Tại công văn số 814/ubtdtt-vp ngày 30/5/2003, Uỷ ban thể dục thể thao trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri như sau



tải về 83.69 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích83.69 Kb.
#29245
UỶ BAN THỂ DỤC - THỂ THAO

Tại công văn số 814/UBTDTT-VP ngày 30/5/2003, Uỷ ban thể dục thể thao trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri như sau:

1- ý kiến, kiến nghị thứ nhất do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nêu : Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc phát triển sự nghiệp thể dục thể thao đã rõ ràng nhưng trong thực tế chuyển biến rất chậm. Thực trạng đó thể hiện ở các mặt:

+ Biên chế rất hạn hẹp,

+ Quỹ đất cho hoạt động thể dục thể thao ở các cấp chưa được quy hoạch, giao kế hoạch rõ ràng,

+ Kinh phí bình quân tính theo dân số 2000 đồng/người không hợp lý, rất khó khăn cho những tỉnh miền núi nghèo và dân số ít.

Trả lời:

Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách về việc phát triển sự nghiệp thể dục thể theo rõ ràng. Trong thời kỳ đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, chính sách về sự phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao - đặc biệt là từ năm 2000 đến nay- sự nghiệp thể dục, thể thao nước nhà đã có sự chuyển biến khởi sắc, tiến bộ khá nhanh, ổn định và toàn diện trên các mặt công tác chủ yến của mình như: phong trào thể dục, thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất ? kỹ thuật thể dục, thể thao, quan hệ quốc tế về thể dục, thể thao... Những kết quả này của việc phát triẻn sự nghiệp thể dục thể thao đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, dánh giá trong: Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển thể dục, thể thao đến năm 2010; Chỉ thị số 10/2003/CT-TTg ngày 18/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam á lần thứ 22 (SEA Games 22) và Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam á lần thứ 2 (ASEAN Para Games 2 ) năm 2003.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao trong thực tế còn một số vấn đề chuyển biến chậm- thậm chí rất chậm, như cử tri ở Thái Nguyên nhận xét được thể hiện ở 03 mặt là biên chế, quỹ đất dành cho thể dục, thể thao và kinh phí dành cho người dân trong hoạt động thể dục, thể thao.

- Về mặt hạn chế thứ nhất: Biên chế hạn hẹp:

Về mặt này, Uỷ ban Thể dục, thể thao cho rằng đến nay tổ chức và biên chế của ngành Thể dục, thể thao cho rằng đến nay tổ chức và biên chế của ngành Thể dục, thể thao vẫn còn chưa thống nhất và hạn hẹp. Hiện vẫn còn 4/61 địa phương chưa thành lập Sở Thể dục, thể thao là các tỉnh Vĩnh Phúc, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Kạn.

Mô hình quản lý thể dục, thể thao ở cấp quận huyện trong cả nước còn nhiều hình thức khác nhau. Các địa phương chưa thành lập được Sở Thể dục, thể thao có những nguyên nhân khác nhau. Uỷ ban Thể dục, thể thao cũng đã làm việc với Uỷ ban nhân dân các tỉnh kể trên để khắc phục sự chậm chễ này. Tuy nhiên, sự việc kể trên cũng đã ảnh hưởng đến công việc chung.

Biên chế Thể dục, thể thao ở Trung ương do Bộ Nội vụ phân bổ; ở các địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phân bổ. Năm 2003, Uỷ ban Thể dục, thể thao được phân bổ biên chế cho các lĩnh vực sau:

+ Khối quản lý Nhà nước được 142 người; thực hiện Nghị quyết Trung uơng VII về cải cách hành chính, giảm biên chế nên giảm 12 người, thực chất còn 130 người.

+ Khối sự nghiệp bao gồm 03 Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia ở 03 miền, Trung tâm Ba Đình, Khu liên hợp thể thao quốc gia, Báo thể thao Việt Nam, Tạp chí thể thao: được75 người

+ Khối đào tạo gồm 02 trường Đại học Thể dục, thể thao ở Từ Sơn ? Bắc Ninh; Thủ Đức ? TP Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng thể dục, thể thao ở Đà Nẵng được phân bổ 500 người.

+ Khối khoa học được phân bổ 30 người. Có thể thâý là biên chế cho thể dục, thể thao ở các cơ quan Trung ương của ngành là rất thiếu.

Biên chế thể dục, thể thao ở cấp sở, phòng của quận, huyện của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định dựa trên tổng số biên chế được Trung ương phân bổ cho địa phương. Nhìn chung, số biên chế thể dục, thể thao ở cấp tỉnh, quận huyện đều còn thiếu đặc biệt là cấp quận, huyện nhiền nơi mới chỉ có 1-2 người còn cấp cơ sở xã, phường, thôn, bản hoàn toàn "trắng". Theo Uỷ ban Thể dục, thể thao, hiện nay giáo viên dạy thể dục, thể thao trong các trường phổ thông rất thiếu, nếu vấn đề này không được sớm giải quyết thì chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường vẫn sẽ còn là bất cập.

- Về hạn chế thứ 2: Quỹ đất cho hoạt động thể dục, thể thao ở các cấp chưa được quy hoạch, giao kế hoạch cụ thể, rõ ràng:

Ngành Thể dục, thể thao từ sớm đã nhận định rằng trong quá trình phát triển kinh tế ? xã hội của đất nước và trong quá trình phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao thì "quỹ đất" dành cho thể dục, thể thao là rất trọng yếu, bức thiết cần được quan tâm ngay từ đầu. Vì vậy, ngành Thể dục thể thao đã tham mưu và ngày 27/4/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 274/CT-TTg về việc quy hoạch đất đai cho phát triển thể dục, thể thao. Tổng cục Thể dục, thể thao trước dây và Uỷ ban Thể dục thể thao hiện nay đã có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, ngành thực hiện Chỉ thị 274 CT/TTg của Thủ tướng, kết hợp với việc thực hiện Chỉ thị số 32/1998 CT-TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010; các đồng chí lãnh đạo của ngành Thể dục, thể thao đã lần lượt đi đến tất cả các địa phương trong cả nước (đủ 61 tỉnh, thành và 3 ngành) làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương, ngành và thống nhất xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao địa phương, ngành đến năm 2010. Trên cơ sở các "quy hoạch thành phần" này, Uỷ ban Thể dục, thể thao đã xây dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao của toàn quốc đến năm 2010. Bản quy hoạch này của ngành Thể dục, thể thao đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt ngày 26/4/2002. Như vậy, vấn đề ở đây, theo Uỷ ban thể dục thể thao là quy hoạch đã có rồi nhưng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch còn bất cập, chưa thật kiên quyết; còn thiếu kinh phí để xây dựng công trình thể dục, thể thao. Vấn đề càng khó hơn khi "cơn sốt đất" xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế ? xã hội ở từng địa phương. Uỷ ban thể dục, thể thao mong nhận được hỗ trợ, ủng hộ của UBND các cấp trong việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng về vấn đề này.

-Về mặt hạn chế thứ 3: Kinh phí tính bình quânn theo dân số 2000 đồng/người không hợp lý, rất khó khăn cho những tỉnh miền núi nghèo, dân số ít.

Uỷ ban Thể dục, thể thao có ý kiến như sau: định mức chi sự nghiệp thể dục, thể thao ở các tỉnh miền núi 2000 đồng/ người là không hợp lý.

Định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp thể dục, thể thao ở các địa phương được thực hiện theo Thông tư số 38 TC/NSNN ngày 18/7/1996 của Bộ Tài chính cụ thể như sau:

Đô thị:

3.100 đồng/người/năm

Đồng bằng:

1.800 đồng/người/năm

Núi thấp, vùng sâu:

1.300 đồng/người/năm

Núi cao, hải đảo:

1.300 đồng/người/năm

Định mức chi sự nghiệp thể dục, thể thao tại Thông tư số 38 là không hợp lý đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo (diện tích rộng, người thưa, đi lại khó khăn, định mức chi lại thấp).

Cuối năm 1996 và năm 2000, Uỷ ban Thể dục thể thao đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị sửa lại định mức tại Thông tư 38. Hàng năm, khi Ban cán sự Đảng và Uỷ ban Thể dục thể thao báo cáo Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về công tác phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao cũng đã kiến nghị thực trạng trên, song đến nay chưa được giải quyết. Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2004, Uỷ ban Thể dục thể thao đề nghị phân bổ cho sự nghiệp thể dục thể thao như sau:

+ Sự nghiệp giáo dục đào tạo tại các trường thể dục, thể thao, đại học, cao đẳng thể dục thể thao (bao gồm cả các khoa thể dục, thể thao ở các trường đại học, cao đẳng khác) là 8.000.000 đồng/người/năm. Tại các trường trung học thể dục thể thao (bao gồm cả các khoa, lớp chuyên thể dục, thể thao của các trường trung học) là 6.500.000 đồng/người/năm.

+ Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục, thể thao ở các địa phương:

-Tiên chí phân bổ: theo dân số

- Hệ số và mức phân bổ:



Vùng

Hệ số

Mức phân bổ

Thành phố, đồng bằng

1

5.000 đồng/người/năm

Vùng sâu, vùng xã, hải đảo, núi thấp, núi cao:

1,5

7.500 đồng/người/năm

Riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và một số địa phương khác có công phát hiện, đào tạo nhiều vận động viên tài năng trẻ đóng góp cho đội dự tuyển quốc gia được phân bổ thêm 50% định mức chi cùng loại.

2- ý kiến, kiến nghị thứ hai do đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh : "Đề nghị Trung ương định kỳ làm việc với thành phố về các công tác cần phối hợp trong việc chuẩn bị để thành phố có thể triển khai đúng kế hoạch, đặc biệt là việc sử dụng các nguồn tài trợ để triển khai các dự án chủ động của thành phố, có cơ chế xã hội hoá trong vận động tài trợ".

Uỷ ban thể dục thể thao trả lời:

Sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Ban tổ chức SEA Games 22, Trưởng Ban tổ chức đã quyết định thành lập 12 Tiểu ban chuyên môn và Trung tâm điều hành giúp việc Ban Tổ chức cũng như đã có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân các địa phương được phân công tổ chức các môn thi trong SEA Games 22 thành lập Ban Tổ chức địa phương để tiến hành các công việc chuẩn bị và tổ chức SEA Games 22 trên địa bàn. Thường trực Ban tổ chức SEA Games 22 và các Tiểu ban chuyên môn đã nhiều lần làm việc với Ban Tổ chức các địa phương đặc biệt với thành phố Hà Nội, nơi sẽ tổ chức lễ khai mạc, bế mạc chính thức của SEA Games 22 và tổ chức nhiều môn thi; với thành phố Hồ Chí Minh, nơi tổ chức 11 môn thi về kế hoạch, các phương án tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công việc chuẩn bị. Kế hoạch và phương án tổ chức thực hiện về từng lĩnh vực công việc của Ban tổ chức địa phương cần được báo cáo với từng Tiểu ban chuyên môn thuộc Ban tổ chức SEA Games 22 để tập hợp thành một kế hoạch chung của Tiểu ban trình Thường trực Ban Tổ chức xét duyệt và Ban Tổ chức địa phương chủ động tổ chức thực hiện dưới sự chỉ đạo, kiểm tra về mặt chuyên môn của Trưởng Tiểu ban.

Thời gian qua, các Tiểu ban chuyên môn đã chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với Ban Tổ chức các địa phương tổ chức triển khai công việc trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chủ động phối hợp từ cả hai phía: Ban Tổ chức địa phương và các Tiểu ban chuyên môn thuộc Ban Tổ chức có lúc chưa chặt chẽ, công tác hướng dẫn của một số Tiểu ban chuyên môn đối với Ban Tổ chức địa phương có lúc chưa kịp thời.

Thời gian từ nay đến ngày khai mạc SEA Games không còn nhiều, khối lượng công việc còn lớn nên Thường trực Ban tổ chức SEA Games 22 đã có kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng tháng đối với việc triển khai công tác chuẩn bị của Ban tổ chức địa phương cũng như của các Tiểu ban chuyên môn và chỉ đạo, đôn đốc các Tiểu ban tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ hơn với Ban tổ chức địa phương. Như vậy, có thể nói việc định kỳ làm việc giữa Ban Tổ chức SEA Games 22 (thông qua Trung tâm điều hành và các Tiểu ban chuyên môn) với Ban Tổ chức của thành phố Hồ Chí Minh đã được xác lập.

Việc tài trợ cho SEA Games 22 được thực hiện trên cơ sở tài trợ cho toàn bộ sự kiện thể thao. Đây là một thông lệ được thực hiện tại tất cả các sự kiện thể thao trên thế giới và khu vực như Đại hội Olympic, Đại hội thể thao Châu á hay các kỳ SEA Games trước đây. Lý do việc lựa chọn nhà tài trợ thống nhất cho toàn bộ sự kiện là để có thể thu hút được lượng tài chính lớn nhất cho sự kiện và tránh được những tranh chấp giữa các nhà tài trợ nếu chia lẻ các phần tài trợ (tài trợ cho các địa điểm khác nhau, tài trợ cho các môn thi đấu khác nhau). Đối với SEA Games 22, Ban tổ chức sẽ đàm phán để lựa chọn các nhà tài trợ chung cho Ban Tổ chức, các Ban Tổ chức địa phương và các điểm thi đấu được cấp kinh phí để thực hiện công tác tổ chức, trong đó có một phần kinh phí từ các nhà tài trợ. Như vậy, hoạt động tài trợ vẫn đang được thực hiện theo đúng chủ trương xã hội hoá thể thao, nhưng do tính đặc thù của việc tổ chức một sự kiện lớn như SEA Games, công tác tài trợ đang được thực hiện cho tổng thể sự kiện mà không xé lẻ thành các gói nhỏ tại các địa phương.

3- Ý kiến, kiến nghị thứ ba do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên nêu : Cần có cơ chế, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thể dục, thể thao ở cơ sở.

Uỷ ban Thể dục thể thao trả lời:

Ngày 26/4/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao đến năm 2010". Theo đó, việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho hoạt động thể dục, thể thao được thể hiện ở những mặt sau:



I. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ tập luyện của quần chúng :

1. Đối với các xã, phường:

- Mỗi xã, phường có quỹ đất, địa điểm làm cơ sở tập luyện thể dục, thể thao.

- Tiến tới mỗi trường phổ thông trên địa bàn đều có địa điểm phục vụ cho các tiết học thể dục nội khoá và luyện tập ngoại khóa.

-Từng bước hoàn thiện các cơ sở tập luyện thể dục, thể thao.


Chỉ thị 274/TTg ngày 27/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất cho Thể dục, thể thao quy định: Tuỷ theo điều kiệncụ thể của từng địa phương, diện tích đất tính theo đầu người có thể xê dịch từ 02 đến 03 m 2 . Về lâu dài, mỗi xã cần sắp xếp quỹ đất để dân có được các cơ sở tập luyện như sau:

- Một sân thể thao phổ thông

- Một đến hai phòng tập đơn giản

- Bốn đến sáu sân tập từng môn

- Khu giáo dục thể chất trong trường tiểu học

- Khu vui chơi giải trí

- Một bể bơi đơn giản.

2. Đối với tuyến huyện :

Tuỳ theo quy mô dân số, quy mô xây dựng các công trình có thể to nhỏ khác nhau nhưng về quy hoạch lâu dài các công trình sau đây là cần thiết, phù hợp cho một huyện:

+ Một sân vận động quy mô 2.000 ? 5.000 khán giả.

+ Một đến hai nhà tập luyện và thi đấu quy mô từ 500 đến 1.500 khán giả.

+ Một sân bãi tập thể thao ngoài trời.

+ Một đến hai bể bơi tập luyện.

Diện tích đất quy hoạch hoàn chỉnh các cơ sở vật chất của một huyện ước khoảng 03 ? 05 ha tuỳ theo quy mô dân số của huyện.

3-Đối với cấp tỉnh :

Hướng quy hoạch lâu dài đối với công trình cấp tỉnh là:

+ Một sân vận động với quy mô từ 1 đến 2 vạn chỗ.

+ Một cung thể thao hoặc nhà thi đấu (quy mô từ 2.000 đến 2.500 chỗ ngồi).

+ Ba đến năm phòng tập hoặc nhà tập từng môn.

+ Một trường bắn.

+ ít nhất có một khu công viên thể thao.

Từ nay đến năm 2005 có 30 ? 50 % số tỉnh trong cả nước phấn đấu nâng cấp tối thiểu từ một công trình trong đó ưu tiên hàng đầu cho các tỉnh có công trình cần nâng cấp để phục vụ SEA Games. Phấn đấu đến hết năm 2010 toàn bộ 61 tỉnh, thành đều có tối thiểu tại tỉnh mình một công trình được nâng cấp, hoàn thiện hoặc xây dựng mới.



II. Về cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên :

Phấn đấu đến năm 2005 đảm bảo 60 % và đến 2010 đảm bảo 80% nhu cầu giáo viên các trường, các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Định mức phấn đấu:

Cấp tiểu học: 1 giáo viên/1 trường

Cấp trung học: 1 giáo viên/400 học sinh (2 tiết học/tuần)

Cấp đào tạo: 1 giáo viên/200 học sinh

Các xã, phường có chức danh cán bộ phụ trách thể dục, thể thao trong Ban Văn hoá - thể thao xã, phường hưởng phụ cấp.

Ở huyện có cán bộ, hướng dẫn viên, huấn luyện viên trong trung tâm thể dục, thể thao huyện.

Các trường của Uỷ ban Thể dục thể thao đào tạo cán bộ phục vụ cho các trường đại học, cao đẳng thể dục, thể thao, các cán bộ nghiệp vụ và huấn luyện viên cho các địa phương, các ngành.

Các trường, khoa thể dục, thể thao của Bộ Giáo dục - đào tạo đảm bảo giáo viên cho khối đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông trung học.

Các trường còn lại đảm bảo giáo viên cho các trường tiểu học và các trợ lý thể dục thể thao sơ cấp cho lực lượng an ninh, vũ trang.

Tăng cường mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn viên để nhanh chóng nâng số lượng hướng dẫn viên đảm bảo cho mỗi đơn vị tập luyện tối thiểu có một hướng viên. Từ nay đến năm 2005 đảm bảo 50% hướng dẫn viên từ cấp quyện, huyện trở lên được qua lớp đào tạo tại địa phương. Từ nay đến năm 2010 có 100% hướng dẫn viên được đào tạo từ tuyến huyện trở lên và 50% hướng dẫn viên xã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn.



III. Vốn đầu tư cho ngành thể dục, thể thao :

Nguồn tài chính chủ yếu dành cho xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị thể dục thể thao là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp.



Năm

Tổng vốn

Vốn xây dựng cơ bản

1994

199,98 tỷ

44,98 tỷ

1995

259,72 tỷ

59,72 tỷ

1996

270,22 tỷ

60,22 tỷ

1997

312,40 tỷ

68, 20 tỷ

Đây là nguồn vốn rất hạn hẹp sử dụng cho cả Trung ương lẫn địa phương nên vốn xây dựng cơ bản tăng trưởng rất chậm.

Hiện nay, Uỷ ban thể dục, thể thao đang trình Chính phủ "Chương trình phát triển thể thao cơ sở". Nếu chương trình được phê duyệt thì mỗi năm sẽ có 33 tỷ đồng trong tổng số 198 tỷ đồng (đến năm 2010) dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho 11.025 xã phường theo mức: 30 triệu đồng cho 1.175 xã thuộc diện khó khăn, 16 triệu đồng cho 8.358 xã thuộc diện trung bình và 10 triệu đồng cho các phường, xã khác.



IV. Công tác xã hội hoá các hoạt động thể dục, thể thao :

Xã hội hoá các hoạt động thể dục, thể thao là một công việc mới mẻ đối với ngành thể dục thể thao nhưng những năm qua ngành đã cố gắng hướng mọi hoạt động của mình chuyển mạnh sang hưóng xã hội hoá để nhân dân là người sáng tạo, người thực hiện và là người hưởng thụ, thưởng thức các thành quả hoạt động thể dục, thể thao.

Xây dựng nhiều đơn vị tập luyện thể dục thể thao cơ sở của quần chúng theo nhiều hình thức, với các cơ chế kinh tế khác nhau: sự nghiệp, sự nghiệp có thu, phúc lợi, kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại... đa dạng hoá các hình thức tổ chức thi đấu thể dục, thể thao quần chúng, do quần chúng tự đóng góp kinh phí.

Liên hệ lồng ghép hoạt động của ngành, của các đoàn thể, tổ chức xã hội để phát triển thể dục, thể thao.

Cung cấp đủ các dụng cụ tập luyện đơn giản với giá phù hợp trên cơ sở hình thành những xí nghiệp sản xuất không nhằm mục đích lấy lợi nhuận là chính và có sự hỗ trợ kinh phí một phần của nhà nước hoặc các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

Huy động nguồn tài lực của nhân dân trên cơ sở bàn bạc dân chủ nhằm giảm gánh nặng chi ngân sách.

Coi trọng việc hình thành hệ thống các Liên đoàn thể thao, phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo của các Liên đoàn thể thao trong việc tổ chức hoạt động, các phong trào, các môn thể dục, thể thao.

Đồng thời, ngành thể dục thể thao cũng đã kiến nghị với nhà nước:

+ Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao như: cơ sở tập luyện, các trường thể thao, trường năng khiếu...

+ Có hình thức khuyến khích thoả đáng đối với các dự án kinh doanh thể dục, thể thao (đầu tư trong nước, liên doanh, 100% vốn nước ngoài...).

+ Cho phép đa dạng hoá phương thức sử dụng các công trình thể dục thể thao: dịch vụ công ích, kinh tế dịch vụ, đấu thầu...

Uỷ ban Thể dục thể thao nghiên cứu để trình những kiến nghị của mình trong việc đề xuất thêm những điểm cần bổ sung trong hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách có liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cho thể dục, thể thao cơ sở.



5- Ý kiến, kiến nghị thứ tư do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hoà nêu : Đề nghị bỏ việc thuê cầu thủ nước ngoài vào đá trong các đội bóng của ta vì lợi bất cập hại và ảnh hưởng không tốt đến tinh thần thể dục, thể thao của người Việt .

Uỷ ban Thể dục thể thao trả lời:

Việc thuê cầu thủ nước ngoài thi đấu ở các giải chuyên nghiệp và hạng nhất được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị khi thực hiện chủ trương từng bước chuyên nghiệp hoá thể thao thành tích cao; Uỷ ban thể dục thể thao đã cân nhắc kỹ và nhận thấy việc thuê cầu thủ nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đối với bóng đá Việt Nam với các lý do sau:

+ Thông thường các cầu thủ nước ngoài được các CLB thuê đều có tính chuyên nghiệp rất cao. Điều đó được thể hiện trong phong cách tập luyện, thi đấu và sinh hoạt. Họ là tấm gương cho các cầu thủ trong nước noi theo, nhất là trong thời điểm hiện nay, bóng đá nước ta đang ở giai đoạn quá độ từ bóng đá nghiệp dư sang bóng đá chuyên nghiệp (thí dụ: các cầu thủ Thái Lan như Kiatisuk, Đusit, Chukiat, Pipat... ở các dội HA. Gia Lai, Bình Định, các cầu thủ Ukraina ở Đồng Tháp...)

+Tạo ra một sự cạnh tranh rất lành mạnh về mặt chuyên môn. Đó chính là động lực để bóng đá Việt Nam phát triển, tiêu cực trong bóng đá giảm đi rõ rệt, số trận đấu trung thực tăng lên. Các cầu thể Việt Nam cần phải nỗ lực trong thi đấu cao hơn để khặng định được mình trong thành phần của đội ? nhất là các cầu thủ trẻ.

+ Các cầu thủ nước ngoài đến Việt Nam từ nhiều quốc gia có nuế bóng đá tiên tiến khác nhau : Châu Mỹ (Brãin), Châu Âu (Hungary, Nga, Pháp), Châu Phi (Cameroon, Nigieria, Ghana...), Châu á (Thái Lan, Hàn Quốc...) mang đến nhiều sắc thái văn hoá khác nhau. Từ đó, các cầu thủ Việt Nam sẽ tiếp thu tinh hoa bóng đá của nhiều nước, tạo điều kiện cho bóng đá Việt Nam phát triển theo xu hướng hiện đại.

+ Các cầu thủ trong nước được thường xuyên thi đấu với các cầu thủ nước ngoài có tầm vóc to lớn, kỹ, chiến thuật phong phú, đa dạng, thể lực tốt; làm tăng thêm lòng tự tin, mạnh dạn va chạm trong tranh cướp bóng, trong triển khai chiến thuật. Đây là yếu tố rất có lợi cho các cầu thủ tham gia đội tuyển quốc gia thi đấu ở khu vực và châu lục, từ đó thành tích chung của bóng đá Việt Nam được nâng cao rõ rệt.

Qua gần 3 mùa giải thử nghiệm chuyên nghiệp, có thể khẳng định việc tham gia của các cầu thủ nước ngoài đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của giải, tăng sức hấp dẫn tạo ra nhiều trận đấu có chất lượng cao, bước đầu phục vụ được mong muốn của đông đảo quần chúng hâm mộ bóng đá cả nước.

Tuy nhiên, việc quy định trong một CLB bóng đá được quyền đăng ký 04 cầu thủ nước ngoài (trong đó, có tối đa 3 cầu thủ được thi đấu trên sân trong cùng một thời điểm) cũng đòi hỏi các CLB phải có nguồn kinh phí dồi dào hơn và đây cũng quy định ưu đãi của các cầu thủ "nội". Song trên thực tế, thông thường với lương một cầu thủ nước ngoài trung bình khoảng 800 ?1000 USD/tháng thì hầu hết các CLB có thể đảm bảo được (lương của các cầu thủ chuyên nghiệp Việt Nam trung bình từ 5 ? 10 triệu đồng/tháng, cá biệt có cầu thủ như Lê Huỳnh Đức ? Ngân hàng Đông á, có mức lương tới 25 triệu đồng/tháng).

Từ những lý do trên, Uỷ ban thể dục thể thao thấy rằng: viẹc thuê cầu thủ nước ngoài thi đấu ở các giải chuyên nghiệp và hạng nhất tại Việt Nam là có lợi và hoàn toàn không ảnh hưởng tới tinh thần thể dục, thể thao của người Việt Nam. Đây cũng là điều tất yếu của bóng đã chuyên nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới.

7- Ý kiến, kiến nghị thứ năm do Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh : Nhà nước cần có chế độ bảo hiểm: Bảo hiểm nghề nghiệp thoả đáng đối với vận động viên khi tham gia tập luyện, thi đấu thể thao.

Uỷ ban thể dục thể thao trả lời:

A- Hiện nay, chế độ bảo hiểm đối với vận động viên được thực hiện theo Quyết định số 49/1998/QĐ/TTg ngày 28/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao; Thông tư số 14/1998/TTLB -BLĐTBXH-BTC-UBTDTT ngày 30/12/1998 của Liên bộ Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ nội vụ), Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ tài chính và Uỷ ban thể dục thể thao cụ thể:

Trong thời gian vận động viên tập trung, tập luyện, thi đấu bị ốm đau, tai nạn hoặc chết được hưởng chế độ như sau:

1/ Đối với vận động viên không thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 26/5/1995 và Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ:

1.1 Được hưởng trợ cấp ốm đau bằng 75% tiền công được hưởng trong ngày nghỉ ốm.

1.2 Nếu bị tai nạn được hưởng tiền trợ cấp bằng 100% tiền công hiện hưởng trong những ngày điều tại cơ sở y tế và không phải trả các khoản chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu cho đến khi điều trị thương tật ổn định.

Nếu mất khả năng lao động:

+ Từ 5% đến 30% được hưởng 12 tháng tiền lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do ngân sách Nhà nước quy định.

+ Từ 31% trở lên thì cứ 1% tăng thêm được cộng thêm 1/2 (nửa) tháng lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do ngân sách nhà nước quy định.

1.3 Trường hợp vận động viên chết:

- Thân nhân lo mai táng thì được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức.

- Thân nhân người chết được trợ cấp một lần bằng 5 tháng lương tối thiểu áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính do ngân sách Nhà nước quy định.

2. Đối với vận động viên trong đội tuyển các cấp là cán bộ, công chức đang được hưởng lương được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

3. Chế độ khi thôi làm vận động viên:

Đối với vận động viên không hưởng lương khi thôi làm vận động viên được hưởng trợ cấp một lần cứ mỗi năm làm vận động viên tập trung được hưởng 1 tháng (26 ngày/tháng) tiền công trước khi thôi việc nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền công.

Tất cả các vận động viên ở đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia đang tập huấn tại Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Trường đại học Thể dục, thể thao 1 đều đã được mua bảo hiểm con người (loại bảo hiểm kết hợp 3 loại: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sinh mạng và bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật) mà không phân biệt công chức hưởng luương hay không phải là công chức với mức bồi thường là 10 triệu đến 30 triệu đồng/người.

Riêng đối với các lần đoàn thể thao Việt Nam tham dự Sea Games, ASIAD, Uỷ ban thể dục thể thao đã mua bảo hiểm với mức bồi thường 8.000 USD/người.

Đối với vận động viên bị tai nạn trong quá trình tập huấn, thi đấu ngoài việc thực hiện chế độ bảo hiểm cho vận động viên theo quy định tại Quyết định số 49/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thể dục, thể thao còn phát động cuộc gây quỹ để giúp đỡ vận động viên bị tai nạn, hỗ trợ nơi ăn, nghỉ cho thân nhân vận động viên chăm sóc người bị tai nạn.

B. Dự kiến chế độ bảo hiểm cho vận động viên trong thời gian tới:

Đối với người không phải là công chức hiện nay chưa có chế độ bảo hiểm lâu dài như những người công chức. Tuy nhiên vận động viên thể thao (bao gồm vận động viên hưởng lương và hưởng tiền công) hoạt động trng một môi trường lao động nặng nhọc và rất nguy hiểm trong khi có thời gian để duy trì đỉnh cao về phong độ của vận động viên lại rất ngắn, vì vậy, cần phải có chế độ bảo hiểm nghề nghiệp đặc biệt là vận động viên.



Uỷ ban Thể dục thể thao đã và đang bàn với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam về một chế độ bảo hiểm lâu dài vủa vận động viên. Đặc biệt của các môn: võ, vật, bóng đá, điền kinh ... Sau đó sẽ xin ý kiến các Bộ: Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Có như vậy mới tạo điều kiện cho vận động viên yên tâm tập luyện và thi đấu mang vinh dự cho Tổ Quốc.
Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 83.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương