TÀi liệu hưỚng dẫn dành cho di sản thế giới quản lý những nguy cơ thảm họA ĐỐi với di sản thế giớI



tải về 0.59 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.59 Mb.
#28925
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO DI SẢN THẾ GIỚI

QUẢN LÝ NHỮNG NGUY CƠ THẢM HỌA

ĐỐI VỚI DI SẢN THẾ GIỚI

Tiêu đề gốc: Quản lý Những Nguy cơ thảm họa đối với Di sản Thế giới

Được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc xuất bản vào tháng Sáu năm 2010

Sự lựa chọn để sử dụng và trình bày tài liệu trong ấn phẩm này không nhằm thể hiện bất kỳ một ý kiến nào về phía UNESCO, ICCROM, ICOMOS và IUCN liên quan đến tình trạng hợp pháp của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố hay khu vực hoặc các quan chức ở đó, hay liên quan đến việc xóa bỏ các đường biên giới hay ranh giới của họ.

Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, ICCROM, ICOMOS và các tổ chức khác có tham gia từ chối bất kỳ những lỗi hoặc thiếu sót nào trong phần dịch tài liệu này từ nguyên bản tiếng Anh hay từ bất kỳ lỗi cơ bản nào trong bất kỳ dữ kiệu nào được chuyển ngữ từ tài liệu.

ICCROM

Via di San Michele 13

I-00 153 Rome

Italy


Tel; + 39 06 585-531

Fax:+39 06 585-53349

Email: iccrom@iccrom.org

http://www.iccrom.org

ICOMOS

49-51, Rue de la Fédération

75015 Paris

France


Tel: +33 (0) 1 45 67 67 70

Fax: +33 (0) 1 45 66 06 22

Email: secretariat@icomos.org

IUCN

Rue Mauverney 28

1196 Gland

Swizerland

Tel: +41 (220 999-0000

Fax: +41 (220 999-0002

Email: worldheritage@iucn.org

http://www.iucn.org

UNESCO World Heritage Centre

7, Place de Fontenoy

75352 Paris 07 SP

France


Tel: +33 (0) 1 45 68 24 96

Fax: + 33 (0) 1 45 68 55 70

Email: wh-info@unesco.org

http://whc.unesco.org

UNESCO World Heritage Centre coordination:

Vesna Vujicic-Lugassy

Laura Frank

© UNESCO, 2010

Giữ mọi bản quyền



ISBN 978-92-3-104165-5

Ảnh trang bìa: Chan Chan Citadel, Peru © Carlos Sala/PromPerú

Thiết kế đồ họa: RectoVerso

Về loạt tài liệu hướng dẫn nguồn Di sản Thế giới

Từ khi Công ước Di sản Thế giới được phê chuẩn vào năm 1972, Danh mục Di sản Thế giới đã liên tục được mở rộng và tăng lên đều đặn. Với sự lớn mạnh này, một nhu cầu thiết yếu đã nảy sinh về việc hướng dẫn các Quốc gia thành viên thực hiện Công ước. Những cuộc họp chuyên gia khác nhau và kết quả của Báo cáo Định kỳ đã xác định nhu cầu cần có việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trọng tâm hơn nữa ở những khu vực cụ thể mà các Quốc gia Thành viên và các nhà quản lý Di sản Thế giới cần có sự hỗ trợ nhiều hơn. Việc triển khai loạt Tài liệu hướng dẫn nguồn Di sản Thế giới là sự đáp ứng cho nhu cầu này.

Việc xuất bản của loạt tài liệu này là kết quả của việc hợp tác giữa ba cơ quan Tư vấn của Công ước Di sản Thế giới (ICCROM, ICOMOS và IUCN) và Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO đóng vai trò là Ban Thư ký của Công ước. Tại kỳ họp lần thứ 30 của Ủy ban Di sản Thế giới (tại Vilnius, Lithuania, tháng 7/ 2006) đã ủng hộ sáng kiến này và yêu cầu các Ban Tư vấn và Trung tâm Di sản Thế giới xúc tiến việc chuẩn bị và ấn hành nhiều tài liệu Hướng dẫn nguồn theo chủ đề. Các kỳ họp thứ 31 (2007) và 32 (2008) của Ủy ban đã phê chuẩn kế hoạch xuất bản và quyết định danh mục các chủ đề được ưu tiên.

Một ban Biên tập bao gồm thành viên của cả ba cơ quan Tư vấn và Trung tâm Di sản Thế giới thường xuyên gặp gỡ để quyết định những khía cạnh khác nhau cho việc chuẩn bị và in ấn. Đối với mỗi tài liệu hướng dẫn, tùy theo chủ đề, mỗi Ban Tư vấn hoặc cơ quan chức năng của Trung tâm Di sản Thế giới sẽ đóng vai trò là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm điều phối, trong khi đó sản phẩm cuối cùng phải do Trung tâm Di sản Thế giới quyết định.

Các tài liệu Hướng dẫn nguồn được dự kiến sẽ cung cấp nội dung hướng dẫn mang tính trọng tâm cho việc thực hiện Công ước đối với các Quốc gia Thành viên, các cơ quan chức năng bảo vệ di sản, chính phủ sở tại, các nhà quản lý di sản và các cộng đồng địa phương có liên quan tới khu Di sản Thế giới, cũng như các bên có liên quan khác trong quá trình nhận dạng và bảo tồn di sản. Mục đích của các tài liệu này là cung cấp kiến thức và sự hỗ trợ trong việc đảm bảo cho Danh mục Di sản Thế giới mang tính đại diện và đáng tin cậy bao gồm những tài sản được bảo vệ tốt và quản lý có hiệu quả.

Những tài liệu hướng dẫn đang được triển khai như những công cụ thân thiện đối với người sử dụng để xây dựng nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về Công ước Di sản Thế giới. Những tài liệu này có thể được sử dụng độc lập cho việc tự học cũng như làm tài liệu tại những hội thảo tập huấn, và cần bổ sung những thông tin cơ bản hỗ trợ cho việc tìm hiểu nội dung của bản thân Công ước và bản Những hướng dẫn Hành động cho việc thực hiện.

Các tiêu đề của loạt tài liệu hướng dẫn này được tạo bằng file PDF trên mạng có thể được tải xuống miễn phí và cũng có sẵn dưới hình thức CD-ROM.

Danh mục các tiêu đề

Quản lý Những nguy cơ thảm họa đối với Di sản Thế giới

Chuẩn bị Các hồ sơ đề cử Di sản Thế giới (đã được lập kế hoạch cho tháng 7/2010)

Quản lý các tài sản Di sản Văn hóa Thế giới (đã được lập kế hoạch cho cuối năm 2010)

Quản lý các tài sản Di sản Thiên nhiên Thế giới (đã được lập kế hoạch cho đầu năm 2011)



Lời nói đầu

Như đã được khẳng định trong Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về việc Giảm Nguy cơ Thảm họa, Rủi ro và Nghèo đói trong tình hình Khí hậu đang biến đổi (UNISDR, 2009), con số những thiên tai trên thế giới tăng lên mỗi năm. Ở phạm vi rộng lớn, điều này xuất phát từ tình trạng con người và cảnh quan đang ngày càng bị đe dọa trước thiên tai và ngược lại tình trạng này cũng bị gây ra bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sự tăng trưởng của đô thị trong cơn lốc xoáy tại những vùng ven biển và những thành phố bị động đất, kết hợp với việc điều hành kém và sự suy giảm của hệ sinh thái. Đồng thời, sự biến đổi khí hậu đang được kết hợp với những diễn biến thời tiết cực đoan thường xuyên hơn và trên phạm vi rộng lớn hơn ở một số vùng trên thế giới. Những thiên tai hiện nay được xem như một trong những yếu tố chính góp phần vào việc gây nên cảnh bần cùng, đặc biệt ở những khu vực đang phát triển.

Mặc dù di sản thường không được đưa vào những bảng thống kê trên toàn cầu liên quan đến những nguy cơ thiên tai, các tài sản văn hóa và thiên nhiên đang ngày càng bị tác động bởi những sự kiện ngày càng ít liên quan đến những nguyên nhân mang yếu tố “tự nhiên”, nếu không nói là do con người gây ra. Sự mất mát đang ngày càng tăng lên của những tài sản này là kết quả của các trận lũ lụt, sạt lở bùn, hỏa hoạn, động đất, tình trạng bất ổn của xã hội và những nguy cơ khác đang trở thành mối quan ngại chính, một phần là do vai trò quan trọng mà di sản đang nắm giữ trong việc góp phần vào sự gắn kết về mặt xã hội và sự phát triển bền vững, đặc biệt là vào những lúc căng thẳng.

Trong việc đối mặt với những thách thức này, con số các tài sản Di sản Thế giới đã triển khai một kế hoạch giảm nguy cơ thiên tai thích đáng đang giảm đi một cách đáng ngạc nhiên. Điều này thường là do sự thiếu hiểu biết về nhiều mặt. Một mặt, có nhiều người tin rằng thiên tai là những sự kiện vượt quá sự mong muốn và kiểm soát của con người, rất ít khả năng có thể làm để chống lại nó. Mặt khác, các nhà quản lý di sản và những nhà hoạch định chính sách có khuynh hướng tập trung sự chú ý và nguồn nhân lực của họ vào điều mà họ cho là những việc ưu tiên thực sự cho tài sản của họ, chẳng hạn như áp lực từ sự phát triển và những thứ đang hàng ngày làm xói mòn, phá hủy các khu di sản là kết quả của những quá trình tích lũy chậm chạp có thể “thấy được”. Cuối cùng, và có phần mỉa mai là, tình trạng dễ bị tổn thương của các tài sản di sản trước những thiên tai thường được nhận ra sau khi một sự kiện thảm khốc đã xảy ra-bao gồm những thông tin từ các phương tiện truyền thông và những cộng đồng cứu trợ, thường là đã quá muộn.

Dĩ nhiên, trong thực tế là khác. Các thảm họa là sản phẩm của sự kết hợp giữa những nguy cơ và những khả năng dễ bị tổn thương do sự tương tác phức tạp của rất nhiều yếu tố đan xen, nhiều yếu tố trong đó xuất phát từ sự kiểm soát của con người. Vì thế có thể tránh được chúng, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu được những tác hại của chúng ở mức thấp nhất bằng cách tăng cường khả năng phục hồi của các tài sản được bảo vệ. Hơn nữa, nhìn chung, tác động của một thảm họa đơn lẻ đối với các tài sản văn hóa và thiên nhiên vượt xa sự hủy hoại do quá trình mục nát tiến triển trong một thời gian gây ra và đôi khi có thể dẫn đến sự phá hủy hoàn toàn. Vì thế, thường thì những nguy cơ thảm họa cho thấy vấn đề ưu tiên khẩn cấp nhất mà các nhà quản lý di sản cần xác định.

Thêm một điều đáng ghi nhớ là ý tưởng rằng di sản, đặc biệt là di sản văn hóa, sẽ có nguy cơ phải đối mặt với thảm họa, hoặc là do di sản loại này cần có sự nỗ lực và nguồn tài chính để bảo vệ-vào lúc mà người ta cần dành sự quan tâm cho việc cứu người và tài sản, hoặc là do di sản bị tính luôn vào rủi ro, đặc biệt là trong những môi trường sống mang tính truyền thống, nơi mà các công trình không theo những chuẩn mực kỹ thuật hiện đại về độ an toàn. Ngược lại, kinh nghiệm cho thấy rằng, di sản nếu được duy trì tốt thì có thể có đóng góp tích cực vào việc giảm nguy cơ thảm họa. Điều này đúng không chỉ đối với các nguồn tài nguyên di sản thiên nhiên đảm bảo việc duy trì chức năng của hệ sinh thái một cách thích đáng và có những tác động có lợi cho hàng hóa và các dịch vụ, mà còn cả đối với các tài sản di sản văn hóa mà-như là một kết quả của việc kiến thức truyền thống được tích lũy qua hàng thế kỷ, đã chứng minh khả năng phục hồi sau các thảm họa khi cung cấp chỗ trú ẩn và sự hỗ trợ về mặt tâm lý cho những cộng đồng bị tổn thương.

Nhận thấy những thách thức này, tài liệu Hướng dẫn nguồn này đã được ICCROM phối hợp với Trung tâm Di sản Thế giới, ICOMOS và IUCN chuẩn bị như một phần của loạt tài liệu Hướng dẫn nguồn Di sản Thế giới nhằm mục đích nâng cao nhận thức của các nhà quản lý Di sản Thế giới và các nhà điều hành ở mức độ thực tế khi các nguy cơ kết hợp với thảm họa. Quan trọng hơn, tài liệu này cung cấp cho họ một phương pháp luận tốt để nhận dạng, đánh giá và sau đó là giảm các nguy cơ này với quan điểm bảo tồn di sản của họ và đảm bảo rằng nó sẽ đóng góp - ở khả năng cao nhất-cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.

Hy vọng rằng với tài liệu hướng dẫn này, được sử dụng kết hợp với các chương trình tập huấn, có thể giúp đạt được sự thay đổi ở mức cần thiết nhất về thái độ rằng cuối cùng sẽ dẫn đến việc xây dựng một cách hành xử văn hóa thực sự về việc phòng tránh trong cộng đồng di sản, trong khi khẳng định nhu cầu cấp bách phải chuẩn bị cho các tài sản Di sản Thế giới đối phó với các thảm họa trong tương lai. Với mức độ thách thức như nó có thể xảy ra, hậu quả thường là sự mất mát tài sản quý giá của chúng ta hoặc- có thể ở nơi khác là – sự tái thiết tốn kém khổng lồ và lâu dài.

Trung tâm Di sản Thế giới muốn tỏ lời cảm ơn đến ICCROM về việc đảm nhận vai trò chủ trì trong việc xuất bản ấn phẩm quan trọng này, cũng như cảm ơn ICOMOS và IUCN về những đóng góp to lớn của họ.

Francesco Bandarin

Giám đốc, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO

Mục lục

Lời nói đầu (Francesco Bandarin, Giám đốc, Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO) 6

Lời tựa (ICCROM) 10

Lời giới thiệu 12

Tài liệu Hướng dẫn Nguồn này có thể giúp bạn ra sao trong việc Quản lý Nguy cơ Thảm họa

1/ Quản lý Nguy cơ Thảm họa là gì và vì sao lại quan trọng? 14

2/ Kế hoạch DRM (Quản lý Nguy cơ Thảm họa) gồm những gì? 23

3/ Bạn bắt đầu như thế nào? 29

4/ Bạn nhận dạng và đánh giá những nguy cơ thảm họa ra sao? 33

5/ Bạn có thể tránh những nguy cơ thảm họa hoặc giảm tác động của chúng

như thế nào? 45

6/ Bạn chuẩn bị phòng chống và đối phó với các trường hợp khẩn cấp ra sao? 58

7/ Bạn lấy lại và phục hồi tài sản của bạn như thế nào sau một thảm họa? 69

8/ Thực hiện kế hoạch, đánh giá lại và xác định lại kế hoạch DRM

như thế nào? 79

Phụ lục I. Bảng chú giải những thuật ngữ về quản lý thảm họa có liên quan 81

Phụ lục II. Các loại rủi ro 83

Phụ lục III. Những hiến chương và khuyến nghị có liên quan 87

Phụ lục IV. Những tổ chức quốc tế và những viện nghiên cứu 89

Phụ lục V. Những tài liệu và ấn phẩm tham khảo chính 92

Lời tựa

Tài liệu Hướng dẫn Nguồn này thể hiện một bước nữa trong những hoạt động xây dựng nguồn nhân lực được thực hiện bởi Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu việc Bảo tồn và Trùng tu Tài sản Văn hóa (ICCROM) để giúp cho việc bảo vệ các khu Di sản Thế giới, được khởi đầu với ấn phẩm Những Hướng dẫn Quản lý cho các Khu Di sản Thế giới vào năm 1993. Việc này còn phản ánh những nỗ lực tập thể đang được tất cả các cơ quan Tư vấn và Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO thực hiện trong việc giúp cho các quan chức quản lý Di sản Thế giới bảo vệ khu di sản của họ tốt hơn. Tài liệu này bổ sung cho ấn phẩm Chuẩn bị cho rủi ro: Tài liệu Hướng dẫn Quản lý cho Di sản Văn hóa Thế giới của Herb Stovel và được ICCROM, ICOMOS và Trung tâm Di sản Thế giới xuất bản năm 1998, và nhấn mạnh tầm quan trọng đang ngày càng tăng lên theo chủ đề này hiện nay.

Những khung khái niệm và hình thức của tài liệu hướng dẫn đã được thống nhất tại cuộc họp tổ chức tại ICCROM với sự tham gia của Dinu Bumbaru (ICOMOS), Giovanni Boccardi (Trung tâm Di sản Thế giới), Rohit Jigyasu (nhà tư vấn), Joseph King (ICCROM), Josephine Langley (IUCN), Gamini Wijesuriya (ICCROM), Aparna Tandon (ICCROM) và Veronica Piacentini (nhà nghiên cứu trao đổi tại ICCROM). ICCROM xin ghi nhận với lòng cảm kích sự đóng góp của họ cả trong cuộc họp và cả trong thời gian liên tục sau đó. Rohit Jigasu được chỉ định nhiệm vụ là tác giả chủ trì việc biên tâp tài liệu hướng dẫn với sự tư vấn của Joseph King và Gamini Wijesuriya; ICCROM mang ơn cả ba người này về sản phẩm cuối cùng.

Trong quá trình triển khai tài liệu hướng dẫn, rất nhiều chuyên gia đã đóng góp vào quá trình thực hiện với nhiều cách khác nhau. ICCROM đặc biệt biết ơn IUCN về những góp ý của tổ chức này đối với nội dung văn bản dự thảo và việc cung cấp những kết quả nghiên cứu trường hợp do Josephine Langley, Bastian Bomhard, Nirmal Shah, Annelie Fincke và Pascal Girot chuẩn bị. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn những góp ý từ Giovanni Boccardi trong suốt quá trình lập tài liệu hướng dẫn, đem lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao chất lượng nội dung.

Trong quá trình kiểm tra thực địa của tài liệu hướng dẫn, cơ quan Khảo cổ của Nepal đã tổ chức một hội thảo tại Kathmandu với hơn 20 người tham dự. Xin chân thành cảm ơn Rohit Jigyasu, Dinu Bumbaru và Kai Weise đã đóng vai trò là những người chủ chốt, và cũng xin cảm ơn những người đã đóng góp ý kiến bằng văn bản: Nelly Robles Garcia (Mexico), Dora Arizaga Guzman (Ecuador), Dan B. Kimball (Hoa Kỳ), Sue Cole (Vương quốc Anh), Michael Turner (Israel) và Herb Stovel (Canada).

ICCROM cũng muốn tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Nicholas Stanley-Price người đã kiên nhẫn xem xét phần nội dung nhiều lần và cung cấp một bản hướng dẫn được biên tập kỹ càng.

Cuối cùng, lời cảm ơn được gửi đến các thành viên của Trung tâm Di sản Thế giới, đặc biệt là Giovanni Boccardi và Vesna Vujicic – Lugassy vì sự giúp đỡ không ngừng của họ, đến Ủy ban Di sản Thế giới về khoản tài trợ cung cấp cho việc triển khai thực hiện tài liệu hướng dẫn này.

ICCROM

Giới thiệu

Tài liệu Hướng dẫn nguồn này có thể giúp bạn ra sao với việc Quản lý Nguy cơ Thảm họa

Những mục tiêu chủ yếu của Tài liệu Hướng dẫn Nguồn này là gì?

- Để giúp các nhà quản lý và các quan chức tham gia vào việc quản lý các tài sản Di sản Thế giới giảm các nguy cơ đối với những tài sản này từ những thảm họa tự nhiên và thảm họa do con người gây ra, như Ủy ban Di sản Thế giới đã nhấn mạnh tại kỳ họp năm 2006 của Ủy ban (UNESCO/WHC, 2006, Phần A.5, đoạn 19)

- Để minh họa những nguyên tắc chính của việc Quản lý Nguy cơ Thảm họa (DRM) đối với di sản và một phương pháp luận để nhận dạng, đánh giá và giảm các nguy cơ thảm họa.

- Để giải thích cách chuẩn bị một kế hoạch DRM ra sao dựa trên phương pháp luận này.

- Để chứng minh rằng di sản có thể đóng một vai trò tích cực trong việc giảm các nguy cơ từ thảm họa và như vậy sẽ giúp cho việc điều chỉnh công tác bảo tồn các tài sản Di sản Thế giới.

- Để đề xuất những kế hoạch DRM dành cho các tài sản di sản có thể kết hợp với những chiến lược và kế hoạch của quốc gia và khu vực trong quản lý thảm họa ra sao.

Ai là những đối tượng thính giả của chương trình?

Tài liệu hướng dẫn này về cơ bản là hướng đến các nhà quản lý di sản, những nhóm quản lý và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc quản lý một tài sản di sản. Đối tượng thính giả của chương trình này cũng có thể được điều chỉnh và cung cấp cho các đối tượng khác, dựa vào nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.

Phạm vi của tài liệu hướng dẫn là gì?

Tài liệu hướng dẫn đặt trọng tâm vào một cách tiếp cận đối với những nguyên tắc, phương pháp luận và quá trình quản lý các nguy cơ thảm họa tại các tài sản Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.

Xét về nhiều loại hình khác nhau của tài sản và những nguy cơ thảm họa có thể xảy ra thì không có phương pháp nào là toàn diện. Những thảm họa có thể là hậu quả của nhiều mối nguy cơ khác nhau, hoặc là có nguồn gốc từ tự nhiên như các trận động đất và lốc xoáy, hoặc là do con người gây ra như hỏa hoạn do cố ý đốt phá, sự cố ý hủy hoại các di tích lịch sử, các cuộc xung đột vũ trang hay lan truyền dịch bệnh. Điểm trọng tâm phụ thuộc vào những sự kiện thảm khốc bất ngờ hơn là những quá trình tích lũy lâu dài, từ từ, có thể gây tác động đối với tài sản di sản, như sạt lở đất, du lịch quá tải về số lượng, hạn hán hay sự lan truyền của những loài xâm thực gây hại. Hơn nữa, không có những khía cạnh kỹ thuật và hoạt động đối phó cụ thể (chẳng hạn, làm thế nào để gia cố một kiến trúc bằng xi mặng để chống lại nguy cơ bị động đất hoặc làm thế nảo để thiết lập những hệ thống báo động sớm đối với sóng thần).

Tài liệu hướng dẫn được quan tâm với việc lập kế hoạch Quản lý Nguy cơ Thảm họa tại các tài sản di sản văn hóa. Tài liệu này không nhằm triể nkhai một lý thuyết chung cho việc Quản lý Nguy cơ Thảm họa đối với di sản văn hóa. Dựa trên những nguồn tài liệu có sẵn và nhưng bài viết đã được xuất bản liên quan đến DRM, tài liệu hướng dẫn này được các chuyên gia về di sản văn hóa chuẩn bị với sự đóng góp của các chuyên gia khác trong lĩnh vực bảo tồn di sản thiên nhiên.

Tài liệu hướng dẫn này được sắp xếp như thế nào?

Tài liệu hướng dẫn này được kết cấu với một loạt các câu hỏi mà người sử dụng có thể hỏi về việc chuẩn bị một kế hoạch DRM. Những câu hỏi được trả lời bằng cách tham khảo một cách tiếp cận đơn lẻ, mang tính liên kết với các nguyên tắc, phương pháp luận và quá trình quản lý các nguy cơ thảm họa tại các tài sản di sản. Ba phần đầu (từ 1-3) giải thích những kế hoạch DRM cần thiết ra sao, chúng liên quan đến các kế hoạch quản lý khác như thế nào, và ai cần tham gia vào việc chuẩn bị những kế hoạch này.

Mỗi phần tiếp theo (từ 4-8) sẽ nhấn mạnh vào một bước trong quá trình chuẩn bị một kế hoạch DRM. Xuyên suốt tài liệu, những nguyên tắc mang tính phương pháp luận được minh họa bằng những trường hợp nghiên cứu cụ thể. Những ví dụ này một mặt được rút ra từ kinh nghiệm về nhiều loại nguy cơ thảm họa, và mặt khác, từ nhiều loại hình tài sản Di sản Thế giới.



Những phụ lục cung cấp một bảng chú giải thuật ngữ trong DRM, những loại hình nguy cơ thường gặp, và những danh mục các cơ quan, nguồn tài liệu và ấn phẩm hữu ích có liên quan để có thể tham khảo về DRM dành cho các khu di sản.

1 Quản lý nguy cơ thảm họa là gì và tại sao nó lại quan trọng?

    1. Tại sao những nhà quản lý Di sản Thế giới nên quan tâm đến quản lý nguy cơ thảm họa?

. Di sản Thế giới có tầm quan trọng đối với niềm tự hào của quốc gia và của cộng đồng và đối với sự gắn kết của xã hội. Theo Công ước Di sản Thế giới, các Quốc gia thành viên đã cam kết nghĩa vụ về bảo tồn các tài sản Di sản Thế giới cho các thế hệ tương lai. Vì thế, những nhà quản lý các tài sản này phải có trách nhiệm bảo vệ những giá trị nổi bật toàn cầu của chúng.

. Các thảm họa đã xảy ra, vì thế cách tốt nhất để chuẩn bị là quản lý những tình huống không thể tránh khỏi này.

. Ngay khi có thảm họa, một kế hoạch Quản lý Nguy cơ Thảm họa (DRM) có thể giúp cho các cộng đồng bị tổn thương bằng cách bảo tồn những di sản của họ.

. Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên có thể đã tự góp phần làm giảm bớt những tác động của thảm họa bằng nhiều cách khác nhau; chẳng hạn như, hệ thống những kiến thức truyền thống thể hiện trong cách quy hoạch và xây dựng về cơ sở vật chất; những hệ thống quản lý địa phương và sinh thái có thể không chỉ ngăn chặn hay làm giảm nhẹ tác động của những thảm họa mà còn cung cấp những kỹ thuật đối phó hiệu quả để giải quyết những tình trạng xảy ra sau thảm họa. Những di sản văn hóa có thể được xem là nơi trú ẩn an toàn cho những cộng đồng xung quanh để ở tạm thời trong trường hợp khẩn cấp.

. Những trận động đất, lũ lụt, tràn dầu, xung đột và sự bùng phát dịch bệnh không thể hoàn toàn tránh khỏi nhưng những biện pháp giảm nhẹ có thể làm giảm bớt nguy cơ xuất hiện của chúng một cách hiệu quả.

. Các thảm họa có thể có những hậu quả về tài chính lớn: chúng ta sẽ có lợi hơn nhiều khi đầu tư vào việc lập kế hoạch quản lý phòng ngừa nguy cơ trước khi thảm họa xảy ra thay vì tiêu tốn một khoản chi phí lớn vào việc phục hồi và tái thiết sau thảm họa (Quỹ Di sản Thế giới chỉ có sẵn một khoản tài trợ khẩn cấp có hạn). Việc giảm nhẹ nguy cơ là biện pháp quản lý hiệu quả nhất.

Vì có nhiều khái niệm chủ yếu (chẳng hạn như: thảm họa, mối nguy hiểm, nguy cơ) đang được đề cập nên phần dưới đây sẽ giúp chúng ta định nghĩa cách dùng đúng của chúng. Xem thêm những định nghĩa trong bảng chú giải thuật ngữ (Phụ lục I).

    1. Thảm họa là gì?

. Thảm họa được định nghĩa là sự phá vỡ nghiêm trọng trong việc thực hiện chức năng của một cộng đồng hay một xã hội gây ra sự mất mát về con người, vật chất, kinh tế hay môi trường trên diện rộng mà những điều này vượt quá khả năng của cộng đồng hay xã hội bị tác động để đối phó bằng cách sử dụng những nguồn tài nguyên của mình (UNISDR, 2002). Trong tài liệu hướng dẫn này, định nghĩa về thảm họa được mở rộng bao gồm cả tác động của nó không chỉ đối với con người và của cải mà còn đối với những giá trị di sản của Di sản Thế giới, và ở những nơi có liên quan còn có cả những hệ sinh thái của di sản đó.

. Nguy cơ thảm họa là một sản phẩm của mối nguy hiểm và tình trạng không được bảo vệ. Trong khi mối nguy hiểm là một hiện tượng (chẳng hạn như một trận động đất hay lốc xoáy) có nguy cơ gây ra sự phá vỡ hay làm hư hại những tài sản văn hóa thì tình trạng không được bảo vệ là tình trạng dễ bị tổn thương hoặc sự phơi bày những tài sản văn hóa trước mối nguy hiểm. Trong khi mối nguy hiểm là nguồn gốc của một thảm họa đến từ bên ngoài thì tình trạng không được bảo vệ là điểm yếu có từ bên trong của di sản (do vị trí hay những đặc điểm cụ thể). Điều quan trọng cần ghi nhớ là những mối nguy hiểm như động đất có thể gây ra thảm họa mặc dù bản thân nó không phải là thảm họa (Xem Phụ Lục I phần định nghĩa những điều này và cả những cụm từ về quản lý thảm họa có liên quan khác.)

Rất rõ ràng rằng mối nguy hiểm được gây ra bởi con người hay tự nhiên, chẳng hạn như bão tố hay các cuộc xung đột vũ trang. Tuy vậy cái gọi là những thảm họa “tự nhiên” thường là kết quả của các nhân tố cơ bản gây ra do các hoạt động của con người, ví dụ như việc xây dựng ở những khu vực có thể xảy ra lũ lụt, cây đổ hay xây dựng những kiến trúc không ứng dụng kiến thức khoa học vào việc thiết kế và không xem xét đến những yếu tố an toàn.




    1. tải về 0.59 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương