Tintuc caonien 54



tải về 282.07 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích282.07 Kb.
#9681
  1   2   3   4
TINTUC CAONIEN 54

www.tintuccaonien.com

Tintức lượm lặt










Tại Hoa kỳ sau vụ khuyến khích đổi xe cũ lấy xe mới tiết kiệm xăng hơn, Chính phủ Liên bang sắp tung ra một chiến dịch đối các vật dụng gia đình như tủ lạnh,máy giặt, máy điều hoà không khí…kiểu cũ lấy những máy tiết kiệm năng lượng điện










Mua sắm dồn dập trong ngày “Thứ Sáu Đen” cho thấy một tín hiệu tốt đẹp cho ngành bán lẻ tại Hoa kỳ











Hơn 100 mảnh băng sơn khổng lồ bị tách ra từ Nam Cực hiện chỉ còn cách bờ biển phía nam của Tân Tây Lan có 200 dặm mà thôi. Đây cũng là lần đầu tiên từ 78 năm qua người ta mới thấy băng sơn lớn của Nam Cực trôi xa lên phía bắc như thế.

Lịch sử Lễ Tạ Ơn











Tục lễ ăn uống hội hè gọi là lễ tạ ơn trời đất vốn đã được người La Mã và Hy Lạp truyền bá từ lâu. Sau đó người Anh, Nga, Na Uy, Hòa Lan, Ba Lan đều có ngày Lễ Tạ Ơn vào mùa Thu.

Câu chuyện Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ phải bắt đầu từ lúc con tàu May Flower chở di dân Thanh Giáo từ Anh quốc đi Tân Thế Giới vào ngày 6 tháng 9-1620 với các gia đình di dân chỉ vỏn vẹn có 44 người. Con tàu Hoa Tháng Năm lịch sử này lại được yểm trợ đông đảo bởi hơn 60 thành viên thuộc thủy thủ đoàn.











Họ đi theo hải trình mà các nhà thám hiểm tiền phong đã mở đường từ trước, vượt Ðại Tây Dương 65 ngày để đến miền bờ biển miền Ðông Hoa Kỳ.

Khi đến miền đất mới, đám di dân đã trải qua một mùa đông đầu tiên vô cùng khắc nghiệt làm chết 47 người trong số hơn 100 thành viên của May Flower.

Qua mùa Xuân, với sự giúp đỡ của thổ dân da đỏ thuộc một bộ lạc hiền lành kế cận, di dân bắt đầu canh tác và vị thống đốc là William Bradford tổ chức Lễ Tạ Ơn vào năm 1621. Di dân và thổ dân đã có một lễ Thanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ với các món gà rừng, đậu, bắp của năm đầu gặt hái được mùa. Tất cả các thực đơn chế biến pha trộn theo kinh nghiệm từ các món ăn quê hương Âu Châu phối hợp với các thức ăn của thổ dân da đỏ ở Mỹ châu.












Lịch sử ghi lại là gần 100 di dân tỵ nạn đã cùng với 90 thổ dân tham dự một lễ hội hòa bình suốt ba ngày. Sau mỗi bữa ăn còn có các cuộc thi tài giữa hai bên.

Buổi Lễ Tạ Ơn đầu tiên dù đã mở đầu nhưng rồi tiếp theo những năm sau vì những khó khăn, thiên tai, chiến tranh nên chưa chính thực tạo thành truyền thống. Năm 1789, tổng thống Washington mới ra tuyên ngôn ngày 26 tháng 11 là Ngày Tạ Ơn, nhưng cũng chỉ có một ngày.

Trong suốt 240 năm tiếp theo, Hoa Kỳ có tổ chức nhiều Lễ Tạ Ơn trong các dịp ký hòa ước, tuyên ngôn hòa bình, mừng chiến thắng trên chiến trường nhưng chưa có một ngày Thanksgiving với ý nghĩa thuần túy dâng lời cảm ơn về cuộc sống lên thượng đế. Do đó Hoa Kỳ vẫn chưa có một ngày Thanksgiving thống nhất.

Năm 1830, một nhà báo phụ nữ lên tiếng đòi hỏi chính phủ phải chính thức tuyên ngôn một ngày lễ tạ ơn cho toàn quốc. Bà tiếp tục đòi hỏi như vậy suốt 30 năm.

Cho đến năm 1863, sau khi chiến thắng miền Nam, thống nhất đất nước. Tổng thống Lincoln mới có cơ hội tuyên bố ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11 hàng năm sẽ là Ngày Lễ Tạ Ơn.

Từ 1863 đến năm nay 2009 là đã trải qua gần 150 năm, Hoa Kỳ đã làm gì với những ngày Thanksgiving. Một mặt họ giữ truyền thống văn hóa gồm các thực đơn căn bản và đốt ngọn lửa tâm linh trong tinh thần xum họp gia đình. Mặt khác nước Mỹ hùng cường đã có dịp thương mại hóa để ngày Lễ Tạ Ơn trở thành tuần lễ mở đầu cho mùa lễ hội cuối năm, kích thích cả guồng máy kinh tế quốc gia.

Khác với Lễ Giáng Sinh, Thanksgiving vượt lên trên các tập tục tôn giáo. Hầu như mọi gia đình đều có thể tổ chức Ngày Lễ Tạ Ơn theo các tôn giáo khác nhau đúng như 3 ngày Lễ Tạ Ơn của tiền nhân Bắc Mỹ vào năm 1621. Lúc đó các di dân và thổ dân không hề có một lễ nghi tôn giáo nào khác ngoài việc ăn uống, vui chơi.

Ngày Lễ Tạ Ơn hiện nay ấn định vào ngày thứ Năm đã cho Hoa Kỳ có cơ hội dành luôn 4 ngày cuối tuần được coi là tuần lễ bận rộn nhất trong năm. Các xa lộ, phi trường, các trạm xe đều tấp nập. Các tiệm ăn, các chợ thực phẩm phải chuẩn bị nhiều ngày cho các gia đình mua sắm. Những hàng trái cây, các con gà tây nhồi thịt được đặt trước, các siêu thị tấp nập khách ra vào.











Mặc dù người Việt không có ngày Thanksgiving, nhưng sau hơn ba mươi năm định cư ở Hoa Kỳ ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một thói quen trong mọi gia đình chúng ta, một ngày ghi dấu nhiều kỷ niệm trong bước đầu tị nạn, một ngày có hạnh phúc vui mừng, một ngày có ngập đầy nhớ thương bên kia trời quê hương còn lắm người đói rách.


Cập nhật phúc lợi vể Medicare cho năm 2010

Medicare là một chương trình bảo hiểm sức khoẻ được Liên bang thiết lập vào năm 1965 để giúp trang trải chi phí y tế cho những người trên 65 tuổi, những người bị tàn tật  và những người bị bệnh thận ở giai đoạn chót. Medicare nguyên gốc (Original Medicare) có hai phần: phần A (bảo hiểm nằm bệnh viện) và phẩn B (bảo hiểm y tế). Đạo luật Balanced Budget Act ban hành năm 1997 đã mở thêm Medicare phần C (nguyên thủy gọi là Medicare+ Choice) cho phép các công ty bảo hiểm tư nhân đứng ra cung cấp những phúc lợi của Medicare cùng với những phúc lợi không có trong Medicare. Lẩn đầu tiên  Medicare đã được sửa đổi quan trọng vào năm 2003 bởi đạo luật Medicare Prescription Drug Improvement and Modernization Act . Đạo luật này duy trì và cũng cố chương trình Medicare Nguyên gốc và tạo lập thêm những phúc lợi về thuốc có kê toa và về phòng chống bệnh tật cũng như những khoản trợ giúp (extra help) cho những người có lợi tức thấp


Cẫm nang Medicare năm 2010 nhẳm mục đích cung cấp cho quí vị những điểu cơ bản vể Medicare và những thay đỗi vể phúc lợi y tế của Medicare dựa theo tài liệu  Medicare& You 2010 của Trung tâm Centers for Medicare & Medicaid Services .

Vợ chồng già hạnh phúc

(bài do bạn Peter Tran giới thiệu)

 

Suốt cuộc đời mình hơn 90 năm, hai cụ cũng đã ở bên nhau tới gần 70 năm trời. Câu chuyện về cuộc đời hai cụ chỉ thêm minh chứng dù cho thời gian cứ lặng lẽ trôi đi nhưng tình yêu thì bất diệt.




Đôi vợ chồng già hạnh phúc
 


Chưa từng một ngày bỏ tập

Cụ ông tên Nguyễn Huy Tập còn cụ bà là Nguyễn Thị Mai tuy đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn nhanh nhẹn và linh hoạt khiến nhiều người lần đầu gặp phải ngỡ ngàng.

Đều đặn hàng ngày vào 4h sáng, khi đèn đường chưa tắt những người có mặt sớm nhất ở chợ Kim Mã Thượng đã thấy thấp thoáng bóng hai cụ chậm rãi bước đi theo hướng công viên Thủ Lệ. Cô Lượt bán hàng ở chợ cho biết sáng nào nhà cô về chợ sớm nhất thì cũng thấy bóng hai cụ đã ở phía cuối đường còn không thì phải đợi tới khi trời sáng hẳn mới thấy hai cụ về.

Cụ ông dáng người cao một tay cầm ba toong, tay kia nắm chặt lấy tay bà cụ. Cụ bà lưng đã hơi còng nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt như không hề có tuổi. Trên suốt đoạn đường gần 1km từ nhà ra công viên tôi chưa thấy bàn tay hai cụ rời nhau một phút. Bàn tay nắm chặt lấy nhau để giúp mỗi người thêm tự tin trong từng bước đi lúc cuối cuộc đời.

Mỗi lần qua đường hai cụ đều quan sát rất cẩn thận, vừa bước vừa đưa mắt theo dõi những phương tiện từ nhiều hướng. Cuộc hành trình cứ tiếp diễn, chẳng mấy chốc mà đã tới công viên Thủ Lệ. Những người đến đây tập thể dục thì đều đã biết tiếng hai cụ. Từ xa người ta đã cất tiếng chào,  mời hai cụ cùng tham gia tập luyện. Các bà, các bác ở đây vẫn thường hỏi chuyện nhà chuyện cửa sau của hai cụ sau đúng… một ngày không gặp. Lịch tập của hai cụ vẫn được ấn định ngày này qua tháng khác không hề thay đổi. Duy chỉ những hôm mưa to, nước ngập cả đường thì hai cụ mới chịu ở nhà. Sau đợt lũ lịch sử vừa qua ở Hà Nội trời vừa ngớt, đường đã hết ngập người ta lại thấy hai cụ lại tiếp tục cái nếp xưa cũ. Hơn 6h sáng, hai bàn tay ấy lại  nắm chăt lấy nhau chậm chậm bước về.



Dù đã qua cái tuổi 90, hai cụ vẫn tự chăm sóc bản thân trong căn hộ của mình


Tình cảm thì không thiếu

Tôi vẫn còn nhớ như in câu nói của cụ Mai “Nhà bà thì nghèo đấy nhưng tình cảm thì không thiếu” bà vừa dắt tay tôi đi thăm nhà vừa nói bằng giọng rất nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn của người con gái Bắc Ninh. Căn hộ tương đối rộng rãi nằm trên tầng hai của khu tập thể KH-XH chỉ có mình hai cụ sinh sống. Không gian phòng như rộng hơn vì không có nhiều đồ đạc cùng cách bố trí khá đơn giản.

Các con nhiều lần mời mời về ở cùng nhưng hai cụ nhất quyết không nghe vì không muốn “làm phiền con cháu”.  Hai cụ đã có với nhau 6 mặt con trong đó có 3 trai và 3 gái. Nhiều người trong số đó giờ cũng đã lên ông lên bà. Cụ bà dẫn tôi ra chỗ treo tấm ảnh đại gia đình có hai cụ ở chính giữa còn xung quanh là  12 người con đầy đủ cả râu cả rể. Cụ vẫn tự hào về những người con giờ đều đã là những người thành đạt. Các cháu cụ cũng đang tiếp bước những thế hệ đi trước. Nhiều người cháu cũng đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

Trong khi tôi ngồi chơi tiếp chuyện với cụ ông, cụ bà đã chuẩn bị xong ấm nước nóng từ lúc nào rót vào hai tách cà phê hòa tan rồi mời hai ông cháu uống. Bất chợt tôi nghe thấy giọng cụ ông có vẻ hơi to “Lấy cho bà chén nữa”. Bà cụ trước lúc vào bếp lấy ra cái tách nữa còn ghé vào tai tôi “Cháu thông cảm, ông ấy bị nghễnh ngãng nên nhiều lúc hay nói to”. Một việc làm tuy nhỏ thôi của cụ ông cũng đã khiến tôi phải suy nghĩ. Một cử chỉ nhỏ của ông cũng đã làm ấm lòng người phụ nữ, cũng đã phần nào đáp lại được sự yêu thương, chăm sóc của bà. Ngồi được một lúc,ông cụ lại hỏi về cái chân đau của bà lúc sáng với một giọng nói đầy quan tâm “Chân bà có còn đau không”.  Tôi thấy ông gật gù cái đầu, thở ra một cách nhẹ nhành khi biết chân bà không còn đau. Tôi chợt thấy lòng mình như ấm lại.



Cuộc đời qua những trang thơ

Cụ ông vốn gốc là người làng Dục Tú (Đông Anh - Hà Nội), là cháu của Thượng thư Nguyễn Huy Tân đời Tự Đức thứ mười ba, là cháu ruột của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng. Vốn được đào tạo trong một môi trường học vấn từ bé cộng thêm niềm say mê học hỏi nên cụ ông ngoài biết chữ nho còn biết thêm cả ba ngoại ngữ là Anh, Pháp, Nga. Hiện nay cụ bà vẫn còn giữ được tấm bằng do Pháp cấp. Chính vì vậy trong thời gian công tác ở Bộ Đại Học cụ được giao nhiệm vụ chuyên trách về việc nhập các thiết bị tiếng nước ngoài.





Cụ bà vẫn say đắm nghe những câu chuyện mà cụ ông kể

Cụ ông có thói quen luôn xem báo ngay khi nhân viên phát báo mang đến nhà. Tuy phải dùng tới trợ thủ là hai chiếc kính một lúc nhưng cụ vẫn không bỏ qua một dòng trên báo. Cụ còn thường xuyên đọc các báo nước ngoài. Ẩn sau hai mắt kính dầy cộp, đôi mắt cụ vẫn đưa đi đưa lại một cách linh hoạt khiến tôi phải hết sức bất ngờ.


Ngoài ra cụ Tập còn là một người rất yêu thơ, thích sáng tác thơ. Cụ cho biết thỉnh thoảng vẫn có nhà văn nhà thơ đến chơi để cùng bình thơ, đàm đạo về thơ. Cụ yêu thích thể thơ lục bát và thường sáng tác để cho chính mình, cho cụ bà, hay nhiều lúc là để tặng bạn bè.Để giới thiệu về mình cụ đọc cho tôi mấy vần thơ:
Ông già ấy chính là tôi
Trước kia mười tuổi nay đà chín mươi
Vẫn thơ thẩn với nụ cười
Vẫn xem hoa nở vẫn chờ trăng lên

Ngừng lại một lúc tâm sự “Tôi vẫn tự phụ với mình” rồi cụ cười. Nụ cười không to nhưng sảng khoái để sau đó chất giọng trầm ấm của cụ lại cất lên ngâm những vần thơ mới:
Thơ vẫn xuân thu ngan ngát ý
Rượu sâm chiều tối ngất ngư say

Đọc xong cụ lại chậm rãi giải thích cho tôi về cái thú vui tao nhã. Chỉ một chén nhỏ rượu thuốc nhâm nhi vào mỗi buổi chiều cũng là bí quyết mang lại sức khỏe khiến lớp trẻ còn phải nhiều nể phục.

Mỗi lúc cụ ông ngâm thơ thì cụ bà cũng ngồi gần đó vừa nhai trầu vừa gật gù theo nhịp bằng trắc, theo giọng thơ lúc trầm lúc bổng . Bởi phần lớn những sáng tác của ông cũng đều dành tặng cho bà - người phụ nữ đã đi bên ông gần hết cuộc đời. Ấy cũng là cái tình cái nghĩa mà lớp con cháu như tôi còn phải dành cả đời để học cụ:


Đã hẹn trăm năm mãi có nhau
Cuộc đời mong sống được bền lâu
Bà nhiều vất vả sương pha tóc
Tôi lắm gian truân phấn điểm đầu

Những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng khiến tôi cứ muốn ngồi nghe. Giọng cụ ngâm có nhịp có nhạc như đang dùng thơ kể cuộc đời của chính mình:
Mấy độ lênh đênh thuyền vẫn vững
Bao phen sóng gió nghĩa càng sâu

Đọc đến đây giọng cụ như trầm xuống, sâu lắng hơn, tay phải khẽ đưa lên lau đi những giọt nước mắt đang ứa ra ở hai khóe. Cụ bà vẫn ngồi, mắt  hướng về phía ông mà chăm chú lắng nghe, chốc chốc lại rót thêm vào cốc trà cho hai ông cháu.

Rồi cụ còn kể cho tôi nghe về những kỉ niệm xa xưa. Những ngày đánh Pháp ác liệt trong chiến dịch biên giới thu đông hay trong những năm đầu khó khăn khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Đó là những bao phen “sóng gió” để giờ đây mới có “nghĩa càng sâu” như ngày hôm nay.


Còn cụ bà thi thoảng lại như nhắc lại cho tôi nhớ về một chi tiết hết sức thú vị. Tuy tuổi đã cao nhưng cụ ông lại chưa hề mất đi một chiếc răng trong khi con rể cụ nhiều người răng đã… “rụng gần hết”. Mắt cụ bà vẫn còn rất sáng. Cụ vẫn thường tự mình xâu kim để khâu cho ông mỗi khi quần áo ông sứt chỉ Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng mọi việc trong nhà cụ bà đều làm thuần thục như chưa hề có tuổi. Vì vậy mà nhà cửa mới luôn “sạch sẽ gọn gàng được” cụ bà vừa lau bàn vừa kể chuyện cho tôi Tiếp chuyện tôi khá lâu, thỉnh thoảng cụ ông lại tỏ ra tiếc vì không cho tôi xem được những chiến công trong kháng chiến, những thành tích trong những năm dựng xây đất nước… Bởi tất cả huân chương, bằng khen giấy khen, áo đỏ, mũ đỏ… đều được đem sang nhà bác cả cất giữ một cách  cẩn thận.

Trước khi tôi về cụ còn cầm ra một cuốn sổ đã cũ, mở ra một trang giấy trắng rồi bảo tôi để lại mấy con chữ giới thiệu về bản thân. Cuốn sổ dày của cụ giờ đã có thêm đôi dòng cảm nhận của tôi về chuyến viếng thăm đầy bất ngờ này. Chia tay hai cụ ra về, đầu tôi vẫn vang lên những vần thơ giản dị mà sâu sắc chan chứa tình:
Mai này đến phút chia đôi
Hai  ta  ai  sẽ là  người  tiễn  nhau
Xót bà phải lắm thương đau
Tôi  xin  làm  kẻ  đi  sau  tiễn  bà

Phạm Xuân Thịnh

Quan tâm và chia sẻ trước khi quá muộn!

Ai Cơ Hoàng Thịnh


Trong vỏn vẹn mấy tháng nay, đã có tới bốn em học sinh của trường trung học Western Heights (thuộc tiểu bang Victoria, Úc) lần lượt tự kết liễu cuộc đời còn xanh mơn mởn của mình một cách âm thầm, tức tưởi!
Tất nhiên, hiện tượng bi thảm và đầy đe dọa này đang làm giới phụ huynh trên khắp nước Úc rúng động! Phản ứng đầu tiên là sự sửng sốt: “Why?”, “Tại sao?” Kế đến, là sự bàng hoàng khi nghe giải thích: “Các em đều là nạn nhân của nạn bắt nạt nhau trong sân trường hay trên internet!”
Nạn nhân thứ tư – em Chanelle Amy Rae, 14 tuổi – đã quá uất giận khi đọc được những lời phê bình độc ác về mình trên mạng. Em cảm thấy bị mất mặt và thương tổn đến nỗi không còn thiết sống nữa!
Tang lễ của em diễn ra vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, giữa mùa đông lạnh lẽo, trong nỗi đớn đau vô hạn của gia đình em và nỗi phập phồng âu lo của bao gia đình khác…
Trên nền sơn trắng bóng của chiếc quan tài, nổi bật những dòng phân ưu viết tay của thân nhân, bằng hữu. Nếu linh hồn em quanh quất đâu đó, hẳn em nhìn thấy lòng ưu ái tiếc thương của bao nhiêu người dành cho mình, và chợt hiểu ra đâu là hạnh phúc có thực của mình, đâu là các giá trị phù phiếm trong thế giới ảo.
Bà Karen Rae, mẹ em, vẫn còn kinh hoàng trước đại họa vừa thình lình đổ ập xuống đầu mình. Hướng về chiếc quan tài trắng toát, bà hỏi đứa con đã chết những câu hỏi thống thiết, phát xuất từ tâm thức hoang mang và trái tim tan vỡ của mình:


Chanelle,

I love you more than life itself

What do I do now?

How do I ever get over it?

Please someone tell me how.

(Đọan đầu bài thơ khóc con, của Karen Rae)




Chanelle con ơi,

Mẹ yêu con hơn cả cuộc đời!

Mẹ phải làm gì bây giờ đây?

Và làm sao để nguôi được nỗi đau này?

Ai biết cách, xin chỉ dùm tôi với!

(Ai Cơ tạm dịch)


Rachael, bạn thân nhất của Chanelle, mô tả hình ảnh một cô bé Chanelle xinh xắn, được bạn bè quý mến vì tính tình vui nhộn dễ thương. Đó là một cô bé bình thường, cũng hết mình hỗ trợ đội football gà nhà, cũng yêu gấu bông và súc vật, cũng ưa nói chuyện điện thọai với bạn bè hàng giờ, cũng thích chitchat trên net, v.v… như bao đứa trẻ khác.
Trong điếu văn của Taylah, một người bạn khác của Chanelle, có vài câu mà ai trong cử tọa cũng khao khát chờ nghe:
If my friends realised the pain their decision has caused so many people, I am sure they would have made a different choice. If someone is feeling sad or depressed, please, please, please, speak to someone, anyone!” (Taylah)
Cháu tin chắc rằng: nếu biết quyết định (nông nổi dại dột) của mình sẽ gây đau khổ cho biết bao người, các bạn cháu hẳn đã có một chọn lựa khác. Nếu ai đang buồn rầu tuyệt vọng, xin hãy làm ơn…, vâng, cháu xin nhắc lại, hãy làm ơn chia sẻ với ai đó, với bất kỳ người (thân) nào đó!”

(Ai Cơ tạm dịch)


---&---

Học sinh lớp 8 tôi phụ trách năm nay ở trường VSL Sunshine, thuộc đúng lứa tuổi Chanelle! Câu chuyện thương tâm trên đã làm tôi bần thần xúc động suốt mấy hôm liền… Tôi hiểu rằng lứa tuổi này rất nhạy cảm, giàu tự ái, ưa bất mãn, dễ bị áp lực của bạn bè và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những trào lưu mới. Điều quan trọng nhất đối với các em là: được bạn bè chấp nhận và cổ võ. Biết tâm lý ấy, những kẻ xấu thường “bắt nạt” các em bằng cách tạo cho các em cảm giác bị bạn bè hắt hủi, cô lập, khinh thường. Do đó, ở khắp nơi trên trái đất này, nạn “bắt nạt” tuy xảy ra cho mọi lứa tuổi học trò, nhưng có lẽ gây tác động mạnh mẽ và hậu quả tai hại nhất cho lứa tuổi của Chanelle!


Thực tế cho thấy, nếu bị o ép vào khuôn phép cứng rắn, lứa tuổi Chanelle thường phản kháng mạnh mẽ để chứng tỏ bản ngã độc lập của mình. Nên tốt hơn hết, có lẽ phụ huynh và thày cô cần phải thuờng xuyên quan tâm đến trạng thái tâm lý của các em, để nương theo và liệu chiều uốn nắn cho thích ứng. Khi đã gây được niềm tin tưởng nơi các em, chúng ta còn phải khéo léo gợi ý để các em yên tâm chia sẻ những ý nghĩ thật, đồng thời phải lắng nghe với tất cả tấm lòng chia sẻ, rồi sau đó dùng tình cảm, lời lẽ ngọt ngào để phủ dụ, hướng dẫn các em.
Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp, phân tích ra đủ mọi khía cạnh đã khó, thực hành những cái “phải” ở trên càng thiên nan vạn nan.
Các giới chức có trách nhiệm ở Victoria & các nơi khác chắc chắn là đang ráo riết họp nhau mổ xẻ vấn đề và cùng tìm cho ra giải pháp để chấm dứt thảm trạng Chanelle. Riêng tôi tự nhủ, trong cương vị một nhà giáo, mình cần phải làm ngay “điều gì đó” để góp một bàn tay. Chẳng hạn, khi sọan chương trình giảng dạy, tôi sẽ chú trọng đến việc nâng cao niềm tự tin và lòng tự trọng của các em, tạo nhịp cầu thông cảm và hợp tác giữa thày cô và phụ huynh, luôn lấy HẠNH PHÚC của các em làm gốc. Qua cách điều hành sinh họat lớp, tôi sẽ chú trọng đến việc luyện cho các em óc tổ chức, tinh thần đồng đội, tình tương thân và khả năng hợp tác. Qua những bài sọan công phu đáp ứng nhu cầu và sở thích của các em, qua phương pháp giảng dạy sinh động, tôi sẽ cho các em cơ hội cùng hăng say học hỏi và chia sẻ thành công…

Trong buổi gặp mặt đầu niên khóa cũng như hôm phát Học Bạ lục cá nguyệt I vừa qua, nhiều phụ huynh cũng đã bày tỏ với tôi mối quan tâm lo ngại về những tai họa khó lường của internet & nạn học sinh bắt nạt nhau. Họ phó thác: “Xin cô để ý tìm hiểu, khuyên bảo các cháu dùm, vì các cháu thường nể, tin và nghe lời thày cô hơn.” Tôi thông cảm với tâm trạng của các bậc cha mẹ thời nay; cũng như bà Karen Rae, họ thấy mình bất lực, không dò đoán nổi sau gương mặt ngây thơ của đứa con yêu dấu liệu có ẩn giấu những ý tưởng hắc ám đang lăm le cướp đi mạng sống quý báu của nó không!? Song tôi chỉ dám hứa với các phụ huynh là sẽ làm hết sức mình, trong điều kiện giới hạn của ba giờ dạy tiếng Việt cho các em mỗi tuần. Thực tế là, phần lớn thời gian trong ngày các em ở nhà, nên trách nhiệm của phụ huynh rất nặng, ngoài trăm nghìn lo toan khác, họ còn phải quan tâm đến những chương trình truyền hình, việc dùng internet ở nhà, các mối giao tiếp bạn bè, v.v… của con cái nữa.

--&--

Để thực hiện ý nguyện “phải làm một cái gì”, hôm nay tôi sọan và dạy các em bài thơ Mẹ Ơi, tạo cơ hội cho các em hướng trọn về tình cảm gia đình. Tôi cố ý bắt đầu bằng Tình Mẹ, vì hiển nhiên đó là nơi gặp gỡ chung của mọi trái tim: ai cũng có một người mẹ để yêu thương và được thương yêu. Qua đó, tôi hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý, sự đồng cảm và sự hăng hái tham dự của các em trong suốt buổi học tiếng Việt này.




MẸ ƠI
1. Dòng sữa Mẹ ngọt ngào,

Nuôi dưỡng con lớn mau.

Lời Mẹ ru êm ái,

Ngân mãi vào mai sau…
2. Tiếng bập bẹ đầu đời,

Là tiếng gọi “Mẹ ơi!”

Những bước đầu chập chững,

Mắt nhìn Mẹ không rời.
3. Ngày đi học đầu tiên,

Học nỗi xa Mẹ hiền,

Là ngày dài ngong ngóng,

Về khung trời bình yên!
4. Từ giã tuổi thơ ngây,

Cuốn vào những mê say,

Lơi dần vòng tay Mẹ,

Con theo bạn vui vầy.
5. Còn Mẹ vẫn âm thầm,

Vun mẫu tử tình thâm,

Hy sinh và nhẫn nại,

Tha thứ mọi lỗi lầm.
6. Mong tiếng gọi “Mẹ ơi!”

Thành tâm-niệm tuyệt vời,

Dắt dìu con qua được,

Bao thử thách cuộc đời.
(AiCơ HoàngThịnh)

Tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm khảo sát một trong sáu khổ thơ trên. Các em tra tự điển hoặc hỏi tôi những chữ khó. Kế đó, mỗi nhóm lần lượt lên trước lớp, em thì thử đọc nguyên đọan, em thì trình bày ý chính bằng lời lẽ của nhóm mình, em thì viết ý chính đó lên bảng, em thì trả lời những thắc mắc của cả lớp. Đây chính là lúc tôi góp ý, giảng giải và cung cấp cho các em những ngữ vựng, những điểm văn phạm, những kiến thức về thơ văn … mà các em còn thiếu và thực sự muốn biết. Do đó các em rất chú ý lắng nghe và thích thú ghi vào vở. Tôi biết đây là những điều sẽ được các em nhớ mãi.


Khi cả lớp đã thấu đáo nội dung trọn bài thơ, tôi cho các em tình nguyện đọc diễn cảm, luyện cách phát âm (cho đừng ngọng nghịu, lai giọng Úc), và đố các em tìm ra cách gieo vần của bài này. Tôi cho thêm vài thí dụ, minh họa các cách gieo vần khác nhau của thể thơ năm chữ. Sau cùng, tôi “thách” mỗi em “sáng tác một vài khổ thơ” về cha mẹ mình trong khung cảnh gia đình hàng ngày. Ngoài mục đích cho các em thực hành những gì vừa học hỏi được về ngôn ngữ Việt, tôi muốn các em trọn tâm trọn ý hướng về những người thân yêu và quan trọng nhất trong đời các em.
Dưới đây là 12 đáp ứng tiêu biểu, cho thấy kết quả đáng phấn khởi sau ba giờ đồng hồ sinh họat và học hỏi đầy hào hứng của cô trò chúng tôi.
Những lời chân thực, cảm động, phát xuất từ tình yêu cha mẹ thiết tha:


Mỗi bữa cơm con ăn,

Mỗi hạt cơm mẹ nấu,

Không có gì ngon bằng,

Vì đầy tình từ mẫu.

(Jenny Đặng)


Mỗi Chủ Nhật đi lễ,

Con thành tâm nguyện cầu,

Cho mẹ được vui vẻ,

Đẹp mãi và sống lâu.

(Peter Nguyễn)


Mẹ ơi, con yêu mẹ,

Mẹ vì con suốt đời,

Con hàng ngày ráng học,

Và muốn làm mẹ vui.

(Marianne Quỳnh-Hương Nguyễn)


Ba mẹ em rất hiền

Không bao giờ la phiền.

Mỗi khi em lầm lỗi,

Ba mẹ nhẹ nhàng khuyên.

(Khoa Phạm)

Sự nhận chân được công ơn trời biển và tình thương bao la của cha mẹ:
Chăm sóc con ân cần...

Yêu thương con vô ngần…

Nếu không có ba mẹ,

Đời con muôn khó khăn!

(Cindy Hoàng-Uyên Trần)


Ý thức khá chín chắn về bổn phận làm con:
Theo bạn, đi chơi xa …

Sực nhớ cha sẽ la,

Và mẹ đang lo lắng,

Em vội trở về nhà.

(Dương Trung Phát)


Mong đáp đền công ơn

Cha mẹ nuôi mình lớn,

Em cố học giỏi hơn,

Để thành tài cho sớm.

(Kathy Thu-Thảo Nguyễn)


Đặt tên em là Sơn,

Nuôi dạy em lớn khôn,

Cha mẹ mong em sẽ

Oai hùng như núi non.
Nên, hàng ngày đến trường,

Em cố gắng chăm ngoan,

Được thày yêu, bạn quý,

Mọi việc luôn chu toàn.

(Ricky Sơn Tạ)


Lời hồn nhiên, mộc mạc có sao kể vậy:
Ba của em ở nhà,

Lo trồng rau, trồng cà,

Săn sóc đàn con nhỏ,

Thỉnh thoảng chơi đá gà.

(Trần Thanh Hữu)


Một kỷ niệm vui khó quên của hai mẹ con:
Một hôm, em tìm mẹ

Tìm khắp nơi gần xa,

Hổng thấy mẹ đâu cả!

Thì ra … mẹ ở nhà!

(Hứa Thanh Phong)


Một tâm sự bất ngờ về cảnh nhà:
Má nói ba đừng nhậu

Mà ba đâu thèm nghe!

Bữa đó “dô” cả chậu,

Khi về mới đụng xe!
Mất xe, mất bằng lái

Hết nhậu, hết đi đâu

Hổng cần má lải nhải,

Ba vẫn đau cái đầu!

(Đông On)


Một tình huống trớ trêu:
Ba cho đi chơi xa,

Mẹ bắt phải ở nhà.

Hổng biết đi hay ở,

Thôi, đứng giữa sân ga!

(Anthony Nguyễn)


Chấm bài của các em, lòng tôi khấp khởi mừng, vì thấy thiện chí và nỗ lực của mình bỏ ra không uổng phí.

Có phải là, qua buổi học sáng nay, các em đã thu lượm thêm được những hiểu biết khá vững vàng về tiếng Việt, về thơ ngũ ngôn, để yêu thích và mạnh dạn sử dụng tiếng mẹ đẻ hơn?


Có phải khi làm xong khổ thơ vừa có vần có điệu, vừa nói lên được tâm tư mình, các em đã lộ rõ niềm sung sướng hãnh diện trên nét mặt?
Có phải là, qua buổi học sáng nay, các em đã có cơ hội suy ngẫm về tình phụ tử, tình mẫu tử, về hạnh phúc gia đình mà có khi vì bận học, bận vui chơi, bận bạn bè, các em lãng quên đi?
Có phải là, một khi ý thức được tình thương và công ơn của cha mẹ, một khi còn muốn làm cha mẹ vui, thì các em sẽ không bao giờ nghĩ quẩn, làm càn, gây khổ đau cho cha mẹ?
Và quan trọng nhất, vì đa số các vụ tự tử bắt nguồn từ lý do các em quá cô độc, không biết giãi bày cùng ai, có phải là qua buổi học sáng nay tôi đã thực hiện được phần nào sự ủy thác của phụ huynh các em học sinh lớp 8 trường VSL Sunshine: QUAN TÂM và CHIA SẺ VỚI CON TRẺ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN MÀNG ?
Ai Cơ Hoàng Thịnh

(Mùa đông 2009, Melbourne, Úc châu) KimAnh


Telomere: thìa khoá cho tuỗi thọ


Các nhà khoa học đã tập trung vào việc nghiên cứu một cơ chế sửa chữa tế bào cản trở sư lão hóa và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Các nghiên cứu này có thể dẫn tới những thuốc chống lão hóa









Nghiên cứu nhắm vào các điểm cuối của nhiễm sắc thể (telomeres) mà khoa học đã chứng tỏ là có giữ một vai trò trong sự lão hóa, và chính sụ phát hiện ra điều này đã đem lại cho ba khoa học gia giải thưởng Nobel vể y học (Nobel Prize in medicine).vào năm nay,

Nghiên cứu mới này -- chú trọng vào các người Do thái thuộc dòng Ashkenazi (Do thái gốc Đức)—cho thấy là những người sống thọ nhất thừa hưởng một phiến bản siêu hoạt (hyperactive version) của một enzyme gọi là telomerase có khả năng tái tạo các telomeres.

Thật vậy, các vị cao niên sống 100 tuổi có trong cơ thể một cơ chế đặc sắc hoạt động 24/7 để sửa chữa các”phẩn cứng” (hardware) của cơ thể, trong khi đó trung tâm kiễm soát tế bào trong cơ thể của những người sống bình thưởng thì lại suy yếu dần theo thời gian

Giáo sư Yousin Suh tại Trường Y khoa Albert Einsein thuôc Đại học Yeshiva nói “ Những con người có tuỗi thọ đặc biệt (exceptional longevity) có nhiều khả năng duy trì được chiều dài của các telomeres. Và chúng tôi đã phát hiện là họ có được tuổi thọ như vậy cũng là nhờ--ít nhất là một phần---vào các biến thể thuận lợi của các gene có liên quan tới sự bảo trì telomere.” ( advantageous variants of genes involved in telomere maintenance)

Các kết quả nghiên cứu nói đã được đăng mới đây trên tạp chí Proceeding of the National Academy of Sciences..

Các telomeres là những mẩu ngắn DNA chuyên biệt chụp ở cuối các nhiễm sắc thể và ra lệnh cho tế bào phải làm gì. Các tế bào cứ phân chia hoài hoài theo thời gian để duy trì sự sống cho cơ thể. Nhưng cứ mỗi lẩn tế bào phân chia thì telemore lại ngắn bớt. Khi mà telomere trở thành ngắn quá thì tế bào ngưng không phân chia nữa và rơi vào trong một tình trạng gọi là tình trạng già yếu c ủa tế bào (cell senescence). Các mô cần thiết cho đời sống sẽ không còn được sản xuất và các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy yếu dần

Trên đây là những gì đả được biết, và các telomere đã là mục tiêu nghiên cứu chống lảo hoá ( anti-aging research )trong nhiều năm qua. Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa phát hiện được cách nào để kéo dài tuổi thọ trung bình của con người

Trong nghiên cứu mới, bác sĩ Suh vả các công sự đã quan sát các ngưởi Do hái thuộc dỏng Ashkenazi, môt dân tộc thuẩn chủng mà hệ di truyển đã được nghiên cứu sâu rộng. Ba nhóm người đã tham gia nghiên cứu. Một nhóm gồm 86 ngưởi rất già (trung bình 97 tuổi) nhưng khoẻ mạnh; môt nhóm gồm 175 người là con cháu của nhóm thứ nhất và nhóm đối chiếu gồm 93 ngưởi mà bố mẹ có một tuổi thọ bình thưởng.

Bác sĩ Gil Atzmon thuộc nhóm nghiên cứu cho biết “ Nghiên cứu của chúng tôi nhắm tìm giải đáp cho hai vấn đề sau đây. Có phải những người sống thọ có khuynh hướng có những telomere dài hay không? Và nếu đúng như vậy, thì liệu các biến thái cũa các gene ghi mả số cho các telomerase của những người này có liên hệ tới sự tạo thành các telomere dài hay không” Kết quà nghiên cứu đã dẫn đến câu trà lởi là “CÓ” cho cả hai vấn đề.

Nhóm người già đã “thừa hưởng những gene đột biến (mutanf genes)làm cho hệ tạo thành telomesase có nhiều hoạt tính hơn và có khả năng duy trì chiểu dài của các telomere một cách hiệu nghiệm hơn. Phần lớn những người già này không mắc những bệnh liên quan tới tuổi già như bệnh tim mach và tiểu đường, là những bệnh gây nhiểu tử vong nhất cho các người lớn tuổi



Bác sĩ Suh nói “ Các phát hiện của chúng tôi gợi ý là chiều dài của telomere và các biến thái cũa các gene telomerase kết hợp lại sẽ giúp con ngưởi sống thọ hơn vì có thề bảo vệ nhửng ngưởi này chống lại những bệnh do tuổi già.. Bây giở chúng tôi đang cố gằng tìm hiểu cơ chế theo đó các biến thái di truyền của telomerase duy trrì được chiểu dài telomere cũa những cụ sống trăm tuổi. . Sau cùng, chúng tôi hi vong có thể triển khai những thuốc “nhái theo” các telomerase mà các cụ sống trăm tuỗi đã may mắn có được?


tải về 282.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương