Tại sao Việt Nam nên thận trọng đối với điện hạt nhân


- Năng lượng nhiệt hạch hạt nhân



tải về 0.65 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích0.65 Mb.
#39071
1   2
9 - Năng lượng nhiệt hạch hạt nhân :

Năng lượng nhiệt hạch hạt nhân (fusion nucléaire) được nghiên cứu từ mấy chục năm nay; tuy có nhiều tiến bộ khả quan, nhưng vẫn chưa trưởng thành. Nhiên liệu cần thiết tiềm tàng ở biển: deutérium và tritium (từ isotope hydrogène và lithium). Kỹ thuật còn gặp rất nhiều trở ngại. Dùng tritium nguy hiểm (tuy đã có kinh nghiệm về bom H - hydrogène) vì bức xạ cao. Cũng có vấn đề an toàn và môi trường (nhiệt độ 50 triệu °C), không phải dễ giải quyết như người ta tưởng. Công suất lò sẽ rất cao. Cho nên điện nhiệt hạch hạt nhân không thể ra đời trước năm 2050-2070 (từ 1970, cứ mỗi năm, các nhà khoa học trong lĩnh vực tiếp tục hẹn 50 năm nữa).

Người ta chờ kết quả vào năm 2010 của các chương trình : laser NIF (Nuclear Ignition Facility) ở Californie (Mỹ) và laser LMJ (Laser MégaJoule) ở Bordeaux (Pháp) trị giá 1,2 tỷ USD. Dự án FEAT (Fusion Energy Advanced Tokamak) trị giá 3-4,5 tỷ USD với công suất 500 MW, mạnh hơn 30 lần so với máy JET (Joint European Torus) hiện tại, có thể được thực hiện trong khoảng thời gian 2010-2020.

10 - Pin nhiên liệu :

Mấy chục năm qua, pin hydrogène đã được sử dụng có hiệu quả trên những phi thuyền không gian. Tuy có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, pin hydrogène (hoặc với nhiên liệu khác như méthanol, carbure hydrogène …) chưa được phát triển mạnh, cũng vì một số vấn đề kỹ thuật và nhất là kinh tế :



  • Sự khan hiếm bạch kim (platine) trong vai trò vật xúc tác (ngoài dây cao nhiệt).

  • Kinh phí cần thiết cho các khâu sản xuất phân phối và dự trữ hydrogène hết sức cao.

Vì pin nhiên liệu (pile à combustible) có nhiều triển vọng trong tương lai, nên nhiều nước đã đầu tư vào những chương trình nghiên cứu quan trọng. Xin lưu ý: hydrogène (cũng có vấn đề môi trường) là một vectơ như điện lực.

11 - Tình hình điện lực Pháp :

Nước Pháp có chương trình điện hạt nhân rất mạnh. Công suất đặt (63 000 MW) và sản lượng điện hạt nhân hàng năm (401,3 TWh) chỉ thua Mỹ, nhưng phần điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện quốc gia cao nhất thế giới (77,1%). Sản lượng điện hạt nhân của Pháp bằng một nửa sản lượng điện hạt nhân của cả Châu Âu. Ngoài thủy điện, trung bình 65TWh/1năm, nguồn năng lượng thiên nhiên (than và khí) của Pháp không còn gì cả.

Vì thế từ 1972-1973, chính phủ Pháp đã có chiến lược khuyếch trương triệt để chương trình điện hạt nhân, với mục đích tăng mức độc lập về năng lượng, bằng cách hạ thấp số lượng dầu mỏ nhập khẩu. Những lò thế hệ 1 đầu tiên, thuộc dây UNGG(16), thiếu an toàn và không kinh tế, cho nên tất cả những lò thế hệ 2 tiếp theo thuộc dây PWR (900-1300-1450 MW), ngoại trừ hai lò Phénix và Superphénix.

Công nghiệp hạt nhân dân sự của Pháp đã thu hút đầu tư tổng cộng gần 200 tỷ USD. Chính quyền đã huy động lực lượng vào tất cả các khâu của chu trình (cycle) hạt nhân. Nhiều chuyên gia công nhận rằng chỉ có hai nước, Pháp (với EDF) và Nhật (với Tepco), có công nghiệp hạt nhân tập trung thật sự; còn đối với các nước khác, kể cả Mỹ (vì những công ty tư nhân), lĩnh vực hạt nhân có tính cách thủ công, thiếu quy mô lớn. Kinh phí dành cho các công trình nghiên cứu hạt nhân chiếm gần 80% ngân khoản, nên không cho phép ngành năng lượng tái tạo tiến bộ mạnh suốt 30 năm nay. Vì quá lạc quan về mức tăng trưởng tiêu thụ điện lực, EDF đã xây dựng thừa 5 lò (5000MW). Năm 2001, EDF bán 18% sản lượng điện cho các nước lân cận. Tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp quá cao. Nếu rủi ro có sự cố lớn, kinh tế và mọi hoạt động sẽ bị tê liệt vì các lò được thiết kế cùng một tiêu chuẩn (EDF sẽ kéo dài thời gian vận hành các lò PWR lên 40 năm).

Gần đây, báo chí cho biết rằng 61% dân Pháp lại có vẻ dè dặt đối với điện hạt nhân, phần lớn là vì vấn đề xử lý nhiên liệu hạt nhân và lưu giữ rác thải phóng xạ. Về điểm này chính phủ Pháp đã tuyên bố sẽ có chính sách rõ ràng vào năm 2006.

Trong những kế hoạch đã nghiên cứu cách đây 5 năm, có kịch bản loại bỏ điện hạt nhân. Lúc ấy một số lớn lò PWR sẽ được thay thế bởi những nhà máy tua bin khí hỗn hợp, cần ít kinh phí đầu tư và thời gian xây dựng được rút ngắn.

Bảng 6 :

Nhiên liệu

Kinh phí đầu tư

USD/kW


Giá thành

cUSD/kWh


Thời gian xây dựng

Năm


Khí thiên nhiên

Than


Hạt nhân

400 - 800

900 - 1300

1500 - 2000(17)


3 - 4,5

4 - 5


3 - 3,5

2 - 3

3 - 4


5 - 6

Pháp đang cố gắng đạt mục tiêu 21% điện tái tạo vào năm 2010.

Từ mấy năm nay, nhiều thành phố như Grenoble, Montpellier, Dunkerque đã áp dụng chính sách sản xuất năng lượng phân cấp. Kỹ thuật đồng phát điện và hơi (cogénération) cũng được khuyến khích vì hiệu suất cao.



12 - Tình hình năng lượng Việt Nam :

Bảng 7 cho ta biết tiềm năng của các nguồn năng lượng thiên nhiên quốc gia.

Bảng 7 :

-Tiềm năng các nguồn năng lượng hóa thạch (énergies fossiles) :



Năng lượng

Trữ lượng

Khối lượng khai thác (2002)

Khả năng khai thác hàng năm (đến 2020)

Tiêu thụ sơ cấp

Ghi chú

Than (tấn)

Dầu (tấn)

Khí (m3)


3,52.109

425.106

617.109


15,5.106

17.106

2,17.109


20.106

25,27.106

15,20.109


8.106

8,8.106

1,3.109


Anthracite Quảng Bình (95%)

Chủ yếu ở thềm lục địa


-Tiềm năng thủy điện :



Năng lượng

Tiềm năng

Khả năng khai thác hàng năm (đến 2020)

Ghi chú

Thủy điện (TWh)

308,6 (lý thuyết)

72 (kỹ thuật)

51,6 (kinh tế)


45 - 50

Con số kinh tế cao hơn nếu không có vấn đề môi trường.

Riêng về uranium, trữ lượng ở nước nhà vào khoảng 320 000 tấn U3O8, trong đó 6000 tấn có thể được khai thác với giá dưới 80USD/kg.

Sau đây là sự phân phối về mức tiêu thụ các nguồn trong năm 2001 : dầu mỏ (59%), than (29%), khí thiên nhiên (7%), điện lực (9%); và tỷ lệ tiêu thụ cuối cùng các lĩnh vực trong nước là : vận tải (43%), kỹ nghệ (30%), gia dụng và dịch vụ (27%).



13 - Tình hình điện lực Việt Nam :

13.1. Sản xuất và hệ thống dây :

Đầu năm 2003, tổng công suất đặt ở Việt Nam được 8741 MW. Tổng sản lượng điện là 35,7 TWh, phân chia như sau : thủy điện 18,5 TWh (51,7%), tua bin khí 5,7 TWh (16%), nhiệt điện than 4,9 TWh (13,6%), vv.

Từ nay đến chân trời 2020 hàng chục nhà máy (thủy điện, khí, than) sẽ được xây cất. Ưu tiên sẽ dành cho thủy điện, với 45 nhà máy trên toàn lãnh thổ, tổng công suất đặt là 12 343 MW, trong đó có công trình Sơn La (2 400MW) là lớn nhất. Dự kiến trong giai đoạn này, sẽ thiết lập thêm nhiều nhà máy chạy bằng khí, đặc biệt ở khu Đông và Tây Nam bộ (tổng công suất đặt 10 000MW) và nhiều nhà máy dùng than ở khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh, Hải Phòng (tổng công suất đặt trên 7 000MW). Kinh phí đầu tư mỗi năm cho ngành điện lên đến 2-3 tỷ USD (2010).

Có 5 định hướng lớn trong chiến lược phát triển dài hạn của Bộ công nghiệp : phát triển mạnh và đa dạng thị trường điện, ưu tiên dành cho thủy điện, tăng cường hệ thống truyền tải 500kV và 220kV, chú trọng điện khí hóa nông thôn, xây dựng các biện pháp huy động vốn (khuyến khích đầu tư với hình thức BOT(18) và IPP(19)). Việc cải cách giá điện cũng đang được nghiên cứu.

Tôi không ngại về kinh nghiệm và năng lực của các đồng nghiệp trong nước, nhưng liệu 17 năm trời có đủ để ta thực hiện một chương trình to lớn như thế không.

Bảng 8 ghi rõ một số chi tiết về hệ thống dây cao thế và trung thế.

Bảng 8 :

Năm

Điện thế

(kV)


Chiều dài

(km)


Công suất biến thế

(MVA)


2000

500

1 514

2 850

220

3 732

5 810

66-110

7 851

7 320

Trung thế

50 464

10 390

2002 - 2010

sẽ thiết kế



500

2 416

6 150

220

4 414

13 350

110

7 757

28 730

Điện trung thế gồm có 6, 10, 15, 22 và 35 kV. Trong tương lai chỉ hai mức 22 và 35 kV được sử dụng. Điện hạ thế của ta là 230/400 V.

13.2. Nhu cầu điện lực :

Bảng 9 thể hiện nhu cầu điện lực đất nước từ nay đến 2020, với mức tăng trưởng trung bình 11%/năm, theo kế hoạch dài hạn số 5 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (TCTĐLVN) mà ông Tổng giám đốc Đào Văn Hưng đã trình lên Bộ công nghiệp.

Bảng 9 :

Năm

2000

2005

2010

2015

2020

TWh

24,9

46,5

78,5

126,9

201,0

kWh/người.năm

306

516

817

1261

1881

14 - Nhận xét và kết luận :

Gần đây, trong một bài phỏng vấn của báo Giáo Dục & Đào Tạo, PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết, đến năm 2020 nước ta sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Trong số những vị trí đã khảo sát, có 3 vị trí thích hợp với tiêu chỉ lựa chọn : 1 ở Phú Yên và 2 ở Ninh Thuận.

Lý do chính, được ông Viện trưởng đưa ra, là đến năm 2020, nhu cầu điện lực sẽ lên đến 201 tỷ kWh (xem trên), và ta sẽ thiếu khoảng 65 tỷ kWh, khả năng cung cấp của các nguồn thủy điện, điện khí, điện than chỉ được 136 tỷ kWh.

Có thể nói là nước ta được ưu đãi về các nguồn thiên nhiên, được xem như độc lập về năng lượng. Nếu chúng ta biết sử dụng năng lượng một cách tối ưu, hợp lý, có hiệu quả (ví dụ: tổn thất trên hệ thống dây điện còn quá cao 15%), nếu chúng ta chủ trương triệt để tiết kiệm năng lượng ở mọi lĩnh vực thì các nguồn thiên nhiên cho phép chúng ta đáp ứng nhu cầu hàng chục năm nữa. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (ENERTEAM - Giám đốc là ông Nguyễn Trần Thế) ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã gặt hái nhiều kết quả quan trọng trong các vấn đề này, nhưng công việc phải thực hiện còn mênh mông (đồng ý là nghèo cũng khó tiết kiệm, tuy nhiên cần sửa đổi ý thức).

Riêng về nhu cầu điện lực, theo cá nhân tôi, các con số ghi trên quá lạc quan. Ta không thể tiếp tục ngoại suy mãi và áp dụng mức tăng trưởng lũy thừa như thời gian qua với tốc độ 14% mỗi năm. Kinh tế và tài chính quốc gia không thể nào theo kịp, đó là chưa kể khâu sử dụng và tiêu thụ điện, phải được đầu tư đúng nhịp. Chớ quên rằng đặc điểm của điện lực là không thể dự trữ nhiều được. Phương trình tuy đơn giản (cung lúc nào cũng phải bằng cầu, kể cả thất thoát), nhưng không phải dễ giải quyết về kỹ thuật và kinh tế. Đường biểu diễn lũy thừa với một hệ số cao như thế có ngày làm “nổ hệ thống”. Năm 1970, EDF cũng đã dự trù sai lầm mức tiêu thụ của Pháp, tưởng sẽ lên đến 1000 TWh năm 2000, nhưng sự thật, nhu cầu ngày nay chưa quá 550 TWh ! Ta cũng nên cẩn thận để tránh sự trang bị quá mức.

Từ 1945 đến 1973 (cơn khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên), phần lớn các nước có nhịp độ tăng trưởng mỗi năm là 7%, có nghĩa là cứ 10 năm(20) phải xây cất thêm nhà máy sản xuất và hệ thống điện để có công suất gấp đôi (ngành điện, xưa kia gọi là định luật cứ mười năm tăng gấp đôi). Từ 30 năm nay “định luật” ấy không còn giá trị nữa. Thời kỳ phung phí năng lượng và điện lực đã qua. Trên toàn cầu, trừ một số nước đang phát triển, mức tăng trưởng điện lực xuống dốc mạnh ; ở châu Âu tăng từ 1 đến 3% mỗi năm là cao lắm. Đó là kết quả quí báu của sự tiết kiệm và sử dụng hợp lý năng lượng.

Một nguồn năng lượng rất quan trọng mà ta ít quan tâm, là “tiết kiệm năng lượng”. Năng lượng quý báu nhất là năng lượng mà chúng ta không sử dụng. Chúng ta cần chú trọng đến những “mô hình cầu” hơn là mô hình cung. Đừng quên rằng công nghệ ngày nay, nhờ các ngành tin học, điện tử, viễn thông, mỗi năm tiêu thụ năng lượng càng ít hơn.

Mặc dù nhu cầu điện lực Việt Nam còn lớn, trong tương lai, mức tăng trưởng cũng sẽ hạ dần, trung bình 7% mỗi năm và từ từ sẽ xuống nữa, nhờ hiện tượng bão hòa. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,3%/năm (con số còn lên xuống) và tốc độ tăng trưởng điện 11% thì hệ số đàn hồi(21) (coefficient d’élasticité = (ΔE/E)/(ΔPIB/PIB) (22)) của Việt Nam sẽ là 1,5, còn quá cao. Con số này chứng tỏ hiệu suất năng lượng của ta (efficacité énergétique) còn rất kém. Với chính sách tiết kiệm và xử lý năng lượng hợp lý, ta có thể hạ dần hệ số đàn hồi, thấp chừng nào hay chừng ấy (dưới 1 càng sớm càng tốt). Hiện nay với mức tăng trưởng điện lực 14%, hệ số đàn hồi là 1,9 !

Trong dự án điện nông thôn 2, khởi sự từ năm nay đến 2010, số hộ nông dân có điện từ 73% sẽ lên 90%. Đem điện về quê làng ngày nay, nếu có thể, nên tránh áp dụng sơ đồ cổ điển rất tốn kém, vì phải kéo dây đi xa trạm biến thế. Cần áp dụng chính sách sản xuất năng lượng phân cấp (Production d’Energies Décentralisées) và khuyến khích khai thác triệt để năng lượng tái tạo tại chỗ như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, biomasse, lợi cho nông quê vì đem lại công ăn việc làm. Lẽ cố nhiên, giá thành kWh hiện nay khá cao, nhưng từ từ sẽ có điều kiện cạnh tranh được với các nguồn năng lượng cổ điển và hạt nhân. Sử dụng năng lượng hợp lý cũng có nghĩa là dùng nhiên liệu đúng chỗ, đúng lúc. Có trường hợp nên trực tiếp sử dụng than, củi, dầu mỏ, khí, không cần phải qua nhà máy điện, tổn thất cao (nguyên lý các nô).

Vì những lý do trình bày trên, theo cá nhân tôi, nhu cầu điện lực quốc gia đến 2020 sẽ thấp hơn con số của TCTĐLVN đưa ra. Chúng ta sẽ cần 200 TWh sau 2030 chứ không sớm hơn được. Giả thuyết này, có nghĩa là từ đây đến 2030, mức tăng trưởng điện trung bình của Việt Nam là 7%/năm. Chớ quên rằng nhiều nước ở Châu Âu (đặc biệt nước Pháp, tuy dân số ít hơn ta, nhưng có công nghệ nặng), sau chiến tranh thế giới thứ 2, từ 1945 đến 1973, phải xây dựng lại hạ tầng cơ sở bị tàn phá, mà mức tăng trưởng điện hàng năm cũng không quá 7%.

Lùi giới hạn 10 năm; TCTĐLVN và Viện năng lượng nguyên tử có thêm thời gian để đắn đo suy nghĩ, phân tích những biến chuyển về tình hình năng lượng thế giới và chiều hướng của thị trường điện hạt nhân. Chính phủ cũng nhẹ bớt mối lo, vì còn bao nhiêu công trình mà nhà nước phải quan tâm.

Nhiều chuyên gia cho rằng tương lai của công nghệ hạt nhân không thể sáng tỏ trước những năm 2020, vì về phương diện kỹ thuật, nó tùy thuộc ở độ tin cậy đối với các lò VHTR và các lò thế hệ IV khác (2035-2040) tương đối tinh xảo hơn. Tôi hy vọng rằng các cơ quan chức năng trong nước, sẽ hết sức thận trọng; chờ đợi 15-20 năm nữa cũng không muộn, trước khi trình lên chính phủ quyết định đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân mà hậu quả cho kinh tế môi trường và xã hội ta khó lường trước được.

Nước ta không nên, vì đã có một Viện năng lượng nguyên tử với nhiều chuyên gia có trình độ cao, có kinh nghiệm quý về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ 18 năm nay mà một hai phải tự ràng buộc vào trong một địa hạt đầy thử thách nguy hiểm và khó khăn. Không thấy lợi mà chỉ thấy hại trước mắt (một khi đã đi vào xa lộ đầy sương mù thì khó quay lui !). Đối với nền công nghệ và nguồn nhân lực hiện hữu của đất nước, điện hạt nhân không kinh tế chút nào, nếu ta kể cả khâu xử lý nhiên liệu, lưu giữ chất thải phóng xạ và khâu tháo gỡ nhà máy điện sau này. Tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân, như đã nêu trên, tối thiểu tốn vài trăm triệu USD và phải đợi từ 25 đến 50 năm. Việc đào tạo cán bộ chuyên môn, nếu cần, có thể giải quyết trong thời gian chuẩn bị và xây cất nhà máy (12 đến 15 năm).

Hiện nay thế giới chỉ có 12 nước, phần lớn ở Châu Á, đang xây cất 32 lò hạt nhân, một con số rất thấp, so với nhu cầu điện lực của hơn 6 tỷ người. Trong bảng 3 ở trên, tỷ lệ 6,5% của điện hạt nhân không thay đổi từ 2000 đến 2020, nói lên sự trầm trọng của cơn khủng hoảng, tiếp tục kéo dài từ hơn hai chục năm nay.Nhà nghiên cứu C.Marchetti của Viện quốc tế phân tích hệ thống (IIASA(23)) ở Vienne (Áo) đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa sự phát triển năng lượng hạt nhân với chu trình Kondratiev (kinh tế lên xuống theo từng đợt 40-50 năm).

Phát triển điện hạt nhân không góp phần tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia như có người tưởng. Trái lại, vì nó sẽ cần một nguồn tài chính quá lớn nên ta sẽ không còn đủ sức để đầu tư vào các lĩnh vực ít tốn kém và có triển vọng hơn.

Lấy ví dụ điển hình, ở Trung tâm nghiên cứu hạt nhân (Centre d’Etudes Nucléaires) Grenoble, mà tôi được biết rõ (vì đã có dịp tu nghiệp ở đây), người ta đã chuyển hướng, đổi sang nghiên cứu các lĩnh vực mới, như micro (10-6) điện tử từ lâu và gần đây nano (10-9) kỹ thuật.

Trong tình thế chính trị địa lý ngày nay, nước nào có nhiều dầu mỏ, có lò hạt nhân, không phải là một ưu thế đối với một vài “cường quốc” còn có tư tưởng thực dân, coi thường luân lý, pháp luật. Nếu bom đạn giết hại thường dân (có bé mất cả 2 tay và gia đình tan nát) được con cháu chúng ta xem như trò chơi video, không có gì đáng sợ, thì ai bảo đảm an ninh hòa bình cho thế giới, khi mà chất phóng xạ được rải rác lan tràn khắp nơi. Chúng ta nên đặt câu hỏi, tại sao nhiều nước giàu có nhờ dầu mỏ và khí, mà dân chúng vẫn gặp bao khó khăn, không có hạnh phúc. Lại có nước trở nên nghèo khổ, kinh tế sụp đổ, hết chiến tranh thì huynh đệ tương tàn. Có nước đang xây cất lò hạt nhân (Osirak-1981) thì bị bom đạn tàn phá. Danh từ “vàng đen” ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa cần suy ngẫm. Đó là khía cạnh bi đát và đau thương của năng lượng, và cũng là một cảnh báo của tạo hóa.

Trong tương lai, sự tăng trưởng nhu cầu năng lượng và điện lực trên thế giới, chủ yếu là ở các nước đang phát triển (như Trung Quốc và Ấn Độ). Điện hạt nhân, không phải là nguồn điện cho dân nghèo, lẽ dĩ nhiên, không thích hợp để đáp ứng nhu cầu của 1/3 nhân loại chưa có điện.

Dù sao đi nữa, trữ lượng Uranium trên toàn cầu hiện nay chỉ có 15 triệu tấn (trong đó 9 triệu có tính cách đầu cơ), không cho phép tăng mãi số lò hạt nhân. Ví dụ, nếu phải tăng lên gấp 5 lần số lò hiện đang vận hành trên thế giới, thì chỉ trong vòng 40 năm, các mỏ Uranium sẽ khan hiếm.

Vài nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, không có nghĩa lý gì trong việc chống hiệu ứng nhà kính, trước khối lượng CO2 của Trung Quốc. Trung bình cứ 10 ngày, nước này có thêm một nhà máy điện 500MW chạy bằng than và tỷ lệ điện than của họ đã lên đến 70%.

Về phần nước Mỹ, có một trách nhiệm rất lớn về CO2 phát ra, nhưng họ đã từ chối việc ký kết nghị định thư Kyoto (1997) về việc chống hiệu ứng nhà kính. Với chỉ 5% dân số thế giới, nước Mỹ tiêu thụ một cách phung phí và vô tư 25% năng lượng của toàn cầu. Mỗi người dân Mỹ trung bình sử dụng trên 8 tep(24), tức là 18 lần con số của một người dân Việt Nam (0,45 tep) (mỗi người Pháp được 4,4 tep).

Chỉ trong vòng 2 thế kỷ, nhân loại đã tiêu thụ một cách phung phí, không biết tiết kiệm nguồn năng lượng hóa công (than, dầu mỏ, khí) mà tạo hóa, nhờ mặt trời, đã cặm cụi gầy dựng qua hàng trăm triệu năm, tập trung và dự trữ ở một số mỏ (énergie de stock). Trong vòng 30 năm tới, dầu, khí kinh tế sẽ bắt đầu khô cạn. Nhân loại nên triệt để khai thác ngay từ bây giờ nguồn năng lượng tái tạo (không tốn tiền nhiên liệu), tức là nguồn thông lượng (énergie de flux). Ngày xưa chúng ta dùng năng lượng mặt trời một cách gián tiếp, ngày nay chúng ta nên tiếp tục sử dụng mặt trời, nhưng một cách trực tiếp hơn. Năng lượng mặt trời do sự chuyển hóa hydrogène ra hélium, cũng là năng lượng nhiệt hạch hạt nhân. Tiềm năng bức xạ mặt trời vô cùng to lớn - 173.109 MW - bằng 20 triệu lần tổng công suất đặt các nhà máy điện Việt Nam hiện có. Xin nhớ rằng, trên vũ trụ, năng lượng chỉ có 3 nguồn gốc chính : mặt trời, địa nhiệt và hạt nhân. Khai thác hạt nhân, nếu suy nghĩ kỹ, là khiêu khích tạo hóa. Chúng ta vô tình gieo mầm chiến tranh trong lòng hạt nhân, bị lính neutron bắn phá (bombardement neutronique!).

Đến năm 2030, bài toán sẽ có 3 giải pháp :


  • Năng lượng tái tạo (mặc dù có vấn đề môi trường và kinh tế ).

  • Tiết kiệm năng lượng (ví dụ : xe chạy mỗi 100km chỉ cần 2-3 lít dầu).

  • Điện hạt nhân.

Hai giải pháp đầu là thích hợp cho những nước đang phát triển, vì điều kiện kinh tế, xã hội, khác hẳn với những nước có công nghệ mạnh. Nếu trong tương lai, tiến bộ khoa học làm các nhà máy chạy than ít ô nhiễm môi trường hơn, thì điện than sẽ có triển vọng, vì dự trữ than rất lớn trên toàn cầu.

Nước Đức, trước khi tuyên bố sẽ đóng cửa các lò hạt nhân, đã triệt để khai thác năng lượng mặt trời và gió (cũng do mặt trời). Về điện gió, nước Đức đứng hàng đầu với công suất đặt lên đến 12 000MW (tương đương với 12 lò PWR-1000 MW), tiếp theo là Tây Ban Nha (4 830 MW), Mỹ (4 685 MW), Đan Mạch (2 880 MW), Ấn Độ (1 702 MW).

Năng lượng và môi trường, hai lĩnh vực vô cùng quan trọng, có tầm vóc quốc tế, cần kinh phí rất nhiều (hàng tỷ USD) và thời gian rất dài (hàng chục năm). Chiến lược của mỗi nước tùy thuộc thị trường thế giới. Chúng ta không nên hấp tấp, mất thì giờ, và phí tiền đầu tư vào công nghệ hạt nhân. Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ các nước giàu mạnh. Hàng trăm, hàng ngàn tỷ USD đã đổ dồn vào lĩnh vực này mà tương lai vẫn không sáng tỏ, sau hơn 1/2 thế kỷ. Nếu chỉ một phần số kinh phí ấy được đầu tư vào các công trình nghiên cứu năng lượng tái tạo thì quý biết bao nhiêu cho nhân loại, lúc ấy giá thành kWh sẽ trở nên kinh tế.

Nước ta không thể cùng một lúc, đầu tư vào tất cả mọi ngành, thi đua với các nước có công nghệ mạnh. Cần tránh những sai lầm của họ và chỉ chú trọng vào một số ngành đòi hỏi nhiều chất xám, ít tốn kém mà có nhiều triển vọng. Những chương trình có thể chọn lựa không thiếu : năng lượng tái tạo, sinh kỹ thuật học, viễn thông, điện tử, tin học, nano kỹ thuật, vật liệu, vv. Sức mạnh của một quốc gia tùy ở hai lĩnh vực then chốt, ưu tiên số một : giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. (Nước Nhật tuy đang bị khủng hoảng nhưng vẫn duy trì ngân khoản dành cho nghiên cứu : trên 3% PIB) So sánh kWh trên đầu người chỉ có tính cách bề mặt. Trái lại, nên tán dương những nước, với ít kWh, ít bêtông cốt sắt, ít xe hơi và xí nghiệp gây ô nhiễm, ít công trình đồ sộ, mà người dân vẫn có mức sống cao với sức khỏe dồi dào và kiến thức rộng rãi.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vô lương tâm, nhiều công ty lớn ngoại quốc, lạm dụng khẩu hiệu “phát triển lâu bền” (développement durable) (Hội nghị Johannesburg 09/2002), chủ yếu là bán máy móc, kỹ thuật của họ để tăng lãi lâu dài mà không cần biết đến hậu quả kinh tế xã hội và môi trường của những nước đang phát triển. Ở các nước có công nghệ mạnh, vì quyền lợi các công ty, nhiều nhóm thế lực (lobby) gây sức ép với chính phủ và các cơ quan trách nhiệm, để đề cao vai trò điện hạt nhân, bằng cách phổ biến những tin tức không chính xác. Từ mấy chục năm nay, mỗi lần tham dự Hội nghị Năng lượng thế giới (Conseil Mondial de l’Energie) tôi rất tiếc không thấy đoàn đại biểu Việt Nam, để trao đổi kinh nghiệm với ngoại quốc và tìm hiểu thái độ của các nhóm có thế lực nói trên.

Có người bạn cho rằng: “điện hạt nhân là nguồn điện lực tốt nhất và sẽ tốt hơn nữa”. Tôi không đồng ý chút nào. Cũng có bạn chủ trương xuất khẩu điện hạt nhân từ Việt Nam, nhằm hạn chế các chương trình xây dựng thủy điện trên sông Mékong. Phần lớn các công trình thủy điện có nhiều mục đích : phát điện, cấp nước, chống lũ, chống hạn, du lịch, tàu bè đi lại. Sự cố có thể xảy ra vì động đất, thời tiết, xây cất không chu đáo, tính sai, làm thiệt hại hàng trăm hàng ngàn tính mạng ở hạ lưu đập nước. Lẽ cố nhiên, vì ở trong nghề, tôi lại càng lo ngại nhiều cho các đập như Đa Nhim, Hòa Bình, Sơn La sau này ... Khác với hạt nhân, nếu rủi có tai biến, cũng không để lại hậu quả cho nhiều thế hệ. Tôi đề nghị, khi cần nên mua điện của các nước lân cận hơn là sản xuất điện hạt nhân trên lãnh thổ ta. Có người cũng đưa ra ý kiến, thiếu suy nghĩ, đổi dầu mỏ của ta với các lò hạt nhân !

Ngày nào vấn đề xử lý nhiên liệu hạt nhân và lưu giữ chất thải phóng xạ chưa được giải quyết chu đáo ổn thỏa, ngày ấy tồn tại sự nghi ngờ và chống đối của dư luận (vẫn còn ám ảnh bởi Hiroshima và Nagasaki(25)). Năm 1905, Albert Einstein, lúc khám phá ra công thức cơ bản, lừng danh, E=mc², chứng minh sự tương đương giữa E (năng lượng) và m (khối lượng), vô tình đã dọn đường cho hai thảm hoạ này, 40 năm sau.

Khái niệm nguyên tử (Démocrite) xuất hiện từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Chúng ta nên khiêm tốn, phải có cái nhìn “triết lý” về chiều sâu. Lĩnh vực hạt nhân, tuy vô cùng nhỏ bé, nhưng mênh mông, nó bắt nguồn từ hạt cơ bản, 10-13 cm (Fermi) đến 10-8 cm (Angstrửm). Cũng phải nhìn rộng, hướng về chân trời xa vời, vì chu kỳ giảm một nửa chất phóng xạ của 239Pu (đáng sợ nhất) là 24,11.103năm, và chu kỳ của 238U là 4,50.109 năm (lúc ấy mặt trời, hết năng lượng, cũng “vĩnh viễn từ giã cuộc đời”).

Rác thải phóng xạ gồm có hai thành phần chính:


  • Những nguyên tố TRU - TRansUraniens (Pu, Neptunium - Np, Américium - Am .vv.) chiếm 1,1% nhiên liệu đã đốt, với chất độc phóng xạ có hiệu lực hàng triệu năm.

  • Những mảnh phân rã (fragments de fission) chiếm 4% nhiên liệu đã đốt với chất độc phóng xạ kéo dài 200-300 năm.

Với hệ thống lai ADS (Accelerator Driven System) của giải thưởng Nobel Carlo Rubbia và những thí nghiệm liên hệ FEAT (First Energy Amplifier Test) và TARC (Transmutation by Adiabatic Resonance Crossing) các nhà khoa học tìm cách loại bỏ trên 99,9% những nguyên tố TRU và trên 95% những mảnh phân rã có đời sống dài. Vì một số lý do kỹ thuật và kinh tế, nhiều công ty điện lực như EDF không hưởng ứng hệ thống ADS này.

Sự thiêu đốt (incinération) và/hay chuyển vị (transmutation) nguyên tử có những quá trình hết sức lâu và vô cùng phức tạp. Không thể chuyển vị nguyên tử những sản phẩm phân rã có đời sống trung bình như 137Cs và 90Sr (26).

Không có một lý do gì cho phép chúng ta tặng món quà rác thải phóng xạ độc hại, nguy hiểm cho con cháu và hàng chục thế hệ sau.

Trả lời nhà báo Giáo Dục & Đào Tạo về vấn đề xử lý chất thải, Ông Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tuyên bố: “nếu chính phủ phê duyệt, 2020 ta sẽ có nhà máy hạt nhân đầu tiên và 2070 ta mới phải nghĩ đến việc này. Lúc đó, chắc chắn công nghệ xử lý chất thải đã được thương mại trên thế giới.”

Tôi thì không lạc quan như thế. Tôi không muốn lương tâm bị cắn rứt và cũng không muốn các thế hệ ngày mai oán trách về thái độ “thiếu thận trọng” của chúng ta ngày nay.

“Tri bá niên tiền, tri bá niên hậu“

Grenoble, 26/ 04/ 2003

(Tròn 17 năm sau thảm họa Tchernobyl)



Chú ý : Viết phúc trình này, tôi tiêu thụ cả thảy 26 kWh, trong đó, rất tiếc chỉ 15% là thủy điện.

Tin giờ chót : Báo Saigon Times Daily (ngày 28/04/2003) vừa cho biết - theo lời tuyên bố của ông Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước ta, nếu không gì trở ngại, sẽ vận hành vào năm 2017-2018 (thay vì 2020). Nhà máy sẽ có 2 hoặc 3 lò với công suất mỗi lò là 600 MW. Tổng kinh phí đầu tư dự trù là 1,8 đến 2 tỷ USD.

[Theo tôi, với giá hiện nay ở Châu Âu, kinh phí sẽ quá 3 tỷ USD (lò 600 MW tương đối nhỏ, giá mỗi MW càng cao).

Bảng 6 ở trên cho ta thấy kinh phí đầu tư nhà máy điện hạt nhân đắt hơn nhà máy điện khí và than 2-3 lần. Thủy điện Sơn La (2400 MW - 2,5 tỷ USD) cũng rẻ hơn. Như thế giá thành kWh điện hạt nhân của ta sẽ không kinh tế. ]

Tài liệu tham khảo :

Vì bài quá dài, xin vắn tắt sau đây, không ghi chi tiết, danh sách các tác giả, báo chí, cơ quan và hội nghị.



Tác giả : M.Allègre, J.Attali, E.Bard, P.R Bauquis, J.Bergougnoux, B.Boullis, I.Brissaud, R.Brissot, B.Chabot, J.M.Chevalier, M.Clèves, P.Criqui, T.Delpech, B.Dessus, M.Destot, D.Finon, P.G. de Gennes, O.Godard, F.Godement, J.F.Guilhaudis, J.C.Hourcade, Đào Văn Hưng, B.Laponche, D.Lorentz, C.Lorius, G.de Marsily, J.M.Martin, L.Néel, Nguyễn Khắc Nhẫn, R.Pauthenet, J.Percebois, J.P.Revol, M.Ricard, Carlo Rubbia, J.C.Sabonnadière, J.P.Schapira, C.Stoffaes, P.Terzian, Vương Hữu Tấn, Nguyễn Trần Thế, Trịnh Xuân Thuận, Hà Học Trạc, Nguyễn Khắc Ứng, Ch. de la Vaissière, A.Zaetta.

Báo chí, tập san : Đoàn Kết, Découverte, Energy Intelligence, Liaison Energie-Francophonie, Revue de l’Energie, Revue Générale Nucléaire, Le Monde, Nuclear News, Passages, La Recherche, REE, Sociétal, Systèmes solaires, Vietnam Economic Times.

Cơ quan : ADEME, AEN, AIEA, ANDRA, AUEG Cap 2025, Bộ công nghiệp, CEA, CEPII, Commissariat général au Plan, CRII-RAD, Enerdata, Enerteam, EDF, Euratom, GDF, GIEC (IPCC), IFRI, IIASA, INPG, IEPE, ISN, OPRI, PNUD, Société franỗaise de Physique, Sipri, Total Elf Fina, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Viện năng lượng, Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam, World Bank.

Hội nghị (tham dự) : Conseil Mondial de l’Energie (Montréal - Tokyo), Cigré (Paris), Séminaire de planification énergétique (Hanoi), Colloque nucléaire (Sénat Paris), Rencontres parlementaires sur l’énergie (Assemblée nationale Paris), 4è assises nationales de l’énergie (Grenoble), Wind power for the XXI st. Century, Kassel.





1 MW = 1000 kW

2 TWh = 109 kWh = tỷ kWh

3 Gtep = 109 tep = tỷ tấn dầu

44 Pu : plutonium

5 PWR : Pressurised Water Reactor

6 GW = 1000 MW

7 Người ta thường nêu con số 200 kg Pu.

8 MOX : Mixed Oxide Fuel (UO2 + PuO2).

9 RBMK : Reaktor Bolchoi Mochtchnosti Kanalni.

10 VVER : Vodiano Vodianoi Energuietitcheski Reaktor.

11 NRBC : Nucléaire, Radiologique, Biologique, Chimique.

12 PHWR : Pressurised Heavy Water Reactor.

13 EPR : European Pressurized Water Reactor.

14 VHTR : Very High Temperature Reactor.

15 GT-MHR : Gaz Turbine - Modulaire Hélium Reactor.

16 UNGG : Uranium Naturel Graphite Gaz.

17 Một lò PWR-1000 MW trị giá 1,5 đến 2 tỷ USD.

18 BOT : Build, Operate, Transfer.

19 IPP : Independent Power Plan.

20 Cứ 5-6 năm nếu mức tăng trưởng là 14%.

21 Hệ số đàn hồi không phải là một hằng số như có người tưởng.

22 E : năng lượng (ở đây điện năng), PIB : tổng sản phẩm quốc nội.

23 IIASA : International Institute for Applied System Analysis.

24 tep : tonne équivalent pétrole (tấn dầu)

25 Đơn vị năng lượng bom là kt tương đương TNT (trinitrotoluène).

Hiroshima (6/8/45) : bom U làm giàu, 14kt=14.109 kilocalories.



Nagasaki (9/8/45) : bom Pu, 21kt=21.109 kilocalories.

26 Cs : Césium, Sr : Strontium.

Каталог: Articles
Articles -> KẾ hoạch xây dựng tcvn năM 2016
Articles -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles -> Danh sách tổ chức giáM ĐỊNH, TỔ chứC chứng nhậN ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc giáM ĐỊNH, chứng nhận thép sản xuất trong nưỚC, nhập khẩu theo quy đỊnh tại thông tư liên tịch số 44/2013/ttlt-bct-bkhcn ngàY 31/12/2013
Articles -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận về TƯƠng thích đIỆn từ
Articles -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles -> Danh sách tổ chứC ĐÁnh giá SỰ phù HỢP ĐƯỢc chỉ ĐỊnh thực hiện việc thử nghiệM/GIÁM ĐỊNH/CHỨng nhận xăNG, nhiên liệU ĐIÊzen và nhiên liệu sinh họC phù HỢp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 1: 2009/bkhcn
Articles -> Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014
Articles -> TỔng cục tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
Articles -> TỔ chứC ĐỦ ĐIỀu kiện tư VẤn hệ thống quản lý chất lưỢng theo tcvn iso 9001: 2008 ĐỐi với cơ quan, TỔ chức thuộc hệ thống hành chính nhà NƯỚC

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương