Tài liệu của chùa Phật Quang Phần1 : Những đặc điểm chính của Kitô giáo



tải về 46.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích46.31 Kb.
#33125

(tài liệu của chùa Phật Quang)

Phần1 : Những đặc điểm chính của Kitô giáo

Kitô giáo có 4 hệ thống giáo hội chính: Vatican La mã, Chính thống giáo ở Nga và Đông âu, Anh giáo ở Anh, và Tin lành ở Mỹ. Ngoài ra Hy Lạp cũng có giáo hội độc lập với Vatican. Người khai sáng Kitô giáo là Jésus - Do Thái, được gọi là Chúa. Kitô tin vào một Thượng đế tối cao tạo lập nên tất cả trời đất, cây cỏ, chim thú, và người; Thượng đế cũng là đạo diễn bí mật chi phối số phận con người với tất cả khổ đau và sung sướng.

Thật ra Kitô có nguồn gốc từ đạo Do Thái dựa trên nền tảng kinh Cựu Ước. Cả sau này Hồi giáo cũng lấy Cựu ước làm nền tảng giáo lý. Cựu ước là cuốn truyện thần thoại do nhiều tác giả Do thái nối tiếp nhau viết qua nhiều thế kỷ trước Công nguyên cả nghìn năm. Trong cuốn truyện thần thoại đó, lịch sử lập quốc của Do Thái được kể lại, nhiều mẫu chuyện về Thượng đế được tường thuật với tính cách khá giống con người, cũng thương yêu, phẫn nộ, ban thưởng và hủy diệt.

Trước đó, vùng sa mạc Cận đông này có tôn giáo của Ai Cập thống trị với quyền lực và nền văn minh rất phát triển. Các kim tự tháp còn tồn tại đến ngày nay là bằng chứng hiển nhiên. Người Do Thái lúc đó chỉ là lực lượng nô lệ để lao động trên các công trường cho người Ai Cập. Họ làm nô lệ qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn giữ riêng ngôn ngữ của mình. Đó chính là tiền đề cho sự ly khai về sau. Nguyên nhân sâu xa cũng vì sự phân biệt đối xử quá đáng của người Ai Cập khiến cho họ không còn cơ hội để hội nhập đồng hóa. Một nhân vật kiệt xuất của Do Thái xuất hiện tên là Moise (đọc là Môi zê), đã dẫn người Do Thái trốn khỏi lãnh thổ Ai cập để đi tìm vùng đất riêng cho mình. Sau hơn 40 năm lang thang trong sa mạc, với nhiều khốn khổ và huyền thoại, Moise đã tìm được vùng đất Do Thái ngày nay. Các nhà khoa học test gène AND của người Do Thái với người Ả Rập (cả Ai Cập) phát hiện rằng tất cả họ đều có chung mã di truyền, nghĩa là họ có cùng nguồn gốc tổ tiên, nhưng không hiểu sao họ đã chia ra thành nhiều dân tộc tự bao giờ.

Trên đường lang thang đi tìm vùng đất hứa (promised land, Chúa hứa sẽ cho người Do Thái một vùng đất riêng để lập quốc), Moise đã dạy cho dân Do thái 10 điều răn, nói là được Thượng đế truyền lại từ đỉnh núi Sinai. Trước đó, không hiểu sao, người Do Thái cũng có tín ngưỡng thờ bò giống như Hindu An Độ. Moise đã ngăn cấm thờ bò, tiêu diệt phe thờ bò và áp đặt niềm tin Thượng đế quyết liệt vào dân Do Thái.

Lịch sử lập quốc Do Thái cứ như thế mà hình thành dần. Nhưng các nhà viết Cựu ước còn đi xa hơn, đã hy vọng viết luôn cả lịch sử của trời đất và muôn vật với nguyên nhân đầu tiên là Thượng đế. Trong phần Sáng thế ký, tác giả nào đó đã viết về Chúa trời bắt đầu tạo dựng trời đất, muôn thú, cuối cùng tạo nên con người đầu tiên là ông Adams. Sau đó, Chúa lấy xương sườn đàn ông để tạo nên đàn bà tên là Eva. (một câu chuyện khôi hài của Tây phương đã nói ngược lại là Chúa tạo đàn bà trước, tạo đàn ông sau, nhưng biết đàn ông hay tự ái nên giấu chuyện đó). Chúa làm tất cả điều đó trong 6 ngày, và nghỉ vào ngày thứ 7. Do đó, tục lệ chu kỳ 7 ngày sinh hoạt của nhân loại đã hình thành theo sáng tác của Cựu ước.

Sau đó gia phả của Adam và Eva được viết liên tục qua các đời con cháu. Trong Cựu ước có nhiều điểm sơ hở rất non nớt bị các nhà nghiên cứu thời nay phê bình gay gắt. Ví dụ, con của Adam và Eva là Abel và Cain. Cain đã giết Abel vì ganh tị, rồi lấy vợ. Vợ ở đâu ra trong khi trên thế giới lúc đó chỉ có người phụ nữ duy nhất là bà Eva. Tiếp theo nữa, nếu căn cứ vào gia phả của Cựu ước kể thì tính ra, loài người chỉ mới xuất hiện khoảng vài nghìn năm trước công nguyên, mà khoa khảo cổ cũng như lịch sử của các dân tộc khác thì lịch sử loài người, văn minh loài người đã hình thành từ rất lâu. Ngay từ những giờ phút ban đầu của loài người, sự ác độc và loạn luân đã xuất hiện khiến cho sau này con người dễ bị ám ảnh bởi 2 điều đó.

Chưa hết, các chuyện thần thoại kể về Chúa trời, khi thì tên Elohim, khi thì tên Jehovah, đã có những hành động, những cuộc trừng phạt khốc kiệt khiến người chết vô số nếu dân tộc nào không chịu tin chúa trời. Những chuyện kể như thế đã hình thành một tính cách quyết liệt trong việc truyền đạo của Kitô và Islam về sau.


Bên cạnh những chuyện thần thoại như thế, cũng có chuyện về một trận đại hồng thủy dìm chết gần hết loài người. Gia đình ông Noah đã đóng một chiếc thuyền to, chứa trên đó nhiều người và súc vật. Nhờ như vậy mà Trái đất được duy trì sinh sản trở lại sau khi nước rút.

Hoặc chuyện về Chúa trời phóng lửa hủy diệt 2 thành đô tên là Sodoma và Gerome chỉ vì con người trong 2 thành phố này sống sa đọa và ác độc không còn cách cứu chữa. Chỉ có 3 cha con ông Lotte được thiên sứ báo trước nên trốn kịp. Để duy trì nòi giống, 2 người con gái đã lấy cha mình. Đại khái những chuyện loạn luân trần tục cứ xuất hiện đầy trong Cựu ước khiến cho bức tranh về đạo đức của loài người thật là bi thảm. Hai phần ba trong Cựu ước là chuyện giết chóc chinh chiến liên miên.

Điều may mắn cho nhân loại là Jesus đã xuất hiện. Sau này Jesus cũng được tín đồ gọi là Chúa, giống Chúa trên trời.
Đức Jesus là con đầu của người thợ mộc tên Joseph và bà Maria (Myriam). Đức Jesus cũng có 4 người em khác, tên là Jacques, Josephine (nữ), Judae và Simon. Đức Jesus sinh vào mùa lạnh, có tuyết rơi nhiều (sau này lấy ngày 25 tháng 12), tại một hang gia súc vì lúc đó các nhà trọ đã hết chỗ mà 2 vợ chồng đang gấp rút về quê để kê khai nhân khẩu. Một ánh sao lạ xuất hiện đồng thời khiến cho 3 đạo sĩ Trung Hoa tò mò tìm đến và khen ngợi về tương lai của đứa bé khiến cho quan La Mã đang cai trị lo ngại ra lệnh giết hết trẻ sơ sinh. Họ phải rất vất vả mới trốn được về quê. Lớn lên Jesus có nhiều khuynh hướng tâm linh, đã có lần về đền thánh ở Jerusalem lý luận với các giáo sĩ Do Thái giáo. Từ năm mười ba đến gần 30 tuổi có đi về An Độ nghiên cứu đạo lý, dường như có chịu ảnh hưởng đạo Phật. Năm 30 tuổi bắt đầu xuất hiện truyền đạo, thường hay chữa bệnh bằng thần thông; đến năm 33 tuổi thì bị các giáo sĩ Do Thái bắt nộp cho La Mã, rồi bị tử hình bằng cách đóng đinh lên cây thập giá. Tín đồ Kitô tin rằng 3 ngày sau Chúa Jesus sống lại rồi cả hồn và xác bay lên trời.
Sau này vua Constantine của La Mã chấp nhận Kitô và tổ chức Kitô thành một tôn giáo hùng mạnh trên thế giới.

Giáo lý của đức Jesus có vẻ như dựa vào Cựu ước để không làm mích lòng dân Do Thái, nhưng thực ra, Jesus đã cải cách gần như toàn bộ giáo lý đó. Từ một quan điểm cố chấp hiếu chiến của Cựu ước, Jesus đã biến thành một quan điểm ôn hòa, phóng khoáng. Từ một giáo lý thuần túy niềm tin, Jesus đã biến thành giáo lý có lý trí và thăng hoa tâm linh hơn. Tuy nhiên, phải hơn 40 năm sau khi đức Jésus qua đời mới có một số người viết kể lại cuộc đời và những lời dạy của Ngài. Sau này vua Constantine chọn giữ lại 4 tác giả là Mark, Mathew, John và Lucas.


Những mẫu chuyện trong Phúc âm cho ta một xâu chuỗi về quan điểm giáo lý cởi mở và hiền lành của Jesus. Ví dụ câu chuyện về ngày Sabbath vẫn được làm việc thiện, khi có người chất vấn Jesus tại sao chữa bệnh vào ngày nghỉ Sabbath.
Hoặc câu chuyện về câu trả lời Ai tát ta bên má này, hãy đưa luôn má kia cho người ta tát hoàn toàn ngược với quan điểm của Cựu ước.
Hoặc câu chuyện về việc ngăn cản Simon dùng gươm để bảo vệ thầy mình rằng Này Simon, hãy buông gươm xuống, vì ai dùng gươm sẽ phải chết vì gươm có vẻ hợp với luật Nhân quả trong đạo Phật hơn là Cựu ước.
Hoặc câu chuyện về lời giải thích Nước trời giống như một cô dâu chờ đợi chàng rễ thì không được ngủ vì không biết chàng rễ tới lúc nào có vẻ giống với việc tu tập Chánh niệm tỉnh giác thường xuyên trong đạo Phật. Sự giác ngộ không biết lúc nào xảy ra, do đó, hành giả phải thường xuyên tỉnh giác.
Hoặc câu chuyện về trả lời cho người phụ nữ Samaria rằng Đã đến lúc không phải thờ Thiên chúa trong đền thánh hay trên đỉnh núi, mà phải thờ thiên chúa trong tâm và trong chân lý lại có vẻ giống với giáo lý đạo Phật cho rằng Tâm là chủ tạo tác mọi khổ vui thiện ác.

Sau này Kitô giáo trộn lẫn giữa Phúc âm của đức Jesus và Cựu ước của Do Thái giáo nên làm thành một tôn giáo thật kỳ lạ, vừa nhân bản, lại vừa khắt khe; vừa lý trí lại vừa cảm tính. Tuy nhiên, tài tổ chức giáo hội của Kitô thì thật tài ba. Các giáo hoàng áp dụng tài tổ chức theo đế quốc La mã nên cực kỳ chu đáo và hoàn bị.

Hiện nay Kitô giáo là tôn giáo có giáo dân đông nhất thế giới, gây ảnh hưởng lên văn hóa và đời sống của khắp nhân loại. Ngày lễ Giáng sinh trở thành ngày vui chung của mọi người. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện sự báo động về việc bỏ đạo của các tín đồ Tây phương. Nhiều Nhà thờ đã phải đóng cửa hoặc bán lại cho tôn giáo khác, nhất là Phật giáo. Kitô đã khéo léo hợp tác với các lực lượng chính trị để phát triển và tồn tại, và vẫn đang ráo riết tìm cách có thêm nhiều tín đồ mới. Tin lành còn hăng hái gấp bội lần với những kế hoạch truyền đạo tỉ mỉ len lỏi khắp nơi. Có lúc hợp tác với nhau, nhưng bên trong Thiên chúa La Mã và Tin Lành Mỹ vẫn cạnh tranh nhau dữ dội.

Các giáo sĩ Kitô phát hiện một tâm lý quan trọng của con người là niềm tin tôn giáo thường hay lấn át được lòng yêu nước của tín đồ. Con người sẽ yêu đạo hơn yêu nước. Vì vậy, các nhà chính trị hay sử dụng Kitô giáo như một phương tiện đi tiên phong trong việc chiếm lòng người trước khi họ đem quân sang chiếm đất nước đó.


Riêng Do Thái giáo thì là một biệt lệ vì tín ngưỡng và lịch sử đất nước của họ chỉ là một. Càng tin đạo, họ càng yêu nước. Đó là lý do người Do Thái giữ được bản sắc của mình suốt mấy nghìn năm lưu vong.
Đạo Phật thì không có tổ chức quốc tế chặt chẽ nên không cạnh tranh với lòng yêu nước; vả lại, giáo lý của đạo Phật cũng khuyến khích người dân biết ơn và trung thành với quốc vương đất nước, hay nói khác hơn, là khuyến khích lòng yêu nước.

Nếu ngày xưa tổ tiên ta phát triển huyền thoại Au Cơ Lạc Long Quân mãi thì có khi cũng lập nên một tôn giáo toàn cầu chẳng biết chừng! Như Kitô chỉ là lịch sử lập quốc của Do Thái thế mà đã trở thành tín ngưỡng toàn cầu. Những phong tục tập quán đời sống của dân Do Thái lúc bấy giờ thua xa các quốc gia Đông phương, nhất là thua hẳn đất nước và văn minh Trung Quốc vậy mà cả mấy tỉ người theo Kitô phải học mãi cái lịch sử đó.

Phần 2 : Phật tử nói chuyện với bạn theo Kitô giáo

Trên tinh thần từ bi của đạo Phật, ta không thấy trở ngại nào trong việc thương yêu và tiếp xúc với người Kitô giáo. Dĩ nhiên ta không bao giờ đánh đồng Kitô và Phật giáo là một, không đánh đồng Chúa và Phật là một vì giáo lý đạo Phật không dễ dãi và cũng không cho phép trộn lẫn những điều đúng và sai lại để có một hỗn hợp nửa đúng nửa sai. Ta luôn luôn đi tìm cái đúng hoàn hảo, và ta cũng muốn các anh em tôn giáo bạn có được chân lý hoàn hảo đó.

Tuy nhiên, tình cảm và niềm tin có sức mạnh kỳ lạ, đôi khi rất vô lý. Một khi đã tin và yêu rồi, con người không cần nhiều lý lẽ, logic, lập luận, và bằng chứng nữa, chỉ biết bảo vệ và đi theo niềm tin của mình. Nếu may mắn ta đặt niềm tin và tình yêu đúng chỗ thì công đức ta phát triển nhanh chóng; ngược lại, nếu ta đặt niềm tin và tình yêu sai chỗ rồi thì ta lẩn quẩn, thoái hóa, mất công đức.
Nhiều giáo phái tà vạy có cả một công nghệ chiếm tình cảm và niềm tin nơi quần chúng khiến cho nhiều người đi theo, mặc dù những giáo điều của họ rỗng tuếch và cực kỳ sai lầm. Họ biết cách tuyên truyền dụ dỗ, khoa trương, khoác lác, vỗ về, mua chuộc để có được tín đồ. Nói chung, họ tấn công ráo riết trái tim con người và bỏ qua bộ óc. Những người đi theo các giáo phái tà vạy thường mê mờ cuồng tín vì bị lấy mất quả tim, bộ óc thì bị trái tim kéo theo nên cũng ngây ngây dại dại.

Kitô giáo nhờ có sự cải cách đặc biệt của đức Jesus nên có nhiều điểm hợp với đạo Phật, rất dễ cho ta nói chuyện trao đổi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Cựu ước Do Thái cũng khiến cho anh em Kitô còn vướng theo quan điểm của thời sơ khai khi con người tin có thần linh làm ra hết mọi điều trong trời đất này. Điểm khác biệt căn bản nhất giữa Kitô và Phật giáo là đạo Phật cho rằng vạn vật do nhiều nhân duyên hợp thành, trong đó yếu tố nghiệp báo đóng vai trò quan trọng, trong khi Kitô cho rằng vạn vật do Chúa trời tạo nên tất cả. Từ ngày xưa, trong Thập nhị môn luận, ngài Long Thọ đã có vô số lý luận bác bỏ quan điểm thần quyền như thế chứ không phải ngày nay ta mới có lý luận đó.

Hỏi: Nghe nói giáo chủ của đạo Phật là Phật tổ Thích Ca, vị đó là như thế nào ạ?
Đáp: Lịch sử đức Phật thì dài lắm, chúng ta không thể nói trong một vài lời ,chỉ nói sơ lược rằng Ngài là một vị thái tử, bỏ sự thừa kế ngai vàng để xuất gia tu hành và đắc đạo. Giáo lý của Ngài hiện nay được những người trí thức trên khắp thế giới nghiên cứu và ca ngợi.

Hỏi: Như vậy Phật chỉ là một con người. Chúa trời của chúng tôi là đấng tạo ra tất cả (ý nói tạo ra cả Phật).


Đáp: Thật ra vị giáo chủ lập nên tôn giáo nào cũng là con người có cha có mẹ đấy ạ. Đức Jesus cũng là con người. Còn Chúa trời là niềm tin xuất phát từ giáo lý, giống như bên đạo Phật chúng tôi cũng có đức Phật A di đà, không tồn tại trong lịch sử nhân loại, nhưng được biết đến từ kinh điển.

Hỏi: Nhưng phải có Chúa trời lòng lành tạo ra tất cả chứ ạ, nếu không thì muôn vật do đâu mà có?


Đáp: Thưa bác, mỗi tôn giáo đều có cách giải thích về sự xuất hiện của muôn vật không giống nhau, cũng như khoa học bây giờ cũng giải thích nguồn gốc vũ trụ khác luôn. Có lẽ chúng ta phải đợi đến một lúc nào đó nền văn minh loài người vượt lên xa hơn nữa thì ta sẽ có câu trả lời về nguồn gốc vạn loài giống nhau, ai cũng chấp nhận. Bây giờ ta chỉ nên cố gắng sống thiện, làm điều có ích, yêu thương nhau. Dường như đó là điều mà vị giáo chủ nào cũng dạy, phải không ạ.

Hỏi: Vâng, đạo nào cũng dạy như vậy. Thế tại sao người ta không theo một đạo cho khỏe nhỉ, nhiều đạo làm gì cho rắc rối.


Đáp: Đúng thế, ước gì thế giới chỉ có một đạo chung cho khỏe bác nhỉ. Ngày nào đó nhân loại tìm được một tôn giáo đúng nhất rồi theo một đạo là hòa bình ngay. Điều rất lạ là nhiều khi cùng một nước mà khác đạo người ta vẫn đánh giết nhau được; có khi khác nước mà chung đạo người ta vẫn đoàn kết được đấy. Tôn giáo có sức mạnh thật kỳ lạ.
Tôi thì cho rằng đạo nào thì đạo, phải lấy quê hương đất nước làm chỗ dựa cái đã. Đạo nào làm cho ta biết đóng góp điều tốt đẹp cho đất nước mình thì đạo đó là chân chính. Nếu đạo nào phá vỡ tình yêu nước là đạo sai lầm, bác nhỉ.

Hỏi: Vâng, chứ sao nữa.


Đáp: Đạo nào ca ngợi sự công bằng là đạo chân chính, bác nhỉ. Ai làm điều tốt sẽ được hạnh phúc, ai làm điều bậy sẽ bị đau khổ. Đó là chân lý. Có mấy cái đạo gì cứ xúi người ta giết nhau ghê quá. Ta sẽ cùng nhau chọn một cái đạo nào thật sự đem an vui hạnh phúc đạo đức và thanh bình cho thế giới. Tôi rất thích lời chúa Jesus giảng giải về Thiên đường, có đoạn nói về Thiên đường giống như gieo hạt, hạt nẩy mầm lớn lên thành cây to, rồi thành trái. Đoạn này rất giống với đạo Phật nói về luật Nhân quả Nghiệp báo. Thiên đường của Chúa cũng là đạo lý về Nhân quả và công bằng đấy ạ.
Nói thật với bác, tôi không thích và không tin Thiên đường là nơi hưởng thụ, tôi tin thiên đường là nơi cao cả thanh khiết. Người nào sinh về thiên đường phải là ngưòi cao cả và thanh khiết.

Hỏi: Muốn về thiên đường thì chỉ có cách thờ phượng Chúa thôi ạ.


Đáp: Chúng ta có 3 cách thờ phượng Chúa trời. Một là thường xuyên quỳ cầu nguyện Chúa; hai là thường xuyên học lời Chúa dạy; ba là sống theo như lời Chúa đã dạy. Thật ra chẳng có ai nghe trực tiếp lời Chúa trời đã dạy, chúng ta chỉ nghe qua trung gian những vị giáo sĩ, tiên tri hoặc bậc thánh nào đó mà thôi. Nếu những vị đó nói đúng lời Chúa trời thì xem như ta may mắn vì theo đúng đường. Nếu những vị đó nói sai lời Chúa thì xem như ta bị rủi, tu theo hoài mà không có kết quả.

Hỏi: Làm sao ta biết là sai hay đúng được?


Đáp: Đây chính là vai trò và giá trị của ta, đây chính là chỗ ta phải làm chủ cuộc đời của mình. Không phải ở trên đời này, ai tự xưng là tiếp xúc được với thần thánh là họ có quyền nói gì ta cũng phải tin. Ta phải mạnh dạn xét lại hết mọi lời nói của những vị tiên tri để xem có thật họ đã nói đúng lời Chúa hay không. Nếu lời nói của họ kêu gọi con người thương yêu nhau, đề cao Nhân quả công bằng của Chúa, ca ngợi đời sống cao cả thanh khiết… thì ta tin. Nếu lời nói của các vị đó chủ trương hưởng thụ tầm thường, đưa đến lòng hẹp hòi cố chấp, không để ý đến tính công bằng Nhân quả… thì ta không công nhận đó là lời Chúa.

Hỏi: Thầy đạo Phật mà cũng tin Chúa à?


Đáp: Trong giáo lý Phật dạy có nói về Vua cõi trời, cai quản thế gian khắp nơi.

Hỏi: Phật với Vua trời thì ai lớn hơn ai?


Đáp: Phật là thầy của thế gian, của vũ trụ. Vua trời cai quản lãnh đạo các cõi thế gian. Thầy không có quyền lực, nhưng là chỗ dựa tinh thần cho tất cả. Theo giáo lý đạo Phật thì Vua trời cũng tôn kính Phật.

Hỏi: Nhưng Vua trời phải là người tạo ra trời đất không?


Đáp: Vũ trụ xuất hiện theo một cách thức không đơn giản, không thể được kết luận trong vài lời ngắn ngủi. Hoặc là nhân loại phải văn minh gấp triệu lần hiện nay mới hiểu nổi, hoặc ai phải chứng đạo tận cùng mới thấy được. Điều quan trọng hiện nay của chúng ta là sống sao cho phải đạo, sống sao cho có ích với đời, sống sao cho cao cả thanh khiết để phù hợp với tâm các vị Thánh.
Một điều quan trọng nữa để chúng ta chú ý là một tôn giáo chân chính sẽ làm con người không xem tôn giáo đó như là một vỏ bọc, một thành trì ngăn chia. Tôn giáo chân chính sẽ làm cho tín đồ thấy rằng đạo là công cụ để yêu thương tử tế không biên giới.

Hỏi: Nhưng từ lâu chúng tôi có cảm giác rằng ai không theo đạo (Kitô) là người tội lỗi.


Đáp: Đó cũng là một loại vỏ bọc đấy bác ạ. Nhiều người không theo Kitô mà sống vô cùng tốt, và vẫn có những người theo Kitô mà làm nhiều chuyện sai lầm tội lỗi. Tâm hồn, phẩm chất, việc làm của mỗi người là giá trị của người ấy mà các vị thánh dùng để phán xét. Còn chúng ta hay phán xét theo vỏ bọc. Chúng ta nên bắt chước các vị thánh là xét người theo phẩm giá việc làm hơn là những nhãn hiệu. Nếu như vậy thì tất cả chúng ta đều là anh em, đều không bị ranh giới tôn giáo làm chia cách.

tải về 46.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương