Tiết 42. DÃY ĐIỆn hóa của kim loại ngày soạn: 08/11/2013 Mục tiêu bài học



tải về 20.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích20.16 Kb.
#28599

Trường THPT Bưng Riềng Nhóm: Hóa

Tiết 42. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI

Ngày soạn: 08/11/2013

  1. Mục tiêu bài học

  1. Kiến thức

    • Biết

- Học sinh nắm được khái niệm cặp oxi hóa khử liên hợp, cách biểu diễn cặp oxi-hóa khử : dạng oxi hoá/dạng khử.

- Nắm được cách so sánh định tính và định lượng các cặp oxh - khử, từ đó hiểu được qui luật thành lập dãy điện hóa.

- Nắm được chiều hướng phản ứng ôxi hóa-khử, viết thành thạo các phản ứng ôxi hóa-khử xảy ra khi cho các cặp ôxi hóa-khử phản ứng và thứ tự ưu tiên các phản ứng ôxi hóa-khử.


  1. Kĩ năng

So sánh + phân tích + viết phương trình phản ứng.
Dự doán chiều phản ứng oxi hóa khử.

  1. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.

2. Học sinh: Đọc bài ở nhà



  1. Phương pháp

Diễn giảng + trực quan.

  1. Tiến trình bài học

  1. Ổn định lớp

  2. Kiểm tra bài cũ:

Viết phương trình phản ứng khi cho: Fe tác dụng với dd CuCl2 và Ag tác dung với dd Cu(NO3)2

  1. Bài mới

    Nội dung

    Phương pháp

    I- Cặp oxi hoá - khử của kim loại

    Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử.

    Ví dụ: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Ag+/Ag


     Gv ?: Chất khử là gì? Chất oxh là gì? Cho ví dụ minh họa?

     Gv đặt vấn đề: Trong các phản ứng hoá học:

    - Kim loại là chất khử (nhường electron)

    - Ion kim loại là chất oxh (nhận electron).

     Gv yêu cầu học sinh xác định chất khử và chất oxi hoá ở mỗi phản ứng bên.

     Gv lưu ý học sinh: Trong mỗi cặp oxi hoá khử, ion kim loại là chất oxi hoá viết trước, chất khử là kim loại viết sau.



    II/ So sánh tính chất của những cặp oxh - khử:

    1/ Cặp oxi hoá khử Fe2+/Fe và Cu2+/Cu:

    Xét phản ứng : Fe + Cu2+ = Fe2+ + Cu



    Kết luận 1:

    - Tính oxi hoá: Fe2+ < Cu2+

    - Tính khử: Fe > Cu

    2/ Cặp oxi hoá khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag:

    Xét phản ứng : Cu + 2Ag+ = Cu2+ + 2Ag



    Kết luận 2:

    - Tính oxi hoá: Cu2+ < Ag+

    - Tính khử: Cu > Ag

    Kết luận chung:

    - Tính oxi hoá: Fe2+ < Cu2+ < Ag+.

    - Tính khử: Fe > Cu > Ag


     Gv ?: Em hãy cho biết vai trò của Fe và Cu2+ trong phản ứng bên ?

     Gv ?: Qua phản ứng giửa Fe và dung dịch muối Cu2+, em rút ra được kết luận gì về tính oxi hoá của ion Fe2+ so với ion Cu2+ và tính khử của Fe so với Cu?


     Gv ?: Em hãy cho biết vai trò của Cu và Ag+ trong phản ứng bên ?

     Gv ?: Qua phản ứng giửa Cu và dung dịch muối Ag+, em rút ra được kết luận gì về tính oxi hoá của ion Ag+ so với ion Cu2+ và tính khử của Cu so với Ag ?

     Gv ?: Qua các kết luận 1 và 2, em hãy so sánh tính oxi hoá của 3 ion kim loại: Fe2+, Cu2+, Ag+ và tính khử của 3 kim loại tương ứng là Fe, Cu, Ag.


    III/ Dãy điện hóa của kim loại:

    1. Định nghĩa: Dãy điện hoá của kim loại là một dãy các cặp oxi hóa khử được xếp theo chiều tăng tính oxi hoá của ion kim loại và chiều giảm tính khử của kim loại.

     Dãy điện hoá của một số kim loại thông dụng

    (SGK)


     Giáo viên giới thiệu định nghĩa về dãy điện hoá của kim loại và giới thiệu dãy điện hoá của một số kim loại thông dụng.

     Gv lưu ý học sinh:

    - Một số cặp oxi háo khử sẽ không có mặt trong dãy điện hoá trên.

    - H không phải là một kim loại nhưng nó vẫn có mặt trong dãy điện hoá.



    Dự đoán được chiều của phản ứng oxi hoá - khử giửa 2 cặp oxi hoá khử:

    Chất oxi hoá mạnh hụn + chất khử mạnh hơn

     Chất oxi hoá yếu hơn + chất khử yếu hơn.

    Quy tắc α:



    Phương trình phản ứng: Yy+ + X Xx+ + Y



     Gv giới thiệu quy tắc α:

    Cho 2 cặp oxi hoá khử: sXx+/X < Yy+/Y

     học sinh xác định chất oxi hoá mạnh nhất và chất khử mạnh nhất  quy tắc α.


  2. Củng cố:

Câu 1: Dựa vào dãy điện hoá của kim loại hãy cho biết: Kim loại nào dễ bị oxi hoá nhất ? Ion kim loại nào có tính oxi hoá mạnh nhất ? Kim loại nào có tính khử yếu nhất ? Ion kim loại nào khó bị khử nhất ?

Câu 2: Cho các kim loại: Zn, Cu, Ag, Al và các dung dịch muối: Cu(NO3)2, AgNO3, Hg(NO3)2.

Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối nào? Viết phương trình phân tử và phương trình ion của phản ứng.



5. Dặn dò: 1/ Học bài cũ.

2/ Bài tập về nhà: 4,5,6,7 (SGK).



  1. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy





Каталог: host -> 0B8S4PWaxIxscMi03SXVfTUlnTkE -> 5.%20dai%20cuong%20kim%20loai%20g
host -> Phương pháp 7: Phương pháp trung bình
host -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số: 1348
host -> BIÊn soạn giáO Án tích hợp theo công văn số 1610/tcdn-gv
host -> Học Hóa bằng sự đam mê
host -> Cristoforo Colombo tiếng Anh: Christopher Columbus; tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón, âm Hán-Việt: Kha Luân Bố
host -> Lịch sử thế giới
5.%20dai%20cuong%20kim%20loai%20g -> Tiết 43. Luyện tập về DÃY ĐIỆn hóa của kim loạI (Tự chọn 15) Ngày soạn: 09/11/2013 Mục tiêu bài học
0B8S4PWaxIxscMi03SXVfTUlnTkE -> Tiết 105. ÔN tập học kì II ngày soạn: 16/04/2014 Mục tiêu bài học
0B8S4PWaxIxscMi03SXVfTUlnTkE -> Tiết 81. Luyện tập về SẮt ngày soạn: 01/3/2014 Mục tiêu bài học

tải về 20.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương