Tiếng Nói Chánh Thức của Liên Minh Dân Chủ vn chủ Tịch lmdcvn & Chủ Nhiệm Danh Dự: Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy


Ði “thăm” một vị tướng anh hùng QLVNCH



tải về 439.38 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích439.38 Kb.
#21197
1   2   3   4

Ði “thăm” một vị tướng anh hùng QLVNCH


Tướng Nguyễn Khoa Nam

Ðã 5 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ mỗi cuối tháng 4, sau khi đã như chết rồi trong tiếng reo hò chiến thắng, tiếng pháo mừng đì đùng của giặc, tôi lui cui chuẩn bị ra khỏi nhà vào buổi chiều, đi lên phía Gò Vấp, trên đường Lê Quang Ðịnh, một trong số những con đường may mắn chưa bị đổi tên suốt 35 năm nhục nhằn của thành phố Sài Gòn từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 tang thương cũ.

Chùa Già Lam, một cái tên dễ gọi nhưng thật khó. Năm năm về trước, tôi mày mò trên mạng, vào một trang web, một ai đó ghi hàng thông tin “…theo nguồn tin của gia đình tướng Nguyễn Khoa Nam, hài cốt ông được đưa về ‘chùa Gia-Lâm’ đường Lê Quang Ðịnh, Gò Vấp.” Tôi bỏ ra 3 ngày đi nát con đường nầy, Lê Quang Ðịnh không dài, chỉ là con đường cũ từ trước cửa chợ Bà Chiểu thẳng một mạch lên Gò Vấp và kết thúc tại khu nổi tiếng là ngã năm chuồng chó. Vậy mà tôi đi miết 3 ngày, hỏi cả trăm người cái “chùa Già Lâm” ai cũng lắc đầu chẳng biết nó ở đâu. Buổi chiều cuối cùng, với thất vọng và mệt mỏi, tôi ghé vào trạm xăng bên đường, định đổ đầy một bình rồi lên xe về.

Chiều xuống thành phố chật chội bụi xe, người ngựa dân đi làm từ các công sở ùa ra đường phố, đường nào cũng chật, cũng kẹt xe, tôi cố mà không băng qua được bên kia đường cho đúng chiều. Chán nản, tôi dắt con ngựa sắt phong trần, bung bửng, mất vè, đi dọc về phía chợ Bà Chiểu. Ngừng ở một ngã ba, châm điếu thuốc, tự thưởng chuyến hành hương bất thành.

Tôi ngước lên phà khói, bất thần tôi nhìn thấy ba chữ “chùa Già Lam.” Tôi chợt hiểu, cái trang mạng mắc dịch nào đó, một đương sự, không biết tiếng Việt nào đó, một cu cậu không cài phần mềm bỏ dấu tiếng mẹ đẻ nào đó, đã lỡ tay gõ trên thông tin hai chữ “Gia-Lam,” rồi một ông cốt đột nào đó (chắc chắn không phải là cư dân Gò Vấp) đã quá tay dịch từ tiếng Việt sang… tiếng Việt là “Gia-Lâm” báo hại tôi lội 3 ngày trên con đường không hơn 5 cây số này.

Tôi thở ra một cái, tự thưởng cho cái thông minh quá muộn màng của mình, sau khi đã đẫm mồ hôi tới 3 cái áo. Tôi lên xe đi theo hướng mũi tên trên biển báo, lại một phen ngất ngư vì hẻm Sài Gòn. Từ mặt lộ, vào chưa tới 50 mét, con hẻm chia ra hai hẻm nhỏ, mỗi con hẻm có tới hai ngôi chùa tên nghe lạ hoắc, tôi phải lộn ngược ra ngoài hỏi thăm thật cặn kẽ rồi mới an tâm vào bên trong.

Già Lam là một ngôi cổ tự, nằm tận cùng trong con hẻm, ngôi chùa rộng, có khoảng sân ngoài lát đá thật khang trang, qua khỏi cổng là cái sân trồng hoa, một số cội mai lớn sắp hàng trên lối vào chánh điện.  Bên trái là địa tạng đường, xây đơn giản, gồm hai tầng với một cầu thang bằng xi măng vừa đủ cho một người đi lên. Tôi hỏi thăm người giữ xe ở cổng, một cảnh sát trước năm 1975, vóc dáng gầy gò, nhưng nhiệt tình. Khi biết tôi muốn thăm và thắp nhang cho tướng Nguyễn Khoa Nam, ông nắm tay tôi kéo lên cầu thang và giới thiệu tôi với một tăng nhân trạc hơn 30 tuổi có nhiệm vụ trông coi địa tạng đường.

Quả thật, cũng khó mà tìm ra nơi đặt hài cốt, nếu không có người hướng dẫn và sơ đồ chỉ rõ. Trong địa tạng đường, nếu tôi không nhầm, có gần mấy ngàn tro cốt chứa trong các lọ nhỏ lớn đủ kiểu, đủ dáng, đặt trong những tủ kính nằm dọc và dài bằng bức tường phòng.

Có bốn hàng tủ như vậy với hai lối đi nhỏ dọc theo chiều dài, mỗi tủ cao bằng trần nhà nên luôn có một cái ghế gỗ cao cho thân nhân dùng leo lên đối với những hài cốt nằm phía trên cùng.

Hũ tro cốt của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam có lẽ do một duyên may nào đó hoặc do vị trụ trì chùa này, một thượng toạ đã viên tịch sau lần cầu siêu cho tướng Nam vào ngày bốc cốt và gởi vào chùa, là người có giao tình với gia đình của thiếu tướng. Hũ tro cốt của tướng Nam được đặt vào ngăn thứ 5 trong tủ kính nhỏ kê sát bức tượng Ðịa Tạng Vương trên bàn thờ giữa phòng.

Khác những năm trước, chiều nay tôi vào thăm ông từ lúc 1 giờ trưa, địa tạng đường khóa ngoài, người trông coi vắng mặt. Tôi trở ra quán cà phê Dương Cầm nằm trên con đường nhỏ gối đầu Lê Quang Ðịnh, tôi không chờ, không đợi ai, và tôi biết ngày hôm nay tôi chỉ có một việc: Bước vào địa tạng đường, thắp một nén hương cho một vị anh hùng đã tuẫn tiết theo thành khi nước mất nhà tan, bằng khí tiết của một tướng tư lệnh.

Ông tự kết liễu đời mình vào ngày + N, sau khi đã vào thăm các binh sĩ của mình trên con đường giữ nước không may thương tật đang được nằm điều trị trong bệnh viện Phan Thanh Giản. Ông vô cùng can đảm khi phó tướng của ông, chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã đi trước ông một bước. Tướng Hưng đã tự sát bằng chính cây súng lệnh của mình khi giặc tràn vào bộ tư lệnh và khi kế hoạch phản công của tướng Nam cùng ông với những đặc lệnh truyền tin đủ chuẩn bị cho cuộc kháng cự “cố thủ miền Tây” dù Sài Gòn đã thực sự buông súng để rơi vào tay Bắc quân.  Một kế hoạch dựa vào kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch của hai ông bị một đại tá có nhiệm vụ thi hành đã nhẫn tâm ném nó vào sọt rác và ra đi theo đoàn người di tản, để lại một hậu quả tang thương cho vùng IV sông ngòi.

Ly cà phê nhỏ những giọt chậm, buồn hơn mọi ngày. Trong cái sánh đen của màu cà phê, tôi còn như thấy được hạt máu những anh hùng bất tử đã đổ xuống cho quê hương nầy như năm tướng Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam.  Uống ly cà phê tôi còn nghe vẳng đâu đó một bản nhạc buồn “Anh hỡi anh ở lại Charlie, anh hỡi anh giã từ vũ khí.” Tôi nghĩ tôi phải tội nghiệp cho ông tướng mà chiều nay tôi sẽ đốt một nén nhang tưởng niệm ông. Ông chết chi vào cái ngày mắc dịch đó để không có ai làm cho ông một bài hát đại khái như vầy cũng được:

“Tôi thương ông, người chiến sĩ không bán mình cho giặc, biết chết và chết oai hùng, ngay trên đống tro tàn còn bốc khói…”

Tôi trở lại chùa Già Lam lúc 6 giờ chiều, và đúng chiều nay sau khi uống ly cà phê suốt 4 giờ chết tiệt.  Người giữ cửa vẫn chưa tới. Tôi bước thẳng vào trong khi thấy lấp ló một tăng nhân trong đó, tôi trình bày ngắn gọn và được giúp đỡ tận tình. Ông đưa cho tôi xâu chìa khoá, chỉ cho tôi cái chìa để mở cửa phòng chứa tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam. “Ông biết chỗ rồi phải không? Hay để tôi chỉ cho ông?” Tôi cám ơn vị tăng nhân và cầm chìa khoá đi thẳng lên tầng trên.

Ðịa tạng đường tối âm u, cái u uất thường cảm nhận ở những nơi như vầy. Chiều đã hết, bây giờ là thời gian của âm khí, cái âm khí rợn dọc sống lưng, giống như một bãi tha ma. Theo lời chỉ dẫn của tăng nhân khi nãy, tôi kéo cầu dao bật điện, mở cửa bước vào phòng.  Bức tượng Ðịa Tạng Vương bồ tát to lớn đặt giữa phòng, cái lư hương trống trơn không một que nhang tàn trong đó. Tôi thật sự xúc động. Hôm nay ngày giỗ của ông, thì tại nơi này, nơi đặt lọ tro cốt của ông, chút thân xác hóa tro đó, anh linh của một thời hiển hách đó, nhang tàn khói lạnh. Không ai, quả thực không ai buồn thắp nén nhang cho ấm lòng.

Tôi lấy cái quẹt ga để sẵn trên bàn thờ và lựa ba nén nhang, loại nhang thường nhất, nhỏ nhất và ngắn nhất thắp lên bàn thờ bồ tát. Tôi đứng nghiêm trước di ảnh tướng Nam, chụm chân chào ông theo kiểu nhà binh mà tôi học lóm được trong bộ đồ dân sự, trong tính cách một thường dân Nam Bộ. Tôi chào viên tư lệnh vùng IV đã tuẫn tiết theo thành vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 của 35 năm về trước với tất cả lòng kính trọng và một chút ngậm ngùi. Khi nhìn quanh, chỉ có mình tôi trong chiều xuống giữa địa tạng đường âm u với duy nhất 3 nén nhang thường.

Tôi nhớ trong lòng, 5 năm qua, những lần tôi đến đây, hôm nay ngày tôi buồn nhất. Trước khi ra về, tôi nói nhỏ với di ảnh của người, tôi xin ông cho tôi ghi lại bức ảnh của một tư lệnh, trong chân dung người lính ngày mới ra trường, dù nó không đánh dấu tính oai nghiêm của một danh tướng, nhưng nó là tất cả cái cao thượng, thanh liêm và chất phác của một người đã nằm xuống thực sự hiến dâng cho đất nước.

Bước xuống trả xâu chìa khoá trên bàn vị tăng nhân đã cho tôi mượn, sau khi kéo cầu dao trả lại bóng tối cho những người đã chết, tôi bước ra sân ghé cái quán lá của người lính cũ giữ xe ngoài cổng, tôi mua bao thuốc. Chưa kịp chào, ông đã nhận ra tôi với nhiều lần lui tới, ông trầm giọng cho vừa đủ nghe: “Ba năm nay, ngày này sao không thấy ai đến đốt nhang cho thiếu tướng, chỉ có mình ông thôi hả?” Tôi cười như mếu quay mặt bước đi, tôi lẩm bẩm một mình: “Hôm nay ngày 1 tháng 5, ba mươi lăm năm rồi. Và ba năm qua chưa có ai nhớ mà về đốt cho tướng Nguyễn Khoa Nam một nén nhang!”




Nguyễn Thanh Khiết

(01/05/2010)

oooooooooo 00000 oooooooooo

Thư Cho Con

Giáo Già

Cao Quang Ánh

Lời Từ Chối Muộn Màng
Ngày 5 tháng 5 năm 2009
H,
Tin được đăng trên DCV.com ngày 5-5-2010 cho biết: “Có rất nhiều vụ xung đột đã xẩy ra giữa công an hay chính quyền với dân chúng tại các địa phương từ Bắc tới Nam trong những năm qua với đủ các lý do, đất đai, giải tỏa đền bù... v... v... Có vụ mang mầu sắc tôn giáo, có vụ không. Cũng có khi, nguyên nhân chỉ từ một vụ tai nạn giao thông mà dân cho rằng công an giải quyết không thỏa đáng. Không phải vụ việc nào cũng được báo chí trong nước đưa tin, hay đưa tin một cách trung thực, nhất là các vụ dính dáng tới tôn giáo. Mới rồi một vụ xung đột đã xẩy ra giữa giáo dân tại vùng Cồn Dầu (Ðà Nẵng) với 400- 500 công an mà chưa thấy báo chí nào trong nước đăng tải”.
Bởi vậy, theo theo tin của các cơ quan truyền thông quốc tế như pnghe phóng viên Việt Long của đài RFA, ngày 4-5-2010, nói rằng: “Từ khuya thứ hai rạng sáng thứ ba mùng 4 tháng 5 hằng trăm công an đã kéo về một ngôi làng ở Ðà Nẵng, kéo rào ngăn cản dân mai táng người thân trong nghĩa trang Cồn Dầu, thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Ðà Nẵng... không cho ai ra vào, nhất quyết ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Ðặng thị Tân. Giáo dân cả đêm không ngủ, một số đến giúp gia đình bà Nhu lo việc tang chế, một số vào nhà thờ lo lễ tang, một số đông chị em phụ nữ qua bên nghĩa địa đọc kinh, cầu xin sự an bình. Ðến khoảng 3 giờ sáng, lực lượng cảnh sát cơ động được lệnh tiến vào giải tán, phụ nữ kháng cự, bị công an đánh đập nặng. Ðược biết, sáng chủ nhật, 2-5-2010, lúc tang gia đang phát tang, chính quyền đã đến đọc lênh cấm và tuyên bố sẽ có chuyện xảy ra nếu cử hành tang lễ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Chính quyền cũng ra lệnh cho cha xứ Nguyễn Tấn Lục không được làm lễ an táng tại nghĩa địa, nhưng Cha Lục nói ngài sẽ cử hành lễ mồ cầu cho linh hồn cụ bà Maria tại nhà thờ Cồn Dầu như ngài vẫn làm cho các tín hửu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tuỳ ý họ”.

Công an và cảnh sát cơ động chặn xe tang cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu, hôm 04.05.2010 tại xứ Cồn Dầu, Ðà Nẵng.
Hôm sau, 5-5-2010, cũng tin từ FRA: “Công an đã bắt trên 60 người về trụ sở ở quận Cẩm Lệ, đến khoảng 9 giờ rưỡi tối mới trả tự do một số lớn, còn giữ lại 11 người, không rõ vì sao. Nhiều người bị thương trong trận tấn công của cảnh sát cơ động để cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu đã không được đem ra khỏi thôn để chữa trị. Quan tài cụ bà Hồ Nhu trên đường vào nghĩa trang Cồn Dầu đã bị công an lấy đi, đem chôn ở một nghĩa trang cách đó chừng 20 km”.
Cùng ngày 5-5-2010, trả lời phóng viên Thanh Quang của RFA từ Bangkok hỏi về trường hợp có học sinh bị nhà trường và cả giáo viên kỷ luật, đánh đập, chỉ vì đeo Thánh Giá khi vào lớp học, thì được Linh Mục Nguyễn Hữu Giải cho biết: “Vâng, vừa rồi xảy ra một vụ tại Giáo xứ An Bằng, qua đó, một giáo dân là em học sinh tên Lê Tiến Quốc, 13 tuổi, học lớp 7 ở trường Trung học Cơ sở An Bằng bị một giáo viên kêu em lên trước lớp, và không cho em đeo tượng Thánh Giá. Nhưng em bày tỏ Ðức Tin rằng Ðức Chúa của em em đeo. Thầy này đã đưa tay đánh em vào má và giựt đứt tượng Thánh Giá. Ðó là một hành động vi phạm tới niềm tin của Ðạo Chúa. Và ở đây chúng ta không lạ khi ở ngoài Ðồng Chiêm, Hà Nội, nhà nước công sản này đã đập phá Thánh giá không phải một cách bình thường, mà đặt mìn cho nổ cây Thánh Giá, rồi đập tan nát cây Thánh Giá của Giáo xứ Ðồng Chiêm. Cũng giống như ở Tam Tòa và các nơi khác. Cho nên đây là một chủ trương của nhà nước: Chỗ nào đàn áp được thì họ đàn áp, còn chỗ nào không đàn áp được thì họ dùng chiến thuật khác. Trở lại hành động của vị thầy giáo vừa nói đối với em Lê Tiến Quốc Công giáo này, thì đó là một hành vi xâm phạm tới quyền tự do tôn giáo và xúc phạm tới đạo Thánh Chúa, không những chỉ cho Giáo xứ An Bằng mà cả thế giới Ki-Tô-Giáo trên hoàn cầu”.
Ðược biết chỉ đạo vụ án Cồn Dầu này là Bí thư Thành ủy Ðà Nẳng Nguyễn Bá Thanh, người đã hãm hại Thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an vì ông này đã dám vạch tội tham nhũng, cướp đất dân oan.. của Bí thư Thanh, khiến ông phải nằm xe cứu thương và băng cứu thương khi ra tòa. Cũng chính Bí thư Thanh đã theo lịnh đám Thái thú ngồi ở Bắc Bộ Phủ Hà Nội nịnh bợ Tàu bằng cách cho đổi tên đường Trường Sa ở Ðà Nẳng thành đường 30/4 vừa để nhắc nhớ sự đô hộ của Tàu và nhắc nhớ ngày chúng gieo rắt thù hận trên cả nước, đến nay vẫn được chúng tưởng niệm hằng năm không nguôi ngoai.
Nhớ lại, lúc 3 giờ chiều ngày 1-5-2010, Thượng Tọa Thích Không Tánh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị công an bắt giữ và hành hung sau khi Ngài thực hiện buổi phân phát tiền cứu trợ của một số vị hảo tâm từ Pháp gởi cho khoảng 50 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại Chùa Liên Trì, vì Thượng Tọa đã giúp đở những thành phần xấu.
Mấy ngày qua, tin được đưa lên nhiều báo và Diễn đàn Internet cho biết “Dân Biểu Liên Bang Cao Quang Ánh vừa từ chối lời đề nghị của phía CSVN nhờ ông làm trung gian mở đường để Hà Nội xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ”. Ðược biết, Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN, ngày 31-3-2010, vừa gởi văn thư yêu cầu DB Ánh giúp “tiến hành chuyến đi tới Mỹ và Canada với mục đích gặp gỡ và tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam, trong đó có cả những cá nhân, tổ chức còn thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam, và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại Nhà nước Việt Nam.”
Trong bức thư trả lời, Dân biểu Cao Quang Ánh nói: “Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về chính phủ Việt Nam. Họ ra đi vì không thể sống dưới một chế độ toàn trị vốn xem thường quyền con người và tự do tôn giáo, và trừng phạt những công dân can đảm dám lên tiếng.” Ông cho rằng chủ nghĩa cộng sản “hãy còn in sâu trong ký ức của nhiều người đã đau khổ vì cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu trong thập niên 1950 và gần đây hơn là chính sách ‘trại cải tạo’. Ðó là chưa nói đến những người bất đồng chính kiến mà chính phủ của ông tiếp tục giam cầm vì họ kêu gọi dân chủ và tự do.” Ông Ánh kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam thi hành một số điều mà người Việt ở Hoa Kỳ quan tâm là trả tự do cho các người đã bị tù vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do tôn giáo, ngưng sách nhiễu những người chưa bị tù, ngưng các hành động đánh phá các giáo hội tôn giáo độc lập và trả lại tài sản cho họ.
Còn nhớ, ngày 05-01-2010, Dân biểu Cao Quang Ánh về Việt Nam đã được Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, tiếp kiến và cho hay Sơn đã chia sẻ quan điểm mà Cao Quang Ánh nêu lên, đó là “mong muốn Việt Nam phát triển giàu mạnh và thịnh vượng sau một giai đoạn khó khăn”. Ông Ánh bày tỏ mong muốn hợp tác, trao đổi, đối thoại để tăng cường hiểu biết, qua đó hướng tới mục tiêu “vì một Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ”. Sơn mong muốn Ánh sẽ “hợp tác chương trình Sơn đến Mỹ gặp gỡ, đối thoại với bà con kiều bào còn chưa hiểu đầy đủ về Việt Nam, nhất là những người chưa về Việt Nam chứng kiến những thay đổi ngày nay”; khiến người theo dõi bất mãn đợi ông Ánh về lại Hoa Kỳ để nghe ông nói rõ lập trường của mình. Ðến khi trở về Mỹ, ngày 13-1-2010, Ánh tổ chức họp báo tại Hoa Thịnh Ðốn để tường trình chuyến đi vừa rồi. Nó khiến người từng dành cho ông nhiều thiện cảm thất vọng thêm, nghĩ rằng ông đã bị CSVN “hớp hồn”.
Phải đợi non nửa năm sau dư luận mới biết 3 tháng sau chuyến đi Việt Nam Sơn mới gởi cho Ánh bức thư nhờ Ánh “tiến hành chuyến đi tới Mỹ và Canada...” như đã gợi ý trước. Nhận được thư ông Ánh không nhúc nhích. Không ai biết ông chờ đợi những gì, những lời hứa trong chuyến đi 3 tháng trước có thể thực hiện được không khi cộng đồng người Quốc gia Việt Nam hải ngoại đều liên tiếp lên án dã tâm của CSVN, qua những cuộc đàn áp dân oan, đàn áp những nhà đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, đàn áp tự do tôn giáo; nhứt là gần đây qua những buổi tưởng niệm tháng Tư đen, tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 ở khắp nơi trên thế giới.
Hình như phải đợi 2 tháng sau khi nhận được thư yêu cầu của Sơn ông mới giựt mình “từ chối” với nội dung chẳng những không khôi phục được niềm tin của nhiều người, mà trái lại còn khiến họ “ê chề” thêm, vì ông đã không dám phân tích nội dung bức thư Sơn gởi cho ông và nói thẳng cho Sơn biết rằng:

  • Cái “thông tin đúng đắn về Việt Nam” được Sơn nêu ra đó là sự bịp bợm; ngay các chánh khách, các tổ chức quốc tế và các cơ quan truyền thông quốc tế cũng thấy rõ và lên án.

  • Cái “tư tưởng hận thù” được Sơn đề cặp tới đó là cái “độc quyền thù hận” của CSVN, vì 35 năm rồi CSVN vẫn tiếp tục gieo rắt hận thù, điển hình gần nhứt ai cũng có thể thấy như:

    1. Cướp quan tài cụ bà Hồ Nhu” không cho chôn ở nghĩa trang Cồn Dầu, đánh đập, bắt giam tang gia và giáo dân tham dự tang lễ như đã nêu trên;

    2. Bắt giam và hành hung Thượng Tọa Thích Không Tánh khi ông này cứu trợ thương phế binh như đã nêu trên...

    3. Nhà dân chủ Lư thị Thu Trang kể với phóng viên Thanh Quang của đài RFA: “Họ đưa em về đồn công an quận Gò Vấp. Rồi họ lôi họ đánh em. Họ cứ đẩy ra tên ác ôn công an an ninh, tên là Khanh, là tên dọa chém Thu Duyên và từng đánh em nhiều lần, thì bộ mặt hung thần nầy tiếp tục đàn áp em: Ðánh, đánh em rất nhiều, đánh vào mắt làm trầy, chảy máu, rồi đánh vào sau ót.... Ðánh mạnh quá em văng xuống. Khi em gượng dậy được thì anh ta đấm tiếp vào mặt em, đánh nhiều lần vào sau lưng em. Em nghĩ họ cố tình giết em bằng những đòn thù hận, chứ không phải hành động nặng tay bình thường. Lúc đó em không còn cảm thấy sợ hải, mà cảm nhận rõ bạo quyền độc tài nầy”; [xem hình]

    4. Hành động hung bạo của công an Việt Nam cũng được chị Dương thị Tân, vợ của blogger Ðiếu Cày, kể rõ: “Việc đặc biệt nhất là công an xông vào nhà tôi khi tôi không có ở nhà. Họ tự tiện xông vào nhà tôi, bắt và đánh cô Thu Trang trước mặt con cháu tôi và con của cô ấy. Ðây là việc làm mà tôi thấy phi nhân tính nhất, vô nhân đạo nhất vì đứa trẻ con bé nhất ở nhà tôi lúc bấy giờ chỉ mới 2 tuổi... Tôi cho rằng đây là hành động khủng bố”;

  1. Cũng vậy, “Việc làm chống lại Nhà nước Việt Nam” là chuyện phải làm, vì đó là chuyện chống độc đảng độc tài, chống bọn Thái Thú cầm quyền Việt Nam theo quyền lợi của Bắc Kinh, chống Trung Quốc đô hộ Việt Nam, chống hải tặc Trung Quốc cướp hải sản, bắt giam đòi tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam ngay trên hải phận Việt Nam...

Ông sợ, ông từ chối sự nhờ cậy của Nguyễn Thanh Sơn, vì hơn ai hết ông biết rằng thỏa mãn yêu cầu của Nguyễn Thanh Sơn là kể như sự nghiệp chánh trị của ông tiêu tan. Ông giựt mình từ chối, nhưng lại không dám phân tích cái “đểu” của Nguyễn Thanh Sơn phô bày trong bức thư yêu cầu đó, ông nói chung chung cho có chuyện, bởi các chuyện như:

- Thả hết tù nhân lương tâm;

- Tôn trọng tự do tôn giáo;

- Chấm dức đàn áp những nhà tranh đấu dân chủ;

- Bồi thường cho công nhân bị nô lệ hóa ở Samoa;

đều là những chuyện ai cũng biết và dư luận từ mọi giới đều đòi hỏi lâu nay.

Ông tránh né, hay vì lý do thầm kín nào khiến ông không dám lên tiếng đòi hỏi, ít nhứt cũng qua lá thư trả lời yêu cầu của Nguyễn Thanh Sơn rằng: “CSVN phải trả lại các quyền căn bản về dân sự và chánh trị cho dân Việt Nam như tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng, tự do bầu cử, ứng cử, tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập, quyền được đình công... Tất cả những quyền làm người chính đáng được ghi trong Hiến Chương và các Công Ước Quốc Tế mà CSVN đã ký và cam kết tôn trọng”.


Ðó là chưa nói tới với tư cách một chánh trị gia gốc Việt trong cộng đồng người Quốc gia Việt Nam hải ngoại, một dân biểu của Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ, ông phải dứt khoát có hành động chánh trị đứng về phía Việt Nam chống lại Trung Quốc đang đô hộ Việt Nam, dứt khoát nói cho đám Thái Thú đang ngồi trong Bộ Chánh trị biết rằng chúng đã khiếp nhược không chỉ dâng hiến một phần lãnh thổ và lãnh hải cho Trung Quốc mà là dâng hiến cả đất nước Việt Nam cho Trung Quốc để được che chở, cho cầm quyền cai trị cả nước Việt Nam bằng độc đảng độc tài; để được làm Thái Thú tồi tệ hơn đám Thái Thú gốc Tàu trong nhiều lần Bắc Thuộc trước; vì ngày nay Tàu đô hộ Việt Nam bằng kinh tế trường đã biến Việt Nam thành cái thùng rác khổng lồ chứa toàn hàng hóa độc hại, không chỉ giết dân đang sinh sống mà còn di hại nhiều thế hệ về sau, đã làm ô nhiễm môi sinh khi khai thác bauxite tàn phá đất đai vùng Cao Nguyên Trung Phần, gây hại rừng các tỉnh cho thuê Tàu dài hạn 50 năm, thành lập các sân golf, các trung tâm du lịch chỉ phục vụ cho ngoại nhơn và tầng lớp tư bản đỏ phè phởn trên sự nghèo đói của dân oan bị mất đất, mất vườn, mất ruộng... Ông phải nói cho chúng biết rằng căn bản của vấn đề là thảm nạn độc đảng độc tài và đòi hỏi phải sửa đổi Hiến Pháp và tổ chức một cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế; cho dân Việt Nam được tự do, cho đất nước có được một nền Dân chủ Hiến định và Pháp trị...
Tính tới nay, ông mới 43 tuổi, coi như cùng thế hệ với các nhà đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam nơi quê nhà, ông có ngưỡng mộ họ và có thấy ông có trách nhiệm trong cuộc đấu tranh của họ không? Ông có bao giờ nghĩ tới thành phần còn nhỏ tuổi hơn ông không có dính líu gì tới thù hận của ngày 30-4-1975, nhưng ý thức được sự suy bại của quốc gia do CSVN gây ra, đã và đang trực diện đấu tranh chống độc đảng độc tài nơi quê nhà, những người đang suy nghĩ, lo âu và hành động xây dựng tương lai dân tộc, như Phạm Thanh Nghiên [33 tuổi]; Lê Thị Công Nhân [31 tuổi]; Nguyễn Tiến Trung, Ngô Quỳnh,... [chưa được 30 tuổi]... Họ đang bị đám Thái Thú gộc Việt và Nguyễn Thanh Sơn đàn áp. Họ đang bị chế độ CSVN đàn áp. Họ đang cần sự tiếp trợ của ông chớ không phải tên Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn đang cần sự giúp đỡ của ông.
Xin nhắn với Dân biểu Cao Quang Ánh, lá thư hồi đáp Nguyễn Thanh Sơn của ông chậm gần nửa năm, nhưng có còn hơn không. Xin ông nhớ vấn đề không chỉ nằm ở đó. Nó cần được tiến xa hơn, tiến xa như tương lai chánh trị của ông cần tiến xa hơn, đừng vì sự chậm trể, và sự dừng lại, mà tương lai chánh trị của ông cũng bị dừng lại theo.
Ðỗ Ngọc Bích

Chén Thuốc Ðộc Lịch Sử Trong Mùa Quốc Hận 2010
Thư Cho Con tuần trước được gởi đi có đề cặp tới chuyện người con gái tên Ðỗ Ngọc Bích được gọi là Tiến sĩ của Ðại học Yale có lời dịch chức vụ Assistant Professor của ông Erik Harms là Phụ tá Giáo sư, người đang giảng dạy tại Ðại học Yale, khi ông này lên tiếng phủ nhận học vị tiến sĩ của Ðỗ Ngọc Bích và cho biết cô ta cũng không làm việc cho Yale, thì hôm sau nhận được email của Giáo sư Trần Anh Tuấn, cựu Giáo sư trường Ðại học Văn khoa Sài Gòn, có nguyên văn như sau:

Ông Giáo ôi,

Xin đừng dịch “Assistant professor” là “Phụ tá giáo sư,” vì dịch như thế là dịch từng chữ một. Assistant professor là “ngạch” đầu tiên của một người có tiến sĩ có chân giáo sư tại Hoa Kỳ. Từ Assistant professor sẽ leo dần lên đụng trần là Emeritus professor. Vì thế, muốn có chữ tương đương trong Việt ngữ, Assistant professor phải dịch là “Giảng sư,” ngạch thấp nhất của người có bằng tiến sĩ mới buớc chân vào nghề Thầy. Kết luận của tôi về vụ Ðỗ Ngọc Bích là BBC hiện nguyên hình là một cơ quan truyền thông thiếu trung thực, chính thiên hướng chính trị đã dẫn dắt nội dung những bản tin loan báo của họ.

Trần Anh Tuấn
Người viết vừa cám ơn Giáo sư Tuấn đã lưu ý đến chữ dịch không đúng đó thì nhận được email khác của Tiến sĩ MTT, cựu Giáo sư trường Ðại học Sư Phạm Sài Gòn, có nguyên văn như sau:

Xin góp ý về ngạch trật ở đại học.

Ở Hoa Kỳ các ngạch là (kể từ đầu) Assistant Professor, Associate Professor, Professor, và Emeritus Professor.

Ở Pháp là Assistant, Maitre d'Assistant, Maitre de Conference, Professeur, và Professeur (avec chair).

Ở Việt Nam là: Giảng nghiệm viên (có 4 ngạch) Giảng nghiệm trưởng (có 4 ngạch), Giảng sư (có 4 ngạch), Giao sư Diễn giảng, và Giáo sư thực thụ.

Do đó, theo thiển ý của tôi Assistant Professor tương đương với Assistant của Pháp và Giảng nghiệm viên của Việt Nam Cộng hòa.

Khi tôi dạy ở Việt Nam, có ngạch là Giảng sư, tôi xem như tương đương với Maitre de conference va Associate Professor. Khi tôi đi dạy thêm ở Fresno college thì được gọi tên là Instructor.

MTT
Người viết cũng cám ơn Tiến sĩ MTT và cho biết: “Rất tiếc trước năm 1975 ở Việt Nam tôi chỉ dạy giờ ở các Ðại học tư, và cũng chỉ phụ trách điều hành 2 trường Ðại học tư là Tri Hành và Minh Trí nên không rõ về “ngạch trật” ở Ðại học công như Văn Khoa và Sư Phạm như Giáo sư Tuấn và Tiến sĩ MTT. Sang Mỹ, không tiếp tục nghề dạy nên cũng không biết gì hết”.
Sau đó, đọc được bài viết của chính Erik Harms do Tác giả Người Sưu Tầm đưa lên http://www.danchimviet.com/archives/7375 lúc 09:58:pm 25/04/10 có nguyên văn như sau:
Nguồn: yale.edu/seas/harms-face2.gif

From: Erik Harms [mailto:erik.harms@...] Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM

To: ‘vietnamese@...’’ Subject: Important Correction to Article
Xin Chao,

Toi ten la Erik Harms, hien la Assistant Professor of Anthropology (Pho Giao su, khoa nhan hoc) tai Dai Hoc Yale.

Toi rat ngac nhien khi doc bai y kien (opinion piece) cua Nghien cuu sinh Do Ngoc Bich tren mang BBC. Toi ngac nhien boi vi BBC da cho cac doc gia nghi phai la co Bich la Tien si dang day tai DH Yale. Thong tin nay hoan toan sai. Co Bich hien la sinh vien cao hoc tai Dai hoc Hawaii, dang hoc (nhung chua co bang) tien si trong khoa Hoa Ky Hoc (American Studies). Toi xin BBC tieng Viet dieu chinh lai thong tin nay.

Co Bich dang song o New Haven, nhung co ay khong lam viec cho Yale. Moi nguoi deu co phep phat bieu y kien ca nhan cua minh, va toi se khong bao gio dieu chinh noi dung cua bai ca nhan cua co Bich. Nhung, toi cung nghi la doc gia phai biet bai ay la mot y kien ca nhan cua co ay, va khong dai dien y kien cua trung tam Dong Nam A hoc tai Yale.

Xin cam on,

Erik Harms
Vài hôm sau, nhận thêm tin cho biết: “Ðỗ Ngọc Bích không hề có chức danh Giáo sư, Tiến sĩ. Thực chất cô chỉ đang là nghiên cứu sinh. Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) đã thu thập được tư liệu về Ðỗ Ngọc Bích: Cô ta học ở ÐH KHXH và Nhân Văn Hà Nội, làm việc cho một vài cơ quan nước ngoài, rồi đi tu nghiệp ở ÐH Hawaii...”

Còn nhớ, ngày 17/4/2010 trên diễn đàn BBC có đăng bài “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của Ðỗ Ngọc Bích, người được giới thiệu là: “Tiến sĩ về quan hệ quốc tế và Hoa Kỳ học.” Sau đó, trong thư phản hồi độc giả BBC, cô Bích thú nhận: “Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.”


Tầm quan trọng của “Ðiệu Luân Vũ Của Những Kẻ Chơi Bạc Bịp” này nằm ở ba (3) chỗ:

  1. Bài viết được gọi là của một “Tiến sĩ” đang giảng dạy tại Ðại học Yale.

  2. Tác giả bài viết được cơ quan truyền thông danh tiếng thế giới BBC xác nhận là “Tiến sĩ” qua sự giới thiệu Ðỗ Ngọc Bích là “Tiến sĩ về quan hệ quốc tế và Hoa Kỳ học... tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Ðại học Yale, Hoa Kỳ.”

  3. Những chi tiết như... Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng... Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v... được khẳng định từ một Tiến sĩ được Ðại học danh tiếng Hoa Kỳ là Yale mời giảng dạy và được BBC giới thiệu là một Tiến sĩ... tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của Việt Nam tại Ðại học Yale... coi như mang đủ kích thước của một sử liệu được trước bạ vào lịch sử dân tộc Việt!

Tuy ba (3) khía cạnh nêu trên đều là chuyện gian dối, nhưng nó sẽ khiến cho vài ba mươi năm sau, hay lâu hơn nữa là vài ba trăm năm sau..., khi mọi phản kháng chìm vào quên lãng..., có một học giả nào đó khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Trung Quốc vì vô tình hay có “ai đó” cố ý làm lợi cho Trung Quốc sẽ căn cứ vào đó mà nói rằng... “Ðỗ Ngọc Bích, một tiến sĩ đang giảng dạy tại Ðại học Yale, người được đài BBC nổi tiếng của Anh Quốc xác nhận đã tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của Việt Nam... để quả quyết: Việt Nam và Trung Quốc chỉ là một” hoặc “Việt Nam chỉ là một phần đất của Trung Quốc và dân tộc Việt Nam cùng một nguồn với Trung Quốc”; để Việt Nam bị coi như biến mất trên bản đồ thế giới.


Cái “ăn gian” của Trung Quốc và CSVN không phải đợi đến bây giờ mới có, chúng đã sửa đổi sử liệu nhiều lần, giấu diếm những sai trái của lịch sử, phá hủy di tích lịch sử và xoá bỏ nền văn hoá Việt Nam và một số các quốc gia khác trong nhiều ngàn năm qua, rổi sau đó tự sửa đổi và tự nhận là của Trung Quốc... Và vấn đề không phải đợi tới bây giờ mới xảy ra. Nó đã có từ thời Tố Hữu làm 2 câu thơ: “Bên kia biên giới là nhà / Bên đây biên giới cũng là quê hương”. Và trước đó, báo Tiếng Dội của miền Nam tự do, số 426 ngày 24 tháng 8, 1951; đăng lại tờ “Truyền đơn số 284/LD” [hiện còn lưu trữ tại British Museum-London Anh Quốc] in lời kêu gọi của Trường Chinh, Tổng Thư ký Ðảng Lao Ðộng [sau là tổng bí thư Ðảng CSVN] như sau: “Việt Nam của chúng ta là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung Quốc. Ðồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Tây, hãy trở về với chữ của ông bà ta là chữ nho của Trung Quốc. Vả chăng người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa - ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế. Ta hãy bỏ bệnh viện của chúng ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu.”




Hình: Tố Hữu

Hình: Trường Chinh
Cái trò lưu manh đó tuy có khác với với một số trò lưu manh khác như:

  • Trò CSVN lưu manh mượn Trung tâm Nghiên Cứu W.J.C. của Ðại học Massachusetts Boston rất nổi tiếng của Hoa Kỳ để thực hiện chương trình nghiên cứu mang tên “(Re)constructing Identity and Place in the Vietnam” để đánh lữa các nhà nghiên cứu về sau về căn cước tỵ nạn của người Quốc gia Việt Nam có mặt trên đất Mỹ và toàn thế giới...

  • Trò lưu manh được Cộng sản thực hiện khi ký kết Hiệp định Genève năm 1954 để được ngưng bắn rồi sau đó tiến hành lại cuộc chiến trên bình diện mới, xua Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam Việt Nam...

  • Trò CSVN lưu manh thỏa thuận ngưng bắn trong dịp Tết Mậu Thân (1968) để bất ngờ xua quân đánh phá các thị trấn đông dân giết hại nhiều ngàn người dân vô tội...

  • Trò lưu manh ký kết hiệp định ngưng chiến Paris năm 1973 để cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam cho Cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiếp tục tiến hành cuộc chiến và hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam ngày 30/4/1975...

  • Trò CSVN lưu manh đánh lừa đưa quân dân Miền Nam Việt Nam vào các trại tù ẩn dưới mỹ danh “cải tạ”, đồng thời lưu đày người dân trong bản án khổ sai bằng cách khoác cho mỹ từ “đi vùng kinh tế mới”...

  • Trò CSVN lưu manh ký kết các công ước quốc tế nói là tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền và các quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam...

Nhưng, tất cả các trò lưu manh đó của Tàu và đám Thái thú gốc Việt tuy có thực hiện được phần nào tham vọng của chúng, nhưng chúng cũng chỉ mang lại kết quả ngắn hạn. Tuy có đánh lừa được đối phương và thế giới, có mang lại giải Nobel Hòa Bình cho tội phạm chiến tranh Lê Ðức Thọ... chúng cũng không làm được gì hơn là tự vạch mặt cho dư luận và thế giới thấy rõ mặt thật lưu manh của bọn chúng; bởi, do Bản Năng Sinh Tồn Của Dân Tộc Việt bao giờ dân Việt cũng dậy lên những phản kháng và mọi phản kháng dù mau hay chậm cũng đưa tới kết quả là dân tộc Việt Nam vẫn trường tồnTổ Quốc Việt Nam của người Việt Nam vẫn mãi mãi sinh tồn, cho dầu có bị Tàu đô hộ bao lâu, có bị bọn Thái thú gian manh thế mấy...


Chỉ nhìn vào giai đoạn bi thương của lịch sử cận đại, lịch sử của 35 năm Miền Nam Việt Nam bị Cộng sản Bắc Việt xâm lăng chiếm đoạt, bị gọi là “giải phóng”, nhưng thực chất đã đảo ngược ngay ngày đầu chúng làm chủ được Miền Nam, theo như nhận định của Ngô Nhân Dụng trong bài viết “Ai Ðược Giải Phóng” đăng trên Người Việt Online, ngày 27/4/2010, qua phần trích đoạn ghi sau:

...Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chính người dân Hà Nội được giải phóng! Người Hà Nội được giải phóng khỏi một tấn tuồng gian dối! Vì sau ngày 30 Tháng Tư đồng bào miền Bắc bắt đầu thấy được sự thực xã hội miền Nam đã sống như thế nào; bộ mặt gian trá của đảng Cộng Sản càng lộ rõ hơn.



... Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tình trạng suy nhược của đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu, vì môi trường khách quan ở Việt Nam và trên thế giới đã thay đổi mà họ không đủ sức ứng biến mà đối phó với đời sống phức tạp trong thời bình.

...Sau năm 1975, trên đồng bằng phía Ðông Trường Sơn một dòng lưu chuyển mới chạy từ Nam ra Bắc. Không những nhiều người mang về Bắc các xe gắn máy, radio, tủ lạnh, đồng hồ, có những anh bộ đội chỉ mang về cho con một hình búp bê nhựa rẻ tiền; mà trong năm, mười năm sau đó đoàn người Bắc tiến này còn mang theo những mốt quần áo mới, những băng nhạc, sách vở, cách nói năng, nếp sống hàng ngày; họ đem về Bắc cả những tập tục, phong hóa thuần hậu của người miền Nam. Người miền Bắc bắt đầu tập nói giọng miền Nam, nhất là câu: “Nói dzậy mà không phải dzậy!” Các huyền thoại tan rã dần.

...Ðảng Cộng Sản bây giờ chỉ còn là một cái xác không hồn, được nhóm người lãnh đạo sử dụng để “chia quả thực” với nhau, trước khi giải tán. Mà sớm muộn thế nào rồi cũng sẽ giải tán.

...Cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nước Việt Nam bây giờ cũng chính là một hình thức tiếp tục cuộc chiến đấu của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trước khi họ phải buông súng ngày 30 Tháng Tư năm 1975...”
Bởi đó, sau 35 năm “giải phóng ngược chiều” đó, cho dầu CSVN có dịu dàng hay lớn tiếng kêu gọi xóa bỏ hận thù, mọi người đều thấy dã tâm chúng vẫn tiếp tục gieo rắc thù hận qua chuyện bóc lột dân nghèo, tham nhủng những đồng tiền viện trợ để làm giàu cho bọn qúy tộc đỏ và gian thương xanh đỏ đủ loại, để dân Việt đời đời về sau trả nợ, tạo ra cảnh dân oan khắp cùng đất nước, trấn áp dã man những nhà đấu tranh dân chủ, tiếp tục ngược đãi những nạn nhơn của thù hận, điển hình như câu chuyện kể được Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc ghi trong bài “Tháng Tư và ký ức tập thể” đăng trên VOA ngày Thứ Hai, 26 tháng 4 năm 2010 như sau:
Cứ tưởng tượng có một thằng lưu manh đến cướp nhà của người ta và đuổi người ta ra đường. Mấy năm sau, thấy nạn nhân nằm lê lết trên vỉa hè và nhớ tiếc ngôi nhà cũ, tên ăn cướp lên giọng: ‘Tại sao ông bà lại phải nhớ mãi những chuyện buồn như thế? Tại sao không quên đi? Tại sao không hướng tới tương lai để sống một cách thanh thản chứ?’ Nói xong, hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được.”
Và cũng bởi đó, nhà biếm họa Babui của DCV Online.net đã vừa sáng tác biếm họa vừa sáng tác bài thơ độc đáo ghi sau:
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà

Người lính gác vẫn chưa chịu bàn giao

Vì vừa mới nghe tin Sài Gòn thất thủ

Anh, người lính Dù, ngồi bất động mắt đăm chiêu về hướng Sài Gòn

Lệnh tan hàng... nhưng các anh tử thủ

Bởi nơi này là mảnh đất quê hương.
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà

Những người lính trên bốn vùng chiến thuật

Tập họp, điểm danh rồi xếp hàng xung trận

Ðánh để đời, trận cuối rồi thôi.
Chiều ba mươi tháng tư ở nghĩa trang quân đội Biên Hoà

Có tiếng kèn xung phong của anh hùng tử sĩ

Thì ra cuộc chiến vẫn chưa tàn
Hãy đợi đấy niềm tin
Ðúng vậy, trong lúc chờ đợi và với niềm tin, tuổi trẻ, thế hệ lớn lên không có thù hận, và cũng không cần thù hận của lớp cha anh vẫn còn tiếp tục bị CSVN thù hận, tiếp tục bị “hắn quay về nhà, cái căn nhà hắn cướp của người ta, ngồi trên ghế salon, gác chân lên bàn, vừa nốc bia vừa nghĩ đến chuyện quên lãng và tha thứ như một thứ đạo đức mới mà hắn mới phát hiện ra được”..., các em đã thấy “cuộc chiến vẫn chưa tàn”, đã bước đi làm lịch sử bằng chiếc áo đen, bằng lời cổ động cho “việc mặc quần áo đen trong ngày Tháng Tư Ðen, như một hành động đơn giản nhưng đầy ý nghĩa” của năm thứ nhì được Ðạt Nguyễn phát động phong trào “Mặc Quần áo Ðen Trong Ngày Tháng Tư Ðen”.
Theo bản tin được đưa lên Người Việt Online ngày 26/4/2010 Ðạt Nguyễn, người phát động phong trào, cho biết: ““Tôi làm việc này vì tôi thấy có rất nhiều người trẻ không biết về ngày Tháng Tư Ðen, hay ý nghĩa của ngày này. Khi họ mặc quần áo đen thì tôi cũng hy vọng họ sẽ tìm hiểu nhiều hơn về ý nghĩa ngày 30 Tháng Tư.” Ngoài ra, trong bản tin loan truyền trên Facebook để kêu gọi mặc quần áo đen, Ðạt viết: “Nhiều người Mỹ gốc Việt trẻ nên nhớ ngày này là ngày cha mẹ hoặc ông bà họ đã phải trải qua, để nhắc nhở cho thấy văn hóa chúng ta đến từ đâu.” Năm ngoái, khi Ðạt lần đầu tiên phát động phong trào này, Ðạt chỉ được khoảng 800 người bấm “yes,” nhưng năm nay con số lên hơn gấp 5 lần. Tính tới ngày 26 Tháng Tư, trang Facebook của Ðạt mang tên “April 30th: Fall of Saigon (All You Have to Do is Wear Black On this Day)” đã có 4,245 bạn trẻ hứa hẹn sẽ mặc quần áo đen trong ngày Tháng Tư Ðen. Một người tên Phuong Diem Ha đã viết, “Chắc chắn tôi sẽ làm vậy. Chỉ là một áo đen thôi mà... Nên tỏ lòng kính trọng và mặc (áo đen). Tôi không cần biết nếu bạn không thích màu đen hoặc bạn mặc màu đen không đẹp. Những người lính kia đã chiến đấu cho tự do của các bạn, ít ra các bạn cũng nên tỏ lòng kính trọng.”


Từ đó, mọi người hẳn thấy ít nhứt cũng đã có vô số người như Linh mục Chân Tín nói về tội ác của CSVN, mãi mãi nói: “Tôi đứng để nói, công an cấm. Tôi sẽ ngồi mà nói, nếu công an cấm nữa, tôi sẽ nằm mà nói.” [Trích Hồ sơ: “Nói cho con người”, Chân Tín, Paris1993, trang 5]. Mọi người đã, đang và sẽ như Linh mục Chân Tín đứng nói, ngồi nói, nằm nói... nói về “Chén thuốc độc Ðỗ Ngọc Bích trộn đường BBC”, nói về “Ðại Học Bắc Thuộc lần thứ 5”, nói về “’Dân Tộc Sinh Tồn Thời Bắc Thuộc”...


Trở lại bài thơ tuyệt vời đính kèm bức biếm họa cũng tuyệt vời của Babui ghi trên, ít nhứt, người Quốc gia Việt Nam hải ngoại cũng tiếp tục thấy chiến thắng ngoạn mục vừa đạt được qua hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ rực rỡ tung bay trong khi lá cờ đỏ sao vàng của CSVN bị triệt hạ thê thảm khi Tiểu Bang Texas thông qua Nghị Quyết HCR258 cấm các trường học treo lá cờ đỏ tanh màu của CSVN mà buộc các nơi đó phải treo lá cờ bàng ba sọc đỏ của người Quốc gia Việt Nam... và “Chén Thuốc Ðộc Lịch Sử Trong Mùa Quốc Hận 2010” của Ðỗ Ngọc Bích trộn đường BBC xin để cho Ðỗ Ngọc Bích cùng đồng bọn lưu manh CSVN và bọn cầm quyền lưu manh ở Bắc Kinh bưng uống.
Hẹn con thư sau,

Giáo Già


oooooooooo 00000 oooooooooo

Nụ Cười Tự Do Dân Bản
Chỉ 1 dấu phẩy thôi !
Nhà cầm quyền CSVN viết :
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đất nước.
Dân đọc :
Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ đất nước.

* * * * * * * * * * *
5 Bàn Tay :

Đảng CHỈ TAY

Nhà nước RA TAY

Quốc hội GIƠ TAY

Mặt trận VỖ TAY

Thằng Dân TRẮNG TAY

oooooooooo 00000 oooooooooo



tải về 439.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương