Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.58 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1401
1   2   3   4   5   6   7

Phan Thế Hải
Phạm Quỳnh - Dân Tộc và Hội Nhập
Đăng ngày: 12:38 17-06-2010

http://vn.360plus.yahoo.com/phanthehai2003/article?mid=1374&prev=1377&next=1373
Đó là một phần trong bài tham luận tại cuộc toạ đàm về Phạm Quỳnh ở Hải Dương hôm 12/06/2010 của GS, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Chú khi nói về Phạm Quỳnh. Theo GS Chú, trong con người của Nhà văn, Nhà báo, Nhà yêu nước Phạm Quỳnh có nhiều điều đáng nói, nhưng nổi bật nhất vẫn là quan điểm: Dân tộc và Hội nhập.


Với thế hệ chúng tôi, tên tuổi của Phạm Quỳnh trở nên quen thuộc và thường gắn liền với những định kiến xấu. Rằng, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh là những nhân vật thân Pháp, rằng đây là những kẻ “văn nô”, ăn cơm Tây, ở nhà Tây, thậm chí, nặng nề hơn còn quy cho hai ông này là những kẻ bán nước.

Yêu nước hay bán nước?

Thời gian trôi đi, cùng với sự đa dạng của các luồng thông tin là sự trưởng thành của nhận thức buộc người ta phải xem xét lại những định kiến cũ. Có dịp nghiên cứu sâu thêm về ông, thấy rằng những tội trạng mà công luận chụp cho ông là không đúng, thậm chí là vô lý. Với tôi vẫn đau đáu một điều rằng, phải giành thời gian để nghiên cứu về những nhân vật như vậy. Không chỉ thỏa chí tò mà mà hơn thế là trả lại danh dự, tri ân với những bậc tiền nhân có công với nền văn hóa nước nhà như nghĩa cử của một công dân làm nghề cầm bút.

Cách đây độ hơn tháng, Khúc Hà Linh có đến văn phòng tôi, anh khoe: Vừa hoàn thành xong bản thảo “Phạm Quỳnh- con người và thời gian”, đã đưa nhà xuất bản Thanh Niên, việc ra mắt chỉ là vấn đề thời gian. Tôi bảo Khúc: tốt, tôi chưa đọc bản thảo, nhưng viết về ông này, như cách anh đã viết về “Tự lực Văn đoàn” là được. Đưa ra các dẫn chứng sống có chất lượng khoa học, sẽ giúp cho công luận hiểu một cách khách quan hơn về những người đi trước, điều này rất nên làm.

Ba tuần sau, Khúc lại đến văn phòng tôi, với bộ mặt hớn hở như cậu học trò được điểm 10, Khúc lật đật mở cặp, lôi ra một cuốn sách nhỏ như đã nói ở trên, bìa màu mận chín xen lẫn màu vàng của ráng chiều, được trình bày chuyên nghiệp, sang trọng. Khúc ngồi xuống nắn nót viết lời đề tặng: “Thân mến tặng Nhà báo Phan Thế Hải để nhớ một thời ở Hải Dương”. Tôi đón nhận ngay, rồi không bỏ lỡ, cầm lên đọc lướt qua các phần chương mục, dữ liệu.

Tuần trước, tôi lại nhận được giấy mời của Nhà báo Nguyễn Thanh Cải, Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Hải Dương mời xuống dự Hội thảo mang tên: “Phạm Quỳnh- con người và tác phẩm” nhân kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Vậy là, bỏ qua mọi công việc cấp bách, gạt sang một bên sự bận rộn, tôi đánh xe đi Hải Dương dự hội thảo.

Điều đáng mừng là, ngoài các nhà báo, nhà khoa học và một số bạn đọc, còn có đương kim Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, chị Đặng Thị  Bích Liên, cũng tham gia và đọc lời khai mạc. Dẫu là ngày cuối tuần, nhưng không khí hội thảo rất sôi nổi, cởi mở, với hơn 14 ý kiến tham luận, sâu sắc và có chất lượng.

Với  210 số tạp chí Nam Phong còn lưu giữ được ở thư viện Quốc gia và một số còn lưu giữ ở các thư viện nước ngoài, cùng với đó là các bài viết, bài nghiên cứu của học giả Phạm Quỳnh, các nhà nghiên cứu đã có điều kiện để phân tích sâu sắc tư tưởng yêu nước của ông. Là chủ bút tờ Nam Phong tạp chí trong một thời gian dài, ông đã bày tỏ quan điểm, tôn chỉ của tờ nguyệt san này là:

-                      Diễn đạt truyền bà tư tưởng, học thuật đông tây kim cổ.

-                      Luyện quốc văn trở nên hoàn thiện, bồi dưỡng Việt ngữ phong phú, uyển chuyển, sáng sủa và gẫy gọn.

-                      Lấy đó làm nền tảng dân tộc rồi phát triển thành tinh thần dân tộc.

Rõ ràng, cùng với Nguyễn Văn Vĩnh và những người sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa thục, Phạm Quỳnh là người có công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ. Đưa chữ Quốc ngữ từ một phương tiện của những nhà truyền giáo giảng dạy Kinh thánh trong nhà thờ thành chữ viết của cả một dân tộc, thay thế chữ Hán và chữ Pháp. Dưới sự chỉ đạo mềm dẻo và sâu sắc của Phạm Quỳnh, các tôn chỉ đó được thể hiện sinh động trên cơ sở các chuyên mục của tạp chí, như: Lý thuyết, Văn hóa bình luận, Khoa học bình luận, Triết học bình luận, Văn uyển, Tạp văn, Thời đàm, Tiểu thuyết...

Ông cũng được bạn đọc biết đến với câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn.” Một người đau đáu với văn hóa dân tộc như vậy không thể gọi là người bán nước. Hơn nữa, theo cách nói của ông: “Khi tôi sinh ra, nước đã mất rồi, còn đâu nữa mà bán”. Ông cũng là người luôn đau đáu về quyền làm chủ của dân tộc.



Dân tộc và chủ quyền

Cuối thế kỷ XIX, sau khi triều đình Huế ký các thỏa ước với người Pháp, Việt Nam ở trong một tình thế bị “mẫu quốc” áp đặt mọi phương diện. Mối quan hệ giữa Nhà nước Pháp và “Nhà nước” An Nam (triều đình Huế), bất kể vẻ ngoài ra sao và do cá nhân nào đại diện, chỉ là mối quan hệ lệ thuộc giữa thuộc địa và chính quốc. Các Hoàng đế An Nam chỉ là sản phẩm của người Pháp, được người Pháp cơ cấu, quy hoạch... Các vua triều Nguyễn cai trị dân thông qua sự điều khiển của người Pháp, không được tự động quyết định quốc sách, cũng không có tác động đáng kể trong những dự án khai thác thuộc địa của Pháp.

Khác với những người cộng sản, Phạm Quỳnh thừa nhận không thể thay đổi lịch sử, không thể xoá bỏ quyền lực của chế độ thực dân, ông tỏ ra là người biết nhìn thẳng vào thực tế, dù cho thực tế đó đối với nhiều trí thức đương thời là khó chấp nhận. Ông viết: “Sự đô hộ của Pháp là một thực tế mà chúng ta không thể làm gì chống lại nó và chúng ta phải chú ý đến nó. Hãy chấp nhận nó với tất cả các hậu quả của nó, và hãy tìm cách rút ra từ đó mặt lợi nhất có thể.”

Cũng chính vì thừa nhận một thực tế đã rồi, Phạm Quỳnh chủ trương “Pháp - Việt đề huề”. Theo đó, chữ “đề huề” là cách diễn đạt khác của “đàng hoàng”. Theo Phạm Quỳnh, đây là mối quan hệ không do xin xỏ mà có. Đây là mối quan hệ thực tế, do cuộc sống chỉ ra, mà nó chỉ có ý nghĩa với những ai nhận thức đựơc thực tế đó. Cần hiểu điều đó qua những lời lẽ mang tính thuyết phục của Phạm Quỳnh: bao giờ ông cũng tìm đường đi vào lý trí con người, chứ không đánh vào những đam mê của con người. Đam mê dẫn đến bùng nổ, đến bạo lực, trong khi lý trí dẫn đến những giải pháp ôn hoà, vì lợi ích của mỗi bên mà ứng xử.

Mặt khác, nếu như giải pháp cho đam mê được tiến hành bằng vũ lực và sự lôi cuốn con người không đòi hỏi nhiều lắm đến phương diện lý trí, thì giải pháp lý trí hướng vào nhận thức của con người, hướng vào những hành động của bản thân chủ thể người. Ta sẽ dễ hiểu vì sao Phạm Quỳnh đứng ra lập Hội Khai trí Tiến đức và đứng chủ bút một tờ báo đầy uy tín: tờ Nam Phong, một ngọn “gió Nam ” thổi vào đầu óc con người Việt Nam . Theo ông, Dân trí là chìa khóa cho mọi thay đổi về kinh tế- chính trị.

Nước Việt Nam mới hội nhập

Đó là khát vọng cháy bỏng của Phạm Quỳnh. Hiện tại nhà riêng của Nhạc sỹ Phạm Tuyên, con trai thứ 9 của Phạm Quỳnh, vẫn còn giữ bức đại tự của cụ Phạm: “Thổ nạp Á- Âu”. Theo sự lý giải của nhà nghiên cứu Khúc Hà Linh: câu này, Phạm Quỳnh muốn diễn đạt ý tưởng: Muốn chấn hưng đất nước, phải biết tự đào thải những cái gì xấu và liên tục tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, của cả châu Á lẫn châu Âu. Không phải cái gì của châu Âu cũng đều tốt và không phải cái gì của châu Á đều xấu.

Trong bài “Về một hiến pháp” và trong “Thư ngỏ gửi ngài bộ trưởng các thuộc địa”, Phạm Quỳnh bày tỏ mong muốn thành lập một nhà nước quân chủ lập hiến. Điều đó có nghĩa là ông từ chối nền quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm trên đất Việt, cùng với ý muốn giảm bớt quyền bảo hộ của chính quyền thực dân.

Đây là một trong những cách tân có cơ sở của Phạm Quỳnh. Ông yêu cầu nhà nước bảo hộ trao quyền lập hiến pháp cho nhân dân, điều mà ở Việt Nam hàng ngàn năm nay chưa hề có.

Bên cạnh đó, ông đưa ra những yêu cầu chi tiết để hoàn thiện ý tưởng thành lập nhà nước mà trong đó “những người An Nam – sẽ vừa là công dân của đất nước mình, vừa là công dân của một liên hiệp”. Cụ thể là: các dự án Luật do Quốc hội hay Chính phủ trình sẽ được thảo luận ở một Tham chính Viện gồm các chuyên gia Pháp và An Nam; lập phòng tư vấn, gọi là “Phòng đại biểu nhân dân”, cho phép nhân dân tham gia vào đời sống chính trị, để từ đó là mầm mống của một nghị viện tương lai. Một nhà nước có quốc hội và chính phủ, sẽ có các cố vấn Pháp trong các bộ, ngành nhưng họ sẽ được coi là viên chức của chính phủ An Nam chứ không phải là đại diện của nhà nước bảo hộ. Các bộ chính sẽ là: Nội vụ, tài chính, tư pháp, giáo dục quốc gia, y tế, hỗ trợ và tương tế xã hội, quốc phòng, nông nghiệp, thương mại, công nghiệp, nghi lễ và hoàng gia…

Phạm Quỳnh luôn chủ trương một cuộc sống thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, một không khí mới sẽ bao trùm lên quan hệ Pháp Việt. Chúng ta dễ thấy những lời dưới đây là một lí tưởng thật đẹp: “Chúng ta hãy khép lại quá khứ, và  hãy tổ chức cuộc sống chung của chúng ta dưới khẩu hiệu một chính sách thực sự tôn trọng lẫn nhau”.

Đã 65 năm qua, Phạm Quỳnh trở thành người thiên cổ, bao nhiêu biến động lịch sử đã xẩy ra. Có người nói các kiến nghị của Phạm Quỳnh là ảo tưởng. Song có người cho rằng, không hoàn toàn như vậy. Hãy liếc nhìn sang các nước châu Phi, họ cũng từng là thuộc địa của người Pháp rồi cũng được trao trả độc lập. Khi sự nghiệp không thành, mọi ước vọng đều có thể bị coi là “ảo tưởng”! Lịch sử vẫn là lịch sử, chúng ta không thể thay đổi được.

Nay, khi thời gian đã lùi xa, là người đứng ngoài, ta có thể thấy, vào thời điểm đó, là người yêu nước có một số cách để lựa chọn: một là theo xu hướng bạo lực, khởi nghĩa (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Bái), hai là theo những mầm mống cộng sản đầu tiên chờ cơ hội chín muồi lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền, ba là đi tìm sự giúp đỡ của một thế lực thứ ba (phong trào Đông Du). Lịch sử đã chứng minh những được mất, những bài học của các con đường này. Phạm Quỳnh chọn con đường ít chông gai nhưng nhiều điều tiếng hơn cả, ít bạo lực nhưng có thể có hiệu quả tức thì: chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và cố gắng thành lập một mô hình nhà nước mới để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, để nâng cao đời sống và nâng cao dân trí…

Phạm Quỳnh đã không lường hết được sự áp đảo của làn sóng đỏ nên đã thất bại và chịu cái chết oan khuất, tuy nhiên ông vẫn để lại một chữ Tâm trong sáng, thúc giục hậu thế tiếp tục tìm hiểu và tiếp tục hiện thực hoá những tư tưởng yêu nước. Không ít điều chúng ta đang làm hôm nay đã được Phạm Quỳnh tiên lượng cách đây hơn nữa thế kỷ.

Thành kính thắp dâng  cụ Phạm một nén nhang, bày tỏ lòng tôn kính với một học giả, một trí thức lớn của dân tộc, dẫu ông là người chưa thành công.





  • Phan Thế Hải





      

Ngay cả lúc này lúc khác xử một số vụ án chính trị với tội danh chống đối hay lật đổ chế độ, tình hình của đất nước cũng cho thấy không một lực lượng chính trị nào dù là ở trong nước hay ở nước ngoài có thể đủ sức lật đổ quyền lực của Đảng. Song diễn tiến của tha hóa và bất cập đang làm suy yếu Đảng nhanh nhất và toàn diện  nhất, đang là nguy cơ lớn nhất trực tiếp đe dọa vai trò lãnh đạo và sự tồn tại của Đảng. Không phải ngẫu nhiên đã có nhận xét: Chỉ có sự tự sụp đổ do tha hóa  mới có thể lật đổ Đảng mà thôi! Đảng, trước hết là những người lãnh đạo, cần nhận rõ thực trạng này, kiên quyết đấu tranh cho sự trong sạch vững mạnh của Đảng, và nhất thiết đừng để cho một ngày nào đó những mâu thuẫn này diễn biến hòa bình Đảng thành đối kháng dân tộc

(Nguyễn Trung)

Bùi Tín

Đảng Cộng Sản Pháp:

Vỡ Từng Mảng Lớn

Thứ Sáu, 02 tháng 7 2010



http://www1.voanews.com/vietnamese/news/dang-cong-san-phap-07-02-2010-97673984.html


Các nhà lãnh đạo cánh tả Marie-George Buffet, trái, tổng thư ký đảng cộng sản Pierre Laurent, thứ hai bên trái, và Jean-Luc Melanchon, thứ ba trái, tham dự một cuộc biểu tình tại Paris, ngày 24 tháng 6, 2010

Đảng Cộng sản Pháp vừa họp cuộc Đại hội đảng thứ 35 tại phòng họp lớn CNIT giữa khu Défense thủ đô Paris trong 3 ngày 18, 19 và 20-6-2010. Các báo Pháp bình luận nhận xét: «lịch sử đảng CS Pháp qua Đại hội 35 đã sang trang», «trang sử mới», «một trang sử buồn», «vỡ từ bên trong - implosion»…

Từ khi bức tường Berlin sụp đổ cuối năm 1989, từ khi phe Xã hội chủ nghĩa tan biến sau đó, nhất là từ khi đảng CS Liên xô vỡ tan cuối năm 1991, đảng CS Pháp lâm vào khủng hoảng triền miên không sao gượng dậy được.

Ngày 11-6 vừa qua, đúng 1 tuần lễ trước khi Đại hội 35 khai mạc, một số hơn 200 đảng viên cộng sản, toàn là nhân vật có địa vị chính trị - xã hội, bao gồm một số dân biểu đang tại chức, một số chủ tịch hội đồng thị xã, một số ủy viên trung ương đảng, một số trí thức có uy tín, giáo sư sử học, giáo sư triết học, nhà báo… cùng nhau thống nhất ý kiến, ra tuyên bố chung long trọng ly khai đảng Cộng sản Pháp, cùng nhau tuyên bố từ biệt đảng cộng sản, cùng chung ý kiến sẽ đi đến thành lập một tổ chức chính trị khác ở cánh tả, theo xu hướng tranh đấu cho những phúc lợi xã hội và môi trường, vì một nước Pháp tiến bộ, phát triển và công bằng.

Bản tuyên bố chung chỉ rõ lý do của cuộc ra đi của một mảng lớn có chất lượng cao về chính trị và trí tuệ là vì Ban lãnh đạo hiện nay ngày càng co mình lại, ôm chặt thái độ bảo thủ giáo điều, không hề đáp ứng đòi hỏi cấp bách xây dựng lại đảng, ngăn chặn đà suy sụp của đảng.

Xin kể tên một vài nhân vật tiêu biếu trong số hơn 200 nhà ly khai trên đây: đó là dân biểu Patrick Braouezec, dân biểu François Asensi và nữ dân biểu Jacqueline Freysse, là chủ tịch thị xã Montluçon Pierre Goldberg và chủ tịch thị xã Nanterre Patrick Jarry; đó còn là những nhà trí thức, giáo sư sử học Roger Martelli, giáo sư triết học Lucien Sève, nhà báo Pierre Zarka từng là chủ nhiệm báo l’ Humanité - cơ quan trung ương của đảng Cộng sản Pháp.

Đáng chú ý là trong số hơn 200 nhân vật ly khai lần này, có quá nửa là những người đã gần 20 năm nay chủ trương «đổi mới» - Réformer –, rồi «Reconstruire» - Xây dựng lại -đảng cộng sản Pháp nhưng đều không sao thực hiện nổi, vấp phải một hạt nhân gíáo điều cực kỳ bảo thủ cổ hủ ở chóp bu, tiêu biểu là ông Robert Hue và bà Marie - George Buffet, 2 thư ký toàn quốc của trung ương đảng những năm gần đây.

Tại Đại hội 35, bà Buffet xin thôi chức Bí thư toàn quốc (như Tổng bí thư), ông Pierre Laurent, 53 tuổi lên thay, từng một thời gian là chủ nhiệm báo l’ Humanité, đúng vào lúc báo ế ẩm, số phát hành tụt dốc từng ngày. Pierre Laurent được biết là con người kín đáo, mờ nhạt, thiếu khả năng giao tiếp và viết lách.

Các nhà bình luận của báo le Monde, Libération, le Figaro…đều bàn đến sự kiện đáng chú ý trên đây, cho rằng lần này, tháng 6-2010, đảng cộng sản Pháp đã vỡ ra một mảng cực lớn, khi nó đang ở tình trạng suy yếu đến cùng cực, «những nhà đổi mới cuối cùng đã ra đi», họ thuộc tinh hoa quyền lực và trí tuệ còn sót lại của đảng CS Pháp. Sau vụ này, đảng CS tuy chưa tan biến, nhưng cũng chỉ còn như cái bóng của chính nó.

Đảng cộng sản Pháp vốn là một đảng cộng sản lớn, oanh liệt, sung mãn một thời để rồi lâm vào khủng hoảng triền miên cả về học thuyết và hoạt động, để lâm vào tình trạng rơi tự do bi thảm hiện nay.

Trong Thế chiến 2, nhờ vào thanh thế của đảng CS Liên Xô liên minh với các nước dân chủ chống phát xít, đánh bại trục phát xít Đức – Ý - Nhật, nên thanh thế đảng CS Pháp lên mạnh theo. Trong thời gian chiếm đóng nước Pháp, bọn phát xít Hitler đã diệt Do thái và những người kháng chiến Pháp, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản. Chiến tranh kết thúc, thế chính trị của đảng CS Pháp lên cao; cuối năm 1945, đảng CS Pháp là đảng có đông đảo đảng viên và quần chúng, chỉ đứng sau đảng MRP – Mouvement Rassemblement Populaire – Phong trào Tập họp Dân chúng.

Cuối năm 1946, qua bầu cử, đảng Cộng sản Pháp trở thành đảng lớn nhất của nước Pháp. Ông Tillon của đảng được cử làm bộ trưởng không quân, rồi bộ trưởng Tái thiết đất nước. Tổng bí thư Cộng sản Maurice Thorez được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức Thanh niên Cộng sản, Sinh viên Cộng sản, Nữ thanh niên Cộng sản, Công đoàn CGT của đảng CS đều phát triển rất mạnh. Báo l’ Humanité và Humanité - Chủ nhật, cùng nhà xuất bản của đảng, tạp chí Cahiers du Communiste … cũng phát triển mạnh mẽ.

Lúc ấy lực lượng của đảng CS Pháp rất mạnh ở các trung tâm công nghiệp, các mỏ than, vùng quặng sắt, các hải cảng, công nhân vận tải, hàng hải, đường sắt, điện lực, trong giới đại học, nghiên cứu khoa học, truyền thông …Có lúc đảng CS Pháp hy vọng chiếm chính quyền qua nổi dậy của quần chúng lao động như Công xã Paris thuở trước – năm 1871 - để đưa Pháp gia nhập phe XHCN, theo chỉ đạo của Quốc tế CS là thực hiện thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn cầu (!).

Đảng CS Liên Xô hỗ trợ mọi mặt cho đảng Pháp. Trong Thế chiến 2, tên chính thức của đảng CS Pháp hồi ấy là: PCF – SFIC (Parti Communiste Français – Section Française de l’Internationale Communiste ), là một Phân bộ của Phong trào Cộng sản Quốc tế.

Sau Thế chiến sự giúp đỡ của đảng CS Liên xô cho đảng CS Pháp càng thêm hùng hậu.

Đảng CS Pháp suy tôn Staline là lãnh tụ kính yêu nhất, gọi thân mật Staline là Le Petit Père des Peuples - Người Cha thân thương của các dân tộc (!), Liên Xô giúp mỗi năm hàng tỷ Rúp cũng như trong đào tạo cán bộ. Trụ sở đảng CS Pháp ở Place Phabien giữa Paris do Liên xô giúp xây dựng rất bề thế, có hầm sâu, được truyền tụng là chống được bom nguyên tử.

Thế rồi cuộc khủng hoảng nội bộ nổ ra, khi Đại hội 20 đảng CS Liên xô phơi bày tệ sùng bái cá nhân Staline. Đảng CS Pháp lúng túng, chia rẽ, phân hóa lớn, đảng viên ra đảng hàng chục ngàn, nhất là trí thức, đảng viên trẻ. Sự can thiệp của quân đội Liên Xô vàoTiệp khắc, Ba lan… bị thế giới lên án, làm cho cuộc chia rẽ trong đảng Pháp mở rộng. Học thuyết Cộng sản châu Âu, cổ súy một chủ nghĩa Cộng sản Nhân bản, mang tính Người, nhưng vẫn theo học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác không những không giải quyết được cuộc khủng hoảng cả về lý luận và thực hành, còn làm cho tình hình xấu hơn.
.
Thế rồi Bức tường Berlin đổ sập, phe XHCN tan biến, đặc biệt là sau khi đảng CS Liên Xô vỡ nát cuối năm 1991, đảng CS Pháp lâm vào tình trạng suy sụp không sao gắng gượng nổi. Để đến những năm gần đây, từ có lúc là đảng số 1, đảng CS Pháp tụt xuống thứ 3, rồi thứ 5, đến nay là thứ 8, xếp hàng sau các đảng cánh hữu, cũng sau cả các đảng cánh tả, thua xa đảng Xã hội Pháp, thua đảng Dân chủ ở trung tâm, thua kém đảng Xanh, rồi thua cả đảng trôtskýt ở cực tả, lại thua luôn cả đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của Le Pen.

Trong các cuộc bầu cử toàn quốc và địa phương, hàng chục năm nay đảng CS Pháp đều ở vị trí đèn đỏ, từ không đạt 10 % số phiếu bầu, rồi không đạt cả con số 5% phiếu để được hưởng trợ cấp tranh cử. Tại Quốc hội số đại biểu CS khi xưa đông đảo, có uy thế hàng đầu, nay không còn đủ số để thành nhóm riêng, các đại biểu CS Maxime Grémetz và Marie George Buffet phải nhập với Nhóm «cánh tả, dân chủ và cộng hòa» - Groupe Gauche + Démocrate + Républicain. Tiếng nói CS trong quốc hội vang lên thưa thớt, yếu đuối, có khi cả 4 phiên suốt tháng không có một lời phát biểu nào.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2007, bà Buffet chỉ được có 1,93 % phiếu bầu, càng thêm bẽ bàng vì ngay trong đảng CS đông đảo người can ngăn đảng không nên ứng cử, chỉ thêm mất tín nhiệm. Cùng với đảng CS Pháp, đoàn Thanh niên CS gần như hấp hối, còn đoàn Sinh viên CS Pháp không còn sức sống, Tổng liên đoàn CGT cũng teo lại.

Mười năm nay số đảng viên giảm nhanh, không kết nạp được đảng viên mới, nhiều đảng bộ phải giải tán, có nơi chỉ còn đảng viên cao tuổi, từ 60 đến 90 tuổi, sinh hoạt chi bộ CS trong Nhà Già. Trong đảng nhiều nhóm và nhân vật chủ trương xây dựng lại đảng, từ bỏ giáo điều Mác-xít, nhưng không đưa ra được phương án cụ thể, sáng rõ.

Sự ra đi rất ồn ào, hoành tráng của một mảng nhân vật cộng sản có tên tuổi vào tháng 6 này chứng tỏ đảng CS Pháp không còn có khả năng tự đổi mới, tự xây dựng lại nữa. Đây là biểu hiện cuối cùng của hiện tượng rơi tự do của một đảng CS vào loại lớn nhất ở châu Âu. (đảng CS Ý đã sáng suốt tự giải thể từ năm 1992).

Đảng CS Pháp suy sụp đến tận cùng đã vỡ từ bên trong, không phải do kẻ thù nào từ bên ngoài phá hoại, lật đổ. Nó suy sụp, thở hắt ra vì học thuyết Mác – Lênin, nguyên lý đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản nó theo đuổi không có sức sống.

Nó chứng minh rằng mọi đảng CS theo học thuyết Mác – Lênin và theo nguyên lý đấu tranh giai cấp là phạm sai lầm từ gốc, cần phải từ bỏ dứt khoát càng sớm càng tốt.

Chính nhiều trí thức CS Pháp đã ra đảng và chung sức viết nên cuốn sách đồ sộ «Sách đen của chủ nghĩa Cộng sản» chứng minh phe XHCN hiện thực là một sai lầm bi thảm của Lịch sử, là tội phạm tiêu diệt gần 100 triệu nhân mạng của loài người.

Đúng như ông Gorbachốp từng nói: các đảng Cộng sản quá cũ không còn khả năng tự đổi mới, chỉ có xóa bỏ, giải thể, xây dựng tổ chức mới, dân chủ, đi với thời đại.

Cũng theo tinh thần ấy, bản Tuyên bố chung của hơn 200 nhân vật ly khai nói trên chủ trương «sẽ chung sức xây dựng một tổ chức chính trị mới ở cánh tả, theo hướng hành động, đấu tranh cho phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường», vĩnh biệt chủ nghĩa Mác Lênin, vĩnh biệt đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, từ đó cống hiến thiết thực cho xã hội Pháp và nước Pháp

Tất nhiên sự kiện trên đây không được báo Nhân dân và các báo trong nước đưa tin. Nhưng làm sao bưng bít được thông tin trong thời đại thông tin điện tử cực nhạy.

Đảng CS Việt nam vốn có quan hệ chặt chẽ với đảng CS Pháp. Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng của đảng CS Pháp, cảnh rơi tự do bi thảm của nó, sự đổ vỡ từ bên trong của nó, sự ra đi vĩnh biệt của một mảng lớn hơn 200 nhân vật tiêu biểu của nó là những gợi ý sinh động cho những ai còn muốn nuôi ảo tưởng «đổi mới» đảng CSVN, hay trở lại với danh xưng đảng Lao động VN. Cần chỉ rõ những sai lầm bi thảm của Cải cách Ruộng đất và chính sách chiếm đóng miền Nam, đày đọa trả thù sỹ quan viên chức miền Nam, nuốt chửng lời cam kết hòa giải và hòa hợp dân tộc chính là những chủ trương của lãnh đạo đảng Lao động VN.

Trong lúc các Đại hội đảng CSVN các cấp đang họp, tin nóng hổi về đảng CS Pháp là một tin tham khảo có giá trị đặc biệt.

Đã đến lúc mọi tinh hoa dân tộc yêu nước, thương dân chung sức dựng lên một tổ chức mới bắt nguồn từ truyền thống dân tộc, tiếp thu thật sự những giá trị dân chủ, bình đẳng của thời đại, mang tên đảng Dân chủ Mới VN, hay đảng Xã hội – Dân chủ VN, hay đảng Công Dân VN, hay đảng Dân tộc VN…Hãy vĩnh biệt dứt khoát những học thuyết và chính sách của chủ nghĩa Mác Lênin, của đấu tranh giai cấp, của chuyên chính độc đảng, nguồn tai họa kinh hoàng của nhân dân ta, dân tộc ta trong hơn nữa thế kỷ qua, và đặc biệt là ngay lúc này.






THƯ BAN BIÊN TẬP … (Tiếp Theo Trang 01)
Đối với riêng BBT Tập San TDDC, thì lập trường chính trị cùng những nhận định của cá nhân ông, nếu không kể đến những hạn chế do quan điểm ít nhiều chịu ảnh hưởng của thời kỳ cộng sản quá dài lâu, phần căn bản còn lại là cái nhìn cấp tiến, tích cực của một nhà ngoại giao kỳ cựu có nhiều kinh nghiệm sống thực tế. Trong đó điều căn bản nữa, đó là bản thân ông đã có nhiều cơ hội được quan sát và chứng kiến cuộc sống thật sự tự do, dân chủ ở ngoại quốc trong hàng chục năm công tác ở các nước văn minh tiến bộ của thế giới bên ngoài. Chính vì thế, nên trong ông đã hình thành được một hệ thống nhận thức một cách tự giác, có tính khoa học, rất thực tiễn và khá nhiều tiến bộ hơn hẳn những kẻ khoác áo cộng sản khác…

           Đọc qua các trang thư góp ý với đảng CSVN của ông, cho dù là người bên này hay bên kia, có thể xem đây là số rất ít ỏi tiếng nói của một công dân đảng viên CSVN còn có lương tri, lương tâm con người và rất có tinh thần trách nhiệm với đất nước, với dân tộc chúng ta. Điều đáng nói đặc biệt nữa là, người đảng viên cộng sản này đã không im lặng, hay bàng quan mà rất can đảm dám công khai lên tiếng với bộ máy uy quyền đương thời vốn rất ưa hành xử bạo lực khi chính ông nhận thấy hệ thống này đầy rẫy những sai lầm tai hại, hết sức nghiêm trọng đã và đang gây ra cho đất nước ta trong mấy chục năm qua.

          Cũng qua nhiều chục trang thư góp ý với bộ chính trị ĐCSVN trong dịp đại hội đảng khóa 11 sẽ khai mạc vào đầu năm 2011 tới đây, tác giả Nguyễn Trung đã dũng cảm, thẳng thắn phân tích, chỉ rõ nguyên nhân những sai lầm nghiêm trọng của các lãnh tụ tối cao của đảng CSVN là đều xuất phát từ nhận thức hạn hẹp, sự kém hiểu biết về thời cuộc, về thời đại, về thế giới xung quanh. Những lầm lạc tai hại của cấp cao nhất trong ban lãnh đạo đảng CSVN là về cả thế giới quan và nhân sinh quan, đều bắt nguồn từ những hạn chế về học vấn, về trình độ văn hóa, về kiến thức của chính các lãnh tụ đảng CSVN mà ra. Từ những sai lầm nghiêm trọng kéo dài ngay từ khi đảng CSVN ra đời đến nay, nên các nhà lãnh đạo của ĐCS trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đã định hướng, vạch ra đường đi nước bước trong mấy chục năm cho cả đất nước, cho toàn thể dân tộc là phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, dẫn đến hậu quả là cả đất nước và nhân dân ta đã phải trả giá quá đắt, cực kỳ phi lý.

 

          Thưa quý bạn đọc quý mến !



 

          Đúng như ông Nguyễn Trung đã viết nhấn mạnh nhiều lần trong thư góp ý với đại hội ĐCSVN khóa 11 : “Lịch sử là không thể thay đổi được nữa nhưng bài học là cần phải rút ra”.  Trong đó, ông cũng đã khẳng định và khuyến cáo ĐCSVN, rằng con đường đúng đắn nhất hiện nay là phải cải tổ chính trị, là dân chủ hóa, là thực hiện đa đảng vì bối cảnh đất nước, kể cả quốc tế hiện nay đã hội đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cũng như đã quá chín muồi mà không nên chậm trễ hay trì hoãn thêm nữa. Sự kêu gọi của ông thật khẳng khái đối với đảng cộng sản, là nên phải dũng cảm tự lột xác để đổi mới thật sự cho chính mình mà không có con đường nào khác. Đảng CSVN dù muốn hay không muốn thì trước sau gì cũng phải chấp nhận cải cách thể chế chính trị độc tài hiện nay, để mở đường cho sự nghiệp dân chủ hóa toàn diện đất nước có điều kiện tiến lên phía trước với tương lai tươi sáng hơn. Đảng CSVN giờ đây nếu tiếp tục khư khư, quyết tâm ngoan cố bám giữ tư duy cũ, lạc hậu, phản tiến bộ như hiện nay và như trong bao năm qua, thì đảng CS sẽ vẫn chỉ là thế lực ngăn cản tiến bộ, tiến hóa và cách mạng. Từ đó đảng CSVN vẫn sẽ bị cả dân tộc đứng lên tiếp tục kiên trì đấu tranh để gạt bỏ bằng được dù chặng đường ấy còn lắm chông gai và nhiều nguy hiểm. Ngược lại, nếu ĐCSVN đến thời điểm này đã thức tỉnh thật sự, đã có suy nghĩ thức thời và biết tôn trọng đạo lý, lẽ phải, đã biết chấp nhận lắng nghe những đóng góp tâm huyết của các đảng viên yêu nước thương dân thực sự thì vẫn còn cơ hội cho đảng sửa chữa lỗi lầm trước khi chưa quá muộn.

          Thư góp ý của tác giả Nguyễn Trung viết khá dài, được ông tập trung viết rất công phu và đã gửi đến cho ban chấp hành trung ương đảng CSVN, đến bộ chính trị ở Hà Nội 2 đợt kể từ đầu năm nay 2010. Bức thư này chứng tỏ ông đã đầu tư công sức, trí tuệ rất nghiêm túc, rất đàng hoàng để hiến kế hữu ích cho đảng CSVN mà ông đã bỏ cả cuộc đời đóng góp và theo đuổi.

          Nhận thấy tầm quan trọng bài viết của tác giả, cựu đại sứ Nguyễn Trung nên BBT Tập San TDDC đã quyết định ra số 19 đặc biệt này để gửi đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước thư góp ý đó của Ông. Chúng tôi thiết nghĩ thư kiến nghị của ông Nguyễn Trung sẽ là tài liệu rất quý giá, cần thiết và quan trọng, nhất là đối với đội ngũ hàng triệu đảng viên đảng CSVN từ cấp thấp đến cấp cao, từ các cán bộ đảng viên đang tại chức giữ những trọng trách trong tay, đến các vị lão thành CSVN đã nghỉ hưu nhưng đêm ngày không lúc nào buông lơi nghĩ suy, nỗi trăn trở về mọi mệnh hệ quan trọng của dân tộc và nước nhà…

           Trên tinh thần ấy, hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu Tập San Tự Do Dân Chủ số 19 đến quý vị và độc giả xa gần.

 

Hà Nội ngày 12/7/2010



Thay mặt Ban Biên tập Tập San Tự Do Dân Chủ

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn- Tổng biên tập

Hà Nội ngày 24/6/2010



Ban Biên Tập Tập San Tự Do Dân Chủ


Tự Do Dân Chủ / Số 19 – Trang

Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương