Tinh hoa và SỰ phát triển của ĐẠo phật buddhism- its Essence and Development



tải về 1.45 Mb.
trang1/38
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.45 Mb.
#37968
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38
TINH HOA Và SỰ PHÁT TRIỂN

Của ĐẠO PHẬT 
Buddhism- Its Essence and Development
Tác giả Edward Conze - Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu Dịch
Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh Xuất Bản 1969

---o0o---



Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 27-7-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

LỜI GIỚI THIỆU

TỰA


GHI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

GHI CHÚ NHỎ CỦA NGƯỜI DỊCH

PHẦN GIỚI THIỆU

PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TÔN GIÁO

PHẬT GIÁO NHƯ MỘT TRIẾT HỌC

DIỆT NGÃ VÀ THUYẾT VÔ NGÃ

THUYẾT BI QUAN TRIỆT ĐỂ

BẤT TỬ TÍNH

NHỮNG GIÁ TRỊ TRƯỜNG CỬU

I - NỀN TẢNG CHUNG

HƯƠNG VỊ CỦA CHÍNH PHÁP 

ĐỨC PHẬT 

PHẬT GIÁO PHẢI CHĂNG VÔ THẦN ?

TỨ THÁNH ĐẾ 

VŨ TRỤ LUẬN

II - PHẬT GIÁO TINH XÁ

TĂNG GIÀ

SỰ BẦN HÀN

ĐỘC THÂN TỊNH HẠNH 

BẤT HẠI 


NHỮNG TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG TINH XÁ CHÍNH

III - PHẬT GIÁO ĐẠI CHÚNG

ĐỊA VỊ CỦA CƯ SĨ

PHẬT GIÁO VÀ THẾ LỰC THẾ GIAN 

TĂNG SỰ

ẢNH HƯỞNG CỦA CƯ SĨ



IV - CỔ PHÁI TRÍ TUỆ

NHỮNG TÔNG PHÁI

SÀRIPUTRA (Xá Lợi Phất)

A LA HÁN (Arhat) 

TU TẬP

GIỚI


ĐỊNH 

TRÍ TUỆ 


SỰ SUY TÀN

V - ĐẠI THỪA VÀ TÂN PHÁI TRÍ TUỆ 

ĐẠI CHÚNG BỘ

TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA

SỰ PHÁT TRIỂN KINH ĐIỂN

CON NGƯỜI LÝ TƯỞNG CỦA ĐẠI THỪA, BỒ TÁT 

KHÔNG TÍNH

SỰ GIẢI THOÁT 

NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH

VI - PHẬT GIÁO TÍN TÂM VÀ SÙNG TÍN[1] 

SỰ CHẤP NHẬN BHAKTI 

LỊCH SỬ KINH ĐIỂN 

TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI THOÁT 

NHỮNG MỤC TIÊU CỦA TÍN ĐỒ

PHÁP TU TỊNH ĐỘ

SỰ DIỆT NGÃ VÀ ĐỨC TIN

VIII - TANTRA HAY MẬT TÔNG PHẬT GIÁO

VẤN ĐỀ MẬT TÔNG

LỊCH SỬ MẬT TÔNG

PHÁP MÔN TU TẬP MẬT TÔNG

TRIẾT HỌC MẬT TÔNG

THẦN THOẠI MẬT TÔNG

MẬT TÔNG TẢ PHÁI

SỰ KIỂM SOÁT THÂN THỂ

IX - NHỮNG SỰ PHÁT TRIỂN NGOẠI ẤN

ĐẠI CƯƠNG

THIỀN TÔNG (CH'AN)

DI ĐÀ GIÁO

RNYIN-MA-PA

PHẬT GIÁO ÂU CHÂU

LỜI CẢM TẠ

---o0o---


LỜI GIỚI THIỆU


(của Thượng Tọa Thích Minh Châu )

Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa.  Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại.  Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm.  Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.  Nhưng vì sự cách trở địa dư giữa Hoa-Ấn, sử liệu Phật giáo mà họ có chỉ là căn cứ vào sự truyền khẩu của Phạn tăng.  Mặc dù người Trung Hoa đã xây dựng được lịch sử truyền thừa của Phật giáo một cách mạch lạc, nhưng không thoát khỏi thiên kiến bởi tính chất phái biệt của từng Phạn tăng.  Thái độ khinh miệt khuynh hướng được mệnh danh Tiểu thừa cho ta thấy rõ điều này.

Khi những người Tây phương nghiên cứu về Phật học, nhờ vào các khoa khảo cổ và ngữ học, họ đã khai quật, khám phá nhiều sử liệu quan trọng.  Nhưng những khám phá ấy chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề thì vô số mây mù lại kéo thêm.  Một thời trước đây, người ta nghi ngờ cả đến Đức Phật, không biết Ngài là một nhân vật lịch sử hay chỉ là một nhân vật thần thoại.  Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là giữa những cực kỳ sai biệt của các khuynh hướng tư tưởng Phật giáo là gì.  Đây là vấn đề cấp thiết nhất cho những ai muốn nghiên cứu Phật học.

Trong tác phẩm này, ngoài tính chất bác học của nó nhắm thỏa mãn những vấn đề như trên, tác giả còn cho ta thấy một khía cạnh sinh động khác.  Bằng lối suy nghĩ thâm trầm và chính chắn, tác giả không giới thiệu tư tưởng Phật giáo cổ thời như là dẫn ta đi vào một bảo tàng viện.  Nhưng, tất cả những sai biệt trong các khuynh hướng tư tưởng của Phật giáo, từ tinh hoađến sự phát triển của nó, đều nói lên tất cả khát vọng muôn thủa của con người trước sự thực bi thiết mà luôn luôn con người tìm cách lản tránh.  Chính trên điểm này, tác giả đã chứng tỏ cho ta thấy những mâu thuẫn trong lịch sử tư tưởng của Phật giáo thực ra không mâu thuẫn gì hết.  “Tất cả những mâu thuẫn trong lý thuyết đều được hóa giải hết trong chính đời sống.”

Bản dịch Việt văn này, do Chân Pháp thực hiện, nằm trong khuôn khổ Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh, với mục đích là xây dựng từ nền tảng một nền văn học Phật Giáo Việt Nam sau này, với tất cả sự phong phú về phẩm cũng như về lượng của công việc trước thuật mà mọi người đang mong đợi.

Bản dịch cũng có mục đích nữa là cung cấp tài liệu cho sinh viên năm thứ I của Phân Khoa Phật Học Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Chúng tôi giới thiệu bản dịch này với quí vị muốn nghiên cứu Phật học, và mong rằng nó sẽ thành tựu những điều mà chúng tôi đã nêu lên ở trên. 

Tỳ kheo THÍCH MINH CHÂU

Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh

---o0o---


TỰA


Của Arthur Waley )

Hiện nay không có trong Anh ngữ cũng như trong bất cứ một ngôn ngữ nào một bản trần thuyết về Phật giáo vừa hàm súc và đồng thời lại vừa dễ đọc như bản độc giả sẽ tìm thấy trong tác phẩm của Tiến sĩ Conze.

Chắc hẳn quý vị đã biết truyện ông vua bắt năm anh mù sờ voi.  Anh thứ nhất sờ cái vòi của nó, nói: “giống con đỉa”; anh thứ hai, sờ tai, nói: “giống như cái quạt lúa,” v.v… Ngụ ngôn này có thể áp dụng rất đúng cho những nỗ lực viết về Phật giáo sử của những tác giả Âu châu.  Những sử gia không đáng trách bị vì lẽ ấy.  Tiền bán thế kỷ thứ 19, những tài liệu duy nhất chúng ta có được là những tài liệu về Phật giáo trung cổ ở Népal.  Mối cảm kích do việc phát kiến Thánh điển cổ điển hơn ở Tích Lan sau nầy tạo ra lớn lao đến nỗi những Kinh điển văn hệ Pàli (những cuốn tìm thấy ở Tích Lan) được coi như hiện thân của toàn thể Phật giáo cổ thời.  Mới gần đây, năm 1932, bà Rhys Davids, trong cuốn Phật giáo yếu luận cho sinh viên Cao đẳng (Manual of Buddhism for Advanced Students) (một nhan đề khá xa vọng) không dùng tài liệu nào khác hơn kinh điển Pàli.  Năm sau, một bài trần thuyết bao quát hơn được E.J.Thomas trình bầy trong cuốn lịch sử Tư tưởng Phật giáo (History of Buddhist Thought) nhưng tác phẩm của ông dành cho những nhà chuyên môn hơn là quảng đại quần chúng.  Những cuốn sách khác, như cuốn Triết học Phật giáo (Buddhist Philosophy) của Keith, chỉ là bảng kê khai những quan điểm phát biểu bởi những người được coi như hoàn toàn xa cách và “thiếu cả hệ thống lẫn sự chín chắn”.  Với bác sĩ Conze, vấn đề Phật giáo đặt ra và giải đáp là những vấn đề hiện đại, sống động, và ông luôn luôn đặt chúng vào trong tương quan với lịch sử và đồng thời với dòng thời sự.

Theo ý tôi, sách vở vô giá trị trừ phi chúng bầy tỏ một quan điểm, và sách vở phải làm như vậy không phải bằng cách bóp méo sự kiện, nhưng bằng cách cho độc giả thấy rõ phản ứng tình cảm và tinh thần của tác giả trước những sự kiện này.

Tác phẩm của Tiến sĩ Conze, hơn bất cứ cuốn sách nào cùng loại mà tôi đã được đọc từ nhiều năm trở lại đây, đã thành công trong việc ấy. 

---o0o---



Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày

tải về 1.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương