Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian



tải về 49.86 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích49.86 Kb.
#2532
TIN KHOA HOC
December 31, 2010


Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010
Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian. Tuy nhiên, những thất bại này sẽ không làm suy yếu quyết tâm khám phá những bí ẩn vũ trụ của con người và các cuộc thám hiểm không gian vĩ đại sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai.

Hãy cùng Tân Hoa xã ngược dòng thời gian điểm lại các thất bại trong việc phóng thiết bị vào không gian của năm 2010:




Vệ tinh Ấn Độ nổ tung sau khi phóng


Vụ phóng vệ tinh viễn thông mới nhất của Ấn Độ đã thất bại chiều ngày 25/12 khi tên lửa đẩy GSLV-F06 gặp trục trặc ngay sau lúc cất cánh từ sân bay vũ trụ Sriharikota, miền nam Ấn Độ.

"Các tên lửa phóng vệ tinh địa tĩnh (GSLV) mang theo vệ tinh viễn thông GSAT-5P đã phát nổ trên không chỉ vài giây phút sau khi cất cánh từ trung tâm phóng tên lửa Sriharikota. Vụ phóng lúc 4 giờ chiều không thành công do lỗi kỹ thuật ở giai đoạn đầu tiên", các nguồn tin cho biết.

Vệ tinh GSAT-5P của Ấn Độ được trang bị 36 bộ thu và sử dụng động cơ do Nga sản xuất. Ấn Độ dự kiến sẽ dùng vệ tinh viễn thông này để phục vụ các nhu cầu của ngành viễn thông và cơ quan dự báo thời tiết ở nước này cũng như dần dần thay thế các vệ tinh INSAT-2E đã được phóng lên qũy đạo từ năm 1999.



Vệ tinh Nga rơi xuống Thái Bình Dương

Ba vệ tinh mà Nga phóng lên quỹ đạo để hoàn tất hệ thống định vị Glonass đã bị rơi xuống Thái Bình Dương, không xa quần đảo Hawaii của Mỹ vào ngày 5/12. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết, các vệ tinh này bị lạc đường bay và gây nên một tình huống ngoài kế hoạch.



Theo Interfax, tên lửa đẩy Proton-M, mang 3 vệ tinh Glonass M (trọng lượng 1,4 tấn) được phóng vào không gian sáng sớm ngày 5/12 từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Sự cố đã xảy ra nhưng không gây thương vong hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Glonass.

Một nguồn tin nhận định, tai nạn có thể xuất phát từ việc lực đẩy mạnh hơn của tên lửa Proton-M đã làm nó chệch đường bay dự kiến tới 8 độ.

Hệ thống định vị toàn cầu Glonass được quân đội Nga phát triển từ những năm 1980, để cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ và hệ thống Galileo của Châu Âu. Hệ thống Glonass hiện có 26 vệ tinh phủ sóng bao trùm lãnh thổ rộng lớn của Nga và toàn thế giới. Trong đó, có 2 vệ tinh dự phòng cho tình huống khẩn cấp. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ đi vào hoạt động đầy đủ trong năm 2010.



Tên lửa mang vệ tinh Hàn Quốc phát nổ


Tên lửa mang vệ tinh quan sát khí hậu của Hàn Quốc đã nổ tung hôm 10/6 chỉ khoảng 137 giây sau khi được phóng đi từ Trung tâm vũ trụ Naro ở tỉnh Jeollanam, cách phía nam thủ đô Seul 460 km.

Kênh tin tức YTN của Hàn Quốc đưa tin, tên lửa Naro-1 gặp nạn khi đạt tới độ cao 70km so với bề mặt Trái đất. Naro-1 là tên lửa hai giai đoạn dài 33 m, nặng 140 tấn, được phát triển với sự trợ giúp của các chuyên gia Nga và "ngốn" tới 502 tỉ Won (khoảng 404,5 triệu USD) ngân sách đầu tư của Hàn Quốc.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nguồn tin thuộc Viện Nghiên cứu khoa học vũ trụ Hàn Quốc tiết lộ, họ đã mất liên lạc với tên lửa Naro-1 sau hơn 2 phút rời bệ phóng. Các mảnh vỡ của tên lửa Naro-1 đã rơi xuống vùng biển ngoài khơi Trung tâm vũ trụ Naro.

Đây là lần thứ hai Hàn Quốc tìm cách đưa vệ tinh vào không gian sau nỗ lực bất thành hồi tháng 8/2009. Việc phóng tên lửa Naro-1 đáng lẽ ra diễn ra ngày 9/6 nhưng bị hủy chỉ ba tiếng đồng hồ trước giờ dự kiến vì chất lỏng rò rỉ từ thiết bị. Tuy nhiên, Bộ Công nghệ, Khoa học và Giáo dục Hàn Quốc cho biết, các chuyên gia đã kiểm tra kỹ lưỡng và xác nhận việc rò chất lỏng đó không ảnh hưởng đến mức độ an toàn của tên lửa và lên lịch phóng mới.

Những cái nhất của năm 2010
Hàng năm có đến hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn kỷ lục thế giới bị phá vỡ. Tạp chí Discovery vừa tổng kết lại một số kỷ lục mới trong lĩnh vực công nghệ của năm 2010 vừa qua.

Tàu du lịch lớn nhất

Vào ngày 13/11/2010, chiếc tàu du lịch Allure of the Seas của hãng tàu Royal Carbbean International đã hoàn thành chuyến đi từ Phần Lan về cập tại bến nhà ở cảng Everglades (Fort Lauderdal, Florida). Đây là chiếc tàu “chị em” với chiếc Oasis of the Seas được đưa vào khai thác năm 2009.

Về nhiều mặt, 2 chiếc Allure và Oasis có rất nhiều điểm giống nhau. Cả 2 đều cao hơn 64 m trên mặt nước, có 16 tầng, có sức chứa đến 5.400 hành khách và 2.000 thủy đoàn cùng nhân viên phục vụ.


Trên thiết kế, cả 2 chiếc tàu này đều có chiều dài 360m, tuy nhiên, trên thực tế, chiếc Allure dài hơn chiếc Oasis khoảng 5cm. Chính sự chênh lệch nhỏ này đã đưa tên tuổi Allure lên thành chiếc tàu khách lớn nhất thế giới.




Tòa nhà cao nhất




Vào ngày 4/1/2010, tòa nhà Buri Khalifa (tên trước đây là Buri Dubai) bắt đầu ra mắt công chúng và đi vào sử dụng. Tòa nhà cao khoảng 828m, và có hơn 160 tầng – nhiều tầng hơn bất kỳ 1 tòa nhà nào trên thế giới. Sự xuất hiện của “gã khổng lồ” này khiến cho các tòa nhà cao tầng xung quanh trông nhỏ bé hẳn đi; hơn nữa, nó còn vượt mặt đối thủ từng là tòa nhà cao nhất thế giới – tòa nhà Taipei101 ở Đài Loan – đến hơn 320m.


Xe điện nhanh nhất

Chiếc tàu CRH-380A của Trung Quốc đạt vận tốc đến hơn 483km/giờ trong một đợt thử nghiệm hồi đầu tháng 12/2010. Trung Quốc hiện là nước có hệ thống đường ray xe lửa cao tốc lớn nhất trên thế giới, với tổng chiều dài hệ thống lên đến 7.504km. Nước này đang hướng đến mục tiêu 15.905km vào năm 2020.

Theo một bài báo đăng trên tờ Economic Times, Trung Quốc hiện đang có kế hoạch cho ra đời một chiếc tàu lửa có thể đạt vận tốc gần 600km/giờ.





Máy bay nhanh nhất

Vào đợt thử nghiệm ngày 26/502010, chiếc máy bay không người lái X-51A Waverider của không quân Mỹ đã đạt vận tốc nhanh hơn gấp 6 lần vận tốc âm thanh – nghĩa là đến 6.400km/giờ.

Sở dĩ nó đạt được vận tốc đáng kinh ngạc này là nhờ vào một động cơ phản lực tĩnh siêu âm. Khác với động cơ phản lực thông thường có một máy nén quay để nén không khí vào trong động cơ để đốt cháy, loại động cơ đặc biệt này không có các bộ phận chuyển động. Chính tốc độ siêu thanh của nó cùng với nguyên tắc khí động học làm nhiệm vụ nén khí vào động cơ. Nói cách khác, nó có thể sử dụng khí oxy trong khí quyển cho quá trình đốt cháy, thay vì phải mang theo như một loại nhiên liệu.





Siêu máy tính nhanh nhất






Hội thảo Siêu máy tính Quốc tế diễn ra vào ngày 2/11/2010 đã xướng tên siêu máy tính Tianhe-1 của Trung Quốc là siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Cỗ máy này có tốc độ xử lý ổn định ở mức 2.507 trillion (1 trillion = 1,000,000,000,000) phép tính/giây.


Phim hoạt hình stop motion nhỏ nhất




Phim làm theo kiểu stop motion thường sử dụng mô hình đất sét. Trong cách làm phim này, người ta sẽ dùng đất sét để tạo hình nhân vật rồi sắp xếp vào khung cảnh. Sau đó nhà làm phim sẽ chụp hình cảnh này lại rồi tiếp tục sắp đặt hoặc chỉnh sửa cho nhân vật ở tư thế khác và cảnh khác, rồi lại chụp hình lại; cứ tỉ mỉ dựng và chụp từng hình như vậy rồi cho các hình chụp này chuyển động liên tục thì sẽ cho ra chuyển động của nhân vật. Một số phim dựng theo kiểu này là Shaun the Sheep hoặc Wallace and Gromit …

“Dot” là tên bộ phim được thực hiện cũng bằng cách làm trên, do hãng Aardmand Animation sản xuất, được thực hiện với chiếc smart phone Nokia N8 gắn với một kính hiển vi CellScope. Để làm bộ phim này, họ đã dùng một máy in 3D để tạo ra khoảng 50 phiên bản của Dot – nhân vật chính trong phim - ở nhiều tư thế khác nhau, với kích thước chỉ khoảng 9mm.

Mỗi ngày, ekip làm được 4 giây phim, và khi bộ phim ra mắt vào tháng 9/2010, nó đã được sách Guinness Thế giới công nhận là bộ phim hoạt hình stop motion nhỏ nhất thế giới.

Ảnh thời tiết đẹp nhất 2010
Báo Telegraph mới đây đã công bố những bức ảnh thời tiết đẹp nhất năm 2010, trong đó chủ yếu là hình chụp các vụ tấn công của "thần Sét", băng tuyết và đợt nắng nóng kỷ lục khắp thế giới.

Bức ảnh này chụp toà nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới ở Dubai sét đánh trúng khi một cơn bão điện từ lớn tràn qua Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất. Toà cao ốc Burj Khalifa cao 828 mét. Ảnh: Caters.



Một tia sét nhằm trúng tượng Nữ thần Tự do của Mỹ khi một cơn bão càn quét khu Battery Park City, Manhattan ngày 22/9. Ảnh: Caters News.


Tia sét đánh vào đỉnh một tòa nhà ở Phật Sơn, phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP.


Cú tấn công kép của "thần Sét" nhằm vào cả hai ngọn tháp Willis và Trump ở trung tâm thành phố Chicago, Mỹ cùng lúc. Ảnh: AP.


Băng bám vào cây, cỏ quanh hồ nước ở Chicago sau khi những cơn gió với vận tốc 64,4km/h thổi ào ạt vào bờ và nhiệt độ đóng băng nhanh chóng "ướp đá" cảnh vật. Ảnh: Getty Images.



Dòng sông bị đóng băng Oder nhìn từ một cây cầu ở Frankfurt, Đức. Ảnh: Getty Images.


Lớp băng hình thành bên ngoài một chiếc xe bị bỏ lại ở đường Glenshane Pass tại hạt Derry, Bắc Ireland. Ảnh: Reuters.


Một đứa trẻ đứng cạnh một người tuyết khổng lồ ở Pierwoszow, Ba Lan. Cư dân địa phương mất tới 6 ngày để tạo nên người tuyết cao 9,5 mét và có đường kính 32 mét này. Ảnh: East News / Rex Features.



Ảnh trên chụp hiện tượng Brocken Spectre ở phía trên núi Tatra tại Zakopane, Ba Lan. Brocken Spectre là một hiện tượng quang học hiếm có, xảy ra khi một người đứng trên đỉnh núi cao và có thể nhìn thấy bóng của chính mình trộn vào một đám mây ở thấp hơn. Lúc đó, đầu của chiếc bóng thường được bao quanh bởi những vệt sáng nhiều màu như hào quang. Những người leo núi tin rằng, ai mà trông thấy Brocken Spectre thì sớm muộn gì cũng sẽ chết trên núi. Ảnh: EPA.



Cảnh tượng này trông có vẻ giống như một cuộc chạm trán với người ngoài hành tinh, nhưng những cột ánh sáng kỳ lạ này là một hiện tượng tự nhiên do các tinh thể nước đá phản chiếu ánh sáng chói chang trên mặt đất gây ra. Ảnh: National Geographic.




Một lớp sương mù lan bao phủ phía trên cảng Victoria ở Hong Kong. Ảnh Getty Images.

Một phi cơ chở khách bay thoát khỏi một cơn bão lớn ở Montana, Mỹ. Ảnh: Carters News.


Mọi người đổ xô tới tắm ở một bể bơi nhằm trốn tránh đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa hè ở huyện Đại Anh thuộc Toại Ninh, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.




Những gian lận, lừa bịp nổi tiếng trong khoa học

Cập nhật lúc 28/12/2010 08:30:00 AM (GMT+7)




Không phải mọi tuyên bố khoa học đều là chân lí và điều này đã được chứng minh trong lịch sử của nền khoa học với một loạt các công bố giả tạo.


1. Người Piltdown


Năm 1912, Charles Dawson tuyên bố rằng ông đã phát hiện ra những chiếc xương rất đặc biệt trong một hố sỏi. Một nhà cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Anh đã lắp ráp những chiếc xương này lại và tin rằng chúng là những bằng chứng cho mối liên hệ giữa người và khỉ không đuôi. Tuy nhiên, 40 năm sau, vào năm 1952, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đây chỉ là một vụ gian lận có chủ đích.



2. Khủng long bay Archaeoraptor


Năm 1999, tạp chí National Geographic đã miêu tả hóa thạch được tim thấy ở Trung Quốc là một bằng chứng mới cho mối liên hệ giữa khủng long và loài chim. Thế nhưng, sau đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, mẫu hóa thạch tưởng chừng như của loài khủng long bay đó là giả mạo. Chúng được tạo nên bởi việc gắn kết các mảnh hóa thạch của các loài động vật khác nhau.



3. Quái vật Chupacabra


Một sinh vật có hình dáng giống kangaroo, răng nanh nhọn hoắt và hai mắt đỏ sọc như máu xuất hiện ở vùng núi PuertoRico vào giữa những năm 1990 đã gây hoang mang trong dư luận. Một loạt các vụ tấn công của loài này vào các trang trại của người dân khu vực PuertoRico càng khiến người dân thêm khiếp đảm hơn. Mối lo ngại chỉ được hóa giải khi các nhà khoa học qua nghiên cứu tuyên bố rằng đó chỉ là những con sói bị ghẻ, không lông.



4. Người mẹ của 16 chú thỏ


Vào thế kỷ XVIII, tại Anh, một người phụ nữ tên là Mary Toft đã thuyết phục bác sĩ là cô ấy đã sinh ra 16 con thỏ con. Sau đó, một câu chuyện về trường hợp sinh nở kì lạ của cô ấy đã được viết ra và công bố rộng rãi. Mọi người không dám ăn nhưng món thịt thỏ hầm nữa. Sau đó, trò lừa bịp này được phát hiện. Cộng đồng y tế Anh lâm vào tình trạng vô cùng bối rối để giải quyết trò lừa bịp lớn này.



5. Nàng tiên cá Fiji


Tại bảo tàng P.T. Barnum có một phiên bản nàng tiên cá tuyệt đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế đó chỉ là xác ướp của một con cá đã được “khâu vá” lại.




6. Khám nghiệm tử thi người ngoài  hành tinh


Năm 1990, một nhà quay phim nguời Anh, Ray Santilli tuyên bố rằng ông đã quay lại được hình ảnh khám nghiệm một người ngoài hành tinh. Hãng Fox đã phát sóng những đoạn băng này. Tuy nhiên, đến năm 2006, Santilli đã thừa nhận đây chỉ là một trò lừa đảo. Tất cả hình ảnh của những bộ phận bên trong của người ngoài hành tinh đều là giả mạo. Chúng được làm từ não cừu, mứt mâm xôi, ruột gà.




7. Bộ tộc Nacirema


Năm 1956, Horace Miner đã miêu tả lại một bộ tộc sống ở Nam Mỹ trong công trình nhân chủng học của mình. Miner đã mô tả rất kỹ lưỡng các nghi lễ đầy kì lạ của bộ tộc này như cào xước mặt với những vật dụng sắc nhọn,… Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu này thì bộ tộc Nacirema còn có một số loại bột ma thuật. Thế nhưng, sự thật được khám phá thì thật “nực cười”. Nacirema chỉ đơn giản là một từ viết ngược của American, thể hiện một sự châm điếm lối sống Mỹ.




Những khu vực lạnh giá nhất thế giới
Mặc dù người dân châu Âu đang phải chịu cái lạnh kỷ lục kể từ nhiều năm nay, tuy nhiên, điều đó chưa thấm tháp gì so với cái lạnh ở những vùng dưới đây.

International Falls, Minnesota, Mỹ: -40 độ C


Thành phố International Falls chỉ là nơi lạnh thứ 2 ở nước Mỹ. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình tại nơi đây lại thấp nhất trên toàn nước Mỹ vào khoảng 0-2 độ C. Vào năm 2002, thành phố này nhận được danh hiệu “chiếc tủ lạnh của nước Mỹ”. Từ đó đến nay, mỗi năm thành phố này đều tổ chức lễ hội mang tên “Ngày tủ lạnh” kéo dài trong 4 ngày.



Stanley, Idaho, Mỹ: -47 độ C

Stanley là một thị trấn nhỏ nằm cách thủ phủ bang Idaho khoảng 209 km về phía Đông. Đây là khu vực lạnh nhất trên lãnh thổ nước Mỹ. Ngoài kỷ lục nhiệt độ thấp nhất, Stanley còn đang nắm giữ kỷ lục vè số ngày lạnh giá nhiều nhất trong năm kể từ năm 1995 đến 2005.




ProspectCreek, Alaska, Mỹ: -62,1 độ C


ProspectCreek vốn là một khu dân cư nhỏ nằm cách Fairbanks khoảng 290 km về phía bắc. Ban đầu nơi đây chỉ là một khu định cư của những người khai thác mỏ. Tuy nhiên, ProspectCreek lại được cả thế giới biết đến vì nhiệt độ lạnh kỷ lục ở nơi đây. Tháng 1/1971, nhiệt độ thấp nhất tại đây xuống tới -62 độ C.




Snag, Yukon Territory, Canada: -63,9 độ C

Snag là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Mỹ kể từ khi con người bắt đầu ghi chép về nhiệt độ. Thôn trang này được xây dựng trên một thung lũng hình lòng chảo gần sông White. Tên Snag bắt đầu được gọi từ năm 1898.

Nhiệt độ thấp kỷ lục tại đây xuất hiện vào năm 1947. Cư dân sinh sống ở nơi đây chủ yếu là những người thổ dân, những người buôn bán lông da thú hoặc các chuyên viên của đài khí tượng.



Yakutsk, Siberia: - 64,4 độ C


Yakutsk là thủ phủ của khu tự trị Siberia thuộc Nga, cũng là nơi lạnh nhất của vùng đất nổi tiếng băng giá Siberia. Yakutsk nằm ở bờ tây sông Lena. Cái lạnh khủng khiếp ở nơi đây đã biến con sông này thành đường giao thông tạm thời mỗi khi mùa đông đến. Năm 1822, Yakutsk chính thức trở thành một thành thị. Mặc dù cách trung tâm Matcow khá xa nhưng hiện nay, Yakutsk vẫn là trung tâm nghiên cứu văn hóa, công nghiệp và chính trị của Nga.



Verkhoyansk, Siberia: - 69,8 độ C


Verkhoyansk cũng là một khu vực thuộc Siberia. Tuy nhiên, khác với Yakutsk, nơi đây vốn chỉ là nơi tập trung của da và lông thú, chăn nuôi tuần lộc. Verkhoyansk được thành lập từ năm 1638 cho đến 1971, nơi đây trở thành nơi lưu đầy các phạm nhân chính trị. Điều thú vị chính là ngoài việc trở thành khu vực lạnh thứ 3 trên thế giới, Verkhoyansk cũng là thành phố nhỏ thứ 3 của nước Nga.



Oymyakon, Siberia: -71,2 độ C

Oymyakon là khu vực lạnh nhất trên Trái đất có người sinh sống. Mặc dù chỉ nằm cách Bắc cực khoảng 350 km và luôn trong tình trạng băng tuyết nhưng khu vực này vẫn là nơi cư trú của 21 nghìn người. Chỉ khi nào nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hơn -52 độ C thì các trường học ở Oymyakon mới được nghỉ. Ở nơi đây, các phương tiện giao thông gần như không hoạt động được vì bị đóng băng.






Vostok, Nam Cực: -89,2 độ C

Vostok là một trạm khí tượng được Nga xây dựng trên một cao nguyên ở Nam Cực với độ cao 3500 mét so với mực nước biển. Vào ngày 21/7/1983, nhân viên tại trạm Vostok đo được nhiệt độ ngoài trời là -89,2 độ C và nơi đây trở thành nơi lạnh nhất trên thế giới từng được con người biết tới.



Mặc dù nhiệt độ thấp như vậy nhưng ở khu vực này lại rất ít có tuyết rơi. Theo lý thuyết thì Nam Cực là một khu vực khô hạn, mỗi năm lượng mưa ở nơi đây chỉ khoảng 25 cm.


Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
groups -> Pen international văn bút việt nam hải ngoạI 11203 Denmore Lane, Riverview, fl 33579
28488987 -> Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)
28488987 -> Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ

tải về 49.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương