Tin tứC – SỰ kiện sản xuất tăng kỷ lục nhưng lạm phát có thể trở lại



tải về 160.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.12.2017
Kích160.55 Kb.
#34951



Điểm tin kinh tế ngày 28-9-2010

TIN TỨC – SỰ KIỆN

Sản xuất tăng kỷ lục nhưng lạm phát có thể trở lại


Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT về tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư 9 tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao hơn kế hoạch đề ra cả năm (9 tháng tăng 13,8%, cao hơn mức kế hoạch đề ra là 12%).
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 9 ước đạt 70,7% nghìn tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2009. Một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2009 như: đường kình giảm 10,7%, ti vi các loại giảm 4,9%, dầu mỏ thô khai thác giảm 3,8%,…

Xuất khẩu tháng 9 đạt 6,1 tỷ USD, bằng 88,9% so với tháng trước. Tính chung kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 đạt 51,5 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng xuất khẩu giảm là: dầu thô giảm 22,2%, cà phê giảm 1,6%,…


Như vậy, đến hết tháng 9/2010, cả nước có 13 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm: dệt may, dầu thô, giày dép, thủy sản, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, đá quý, kim loại quý và sản phẩm, cà phê, sắt thép và sản phẩm, than đá, cao su. So với cùng kỳ, số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD đã tăng 3 mặt hàng là: sắt thép và sản phẩm, than đá, cao su.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước đạt 7,15 tỷ USD, bằng 98,6% so với tháng 8 năm 2010. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2009 là: bông tăng 80%, kim loại thường khác tăng 72,8%, cao su tăng 64%, sữa và sản phẩm sữa tăng 49,2%,…
Tính chung lại, trong 9 tháng đầu năm, tổng nhập siêu lên tới 8,6 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đáng chú ý là chi ngân sách tính chung từ đầu năm đến nửa đầu tháng 9 đạt hơn 405,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán năm. Mức chi này đã đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ của ngân sách, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung xử lý các nhu cầu phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh, xã hội.
Đặc biệt, sau 6 tháng liên tục giữ được tốc độ giữ giá dưới 1% (trong đó có 5 tháng dưới 0,3%), thì đến tháng 9 lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại. Nếu so với tháng 12/2009 chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 6,46%, còn so với cùng kỳ năm 2009 mức tăng là 8,92%.
Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cho vay của các ngân hàng ở mức cao, đời sống nhân dân một số nơi gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh… (Bee.net.vn 27/9)Về đầu trang

Kiểm soát lạm phát: Khó khăn hơn so với dự báo


Theo đánh giá của Cục quản lý giá, trong tháng 10 giá cả các mặt hàng vẫn sẽ tăng nhẹ, đặc biệt giá một số mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tiếp tục ở mức cao. Quý IV luôn là giai đoạn giá cả tăng cao nhất trong năm, và năm nay theo dự báo, việc kiểm soát giá sẽ lại gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Giá cả thị trường trong tháng 10 được nhìn nhận sẽ chịu tác động theo xu hướng tăng. Nguyên nhân thứ nhất là tính chu kỳ của thị trường khi những tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng hóa cho nhu cầu Tết Âm lịch, do đó, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao là sức ép tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm.
Ngoài ra, tháng 10 tiếp tục là mùa mưa bão, có khả năng xảy ra các cơn bão, mưa lớn ở miền Trung, miền Nam, lũ chậm ở đồng bằng sông Cửu Long nên khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt sẽ tăng trên một số địa bàn.
Giá xăng dầu tăng, tỷ giá VND/USD được điều chỉnh tăng, giá sàn xuất khẩu gạo cũng được điều chỉnh trong tháng 8 là những nguyên nhân khác tác động đến việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng cao đột biến , ngoài những nguyên nhân thường kỳ như: tháng khai giảng năm học mới, tháng bản lề của cả năm, mở đầu chu kỳ tăng giá đến cuối năm.
Cũng trong tháng này, ghi nhận tại nhiều địa phương chỉ số CPI cũng tăng mạnh, cho thấy công tác bình ổn, điều hành thiếu hiệu quả, khả năng kiểm soát giá trong những tháng tiếp theo không đơn giản.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết: Từ nay đến cuối năm là thời điểm giá cả nhiều mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ tăng giá bùng phát, do đó đợt tăng giá vừa qua chưa phải là đợt tăng giá cuối cùng trong năm nay.
Việc chỉ có khoảng 10 mặt hàng bình ổn giá với hàng trăm loại mặt hàng đang trong xu thế tăng giá thì chẳng thấm tháp gì. Chưa nói đến quỹ bình ổn ở Hà Nội chỉ khoảng 350 tỷ đồng, TPHCM 400 tỷ đồng, quá nhỏ so với tiêu dùng của người dân Hà Nội mỗi tháng 5000 tỷ đồng.
Cũng dựa theo nhiều phân tích cho thấy, CPI tháng 9 được thống kê vào ngày 15 giữa tháng. Trong khi ghi nhận trên thực tế, từ thời điểm sau nửa đầu tháng 9 trở đi, giá của nhiều mặt hàng mới thực sự bước vào đợt tăng nóng. Thậm chí, ngay cả những mặt hàng trong diện bình ổn giá cũng tăng cao bất thường, và theo nhiều chuyên gia dự đoán giá nhiều mặt hàng đã được kìm giữ trong những tháng trước sẽ khó vượt qua được sức ép “giữ giá”.
Bộ Tài chính cho biết, vẫn giữ nguyên quan điểm điều hành giá theo hướng giữ ổn định giá điện, than bán cho điện; đối với giá than bán cho 3 hộ tiêu thụ lớn sẽ điều chỉnh theo giá thị trường vào thời điểm thích hợp nếu điều kiện cho phép.
Tháng 10 cũng là thời điểm Thông tư 122/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực, do đó, một số mặt hàng sẽ chịu sự quản lý, kiểm soát sát sao hơn. Lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ được giảm ở mức hợp lý để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất.
Không ít ý kiến cho rằng CPI tháng 10 khó có thể tăng cao so với tháng 9 vì nhiều mặt hàng trong nhóm tính CPI có thể sẽ được “hạ nhiệt”. Các phân tích đưa ra dự báo: Nhóm vật liệu xây dựng, xi măng, thép sẽ giảm mạnh. Vàng cũng có khả năng sẽ giảm sau khi đã tăng quá nóng. Nhóm hàng giáo dục sau mùa khai giảng sẽ giảm giá. Ngoài ra, khả năng giá xăng dầu cũng sẽ được giảm trong tháng tới sau khi giá xăng dầu thế giới đã ở mức thấp khá dài...
Mặc dù vậy, câu chuyện kiểm soát giá cả vẫn không hề đơn giản khi mà những “tiền đề” của cơn bão giá tiềm ẩn nhiều tháng trước đã bộc lộ rõ vào tháng 9 vừa qua, và quan trọng hơn, câu chuyện giá cả còn phụ thuộc vào công tác điều hành. Và khả năng diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ bất thường.
So với tháng 12-2009, CPI tháng 9 đã tăng 6,46%. 9 tháng đầu năm CPI đã tăng 6,39%. Do đó, việc đảm bảo mục tiêu CPI cả năm 2010 ở mức 1 con số cũng là mục tiêu không dễ dàng chứ chưa nói đến việc chỉ đạt 7%-8% như đã đề ra. Có nghĩa là “cánh cửa” của 3 tháng còn lại sẽ chỉ là một khoảng rất hẹp.
Sau khi chứng kiến CPI của tháng 9 tăng đột biến, nhiều phân tích đã lập luận rằng, CPI trong năm 2010 có thể giữ được ở mức dưới 8% với mức tăng trung bình 0,5% / 1 tháng trong 3 tháng còn lại của năm 2010.
Đối chiếu lại số liệu với những năm trước cho thấy, 9 tháng đầu năm 2005 CPI tăng 6.8%; 9 tháng đầu năm 2006 CPI tăng 5.1%; 9 tháng đầu năm 2007 CPI tăng 7.32%; 9 tháng đầu năm 2008 CPI tăng 21.85% (năm siêu lạm phát); 9 tháng đầu năm 2009 CPI 4.11% (năm có yếu tố giảm phát do suy giảm kinh tế toàn cầu).
Các chuyên gia kinh tế không loại trừ khả năng, nếu tăng trưởng kinh tế tăng mạnh mẽ trong 3 tháng cuối năm thì CPI năm 2010 sẽ tăng khoảng 9% và thậm chí cao hơn. (Đại Đoàn Kết 28/9)Về đầu trang

Việt Nam và CH Séc thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp


27/9, tại Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Séc đã diễn với sự tham dự của nhiều quan chức và giới doanh nghiệp hai nước. Nhiều văn bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên đã được ký kết.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Séc Milan Hovorka cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều luôn có sự tăng trưởng qua từng năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước và còn có thể đạt những mức tăng trưởng cao hơn nữa.
Ông mong muốn với sự ủng hộ của chính phủ hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Séc trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Lê Danh Vĩnh thông báo với các quan chức và doanh nghiệp Cộng hòa Séc về tình hình phát triển kinh tế thời gian qua của Việt Nam, đồng thời giới thiệu về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, càphê, thủy sản, giày dép, dệt may…
Thứ trưởng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam và Séc có nhiều điểm mạnh riêng có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Cộng hòa Séc có nhiều lợi thế cạnh tranh trong công nghiệp chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin. Ngược lại, Việt Nam có nông sản, cơ cấu dân số trẻ, có khả năng sản xuất ở các ngành hàng sử dụng nhiều lao động… Trong thời gian qua hai bên đã ký kết hợp tác nhiều dự án đầu tư về nhiệt điện, sản xuất bia, sửa chữa đóng tàu… với tổng giá trị khoảng 3,5 tỷ USD.
Ông đề nghị doanh nghiệp hai nước thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh vì lợi ích chung của hai bên.
Tại diễn đàn, doanh nghiệp hai nước cũng đã ký kết một số văn bản thỏa thuận hợp tác.
Công ty PSJ (Séc) và Công ty Cổ phẩn Sửa chữa Vận tải biển Nosco Vinalines ký hợp đồng xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại Quảng Ninh;
Công ty PSJ ký biên bản ghi nhớ với Công ty Vinalines Shipyard về dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines tại Phú Mỹ, Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Công ty CREA Hydro&Energy (Séc) và Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hà Nội (Hameco) ký kết Nghị định thư dự án ODA về chuyển giao công nghệ nhà máy thủy điện loại nhỏ. (TTXVN 27/9)Về đầu trang

9 tháng, giải ngân vốn ODA đạt gần 2 tỷ USD


Theo số liệu của Bộ KH-ĐT, giải ngân vốn ODA 9 tháng năm 2010 ước đạt 1,92 tỷ USD, bằng 79% kế hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009.
Đáng chú ý là nguồn vốn ODA vay về cho vay lại mới đạt khoảng 60% kế hoạch năm, tương đương 6 nghìn tỷ đồng.
Cũng theo số liệu của Bộ KH-ĐT, trong 9 tháng qua, tổng giá trị vốn ODA đã được ký kết, thông qua các hiệp định với nhà tài trợ, đã đạt mức 2,209 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 2,108 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 101 triệu USD.
Nếu so với mức cam kết tài trợ trên 8 tỷ USD được các nhà tài trợ công bố tại Hội nghị nhóm tư vấn (CG) vào tháng 12/2009, mức vốn đã ký chính thức mới chiếm hơn 1/4. (Theo NDHmoney 28/9)Về đầu trang

630 triệu USD tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước


27/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kế hoạch cấp vốn nhiều giai đoạn trị giá 630 triệu USD, trong đó 600 triệu USD từ nguồn vốn thông thường và 30 triệu USD từ nguồn vốn ưu đãi.
Mục đích của khoản vay nhằm hỗ trợ chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước và các công ty thành viên lành mạnh hóa bảng cân đối kế toán, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp thông qua việc tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới quy trình hoạt động hoặc quản lý. Bên cạnh đó còn nhằm đổi mới thể chế để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Khoản vay dự kiến được chia thành ba giai đoạn tương ứng với ba dự án 1, 2, 3, trong đó dự án 1 trị giá 130 triệu USD. Trong khoản vay này, ba tổng công ty đầu tiên được chọn thí điểm cho vay lại từ Chính phủ Việt Nam để thực hiện là Tập đoàn Sông Đà với 124,1 triệu USD; Tổng công ty Đường sông miền Nam 3,1 triệu USD và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp 2,7 triệu USD.
Việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được bắt đầu từ năm 1992 với mục tiêu tăng cường tính hiệu quả và giảm bớt vai trò của Nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp. Tuy nhiên tiến trình diễn ra tương đối chậm chạp và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Phát biểu tại lễ ký kết ông Ayumi Konishi - Giám đốc quốc gia ADB cho biết, với kế hoạch cấp vốn này, ADB hy vọng sẽ tái cơ cấu nhiều tổng công ty hình thành nên những nhóm gồm nhiều công ty con có thể hoạt động một cách độc lập, tự đảm bảo được nguồn tài chính từ thị trường vốn mà không phải dựa vào Chính phủ. (TTXVN 27/9)Về đầu trang

Hà Nội: 9 nhóm mặt hàng thiết yếu không tăng giá


Trong khi Hà Nội đang triển khai 315 điểm bán hàng bình ổn giá từ nay đến tháng 3/2011 thì nhiều siêu thị, cửa hàng đã điều chỉnh giá bán theo mức tăng từ 5-7% so với tháng 8/2010.
Lần tăng giá này tập trung vào nhóm hàng nhập ngoại, chủ yếu là sữa, sôcôla, mỹ phẩm, đồ uống… Sở Công thương Hà Nội cho biết, 9 nhóm mặt hàng thiết yếu nằm trong chương trình bình ổn giá của thành phố vẫn được các doanh nghiệp giữ nguyên giá như cam kết.
Có mặt ở đại lý sữa lớn trên phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm vào sáng 25/9, chúng tôi ghi nhận được khá nhiều ý kiến bức xúc của khách hàng khi giá sữa ngoại tăng vùn vụt trong thời gian qua. Qua khảo sát trên thị trường, hầu hết các mặt hàng sữa ngoại từ đầu tháng 9 đến nay đều tăng từ 8-10%.
Cầm hộp sữa Pidiasuare của hãng Abott loại 1,8kg có giá 729 nghìn đồng trên tay, chị Nguyễn Thị Loan bất bình: "Hãng sữa tăng giá liên tục khiến người tiêu dùng lao đao. Một hộp sữa cho trẻ mà mất gần tiền triệu, quả là đắt như vàng".
Mặc dù còn vài ngày nữa là Thông tư 112 của Bộ Tài chính về quản lý giá sữa có hiệu lực, nhưng hầu hết các hãng sữa ngoại đã điều chỉnh tăng giá chạy trước thông tư. Đến nay mới chỉ có 2 hãng sữa cam kết không tăng giá đến cuối năm là Mead Johnson Nutrition và Công ty cổ phần Thực phẩm Hanco.
Hà Nội đang triển khai 315 điểm bán hàng bình ổn giá, trong đó hệ thống siêu thị chiếm tới 2/3. Bất chấp Hà Nội đang triển khai Quỹ bình ổn giá kéo dài từ tháng 7/2010 đến tháng 3/2011 thì giá hàng chục mặt hàng vẫn tăng.
Đặc biệt, tại một số điểm "bình ổn giá", ngoài 9 nhóm hàng đã cam kết không tăng giá bán là gạo, dầu ăn, thủy hải sản, rau củ, thực phẩm chế biến sẵn, đường, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm thì nhiều mặt hàng khác vẫn tăng như thường.
Thậm chí, theo phản ánh của người tiêu dùng, dù 13 doanh nghiệp tham gia chương trình đều khẳng định sẽ giảm giá tối thiểu 10% nếu thị trường có biến động nhưng giá một số mặt hàng bình ổn vẫn đắt hơn so với bên ngoài.
Theo đánh giá của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, giá nhiều mặt hàng trong hệ thống siêu thị tăng, nhưng sức mua vẫn không giảm, chưa có đột biến. Trong tháng 9/2010, sức mua của người Hà Nội tập trung vào ăn uống và dịch vụ chiếm tới 70%, còn lại 30% dành cho mua sắm và tích lũy. (Công An Nhân Dân 27/9)Về đầu trang

CHÍNH SÁCH

Sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em phải đăng ký giá


Theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan, cục hải quan các tỉnh, TP phải tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp khai báo giá sữa biến động 10% so với mặt hàng cùng khai báo nhằm làm rõ nghi vấn về giá sữa khai báo bất thường trước khi vào VN.
Từ ngày 1/10, Thông tư 122 về quản lý giá sẽ có hiệu lực thi hành thay cho Thông tư 104. Theo đó, tất cả mặt hàng sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em dưới 6 tuổi phải đăng ký, kê khai giá bán. Việc tiếp nhận đăng ký, kê khai giá được phân cấp cho 63 tỉnh, TP, cụ thể là Sở Tài chính, Sở Thương mại.
Các cơ quan này có trách nhiệm rà soát cơ cấu, yếu tố hình thành giá trong giá bán sản phẩm. (Người Lao Động 28/9)Về đầu trang

Thí điểm hoàn thuế VAT cho khách quốc tế mua hàng tại VN


Để thực hiện tốt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa giao Bộ VH-TT&DL khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các chương trình, đề án có tính dài hạn để đẩy mạnh phát triển du lịch cho thời gian tới, đặc biệt là Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan xây dựng đề án cụ thể về việc miễn lệ phí thị thực cho khách du lịch là người nước ngoài vào Việt Nam khi tham gia các sự kiện, chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch lớn. Xây dựng đề án thí điểm về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho khách du lịch là người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam, trước hết có thể làm thí điểm ở một số sân bay quốc tế, thành phố lớn. (Sài Gòn Giải Phóng 27/9)Về đầu trang

THỊ TRƯỜNG - DỊCH VỤ

Thép nhập rẻ hơn thép trong nước 500.000 đồng/tấn


Thép xây dựng, chủ yếu là thép cuộn, nhập khẩu từ các nước ASEAN tiếp tục được đưa về thị trường các tỉnh khu vực phía Nam với mức giá trung bình 13,5 triệu đồng/tấn, thấp hơn giá thép sản xuất trong nước ít nhất 500.000 đồng/tấn.
Một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước xác nhận thông tin trên và cho rằng nguyên nhân khiến thép nhập khẩu buộc phải đẩy nhanh tốc độ đưa hàng ra thị trường vì thấy giá nguyên liệu thế giới đang chững lại.
Theo Hiệp hội Thép VN, lượng thép nhập khẩu từ đầu năm đến nay xấp xỉ 400.000 tấn, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2009. (Tuổi trẻ 28/9)Về đầu trang

Thuốc tăng giá nhiều hơn giảm


Cục Quản lý dược – Bộ Y tế ngày 27/9 cho biết, trong 9 tháng qua, đã có hàng trăm lượt mặt hàng thuốc điều chỉnh giá với mức tăng khoảng 5%-6%.
Khảo sát tại Hà Nội có 377/58.674 lượt mặt hàng thuốc tăng giá với mức trung bình 5,3% và 166/36.294 lượt mặt hàng giảm giá với mức trung bình 4,5%.
Tại TPHCM, khảo sát 8.000 lượt mặt hàng cho thấy có khoảng 5% điều chỉnh tăng/giảm. Đối với thuốc nhập khẩu, có 178/61.866 lượt mặt hàng tăng giá với mức trung bình 5,1% và 100 lượt mặt hàng giảm giá với mức trung bình 5,4%.

Cục Quản lý dược cho biết, riêng trong tháng 9-2010, nhiều mặt hàng thuốc nội và ngoại tiếp tục được điều chỉnh tăng giá với mức trung bình 5%. Trị giá giá thuốc sản xuất trong nước trong tháng 9 ước đạt 75 triệu USD. Trong khi đó, thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 105 triệu USD. Dự báo trong những tháng cuối năm, giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu có thể biến động nhẹ do phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu và tỉ giá ngoại tệ. (Người Lao Động 28/9)Về đầu trang


Giá đường trong nước thấp hơn giá nhập khẩu


Đây là thông tin vừa được Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết.
Theo Cục này, hiện giá đường trong nước đang thấp hơn giá đường nhập khẩu, và đây là lý do khiến các doanh nghiệp đã được cấp quota nhưng vẫn tập trung mua đường trong nước nhiều hơn.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 8, các doanh nghiệp đã nhập được 182.000 tấn trong tổng số 300.000 tấn đã cấp quota. Hiện giá đường trắng loại I tại kho nhà máy đã có thuế VAT phổ biến ở mức 16.500-17.000 đồng/kg, tuy nhiên, giá bán lẻ trên thị trường dao động từ 21.000-23.000 đồng/kg.
Về tình hình cung-cầu, lượng đường tồn kho tại các nhà máy tính đến ngày 15-10 là 84.200 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 25.500 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra trong vòng 1 tháng qua là 42.400 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn do các đơn vị đẩy mạnh thu mua khi thấy giá đường trong nước rẻ hơn giá nhập khẩu. (An Ninh Thủ Đô 27/9)Về đầu trang

Hàng giảm giá: Chất lượng "mịt mù"


Thời điểm cuối mùa hay cuối năm luôn là dịp để các doanh nghiệp thi nhau giảm giá các mặt hàng, sản phẩm của mình. Mức giảm giá ở các cửa hàng dao động khá mạnh, từ 5% đến 70%, tùy theo các mặt hàng và thương hiệu của chúng.
Đến dịp giảm giá, các cửa hàng thời trang trên những con phố lớn đều treo băng-rôn đỏ với những lời quảng cáo hấp dẫn. "Giảm giá 10-30%", "khuyến mại lớn", "mua một tặng một", "xả hàng tồn kho".... Hầu hết các cửa hàng có treo băng rôn giảm giá thì sẽ trở nên ngột ngạt hơn bởi lượng khách hàng ở đây cũng đông gấp nhiều lần so với bình thường. Thực sự cũng có nhiều người đã mua được những sản phẩm, hay những bộ đồ ưng ý, giá rẻ nhưng cũng lắm người phải chịu không ít sự bực mình!...
Trong quầy bán quần áo, giày dép thời trang, có những món đồ giảm giá được chất lên từng đống, "tả tơi" do bị xới tung lên do hàng chục bàn tay chen nhau để giành được cái đẹp nhất và mới nhất trong cả núi đồ. Các phòng thử đồ cũng nườm nượp "người ra kẻ vào" không kém. Ngay cả ở những cửa hàng bán đồ điện máy, nội thất, cứ chỗ nào treo biển giảm giá thì ắt rằng chỗ đó đông khách.
Theo kinh nghiệm của nhiều "thợ" săn hàng giá rẻ, không nên mua hàng ở những điểm bày bán đủ loại thương hiệu mà chỉ nên mua của những doanh nghiệp sản xuất có tên tuổi một chút. Như thế sẽ an tâm về chất lượng và không lo bị lừa giảm giá ảo. (An Ninh Thủ Đô 27/9)Về đầu trang

Có thể thanh toán cước taxi bằng thẻ Vietcombank


Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, từ 1/10, Vietcombank liên kết cùng Tập đoàn Taxi Hà Nội triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trên toàn bộ xe taxi của tập đoàn này.
Như vậy, các khách hàng sử dụng thẻ nội địa thương hiệu Connect24 hay các thương hiệu thẻ quốc tế Visa, MasterCard, American Express, JCB, Dinners Club và CUP sẽ có thêm một dịch vụ thanh toán thuận tiện trên hệ thống hơn 1.500 xe taxi của bốn hãng: taxi Hà Nội, taxi CP, taxi 3A và taxi Tourist.
Nhân sự kiện ra mắt dịch vụ, hướng tới Đại lễ của Thủ đô, trong những tháng đầu tiên, khách hàng sử dụng thẻ của Vietcombank thanh toán trên hệ thống xe của Tập đoàn taxi Hà Nội sẽ nhận được mức chiết khấu 5% trị giá hóa đơn như một món quà nhỏ của Vietcombank và Tập đoàn taxi Hà Nội dành tặng sau mỗi chuyến đi.
Dự kiến, trong giai đoạn 1, Tập đoàn taxi Hà Nội sẽ lắp 1.600 thiết bị (EDC S90) chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng do Vietcombank trên 1.600 xe taxi.
Được biết, cùng với việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ, hướng tới nhóm khách hàng thân thiết của Tập đoàn taxi Hà Nội và những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ taxi, trong thời gian tới, Vietcombank và Tập đoàn Taxi Hà Nội sẽ phát hành sản phẩm thẻ đồng thương hiệu với nhiều tiện ích và ưu đãi đặc biệt. (TTXVN 27/9)Về đầu trang

MobiFone khuyến mại cho thuê bao trả trước


Bắt đầu từ ngày 29/09 đến hết ngày 15/10/2010, MobiFone sẽ khuyến mại cho các khách hàng hòa mạng mới với thuê bao trả trước của MobiFone.
Khi khách hàng tham gia hòa mạng bộ 65.000đ có ngay 115.000đ trong tài khoản và có 45 ngày sử dụng. Trong đó có 50.000đ trong tài khoản chính và 65.000đ trong tài khoản khuyến mại. Không áp dụng đối với thuê bao Mobi365, Q-Student, Q-Teen.
Ngoài ra, khách hàng cũng sẽ được tặng 50% giá trị trong 10 lần nạp tiền tiếp theo. Khách hàng nạp tiền trước khi khóa 1 chiều và trước ngày 16/12/2010. Nhân đôi ngày sử dụng đối với thuê bao MobiCard và MobiZone. (VnMedia 27/9)Về đầu trang

Viettel khuyến mại "khủng"


Từ 28 đến hết ngày 30/9, Viettel tặng tới 100% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao trả trước bao gồm: di động trả trước (trừ gói cước Tourist Sim), D-com trả trước và thuê bao HomePhone trả trước đang hoạt động.
Chương trình được áp dụng với tất cả các loại thẻ nạp, không phân biệt mệnh giá, toàn bộ giá trị khuyến mại sẽ được cộng vào tài khoản khuyến mại của khách hàng. Đối với các gói cước có ngày sử dụng (Economy, Happy Zone), Viettel không cộng thêm ngày sử dụng, khách hàng chỉ được cộng ngày sử dụng tương ứng với mệnh giá thẻ nạp.
Trong thời gian khuyến mại, các thuê bao di động và Homephone trả trước đang được hưởng chương trình khuyến mại của những thẻ nạp đầu tiên, thì vẫn tiếp tục áp dụng theo chương trình đó.
Sau khi đã hưởng hết chương trình khuyến mại của các thẻ nạp đó, khách hàng tiếp tục được hưởng chương trình khuyến mại tặng 100% thẻ nạp vào tài khoản khuyến mại nếu nạp thẻ trong thời gian 28 - 30/9.

Vinaphone cũng gửi lời nhắn tới khách hàng thông báo chính sách tặng 100% giá trị thẻ nạp từ 28/9 đến hết 30/9. (Vnexpress 27/9)Về đầu trang


DOANH NGHIỆP & SẢN PHẨM

Vinamilk dồn lực vào sản xuất sữa


Với 3 nhà máy sữa có tổng vốn đầu tư gần 270 triệu USD sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, thị phần của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ có nhiều thay đổi.
Ba dự án mà Vinamilk đang đẩy nhanh tiến độ để kịp vận hành trong giai đoạn 2011-2012 gồm: nhà máy sản xuất sữa nước công suất 800 triệu lít/năm tại Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương), với vốn đầu tư 120 triệu USD; nhà máy chế biến sữa bột tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, vốn đầu tư 120 triệu USD, công suất 52.000 tấn/năm; nhà máy sản xuất sữa tươi, sữa chua tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng), vốn đầu tư 23 triệu USD.
Theo kế hoạch, tháng 8/2011, Vinamilk sẽ đưa nhà máy tại Đà Nẵng vào hoạt động và tới cuối năm 2012, nhà máy sữa nước (giai đoạn I, với năng lực sản xuất 400 triệu lít/năm) và nhà máy sữa bột sẽ đi vào hoạt động.
Ba nhà máy mới của Vinamilk được kỳ vọng sẽ giúp Công ty có thể đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2012.
Việc đưa liên tiếp 3 nhà máy sữa mới đầu tư, đều có công suất lớn vào hoạt động sau một thời gian dài không có đầu tư lớn cho thấy, nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam đã nhận thấy giá trị của lĩnh vực kinh doanh chính. (Đầu Tư 27/9)Về đầu trang

General Mills & ANC ra mắt kem cao cấp Häagen-Dazs tại VN


Häagen-Dazs, thương hiệu kem nổi tiếng của Đức trên toàn thế giới, đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam thông qua sự hợp tác kinh doanh của General Mills và công ty thực phẩm Ân Nam (ANC).
Nổi tiếng trên thế giới với chất lượng tuyệt hảo không ngừng cải tiến, Kem Häagen-Dazs gắn liền với sự sang trọng, lãng mạn và những giây phút không thể nào quên. Kem Häagen-Dazs được làm từ những nguyên liệu hảo hạng chọn lọc từ khắp nơi trên thế giới, qua đó sáng tạo nên loại kem giàu hương vị, tan chậm và tạo nên cảm giác thích thú khi thưởng thức.
Phát biểu với baodautu.vn tại buổi lễ ra mắt, ông Trevor Pickard, Giám Đốc Marketing khu vực Châu Á Thái Bình Dương của General Mills cho biết “Sự có mặt của Häagen-Dazs tại Việt Nam mang đến cơ hội để người tiêu dùng được thưởng thức loại kem ngon nhất thế giới. Häagen-Dazs cam kết luôn phục vụ loại kem có chất lượng tuyệt hảo, không ngừng cải tiến và chỉ sử dụng nguyên liệu thiên nhiên tốt nhất”
Hiện nay, Häagen-Dazs đã có mặt tại các hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam và các nhà hàng khách sạn cao cấp. Giá bán lẻ hộp kem mini là 57,000 đồng/hộp, hộp kem lớn là 198,000 đồng, Hộp que kem là 90,000 đồng/hộp. (Đầu Tư 27/9)Về đầu trang

ĐẦU TƯ

Đăng ký vốn đầu tư nước ngoài đạt 12 tỉ USD


Theo Cục Đầu tư nước ngoài, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong chín tháng qua đạt 12 tỉ USD, tăng hơn cùng kỳ năm ngoái trên 3 tỉ USD.
Ở một số địa phương đã xuất hiện tình hình nhà đầu tư xin giảm quy mô vốn. Cả vốn tăng thêm lẫn số dự án đăng ký tăng vốn giảm mạnh, theo các chuyên gia kinh tế, cho thấy hoạt động sản xuất trong khu vực này đang chững lại một cách đáng chú ý. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã vượt 25,6 tỉ USD, tăng 42,4%. Nếu không tính dầu thô, nhập siêu khu vực này khoảng 2 tỉ USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 9 tháng qua công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút vốn nhiều nhất, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất phân phối điện, khí, nước, đứng thứ ba là kinh doanh bất động sản. Số vốn đã giải ngân để thực hiện dự án ước đạt 8 tỉ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. (Tuổi Trẻ 29/8) Về đầu trang

Nhiều hãng ô tô nước ngoài ngấp nghé thị trường Việt Nam


Reunalt, hãng xe đến từ Pháp vừa chính thức ra mắt showroom đầu tiên của mình tại Việt Nam thông qua công ty 100% vốn nước ngoài Auto Motors Việt Nam (AMV) - thành viên của Tập đoàn phân phối Jean Rouyer (Pháp).
Mẫu xe đầu tiên được Reunalt giới thiệu tại Việt Nam thuộc dòng thể thao đa dụng, với nhãn hiệu Koleos, được xem là đối thủ cạnh tranh với Honda CR-V và Volkswagen Tiguan đang có mặt tại đây.
Dù chưa thể nói được điều gì về công cuộc kinh doanh lâu dài ở Việt Nam khi mức giá bán xe của Reunalt cao hơn cả chục ngàn USD so với một số đối thủ hiện có tại Việt Nam, nhưng sự có mặt chính thức của Renault cũng cho thấy sức hấp dẫn của thị trường.
Sự có mặt chính thức thông qua đường nhập khẩu của Renault sau khi Nissan Motor đã có mặt theo con đường thuê một doanh nghiệp lắp ráp ngay tại Việt Nam đã cho thấy, liên minh sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới là Renault - Nissan đã không bỏ qua thị trường tiềm năng này. Với sự có mặt của Renault - Nissan, có thể nói, thị trường ô tô Việt Nam đã đủ mặt các anh tài trong làng ô tô thế giới.
Đáng chú ý là, cả các nhà sản xuất ô tô mới xuất hiện trên thị trường thế giới cũng nhòm ngó thị trường Việt Nam. Luxgen, một hãng xe mới của Đài Loan đã chào hàng các sản phẩm mới nhất của mình tại triển lãm ô tô gần đây và đang âm thầm chuẩn bị kế hoạch có mặt rộng rãi ở Việt Nam.
Trước đó, hãng xe này đã từng bàn thảo việc thiết lập đại lý phân phối sản phẩm với Công ty cổ phần Hyundai Motor Việt Nam (HMV), nhưng đã không đạt được thỏa thuận vào giờ chót.
Không chỉ mở rộng sự hiện diện bằng việc khai trương các showroom, một số công ty, như Hyundai hay Kia (Hàn Quốc) còn có ý định đầu tư vào sản xuất quy mô lớn. Hyundai đang hợp tác với Công ty Ô tô Thành Công đầu tư vào nhà máy tại Ninh Bình, với kế hoạch triển khai hoạt động lắp ráp vào cuối năm nay.
"Các hãng ô tô quan tâm tới thị trường Việt Nam bởi đây là một trong số ít thị trường có tăng trưởng dương trong điều kiện khó khăn hiện nay. Giá ô tô ở Việt Nam cao, nhưng vẫn hút hàng, nên các hãng không thể bỏ qua cơ hội", ông Nguyễn Anh Tuấn (Ban thư ký Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA) nhận xét. (Đầu Tư 27/9)Về đầu trang

Amata Corp. sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam


Amata Corp., doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp ở Thái Lan, dự định đầu tư mở rộng diện tích đất tại thị trường Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
Viboon Kromadit, quan chức điều hành của Amata Corp., nói rằng việc hãng Intel xây dựng một nhà máy mới sản xuất chip điện tử ở Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu bước quan trọng cho Việt Nam thiết lập một ngành công nghiệp điện tử bậc cao, dẫn đến việc thu hút thêm các nguồn đầu tư.
Ông Viboon nói chủ đề đầu tư mở rộng diện tích đất tại thị trường Việt Nam sẽ được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp sắp tới của ban giám đốc Amata, trong đó có việc sẽ đầu tư bao nhiêu tiền, thời gian thực hiện và những ngành công nghiệp nào sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam. Amata đang “xem xét khả năng xây dựng một khu công nghiệp dành riêng cho công nghệ cao.”
Kể từ năm 1994, Amata đã cùng với Sonadezi Bien Hoa - nhà phát triển bất động sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai - điều hành một liên doanh ở đó. Theo ông Viboon, Khu Công nghiệp Amata Thành phố Biên Hòa có diện tích 600ha và hiện còn 100ha để dành cho khách hàng cần đến thuê. (Vietnamplus 27/9)Về đầu trang

DỰ ÁN

Khởi công khu nghỉ dưỡng Oceanami


Vừa qua, Công ty cổ phần Du lịch Hoa Anh Đào tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu du lịch & biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Oceanami nằm trên địa bàn thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án Oceanami Resort & Luxury Home có diện tích gần 21 ha trải dài gần 1km trên bờ biển đẹp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Rừng Hoa Anh Đào, Núi Minh Đạm, Đèo Nước Ngọt, Mũi Kỳ Vân, Dinh Cô, cửa biển Lộc An… cùng hệ các resort đã và đang được hình thành.
Dự án bao gồm: khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị, nhà hàng, spa, hồ bơi, bến du thuyền, 180 căn biệt thự nghĩ dưỡng,… cùng nhiều hạng mục công trình vui chơi giải trí bổ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.146 tỷ đồng do Công CP. Du lịch Hoa Anh Đào làm chủ đầu tư.
Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2012. (Landtoday 27/9)Về đầu trang

4 tỷ USD xây tổ hợp hoá dầu Long Sơn


Tập đoàn thương mại Itochu của Nhật Bản và Tập đoàn dầu mỏ Nhà nước Quatar Petroleum đang hoàn tất mọi đàm phán để xây dựng một trung tâm hóa dầu lớn ở Việt Nam. Thông tin này vừa được đưa ra trên tờ nhật báo Nikei của Nhật Bản ngày 22/9/2010.
Theo đó, tổ hợp hóa dầu sẽ được đặt tại Long Sơn (Vũng Tàu) với tổng số vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Dự kiến khi đi vào hoạt động từ năm 2015, tổ hợp Long Sơn sẽ cho ra các sản phẩm với công suất 1,4 triệu tấn/năm.
Tổ hợp Hoá dầu Long Sơn là nguồn cung cấp sản phẩm hạt nhựa HDPE và LDPE duy nhất cho thị trường Việt Nam. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, hàng năm Tổ hợp sẽ cung cấp 1,45 triệu tấn hạt nhựa polyetylen (PE) và polypropylen (PP), 730.000 tấn hoá chất nguyên liệu cho sản xuất nhựa polyvinyl clorua (PVC), và 840.000 tấn hoá chất cơ bản khác phục vụ ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất, đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu hạt nhựa PE và PP của cả nước vào năm 2017, góp phần bình ổn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp hoá dầu.
Tổ hợp xây dựng và vận hành theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 hoàn thành cuối năm 2013 và giai đoạn 2 hoàn thành năm 2016.
Ngoài 2 bên góp vốn chính thì các bên khác như tập đoàn sản xuất nguyên liệu Thái Lan Sima Cement và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cũng chung tay xây dựng tổ hợp này. Bên cạnh đó, một tập đoàn khác của Nhật là JX Holdings Inc. cũng sẽ tham gia vào dự án xây dựng Nhà máy Lọc dầu Long Sơn của PetroVietnam, với tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ yen. (Diễn Đàn Doanh Nghiệp 27/9)Về đầu trang

TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nhà nước sửa một số điểm của thông tư 13


27/9, Phó thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Minh Tuấn đã ký ban hành thông tư 19 sửa đổi một số điểm của thông tư 13 quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo đó nguồn vốn huy động được mở rộng, gồm tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các NH và 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế.
Theo quy định cũ, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế không được tính vào nguồn vốn huy động. Bên cạnh tiền vay từ các tổ chức trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài, các tổ chức phi tín dụng cũng được phép bổ sung tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên vào nguồn vốn huy động.
NH Nhà nước cũng cho phép dùng vốn vay trên thị trường liên NH để tính vào cơ cấu nguồn vốn khi tính đến khả năng chi trả. Thời hạn hiệu lực của thông tư 19 là ngày 1/10 cùng với hiệu lực của thông tư 13.
Theo phó tổng giám đốc một NH thương mại, việc cho phép các NH sử dụng 25% tiền gửi không kỳ hạn để cho vay là phù hợp với thông lệ quốc tế. Còn theo các NH, việc sửa thông tư 13 sẽ giúp tăng khả năng cung ứng tín dụng của các NH do cơ cấu vốn huy động để cho vay được mở rộng.
Đặc biệt, việc bổ sung tiền vay của các tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên vào nguồn vốn huy động sẽ giúp thị trường liên NH sôi động hơn, giúp NH nhỏ có thể đảm bảo khả năng thanh khoản khi nhu cầu tín dụng giai đoạn cuối năm tăng cao. (Tuổi Trẻ 29/8) Về đầu trang

Duy trì lãi suất cơ bản VND ở mức 8%/năm


27/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết số 2281/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam với hiệu lực thi hành từ 1/10/2010.
Theo đó, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm. Như vậy, đây là tháng thứ 11 liên tiếp, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được duy trì ổn định ở mức 8%/năm.
Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Thông báo số 352/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam áp dụng từ ngày 1/10/2010. Cụ thể như sau:
Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 8%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 6%/năm.
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.
Như vậy, bất chấp CPI tháng 9 tăng đột biến, chính sách về lãi suất của NHNN vẫn giữ nguyên so với các quyết định trước đó. Việc duy trí các mức lãi suất này là một quyết định không năm ngoài dự đoán của giới phân tích. Thực tế, lãi suất cơ bản không còn có nhiều tác dụng trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Còn lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn đóng vai trò khá tích cực trong việc cung cấp vốn giá rẻ cho các ngân hàng, tuy nhiên chưa chưa bao giờ làm cho lãi suất trên thị trường “hạ nhiệt”.
Hiện lãi suất trên thị trường vẫn đang phổ biến 13-15%, thậm chí có những khoản vay lãi suất trên 18%. Chỉ những khoản vay theo đối tượng ưu tiên mới có lãi suất ưu đãi 12-13%. Lãi suất huy động trên thị trường vẫn đang phổ biến quanh mức 11%. (Vietstock 27/9)Về đầu trang

Tín dụng tiêu dùng: Hình thức không át được lãi suất cao


Đón đầu mùa tiêu dùng cuối năm nay, đồng thời kỳ vọng tăng trưởng dư nợ tín dụng sẽ cải thiện trong quý IV/2010, các ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân. Song với mức lãi suất cho vay mà các ngân hàng áp dụng hiện nay, khách hàng cá nhân còn ngại tiếp cận, dù nhu cầu vốn rất lớn.
Ngoài các chương trình đã triển khai như cho vay tín chấp với hạn mức hàng trăm triệu đồng và kéo dài thời gian trả nợ…, ngày 22/9, thông qua dịch vụ ACB Online (ngân hàng trực tuyến), Ngân hàng ACB còn cung cấp thêm tiện ích “Cho vay cầm cố số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn” và “Cho vay thấu chi đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn” đối với cá nhân, doanh nghiệp.
Trao đổi với ĐTCK, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của ACB, ông Bùi Tấn Tài cho biết, lãi suất cho vay thỏa thuận Ngân hàng áp dụng đối với chương trình trên giảm khoảng 0,4% so với lãi vay cá nhân thông thường, tạo nên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất trên sổ tiết kiệm 1,5%/năm. Hiện lãi suất huy động ACB áp dụng từ 11,2%/năm trở xuống.
Tại Eximbank, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ vốn cho cá nhân. Lãi suất cho vay thỏa thuận áp dụng cho khách hàng cá nhân tại Eximbank cũng điều chỉnh giảm dần, nhằm phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên thị trường hiện nay, từ 14%/năm trở lên.
Ông Hoàng Văn Toàn, Chủ tịch HĐQT TrustBank cho biết, Ngân hàng vừa triển khai chương trình “Nhà Vĩnh Phúc”, phục vụ cho tất cả các khách hàng có sẵn đất cần xây dựng nhà hoặc khách hàng có nhu cầu mua nhà mới nhưng chưa thu xếp đủ nguồn tài chính… sẽ được TrustBank hỗ trợ 70%, với lãi suất ưu đãi dưới 10%/năm.
So với 2 quý trước, hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng lớn áp dụng đối với khách hàng cá nhân giảm từ 1 - 1,5%/năm. Đồng thời, nhà băng nới điều kiện tín dụng và kéo dài thời gian trả nợ. Trong đó, phải kể đến là tín dụng mua nhà, căn hộ cũng như sửa chữa nhà dưới hình thức trả góp, nhiều ngân hàng cho vay lên đến 15 - 20 năm, thay vì tối đa 10 năm đổ lại như trước đây. Thế nhưng, để kích thích tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân trong lúc này, các ngân hàng cho biết là không dễ.
Theo ông Tài, tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân của ACB tính đến thời điểm này có nhanh hơn so với đầu năm, nhưng không được như kế hoạch Ngân hàng đặt ra và tăng chậm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tính đến gần cuối tháng 9/2010, dư nợ tín dụng khối khách hàng cá nhân ACB chiếm khoảng 40% trong tổng dư nợ của Ngân hàng tính đến thời điểm trên. Trong đó, dư nợ cho vay mua nhà, căn hộ, sửa chữa nhà trả góp chiếm khoảng 30% trên tổng dư nợ của khối khách hàng cá nhân ACB.
Các ngân hàng dự báo, khả năng trong quý còn lại của năm 2010, nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân sẽ tăng, nhưng mức tăng khó có thể đạt được như cùng kỳ năm trước. Vì thế, việc đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cá nhân năm nay của các ngân hàng sẽ khó thực hiện hơn. Lý do một phần là lãi suất cho vay vẫn cao đối với các khách hàng cá nhân.
Trong khi đó, với các ngân hàng, không thể mạnh tay cắt giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất đầu ra, vì bị ràng buộc bởi các quy định mới liên quan đến hoạt động của ngân hàng, trong đó phải kể đến là Thông tư 13/2010/TT-NHNN. (Đầu Tư Chứng Khoán 28/9)Về đầu trang

Nóng lạnh thị trường ngoại tệ


Cho vay bằng ngoại tệ tăng nóng, nhu cầu USD thường tăng mạnh vào thời điểm cuối năm sẽ làm thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp.
Hàng loạt ngân hàng (NH) đua nhau huy động USD, cung - cầu ngoại tệ có thể mất cân đối, nhiều người kỳ vọng tỉ giá USD/VNĐ tiếp tục tăng... là những yếu tố sẽ làm cho thị trường ngoại tệ nóng lạnh.

Sau hơn một tháng áp dụng tỉ giá mới (tỉ giá liên NH tăng từ 18.544 đồng/USD lên 18.932 đồng/USD), các NH đồng loạt tăng thêm lãi suất USD từ 0,2% - 0,5%/năm, nâng lãi suất tiết kiệm USD lên hơn 5%/năm. Nguyên nhân của việc tăng lãi suất USD vì tình hình cho vay bằng ngoại tệ tăng gấp nhiều lần so với huy động vốn bằng ngoại tệ.

Theo các NH, cuối tháng 8-2010, tỉ giá USD/VNĐ tăng thêm 400 đồng/USD tức là USD tăng giá so với VNĐ nên lãi suất USD tăng theo. Mặt khác, thời điểm cuối năm, doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp lễ, Tết nên nhu cầu vay USD thường tăng cao.
Trong khi đó, nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối, dịch vụ, du lịch... cũng thường tăng mạnh vào quý IV hằng năm nhưng với tâm lý kỳ vọng tỉ giá USD/VNĐ còn tăng nên người dân có xu hướng găm giữ USD khiến huy động vốn ngoại tệ trở nên khó khăn, buộc NH phải tăng lãi suất USD.

Với lãi suất đầu vào phổ biến 5%/năm, lãnh đạo một NH ở TPHCM cho biết lãi suất cho vay USD ở mức 6,5% - 8%/năm (tăng 1% so với mức lãi suất cũ), NH kinh doanh mới có lời.


Theo các doanh nghiệp, lãi suất USD tăng, tỉ giá USD/VNĐ đi lên sẽ làm chi phí kinh doanh tăng kép, tăng giá thành sản phẩm, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đi lên, ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Thực tế cho thấy CPI của tháng 9 đã tăng so với tháng trước 1,31%, nguyên nhân chủ yếu do tỉ giá liên NH tăng 2,1%, làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Giá cả hàng hóa sản xuất từ các mặt hàng nhập khẩu nguồn này cũng bị đội lên. Đơn cử, ngành sữa có đến 80% nguyên liệu nhập khẩu, hệ quả là giá sữa hiện tại đã tăng 5% so với mức giá của tháng 8-2010...

Theo các chuyên gia tài chính, từ nay đến cuối năm 2010, tỉ giá USD/VNĐ sẽ diễn biến phức tạp, bởi cung - cầu ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng. Biểu hiện rõ nhất là kim ngạch xuất khẩu của tháng 9-2010 giảm 10% so với tháng trước, nhập siêu của 9 tháng năm 2010 lên tới 8,58 tỉ USD, ngang bằng với 11 tháng của năm 2009 và sẽ tiếp tục tăng; nhu cầu vay ngoại tệ có xu hướng tăng trở lại gắn liền với lãi suất USD tăng dần lên; các hợp đồng vay đáo hạn, NH tích cực thu hồi nợ khiến doanh nghiệp phải thu gom tích trữ USD.

PGS-TS Trần Huy Hoàng, Trưởng Khoa NH Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng tỉ giá được điều chỉnh là hợp lý vì nó phản ánh trung thực mối quan hệ giữa VNĐ và USD. Tuy nhiên, khi tỉ giá tăng lên mà kiểm soát nhập siêu và giá cả hàng hóa chưa hiệu quả thì nguy cơ gia tăng lạm phát là khó tránh khỏi.


Giám đốc Trung tâm Giao dịch ngoại hối của một NH lớn nhận định: Nếu thâm hụt thương mại của VN không được cải thiện, nhiều khả năng tỉ giá tiếp tục được điều chỉnh. Do đó, doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ nên vay USD. Còn doanh nghiệp nhập khẩu cần cân nhắc trong kinh doanh vì thị trường ngoại tệ còn ẩn chứa rủi ro về tỉ giá. (Người Lao Động 28/9)Về đầu trang

Tp.HCM: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng 30,1%


Báo cáo của Sở KH-ĐT Tp.HCM cho biết, tín dụng trung dài hạn có mức tăng trưởng cao hơn cho vay ngắn hạn.
Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng năm 2010 của Sở, lãi suất huy động ngoại tệ trên địa bàn Thành phố có xu hướng tăng, phổ biến áp dụng trong khoảng 0,8 - 5,2%/năm; lãi suất cho vay 4 - 11%/năm.
Tuy nhiên, đây không phải là xu hướng chung của lãi suất trên thị trường. Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, so với những tháng đầu năm 2010, nhất là sau khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được chính thức áp dụng, lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã giảm nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao.
Hiện tại, lãi suất huy động vốn bằng đồng VND ở mức khoảng 8,76 - 11,2%/năm, tùy theo kỳ hạn và khối lượng tiền gửi. Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất phổ biến ở mức 13 - 14%/năm, lĩnh vực phi sản xuất phổ biến ở mức 15,1 - 17%.
Một trong những nguyên nhân khiến lãi suất giảm so với hồi đầu năm là do huy động vốn vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao hơn cho vay nền kinh tế.
Một điểm đáng chú ý khác trong chỉ tiêu huy động vốn tại Tp.HCM là tăng trưởng mặc dù thấp hơn so với mức đạt được của cùng kỳ năm 2009, tuy nhiên nguồn ngoại tệ chảy vào kênh ngân hàng có tốc độ tăng cao hơn đồng nội tệ.
Cụ thể, tổng vốn tín dụng huy động trên địa bàn đến cuối tháng 9 ước đạt 711,9 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với cùng kỳ ( cùng kỳ tăng 32,6%); trong đó, vốn huy động VND tăng 21,2%, vốn huy động ngoại tệ tăng 30,1% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng ước đạt 649,4 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng tương ứng 33,6%).
Tín dụng cấp ra từ hệ thống ngân hàng thương mại đã giảm tốc so với cùng kỳ, nhưng cho vay trung dài hạn có mức tăng trưởng cao hơn cho vay ngắn hạn. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 44,7% và tăng 30,1%; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 17,4% so với cùng kỳ, báo cáo cho biết. (Theo NDHMoney.vn 27/9)Về đầu trang

BÌNH LUẬN - NHẬN ĐỊNH

“Thị trường vàng vừa bị làm giá”


Lý giải cơn "co giật" của giá vàng chiều 27/9, có ý kiến cho rằng các tổ chức lớn đang mua cắt lỗ, song cũng có chuyên gia khẳng định đây là cú làm giá bất thành của một số cá nhân.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ: "Giá vàng trong nước ngày 27/9 bị chi phối mạnh bởi lực cầu của thị trường". Sau một thời gian yên ắng, ngày hôm nay toàn hệ thống PNJ đã bán ra khoảng 2.800 lượng trong khi mua vào chưa tới 1.000 lượng. Cầu lệch pha cung tất nhiên giá phải tăng cao. Nếu đà mua vàng của các nhà đầu tư trong nước vẫn tăng thì giá sẽ còn tiếp tục đi lên mạnh
Tuy nhiên, giá vàng thế giới trong phiên tối nay có thể điều chỉnh nhẹ và khó có khả năng bứt khỏi mốc 1.300 USD. Tới đây, giá vàng trong nước tăng hay giảm sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến cung cầu của thị trường.
Ông Trần Thanh Hải – Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) cho rằng: "Các tổ chức lớn đang mua cắt lỗ".Đầu tháng 5, khi giá vàng lên 28,5 triệu đồng một lượng, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đã xuất vàng với số lượng lớn vì nghĩ rằng đây là đỉnh cao.
Họ kỳ vọng khi giá xuống và Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu, sẽ gom lại. Tuy nhiên, hơn 4 tháng trôi qua, Ngân hàng Nhà nước chưa cho nhập vàng miếng trở lại. Các đơn vị này cũng ít cơ hội để mua cân đối.
Suốt tuần qua giá thế giới tăng cao và dường như ngưỡng cản 1.300 USD một ounce không còn an toàn nữa. Nhiều tin tức cho thấy kinh tế thế giới tiếp tục xấu đi, đồng đôla sẽ còn mất giá mạnh. Trong nước lại có tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh.
Nhà đầu tư lo ngại lạm phát còn tăng cao hơn khi các động thái chính sách cho thấy Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng 7%, điều này đồng nghĩa với khả năng cung tiền sẽ được mở rộng hơn, tỷ giá sẽ tăng cao và cộng hưởng đẩy giá vàng đi lên. Sau một tuần tích lũy thông tin, các tổ chức quyết định mua cắt lỗ.
Với các nhà đầu tư cá nhân, diễn biến giá vàng thời gian này phù hợp để lướt sóng, canh giá để mua bán hợp lý. Với những người từng vay nợ vàng lúc 28,5 triệu đồng một lượng hoặc thấp hơn, lúc này nên mua để trung bình giá, vì không còn khả năng giá xuống đến mức đó. Còn những người từng bán khống lúc 29-30 triệu, có thể chờ đợi diễn biến thêm một vài hôm nữa để mua vào. Tuyệt đối không nên đầu cơ, bán khống lúc này, vì rất mạo hiểm.
Còn theo ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam: "Giá vàng trong nước đang tăng vọt từng giờ có thể đang bị chi phối bởi yếu tố tâm lý". Giá quốc tế đang luẩn quẩn quanh 1.300 USD một ounce. Đầu giờ New York, giá chạm 1.300 USD khiến nhiều người tin còn đi lên và sớm vượt mức này. Do đó, thị trường vàng trong nước đã manh nha xu hướng mua vàng trong khi chẳng có ai bán ra.
Một số tổ chức như ngân hàng, thời gian gần đây cũng đã bắt đầu tăng lãi suất huy động vàng, tức là họ có đầu ra. Những người đã vay vàng trước đó, giờ thấy giá lên cao, họ sợ rủi ro lớn nên đành nhắm mắt cắt lỗ, đi mua vàng tại thời điểm này để trả nợ vàng vay cho nhà băng.
Thực ra nguồn cung không thực sự khan, nhưng do những người đang nắm giữ vàng thì không bán lúc này, trong khi số khác lại muốn mua thêm càng khiến cầu vượt cung nên doanh nghiệp đẩy giá lên.
Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji nhận định: "Diễn biến thị trường từ lúc 11h cho đến 3h chiều có dấu hiệu làm giá". Có thể căn cứ vào 3 yếu tố lường trước thị trường có biến động hay không, đó là chính sách vĩ mô, tỷ giá và thị trường quốc tế. Nhưng trong chiều nay, cả 3 yếu tố này không có gì bất thường, chính sách vĩ mô chưa có gì mới, tỷ giá vẫn ổn định và thị trường quốc tế chưa đột phá, vẫn chạy kỹ thuật trong biên độ hẹp từ 1.297 đến 1.299 USD một ounce.
Thị trường tăng giá đột ngột có thể xuất phát từ một lực mua không quá lớn, nhưng gây tác động tâm lý tới số đông. Tuy nhiên, giá tăng rất nhanh rồi giảm nhanh trong vòng 2-3 tiếng, và lực mua cũng không lớn. Điều đó cho thấy đã có dấu hiệu làm giá trong ngày hôm nay.
Trong hệ thống của Doji, tình hình giao dịch có tăng lên một chút nhưng cũng không có dấu hiệu bất thường. Không có tình trạng dân chúng đổ xô đi bán, hoặc quyết mua bằng mọi giá như đầu tháng 11 năm ngoái. Có thể với mức giá 30,5 triệu đồng một lượng buổi sáng, người ta thấy như vậy còn rẻ nếu so sánh thế giới.
Nhưng lên đến 30,9 triệu đồng một lượng thì quá đắt. Sau cơn sốt đột ngột, giá đã về 30,7 triệu đồng, nhưng tôi cho vẫn là cao, vì thực tế nhu cầu không lớn. Và thị trường hoàn toàn không còn hiệu ứng đám đông, thậm chí có thể nói là chai lì với các cơn sốt giá.
Ông này không tin là có lực mua cắt lỗ lúc này. Các tổ chức kinh doanh rất tỉnh táo, luôn biết cách để cân đối trạng thái chứ không bao giờ đẩy mình vào tình thế quá sâu để rồi phải mua cắt lỗ với bất cứ giá nào. Giả sử có chuyện mua cắt lỗ ở TP HCM đi chăng nữa, thì lẽ ra thị trường Hà Nội cũng phải nóng như vậy chứ. Nhưng thực tế là trong hệ thống của chúng tôi không hề nhận cuộc gọi nào từ TP HCM để yêu cầu mua với số lượng lớn cả.
Khi thị trường tăng giá, các doanh nghiệp như chúng tôi cũng phải tăng theo để đảm bảo an toàn hệ thống, chứ không phải vì giao dịch tăng.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Tổng giám đốc Tổng công ty Vàng Agribank: "Làm giá lúc này không thể thành công". Ông không tin ai đó có thể thành công trong việc đầu cơ làm loạn thị trường vàng lúc này, bởi chỉ cần lực mua lớn với giá cao, sẽ nhiều người bán ra ngay và khi đó giá sẽ lại đi xuống. Với giá thế giới ở mức 1.298 USD một ounce, nhập về Việt Nam sau khi tính thuế, công vận chuyển, giá cũng khoảng 30,8 triệu đồng một lượng. Như vậy giá trong nước và thế giới hiện ngang nhau, và cho thấy không có gì quá bất thường.
Thị trường trong nước đang khan cung sau thời gian dài không được nhập, giá trong nước bị đẩy lên cao cũng là điều không khó hiểu. Nếu giá thế giới tiếp tục lên, giá trong nước sẽ chạm 31 triệu đồng một lượng. Nhưng nếu giá thế giới điều chỉnh, trong nước cũng sẽ điều chỉnh theo bởi lực mua thực tế không lớn. Trong hệ thống của Tổng công ty Vàng Agribank, mãi lực rất chậm. Lúc thị trường lên 30,9 triệu đồng, bên ông vẫn để 30,85 mà không thấy ai mua.
Giá vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch 27/9 ở mức dưới 30,6 triệu đồng một lượng, nhưng bất ngờ vọt qua 30,7 triệu đồng từ 11h trưa. Đến 15h, giá chạm kỷ lục 30,9 triệu đồng rồi nhanh chóng đi xuống. Một nguồn tin am hiểu thị trường cho hay sáng nay có cá nhân đặt mua hơn 1.000 lượng vàng.
"Có thể giá lên cao, các ngân hàng xiết những người vay để bán khống. Vì thế mà họ phải đi mua cắt lỗ. Tuy nhiên cũng may là lực mua này lẻ tẻ, chưa đủ lớn, nên chưa tác động nhiều tới thị trường", nguồn tin này nói.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đang theo dõi sát sao diễn biến thị trường. (Nông Nghiệp Việt Nam 27/9)Về đầu trang ./.


Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> DoanhNghiep -> 1013
ImageUploads -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ImageUploads -> Mẫu số 10 Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2010/tt-blđtbxh ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội CƠ quan có thẩm quyền công ty
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> CỤc thống kê tp hải phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
ImageUploads -> Nghị định của Chính phủ số 107/2004/NĐ-cp ngày 01 tháng 4 năm 2004 quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp
ImageUploads -> BỘ XÂy dựng
ImageUploads -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 75/2006/NĐ-cp ngàY 02 tháng 8 NĂM 2006 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật giáo dụC
ImageUploads -> HỘI ĐỒng nhân dân quận kiến an số: 25 /2006/nq – HĐND­3

tải về 160.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương