TẠi quảng bình a. Thông tin chung về ĐỀ TÀI



tải về 94.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích94.6 Kb.
#35110
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU MÙA VỤ XUẤT HIỆN GIỐNG CÁ CHÌNH TẠI CÁC CỬA SÔNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU VỚT VÀ ƯƠNG NUÔI CÁ CHÌNH

TẠI QUẢNG BÌNH
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Quang Linh.

2. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Huế.

3. Các cá nhân tham gia thực hiện đề tài: KS.Võ Đức Nghĩa, Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, Nguyễn Đức Thành, KS. Hồ Viết Lãm, KS. Trần Đình Minh, KS. Hà Thị Huệ, Nguyễn Chí Thanh, Văn Thùy Trang.

4. Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2010.

5. Cấp quản lý: UBND tỉnh Quảng Bình.

6. Mục tiêu của đề tài: Xác định nguồn cá chình giống trên 05 cửa sông chính, từ đó tìm ra mùa vụ và phương pháp thu vớt tối ưu, phổ biến quy trình ương nuôi cá giống phù hợp để phục vụ cho nhu cầu nuôi cá chình của người dân Quảng Bình.

7. Những đóng góp mới của đề tài: Kết quả đề tài làm cơ sở cho việc xác định được mùa vụ thu vớt cá chình giống trên các con sông chính và kỹ thuật ương nuôi, giúp cho người nuôi cá chình tại Quảng Bình chủ động được nguồn giống có chất lượng cao.

8. Bố cục của đề tài: Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm có 3 phần:

- Phần I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

- Phần II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

- Phần III: Kết quả và thảo luận.


B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, giá cá chình đạt 400.000 đ/kg loại 1-2 kg/con (chình Việt Nam). Cá chình được xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thế giới và trong nước hiện vẫn chưa nghiên cứu thành công sinh sản nhân tạo cá chình, vì vậy nguồn giống phụ thuộc vào khai thác tự nhiên và giá cả lại rất cao: Loại 20-30 con/kg lên tới 480.000-500.000 đồng, loại 140 con/kg có giá từ 1.700.000 đến 2.500.000 đồng. Nhiều nơi ngư dân thu vớt được cá giống kích cỡ nhỏ (0,1 đến 2g/con) nhưng họ chưa có quy trình ương nuôi thích hợp nên bị chết nhiều.

Vì vậy, việc thực hiện đề tài nhằm xác định mùa vụ xuất hiện cá chình trên 5 con sông chính, từ đó tìm ra phương pháp thu vớt và xây dựng quy trình ương nuôi; đảm bảo cung cấp cá giống đủ số lượng và chất lượng cho người nuôi cá chình tại Quảng Bình là rất cần thiết.


Phần I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện tại, có 16 loài và 6 loài cá chình thuộc giống Anguilla và phân bố nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, đã xác định được có 4 loài cá chình đó là: Anguillia japonica, Anguillia borneensis, Anguillia marmorataAnguillia bicolar pacifica, phổ biến là chình bông (Anguillia marmorata) và chình mun (Anguilla bicolor pacifica).

Cá chình có khả năng thích ứng rộng với sự biến động của độ mặn và nhiệt độ chịu đựng từ 1-380C, thích hợp là 25-270C. Cá chình ưa bóng tối và sợ ánh sáng, đêm tối mới ra kiếm mồi và di chuyển. Cá chình là loài có tập tính di cư sinh sản đặc biệt so với các loài khác. Cá sinh trưởng trong nước ngọt đến tuổi thành thục, trưởng thành sinh dục, di cư ra biển để sinh sản.



Vòng đời và biến thái của cá chình hoa

Cá chình mẹ đẻ ở biển sâu có áp suất, độ tối, độ yên tĩnh, độ mặn… vì sống ở nước ngọt, tuyến sinh dục của nó không thể thành thục. Đến mùa thu cá bố mẹ di cư biển, khi đó tuyến sinh dục chín dần, đến ngoài biển sâu thì đẻ trứng. Trứng phát triển nở thành ấu trùng dạng lá liễu, sống phù du trong nước biển, theo các dòng hải lưu trôi dạt vào bờ, thành cá chình dạng ống trong suốt, vào cửa sông vùng hạ lưu thành cá chình con.

Do cá chình không phải là đối tượng nuôi truyền thống và nó chỉ được quan tâm từ một vài năm gần đây nên những nghiên cứu về cá chình còn rất hạn chế. Nếu có thì chỉ mang ý nghĩa khoa học như phân loại, tìm hiểu đặc điểm sinh học…, còn những nghiên cứu cho việc ứng dụng thực tiễn chưa nhiều.
Phần II

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu xác định mùa vụ xuất hiện cá chình giống ở các cửa sông từ đó đề xuất các giải pháp thu vớt và quy trình ương cá chình từ cá hương lên cá giống.



2. Nội dung nghiên cứu.

- Mùa vụ xuất hiện cá chình giống ở các cửa sông: Nhật Nhật Lệ, Gianh, Roòn, Dinh và Lý Hòa.

- Tỷ lệ sống của cá chình khi ương nuôi.

- Thức ăn và định mức phù hợp trong ương nuôi.

- Môi trường để ương nuôi thích hợp.

- Quy trình nuôi cá hương lên cá giống và từ cá giống lên cá thương phẩm để hoàn thiện.



3. Phương pháp nghiên cứu.

- Điều tra đánh giá sự xuất hiện cá chình giống ở cửa sông: Nhật Lệ, Gianh và Lý Hòa theo mùa vụ, thời gian và địa điểm bằng bảng hỏi và quan sát trực tiếp.

- Mỗi cửa sông chọn 15 hộ điều tra khả năng khai thác, ngư cụ sử dụng, phương thức và hình thức thu vớt cá chình.

- Theo dõi, ghi chép việc ương nuôi từ cá chình hương lên cá giống tại trại cá Phúc Lý.

- Tiến hành nuôi thử nghiệm từ cá giống lên cá thương phẩm, theo dõi và hoàn thiện quy trình.



4. Quá trình thực hiện theo quy trình sau:

B1 B2 B3

Trong thùng xốp

Bể xi măng

Ương nuôi







Đánh giá tỷ lệ sống



Đánh giá tốc độ tăng trưởng


- Tìm ra loại thức ăn phù hợp trong quá trình lưu giữ giống

- Đề xuất giải pháp cung cấp thức ăn và phương pháp ương nuôi






Phần III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm tự nhiên của các dòng sông ở Quảng Bình.

Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km và 5 cửa sông chính, trong đó có hai cửa sông lớn (Nhật Lệ và Gianh). Theo đánh giá (Bộ Thủy sản, 2001), ngư trường khai thác thủy sản ở Quảng Bình có trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1.650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô ở biển. Cá chình, cá lăng, cá leo, cá mát, cá xanh... ở sông và thủy vực nước ngọt, có giá trị thực phẩm và kinh tế lớn.

Sông ngòi ở Quảng Bình có chiều dài ngắn, nước sông chảy xiết với tốc độ lớn nên việc khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn, khó thu vớt giống cá chình.

2. Kết quả thu vớt cá chình, mùa vụ xuất hiện và ngư cụ thích hợp.

Cá chình nhỏ xuất hiện chủ yếu giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4, cá chình giống cỡ nhỡ (lá liễu) xuất hiện nhiều từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, các tháng còn lại cá chình giống cỡ to từ 50g trở lên vẫn có xuất hiện nhưng rất ít, không xuất hiện di cư theo kiểu đàn như dịp vào tháng 10 và tháng 11.

Tuy nhiên, hiện nay người dân tìm mọi cách để khai thác được các đối tượng có giá trị kinh tế cao trong đó có cá chình, các loại ngư cụ đều được huy động, kể cả các ngư cụ khai thác cạn kiệt và hủy diệt, có nhiều ngư dân sử dụng điện để rà, bắt cá chình cỡ lớn. Theo họ, rà bằng điện là loại ngư cụ hấp dẫn và kiếm tiền nhanh, như vậy dễ dàng nhận thấy nguy cơ hủy hoại môi trường làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản là rất lớn nên cần có biện pháp hạn chế.

Phương tiện thu vớt bằng bẫy rập (lừ, bóng) thường bắt được cá chình nhiều, tuy nhiên cũng chỉ bắt được vào mùa mưa lũ. Các ngư cụ đưa vào khai thác thu vớt cá chình giống cỡ nhỏ là: Lưới đáy mịn, lưới trũ, vợt các loại, có khả năng khai thác thu vớt có hiệu quả giống cá chình lá liễu, ít có nghiên cứu thành công về việc này.

Thời gian xuất hiện chủ yếu sau ngày 20 hàng tháng (AL) khi bầu trời rất tối và tại điểm có sự giao thoa độ mặn của biển và sông, chính tại các điểm độ mặn từ 15 - 22‰ và điểm có dòng nước thay đổi sẽ thu gom có hiệu quả nhất.

3. Kết quả ương nuôi cá chình giống.

Phần này đề tài trình bày việc phân loại cỡ giống cá chình để có biện pháp ương nuôi thích hợp, trong đó chú ý đến việc lựa chọn thức ăn, lượng thức ăn, phòng trị bệnh và xử lý môi trường quyết định đến tỷ lệ sống của cá giống.



4. Kết quả ương cá giống ở giai đoạn trong ao đất với chình cỡ lớn.

Phần này đề tài trình bày quá trình ương nuôi từ cá giống thành cá thương phẩm trong 60 ngày và nuôi trong ao đất. Trong quá trình nuôi, đề tài đánh giá môi trường ao nuôi ổn định và ít ảnh hưởng đến tăng trọng của cá, vấn đề tăng trọng của cá phụ thuộc nhiều đến chủng loại và lượng thức ăn.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.

Mùa vụ xuất hiện cá chình giống ở các cửa sông Gianh, Nhật Lệ và sông Dinh vào mùa mưa theo 2 đợt khác nhau. Từ tháng 9 đến tháng 11 trong năm chủ yếu là cá chình giống cỡ lớn, loại này đã vào cửa sông từ trước và sinh sống đến mùa mưa lũ cá di cư. Từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, cá chình giống cỡ nhỏ xuất hiện rải rác, cá thường xuất hiện khi tối trời vào các ngày từ 20 - 30 hàng tháng (Âm lịch), xuất hiện vào lúc 22 giờ đêm đến 4 giờ sáng, tại các vùng có nước trao đổi giữa nước biển và nước ngọt đổ về, độ mặn vào khoảng 15 - 18‰. Địa điểm thu vớt ở các chân đập và cánh tả cửa sông, cách 15m từ bờ ra giữa dòng sông.

Có nhiều loại ngư cụ khai thác được cá chình cỡ lớn từ 50gr trở lên là lừ Trung Quốc. Đáy, ngư loại khai thác cá chình giống có hiệu quả cỡ nhỏ hơn 50gr là vợt lớn, vợt nhỏ và lưới trũ, lưới đáy mịn.

Cá chình cỡ nhỏ có thể ương nuôi thành công với các nguồn thức ăn tươi sống như moina, giun chỉ và giun quế, thức ăn giun chỉ cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ sống thấp chỉ đạt 60,33%.

Các loại thức ăn như giun quế, hỗn hợp và tự chế dùng để ương cá chình giống cỡ lớn > 50gr ở trong ao đất có tốc độ tăng trọng tốt, giun quế được cá chình ưa chuộng hơn so với thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống tự chế.

2. Kiến nghị.

- Tăng cường công tác quản lý, khai thác dựa vào cộng đồng nhằm bảo môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, tiến tới xây dựng khai thác bền vững nguồn lợi cá chình trong vùng.

- Quản lý, khai thác đúng thời điểm mùa vụ, lưu vực thích hợp nhằm tạo hiệu quả khai thác tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo nguồn lợi.

- Quản lý số lượng và mật độ các ngư cụ khai thác trong một thuỷ vực vào mùa vụ chính, đặc biệt cấm các ngư cụ khai thác hủy diệt và hạn chế các ngư cụ khai thác cạn kiệt (đáy, lừ Trung Quốc).



- Phổ biến chuyển giao các quy trình ương nuôi đến người dân.
Tổng thuật: Trần Thanh Hải

tải về 94.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương