Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội



tải về 0.58 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1401
1   2   3   4   5   6   7
2 cơ hội lớn như vừa trình bày trên (*thực hiện sự thống dân tộc ở tầm cao, *trở thành một nước độc lập tự chủ đi với cả thế giới), sẽ có thể kết luận tiếp là nước ta hiện nay vẫn đang còn hội đủ điều kiện đẩy mạnh việc hoàn thiện sự nghiệp thống nhất dân tộc ở tầm cao của ý chí và trí tuệ trên nền tảng dân chủ, và đủ điều kiên dấn thân độc lập tự chủ hợp tác với cả thế giới để đi vào giai đoạn phát triển mới, để sớm trở thành một nước phát triển và giành lấy vị thế quốc tế xứng đáng với nước ta. Đương nhiên việc chậm trễ mất hai, ba thập kỷ như vậy gây ra những khó khăn mới nhất định và phải trả giá, nhưng điều quan trọng là vẫn còn điều kiện tìm cách nắm lại 2 cơ hội lớn này. Cần nói ngay: Tình hình và nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho nước ta đang đòi hỏi phải khẩn trương dốc toàn lực và trí tuệ chuyển sang giai đoạn phát triển mới này, những bài học như vậy rút ra từ lịch sử còn nguyên giá trị. 

      Nói riêng về Đảng, để mất hai cơ hội lớn như vừa nêu trên còn là hậu quả của bảo thủ trì trệ, của sự thiếu vắng phát huy trí tuệ trong Đảng, tình trạng mất dân chủ trong Đảng. Tính tiền phong chiến đấu của lãnh đạo và của từng đảng viên sa sút cũng góp phần quan trọng gây ra tình trạng này. Vì vậy, toàn Đảng phải chịu trách nhiệm trước đất nước. Phải nhấn mạnh điều này, vì đây là kinh nghiệm xương máu cho lãnh đạo và cho toàn thể đảng viên đối với sự nghiệp của Đảng và của đất nước từ nay về sau. Cần nhấn mạnh: Để cho Đảng có nhiều vấp váp lớn, đất nước có nhiều vấn đề nghiêm trọng như ngày nay, không một đảng viên nào được phép đứng ngoài phủi tay, rồi nói là mình vô can! 

      ■ Xin nêu thêm một chữ “nếu” lớn khác thứ ba không kém phần quan trọng:  

      Nếu  đem vấn đề cải tạo tư sản hôm qua, nhất là  đợt cải tạo tư sản ở miền Nam sau 30 Tháng Tư, đặt bên cạnh những việc đã làm trong 25 năm đổi mới để suy nghĩ... Nếu đem thực trạng của “giai cấp tư sản” bị cải tạo lúc đó ở miền Nam ra so sánh với tình hình phân bổ - tích tụ của cải, và tình hình các hình thái và quy mô các doanh nghiệp các thành phần kinh tế, các loại hình tích tụ sở hữu, các hình thái kinh tế đang có trong nền kinh tế nước ta hôm nay... Nếu làm như vậy, sẽ không tránh được phải tự hỏi: Phải chăng với cuộc cải tạo tư sản ở phía Nam, sau những năm đổi mới kinh tế đất nước đã đi trọn một vòng tròn để trở lại đúng điểm xuất phát, và giờ đây đất nước đang tìm cách xuất phát / cất cánh từ điểm đã xuất phát ấy cách đây 35 năm? Phải chăng cải tạo tư sản như thế hiển nhiên là thừa và sai, với biết bao nhiêu hệ lụy đến hôm nay chưa khắc phục xong? Tệ hại hơn nữa là cải tạo tư sản ở miền Nam đã bỏ qua tất cả những sai lầm đã vấp phải khi tiến hành cải tạo công thương ở miền Bắc…[30]  

      Song quan trọng hơn thế, cho đến hôm nay đường lối phát triển kinh tế của Đảng vẫn chưa tự giác và chưa giải quyết thành công vấn đề sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân trong kinh tế, mối quan hệ tối ưu giữa hai thành phần kinh tế này cần tạo ra cho quốc gia (chứ không phải cho cái nhân danh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa). Hiện nay Đảng vẫn nhấn mạnh kinh tế quốc doanh là chủ đạo với nội dung không rõ ràng, luật pháp và thể chế cho quốc doanh còn nhiều sơ hở. Đảng vẫn giải thích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta là dựa trên công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu…  

      Trên thực tế là: Nhân danh độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, nhân danh giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và nhân danh kinh tế quốc doanh là chủ đạo với nội dung nêu trên, quyền lực trong Đảng đang tiếp tục duy trì những phân biệt đối xử giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân, với kết quả là tình trạng độc quyền của khu vực kinh tế quốc doanh – nhất là của các tập đoàn nhà nước – vẫn tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp; vốn liếng thuộc sở nhà nước, đất đai và tài nguyên bị thất thoát lớn; môi trường kinh tế bị bóp méo, môi trường tự nhiên bị hủy hoại trầm trọng. Tất cả cái nhân danh này muốn nhằm vào mục đích cuối cùng là bảo vệ vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng, nhưng kết quả cuối cùng đạt được lại là: Chính bản thân Đảng đang bị quyền lực kinh tế này lũng đoạn, sẽ còn tiếp tục bị lũng đoạn! Đây là mối nguy hàng ngày và trực tiếp đối với Đảng. 

      Nước ta đang đứng trước thực tế: So sánh tổng cái thu về với tổng cái vốn bỏ ra (kể cả những cái “mất”) cho kinh tế quốc doanh với cái vai trò chủ đạo Đảng biệt đãi nó, ta sẽ chỉ thu được một hiệu số âm. Tình trạng này đang bị căn bệnh nan y làm trầm trọng thêm, đó là sự câu kết tự nhiên giữa “tập đoàn kinh tế quốc doanh + nền kinh tế GDP tỉnh + tư tưởng nhiệm kỳ”. Bộ ba này được thiết kế với mục đích làm cấu trúc nền tảng cho duy trì quyền lực của Đảng. Nhưng bản chất tự nhiên của từng yếu tố này tự nó lại tạo ra sự liên kết 3 trong 11 trong 3 , cái này có trong cái kia; thậm chí tự nó phát triển theo hướng cái này tạo ra cái kia, cái này muốn tồn tại phải dựa vào cái kia… Kết cục cấu trúc này tạo ra sự câu kết giữa cả 3 yếu tố với nhau.  Chính câu kết bộ 3 này tự nó tạo ra - thực chất là tự nó tha hoá thành một thứ quyền lực trong Đảng, ngày càng vượt ra ngoài sự kiểm soát của Đảng. Đó cũng là cấu trúc điển hình của câu kết giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế, trở nên bất khả kháng, thậm chí đang ngày càng ngấm ngầm đối kháng đối với Hiến pháp và Điều lệ Đảng. 

      Câu kết giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị luôn xảy ra trong bất kỳ hình thái xã  hội nào ở bất kỳ quốc gia nào, bắt buộc  đặt ra cho nhà nước pháp quyền nhiệm vụ phải kiểm soát và tìm cách vô hiệu hóa sự câu kết này. Ở nước ta sự câu kết của bộ 3 nêu trên, đang vận động theo xu hướng tự nó trở thành một thứ quyền lực riêng cho chính nó, đang tìm cách lũng đoạn Đảng và toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước. Thực tế này thể hiện rõ nhất qua sự hình thành các nhóm lợi ích, không hình không bóng, hoặc đôi khi rất ngang nhiên dưới những “chính danh” nào đó[31] đang chi phối đất nước… Thực tế này là nguồn gốc hình thành những quyết sách và quyết định kinh tế mà lẽ phải không sao giải thích nổi, quan liêu và tham nhũng trở thành quốc nạn ngày càng khó kiểm soát. Không thể không đặt ra câu hỏi vai trò các nhóm lợi ích này tác động tới đâu trong việc hình thành những quyết định về bauxite Tây Nguyên, sáp nhập Hà Tây vào Thủ đô, phá nhà Quốc Hội Ba Đình, việc Trung Quốc lần lượt thắng thầu liên tiếp nhiều công trình kinh tế lớn quan trọng tầm quốc gia, vân vân…  

      Hiện nay dư luận cả nước đang nhức nhối việc từ  mấy năm nay 10 tỉnh cho nước ngoài – chủ  yếu là Trung Quốc – thuê rừng, đến nay đã lên tới khoảng trên 30 vạn hecta – trong đó có nhiều địa điểm xung yếu của quốc gia (dù mới chỉ thực hiện được một phần)…  Hiện tượng này cho thấy các nhóm lợi ích đang từng bước làm tê liệt và làm mục ruỗng chế độ chính trị của đất nước, xâm hại nghiêm trọng an ninh và lợi ích quốc gia. Vấn đề cho thuê rừng còn trở nên rất nghiêm trọng ở chỗ việc làm này chưa được nhìn nhận là một tội lỗi không thể tha thứ của “sự câu kết bộ 3” này: bán rẻ lợi ích và an ninh quốc gia mà không ý thức được hoặc cố tình không ý thức được là bán rẻ[32]. Nói theo ngôn ngữ của Marx và Engels: Sự câu kết “bộ 3” này đang từng giờ, từng ngày vô hiệu hoá Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng, cản trở thực thi luật pháp của nhà nước, đang trực tiếp gây ra cho Đảng những thách thức hiểm nghèo không một lực lượng chống đối nào có thể làm được! Đó cũng là những thách thức nguy hiểm cho đất nước. 

      Xin lưu ý, sở hữu nhà nước nói chung và đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước đang là vấn đề tồn tại lớn chưa có lời giải. Hiệu quả kinh tế thấp và khả năng lũng đọan lớn là hai tác động chính kìm hãm sự phát triển mọi mặt của đất nước.  

      Đại hội XI đứng trước thực tế: Nhìn chung mức thành tựu nước ta đạt được là cao nếu so ta hôm nay với ta hôm qua, song lại là rất thấp so với cái giá phải trả và so với nhiều nước chung quanh. Ta có rất nhiều công trình kinh tế lớn giá xây dựng đắt (có khi đắt gấp đôi, gấp ba), công nghệ thấp, không bền, không đẹp bằng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, tuổi thọ kém... Cuối năm 2008 dự trữ ngoại tệ của nước ta ước khoảng 23 tỷ USD, cuối 2009 còn khoảng 15 tỷ USD (thấp nhất kể từ 1994 tính theo khối lượng nhập khẩu/tháng và hiện nay có chiều hướng còn giảm nữa – theo đánh giá của Fitch), trong vòng 3 tháng (từ 11-2009 đến 1-2010) đồng tiền Việt Nam phá giá hai đợt tổng cộng là -8,4%, thâm hụt ngân sách quốc gia hiện vượt quá mức Luật cho phép, lãi suất tín dụng cao ngất ngưởng chưa từng có trong 25 năm đổi mới vì mối lo lạm phát cao... Chỉ số ICOR nước ta những năm gần đây đã vượt con số 6, cao nhất trong khu châu Á – Thái Bình Dương và ngày càng cao, kinh tế quốc doanh chiếm tới 2/3 vốn liếng toàn xã hội và được dành cho nhiều đặc quyền lớn nhưng chỉ làm ra non nửa của cải cho xã hội, những vụ việc tiêu cực ngày càng khó kiểm soát, quyền lực và ảnh hưởng chi phối của các tập đoàn quốc doanh ngày càng lớn. Đời sống kinh tế văn hóa của một bộ phận đông đảo dân cư lao động còn thấp và bấp bênh, nhu cầu về việc làm gay gắt; đời sống và tiền đồ của thanh niên có nhiều vấn đề rất đáng lo; bất công trong xã hội còn nhiều, v.v. Ngay trước mắt, triển vọng tình hình cho thấy sau 45 năm (1975-2020) xây dựng đất nước trong hòa bình, có lẽ hầu như không thể hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước vào năm 2020.[33] 

      Quan điểm kinh tế quốc doanh là chủ đạo đang ngăn cản những cải cách rất  cần thiết đối với chính bản thân kinh tế quốc doanh. Hơn nữa, bản thân vấn đề cải cách khu vực kinh tế quốc doanh và vấn đề sở hữu nhà nước là việc khó, đến nay chưa được nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra giải pháp nào là tối ưu nhất cho nước ta với tính cách là một quốc gia có xuất phát điểm rất thấp và rất cần vận dụng hợp lý các hình thái tích tụ vốn khác nhau mà nền kinh tế hiện có. Tình hình phức tạp đến mức các Đại hội Đảng vừa qua tiếp tục khẳng định kinh tế quốc doanh là chủ đạo, song chưa làm sao đưa ra được một định nghĩa nhất quán thế nào “chủ đạo”. Hiện nay định hướng xã hội chủ nghĩa được nhấn mạnh một cách khiên cưỡng ở chỗ nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu![34]  Chủ trương phát huy tất cả các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật vì thế không thực hiện được như đã ghi trong các nghị quyết của Đảng. 

      Vân vân… 

      Nhìn vào mọi lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước hiện nay, cũng thấy việc thực hiện các quan điểm kinh tế quốc doanh là chủ đạo, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội… có nhiều hiện tượng mang nội dung nhân danh như vậy. Tình trạng này đang ngày càng trầm trọng thêm do hiện tượng “đảng hóa” toàn bộ hệ thống chính trị, nhà nước và xã hội cũng như việc thiết kế các chính sách và phương thức thực hiện. 

      Tóm lại, thời kỳ ban đầu chỉ có những hạn chế của ý thức hệ gây ra những khó  khăn và sai lầm của Đảng. Song càng về sau, nhất là trong những năm gần đây, những hạn chế về tư duy, về tầm nhìn, cùng với sự tha hóa ngày càng gia tăng, đã làm cho những yếu kém và sai lầm này ngày càng trở nên trầm trọng hơn, nhất là trong khi đó tình hình mọi mặt của đất nước ngày càng đề ra những đòi hỏi khó khăn phức tạp hơn trước rất nhiều.  

      Điều đặc biệt nguy hiểm là quá trình “đảng hóa” đang được coi là phương thức lãnh đạo toàn diện và tối ưu, song kết quả đạt được lại là cản trở nghiêm trọng việc xây dựng nhà nước pháp quyền, làm cho cả Đảng và hệ thống chính trị ngày càng cồng kềnh, yếu kém, ngày càng bất cập và quan liêu hơn, cũng có nghĩa là sự quan liêu ăn bám của toàn bộ hệ thống chính trị đang gia tăng (sẽ bàn sâu thêm ở phần sau);[35] đất nước ngày càng gặp nhiều khó khăn, đời sống văn hóa - xã hội xuống cấp. Mong rằng rồi đây sẽ có những công trình nghiên cứu đánh giá khách quan và chuẩn xác đoạn đường 35 năm đầu tiên nước ta đã trải qua sau khi giành được độc lập thống nhất.  

      Nói thêm về văn hóa: Nếu nhìn nhận văn hóa là nguồn lực gìn giữ những giá trị truyền thống, tạo ra những giá trị mới để làm nên tố chất và đạo đức con người và đúc kết thành bản lĩnh của một dân tộc, nếu nhìn nhận văn hóa  được kết tinh thành ý chí tự lực tự cường của một dân tộc dám vươn lên sánh vai với thiên hạ.., có lẽ có thể nói văn hóa nước ta hiện đang ở thời kỳ sa sút nhất kể từ Cách mạng Tháng Tám đến nay – thậm chí có những mặt  sa đọa đến thảm hại.

      Chỉ  cần lướt qua các tội ác hình sự, các đổ vỡ  và biết bao nhiêu bê bối, tệ hại khác  được đăng tải trên các trang báo giấy và báo mạng hàng ngày, nạn “đạo văn” và bằng giả, hội hè liên miên mọi miền đất nước, đọc các thông tin bị cắt xén, các tin tức có định hướng một cách sai lệch, các bài chính luận vô hồn... cũng đủ thấy đau buồn về đời sống văn hóa – xã hội của đất nước. Đời sống văn hóa – xã hội của giới trẻ nước ta càng  nhiều vấn đề nan giải.   Bên cạnh một số thành tựu nhất định đạt được trong lĩnh vực văn hóa – xã hội 25 năm qua (đáng nói nhất có lẽ là việc giảm tỷ lệ đói nghèo),  nhìn chung sự sa sút văn hóa là một hiện tượng trầm trọng, trước hết do hai nguyên nhân chủ yếu gây ra: (a) Sự băng hoại kỷ cương quốc gia từ thượng tầng kiến trúc, (b) nghèo đói và mọi tha hóa khác đến từ tình trạng bất bình đẳng và bất công trong kinh tế.

      Nếu coi suy đồi về văn hoá là tấm gương phản chiếu suy vong của đất nước, có lẽ sẽ  còn đau lòng hơn nhiều!

      Tình trạng sa sút về văn hóa nguy hiểm tới mức dối trá trong không ít trường hợp gần như vừa là phương tiện vừa là cứu cánh trong hành xử của con người cũng như của những bộ phận dân cư nhất định trong xã hội. Có lẽ nên coi đây là yếu kém trầm trọng nhất trong đời sống văn hóa – xã hội nước ta, là yếu kém gốc đẻ ra mọi tha hóa trong xã hội, bởi vì nó đảo lộn hoặc vô hiệu hóa nhiều giá trị, luật pháp, thước đo và chuẩn mực. Sự sa sút về văn hoá đang gây ra nhiều tác động có tính tàn phá, để lại hệ quả lâu dài, thậm chí nó có thể đánh cắp hoặc hủy hoại niềm tin. Có thể thấy rõ sự tàn phá này trong lĩnh vực giáo dục, trong thực thi pháp luật, trong phẩm chất và tính chất tin cậy được của con người cũng như bộ máy của hệ thống chính trị đất nước, vân vân...

      Nhiều hiện tượng tiêu cực phổ biến gần như trở  thành một loại văn hóa sống của không ít người trong hàng ngũ chức sắc đã tới mức gây nhức nhối trầm trọng trong xã hội, có thể khái quát như sau:



      • Cơ hội tranh thủ vơ vét

      • Tài nguyên tranh thủ khai thác

      • Đất đai tranh thủ chia chác

      • Thi nhau phô trương địa vị, bằng cấp (chất lượng thấp, giả và rởm)

      • Việc khó đùn cho tương lai hoặc cho người khác

      • Giả vờ đạo đức và giả vờ yêu nước...

      Vì  sa sút văn hóa nói chung, nên chất lượng con người, chất lượng cuộc sống, chất lượng xã hội –  suy rộng ra nữa là chất lượng của dân tộc – đang đặt ra nhiều vấn đề mới nghiêm trọng, trí tuệ và nhuệ khí của dân tộc đang bị kìm hãm, mê tín dị đoan phát triển.

      Trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta, tiêu cực và các mặt xuống cấp đang tạo ra một  sức ỳ nguy hiểm, tổng hợp nhiều tính xã hội sâu sắc: thờ ơ, thất vọng, trần tục... Sức ỳ này hủy hoại vốn xã hội, nuôi dưỡng tâm lý thờ ơ hay chịu khuất phục trước mọi sai trái, tạo thuận lợi cho lối sống tạm bợ, chụp giựt (vô luật pháp) hay ngu dân… Trong cuộc sống, ngày càng nhiều tội ác hình sự rùng rợn chưa từng có, các tội ác kinh tế gây nhiều thiệt hại lớn, các hiện tượng không nghiêm minh trong luật pháp ngày càng trầm trọng… Song điều vô cùng đáng lo là sự phản ứng trong xã hội vô cùng yếu ớt, hoặc thậm chí nhiều khi trở nên vô cảm. Đó là cách phản ứng của xã hội? Hay là tình trạng mất dân chủ, tình trạng bất minh, bưng bít thông tin và những sai trái khác của hệ thống chính trị nhân danh là “giữ lề phải”, giữ vững “định hướng” đã làm tê liệt mọi phản ứng lành mạnh lẽ ra cần phải có của xã hội để hậu thuẫn cho kỷ cương quốc gia và thực thi pháp luật? Đảng cầm quyền rất cần lo lắng thực trạng này, bởi vì nó phản ánh lòng dân không yên. Bên cạnh hiện tượng tham nhũng tiêu cực trong hệ thống chính trị, sức ỳ này trên thực tế là tăng thêm mất ổn định xã hội, tác động nghiêm trọng vào sức đề kháng của dân tộc, cản trở ý chí dân tộc phải vươn lên trên con đường hiện đại hóa đất nước.

      Xin đừng quên, sự đổ vỡ của các triều đại hiển hách trong lịch sử nước ta thường bắt  đầu từ tha hoá, sa đoạ về văn hoá và đạo đức. Điển hình gần đây nhất là sự đổ vỡ thời Lê mạt, dẫn đến Trịnh – Nguyễn phân tranh và nhiều hệ quả lâu dài về sau.[36] Giữ ổn định xã hội nhân danh “giữ lề phải” như đang làm, muốn hay không là đang trực tiếp hay gián tiếp nuôi dưỡng tha hoá về văn hoá và đạo đức, kìm hãm ý chí xả thân vì những giá trị cao đẹp, đồng thời làm tê liệt khả năng đề kháng của dân tộc chống lại xâm lăng văn hoá đang diễn ra không ít quyết liệt!

      Như  một lẽ tự nhiên của phát triển, cuộc sống mọi mặt của đất nước ở thời kỳ ban đầu này không thể tránh được những hiện tượng thực chất là thuộc về thời kỳ phát triển hoang dã của giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, nhất là hiện tượng bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo diễn ra gay gắt. Song lẽ ra cần nhìn nhận nghiêm túc thực tế này để tìm ra đối sách xử lý, thì lại đơn thuần đổ lỗi cho cơ chế thị trường. Thậm chí thực tế này bị xuyên tạc, che đậy, lạm dụng, thỏa hiệp, ru ngủ… Thêm vào đó là tình trạng bưng bít thông tin và sự thiếu công khai minh bạch là thủ phạm chính của tình trạng dân trí thấp, khiến cho sự xuống cấp về văn hóa trầm trọng thêm. Mặt khác lại duy ý chí nhận định nước ta đang phát  triển, đang xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hoặc cho phép thực hiện nhiều hoạt động văn hóa thực chất là giả tạo, hình thức, không mang tính thúc đẩy tiến bộ xã hội.

      Thậm chí không hiếm những hoạt động văn hóa trên thực tế là khuyến khích, nuôi dưỡng cái  lạc hậu, cái ngoại lai, cái ngu dân: văn hoá phong bì, văn hoá “quan hệ”, văn hoá hàng mã (của giả, cái giả), văn hoá lễ hội, văn hoá hội thi hội thảo, văn hoá “cái loa”, văn hoá “chăn dắt”… Có thể nói, không tiền bạc, của cải, công sức nào đổ ra cho những chủ trương hay hoạt động văn hoá lạc hậu, hình thức, giả dối… như thế có thể làm nên cái tốt, cái đẹp và sự vững chãi của đất nước, mà chỉ nuôi dưỡng cái xấu, cái ác và chuẩn bị thêm cho thảm hoạ mới mà thôi. Trong khi đó hầu như hiếm có một nỗ lực văn hoá nào đem lại hiệu quả mong muốn, ngõ hầu cổ suý hay làm chỗ dựa tinh thần cho những giá trị một quốc gia như nước ta nhất thiết phải hun đúc – ví dụ như ý chí và đạo đức không gì quý hơn độc lập tự do của từng người dân và của cả quốc gia, pháp luật là tối thượng, sống và làm việc theo pháp luật, sự thật và lẽ phải là trên hết, tôn vinh trí tuệ, ý chí bảo vệ nền kinh tế quốc gia, ý thức và đạo đức sống vì tương lai của đất nước và các thế hệ con cháu, vân vân… Song làm sao có được những nỗ lực này nếu thiếu dân chủ và bưng bít thông tin? Và trên hết cả là thượng bất chính hạ tắc loạn, trong tình hình như thế làm sao có được sự thôi thúc tạo ra những nỗ lực này? Nguy hiểm hơn nữa, trong khi hầu hết các nước lớn nhỏ trên toàn cầu đang hừng hực những nỗ lực trên mặt trận văn hoá,  tuyên chiến quyết liệt với những yếu kém của chính nước mình, thúc đẩy tinh thần dân tộc, để có sức đối phó với tình hình thế giới đang biến đổi sâu sắc, để nước mình đua tranh thắng lợi và không chịu thua kém ai (thậm chí nhiều khi rất “sô-vanh” – chỉ cần ngó sang Trung Quốc là thấy ngay điều này; ngay ở Mỹ hiện nay có không ít những sách báo của giới trí thức nổi tiếng theo tinh thần Phải lấy lại nước Mỹ đang bị đánh mất![37])..,  thế nhưng mặt trận văn hoá nước ta do Đảng lãnh đạo đang cổ suý cho cái gì?  - Cho giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa? - Cho gì nữa?

      Trên góc độ dân tộc, phải chăng có thể nói chưa bao giờ chúng ta đang tự đánh mất mình như ngày nay, ươn hèn như ngày nay: Trước cái sai trái hàng ngày trong đời sống, dân không dám đối mặt. Trước cái nghèo hèn lạc hậu, lương tri đất nước không biết tủi hổ. Trước sự o ép và uy lực của bên ngoài, thể diện và danh dự đất nước không giữ được tự tôn tự trọng… Mâu thuẫn giữa đường lối văn hóa bất cập hiện hành và thực tế cuộc sống đang diễn ra tự nó đang góp phần mình vào quá trình tàn phá văn hóa trong hiện tại.

      Hơn nữa, trên thực tế vẫn đang thiếu vắng hẳn một mặt trận hay là một cuộc sống văn hóa có sức sống năng động, mang tính giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống, cổ xúy cho dân chủ tự do, khơi dậy hào khí của dân tộc, hướng dân tộc đi vào giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó văn hóa theo lề phải dù được đổ tiền của và công sức như nước cũng không tạo ra sức sống cho đất nước, nếu chưa muốn nói là nuôi dưỡng độc hại mới. Tình hình đã chín muồi phải khẩn thiết đặt ra vấn đề chấn hưng văn hóa, rất đáng được cả nước quan tâm. Rất không nên để cho những thành tựu nhất định đạt được trong lĩnh vực văn hóa – xã hội che lấp thực tế nguy hiểm được nói tới trên đây. Đứng trước yêu cầu chuyển đất nước sang một giai đoạn phát triển mới, có thể nói đòi hỏi về chấn hưng văn hóa bức xúc không kém các đòi hỏi về làm lành mạnh kinh tế và hệ thống chính trị quốc gia. Chấn hưng văn hóa để có lẽ sống chân chính và để có nhuệ khí càng là đòi hỏi bức xúc của thế hệ trẻ nước ta!

      Không phải là trăm dâu đổ đầu tằm, nhưng vấn  đề hệ trọng đến mức không thể nói khác  được: Đảng phải đổi mới triệt để, mới hy vọng đề ra được đường lối văn hóa mới. Không thể có một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm linh hồn cho chủ nghĩa yêu nước chân chính trong một thể chế chính trị lạc hậu! Đại hội XI nên có ý kiến.

      Cũng xin nói thêm, những thất bại trọng trong nền giáo dục hiện tại đang để lại nhiều hậu quả lâu dài có thể xem như một hoạ lớn cho sự rèn luyện của nhiều thế hệ tới, thậm chí còn trở thành một di sản văn hoá tai hại không biết đến bao giờ mới khắc phục được. Vấn đề giáo dục tự nó luôn luôn là một vấn đề hóc búa đối với mọi quốc gia. Song ở nước ta, lỗi của giáo dục không chỉ đơn thuần do sự bất cập của ngành này, mà trước hết do hệ thống chính trị của đất nước trên thực tế là đề kháng đối với những giá trị mà một nền giáo dục chân chính nhất thiết phải theo đuổi. Nói đơn giản: Dạy và học tốt làm sao được nếu bằng giả và nhiều thứ hàng giả khác còn đắc dụng, thậm chí chiếm ưu thế?

      Chỉ  có văn hoá và giáo dục dục mới có thể  làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới  đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại.

III. Đảng đang tự “diễn biến hòa bình” 

      Từ  những điều đã trình bày trong các phần I và II, phải chăng có thể kết luận: Sau 30 Tháng Tư  1975 quyền lực trong Đảng dần dần và lúc này lúc khác không còn lựa chọn nhiệm vụ phục vụ lợi ích quốc gia  là mục tiêu hàng đầu và tối thượng nữa, mà đang ngày càng chuyển hẳn sang ưu tiên lựa chọn yêu cầu duy trì quyền lực của Đảng? Xin nói ngay, quyền lực trong Đảng như vậy và quyền chính đáng của một đảng lãnh đạo là hai thứ khác nhau. 

      Qua tiếp xúc, có lẽ có thể nói từng người trong lãnh đạo Đảng hình như đều nhận thức rõ  được thực trạng đất nước, thực trạng của Đảng hiện nay. Có ý kiến còn cho rằng những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước còn biết nhiều hơn những gì được viết ra ở đây! Song tại sao “biết” như thế nhưng cái quyền chính đáng của đảng lãnh đạo không đảo ngược được cái quyền lực trong Đảng?  Tại bất cập? Tại không muốn đảo ngược?  Tại sao cái quyền chính đáng của đảng lãnh đạo cứ để cho cái quyền lực trong Đảng lựa chọn chính nó là chính chứ không phải lựa chọn đất nước? Phải chăng vì những lẽ này ưu tiên đất nước bị đẩy xuống hạng hai! Tính tiền phong chiến đấu trong toàn Đảng bị đẩy lùi từng bước và hôm nay đang bị tha hóa lấn át?..  Sự lựa chọn này của


Каталог: TapSan
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> MỘt vài thông tin nhân sự kiện gs ngô BẢo châU ĐẠt giải thưỞng fields 2010 Huỳnh Tấn Châu Trường thpt chuyên Lương Văn Chánh
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội
TapSan -> Tiếng nói của tất cả mọi người Việt Nam yêu chuộng tự do dân chủ, công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa đất nước theo tiến trình văn minh chung của nhân loại, đòi hỏi thực thi công bằng và lành mạnh hóa xã hội

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương