch hóa học của tất cả các nguyên tử cacbon trong phân tử thymiđin đều thay đổi tuy nhiên có sự phân biệt là mật độ điện tích trên các nguyên tử cacbon ở nhân pyrimiđin ít thay đổi hơn so với mật độ điện tích trên các nguyên tử cacbon trong vòng furanozơ bởi vì các nhóm thế này không gắn trực tiếp với vòng pyrimiđin và giữa hai dị vòng 5 và 6 cạnh này không có sự liên hợp với nhau.


15. Sử dụng một số phần mềm tính độ chuyển dịch hóa học
phổ 1H-và 13C-NMR của một số dẫn xuất thymiđin

Nguyễn Đình Triệu, Vũ Ngân Bình


Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN




Hỗ trợ cho phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H- và 13C-NMR) hiện nay có một số phần mềm dự đoán phổ dựa trên công thức cấu tạo giả định của chất, qua đó giúp cho việc gán các giá trị độ chuyển dich hóa học cho các nguyên tử cacbon trong phân tử phần nào dễ dàng hơn. Tuy nhiên các phần mềm này cũng chỉ có thể dự đoán một cách gần đúng với giá trị thực nghiệm, sai số này tùy thuộc vào cấu tạo phân tử của mỗi chất cũng như tùy thuộc vào vị trí của mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử do sự tương tác khác nhau của các nhóm thế cũng như các hiệu ứng chuyển dịch electron trong phân tử. Để góp phần vào việc đánh giá các phần mềm này chúng tôi đã sử dụng ba chương trình phần mềm gNMR, Hyper 7.02 và ACD/I-labs để dự đoán độ chuyển dịch hóa học trong các phổ 1H- và 13C-NMR của một số dẫn xuất thymiđin.

Chương trình ACD/NMR dễ sử dụng, thời gian tính toán nhanh hơn và cho kết quả tốt nhất với giá trị độ lệch trung bình d và độ lệch chuẩn r đều nhỏ. Tuy nhiên chương trình ACD/NMR cũng còn những han chế nhất định là các số liệu tính cho nhóm NH, OH…có độ sai lệch lớn hơn giữa giá trị tính và giá trị thực nghiệm.

Như vậy chương trình ACD/NMR là chương trình dự đoán phổ có độ tin cậy cao và phù hợp nhất đối với các dẫn xuất thymiđin.



16. Nghiên cứu sự tạo phức đơn, đa phối tử của một số nguyên tố đất hiếm (Ho, Er, Tm, Yb, Lu) với L-methionin
và axetyl axeton trong dung dịch bằng phương pháp chuẩn
độ đo pH

(Study on formation of simple ligand complexes of some rare earth elements (Ho, Er, Tm, Yb, Lu) with L - methionine and acetyl acetone
in fluid by potentiometric titration in aqueous solution)



Nguyễn Trọng Uyển1, Lê Hữu Thiếng2, Nguyễn Thuý Vân2

1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

The stability constant of the mixed ligand complexes and simple ligand complexes formed between Ho3+, Er3+, Tm3+, Yb3+, Lu3+ with L - Methionine and Acetylacetonane (HAcAc) were determined by potentiometric, titration in aqueous solution (30 ± 10C; I = 0,1). The complexes following 1: 2 proportion have form of LnMet2+, LnAcAc2+, Ln(AcAc)2+; following 1:2:2 proportion; 1:4:2 proportion have form of LnAcAcMet+, Ln (AcAc)2Met.- The mixed ligand complexes turned out to be much stronger than the simple ligand complexes.


17. Phổ khối lượng của một số hợp chất azometin

chứa dị vòng piriđin



Trần Thị Thanh Vân, Trần Thạch Văn

Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, ĐHQGHN

Đã tổng hợp được 20 azometin và 12 bis-azometin từ các anđehit chứa dị vòng piriđin bằng sự ngưng tụ giữa andehit và amin.

Sản phẩm là chất rắn màu trắng, vàng hoặc nâu, tan trong etanol, metanol... Các azometin bis-azometin đã được xác định cấu tạo bằng các phương pháp vật lý hiện đại như phổ UV, IR, MS và 1H-NMR. Phổ khối lượng của chúng đã được phân tích và đưa ra sơ đồ phân mảnh dự kiến.



The mass spectroscopy of some azometines

containing pyridine heterocyclics



Tran Thi Thanh Van, Tran Thach Van

Faculty of Chemistry, Hanoi University of Science, VNU




Some derivatives of bis-azomethine containing pyridine heterocyclics were synthesised by condensation of andehyd with diamines.

The products were recrystalisation in etanol, metanol…They are white, yelow, brown crystals. Theirs structure were indentified by UV, IR, MS, 1H-NMR spectroscopies.





TiÓu ban Hãa häc


tải về 97.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương