Thầy trò khoa Pháp thời… Facebook Tác giả : Đỗ Quỳnh Hương



tải về 23.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích23.96 Kb.
#35742
Thầy trò khoa Pháp thời… Facebook

Tác giả : Đỗ Quỳnh Hương
« K07 nhắn hộ cô các bạn Huyền My, Khuất Trang, Phùng Tâm, Mai Thị Hương trực tiếp đến hoặc cử người nhà đến phòng NCKH nhà A lấy bằng khen và tiền thưởng "Tài năng khoa học trẻ ĐH HN" (mở ngoặc phát là cái giấy chứng nhận của người hướng dẫn đã rất long lanh rồi nên cái giấy của bọn em chắc phải long lanh hơn, cô đã được 400k rồi nên bọn em chắc phải đc hơn, hihi) »
Một status bình thường như bao status khác mà ta thấy trên Facebook mỗi ngày.
Một nhà nghiên cứu tiếng Việt hiện đại sẽ nhận ra ở đây vài đặc điểm của “ngôn ngữ teen”, “ngôn ngữ thời Facebook”. Thế nhưng, nếu đưa cái status này cho các bạn trẻ khoa Pháp chuyên chơi Facebook, chắc các bạn sẽ phán :”Đây là ngôn ngữ của mấy thầy cô … hồi teen khoa mình !”
Ở khoa tiếng Pháp trường ĐHHN có tới 90 % giảng viên « hồi teen » như vậy. Họ dùng Facebook mỗi ngày và thường thì quá nửa số bạn bè của họ trên mạng xã hội này là sinh viên của khoa, cả mới lẫn cũ.
Vậy Facebook đã thay đổi quan hệ Thầy – Trò ở khoa Pháp như thế nào và có đóng góp gì cho sự phát triển của Khoa ?
Trước hết, Facebook với thầy trò khoa Pháp giống như một bảng thông báo, giúp ích đắc lực cho các bộ phận hành chính, giáo vụ của Trường và Khoa. Thay đổi giờ học, phòng học, bảng điểm, danh sách học bổng, nội dung ôn thi, các họat động ngoại khóa… tất cả đều được truyền đạt nhanh chóng và hiệu quả trên trang Facebook của Hội sinh viên Khoa, đại gia đình của sinh viên khoa Pháp. Trang web này cũng đăng lại toàn bộ các thông báo từ trang web chính thống của Khoa và các trang Facebook cá nhân của các thầy cô. Và bởi tuyệt đại đa số sinh viên Khoa có Facebook (theo kết quả của một cuộc khảo sát nhanh của một nhóm học viên Đề án 322 học tại Khoa) nên thông tin được truyền tải sâu rộng đến sinh viên. Hơn nữa, nguồn thông tin “không chính thống’ này lại mang tính đa chiều, có phản hồi và được truyền đạt bằng một ngôn ngữ rất thân thiện, rất “teen” như ta đã thấy ở trên.
Facebook cũng là một công cụ phản hồi tích cực của sinh viên về các họat động chuyên môn của Khoa. Sinh viên thường cởi mở hơn trên Facebook : các em không ngại ngần bày tỏ những “phàn nàn” của mình sau một giờ dạy kém chất lượng hay với một thầy cô đôi lúc còn “củ hành củ tỏi” sinh viên. Các phản hồi này đều được Bạn chủ nhiệm Khoa và các Tổ Bộ môn âm thầm ghi nhận, để rồi từ đó góp ý với các đồng nghiệp mình, sắp xếp các giờ dạy, lớp dạy cho hợp lý hơn. Ngược lại, một giờ dạy hay cũng được các em đem ra “nhâm nhi” bàn tán, một nội dung thú vị được khóa trước truyền cho khóa sau, để rồi giờ học được các em hồi hộp ngóng đợi… Và không giống những “cơn bão scandale” thường thấy trên báo chí, mọi lời khen chê đều được những người trong cuộc mang ra mổ xẻ, từ đó mang tới cái nhìn khách quan hơn về phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của mỗi thầy cô trong Khoa.
Facebook biến việc học của sinh viên nhẹ nhàng hơn,“funny” hơn như lời các em nói. Một “tường thuật” trực tiếp trên mạng cuộc chấm thi chính tả, với đủ mọi thứ lỗi ngớ ngẩn làm cả cô lẫn trò cười lăn. Và sau tiếng cười, các em học được nhiều hơn, như từ những “trích đoạn” những câu trả lời “bất hủ” trong một kỳ kiểm tra mà thầy cô đăng trên trang cá nhân của mình. “Cô ơi câu này dịch thế nào ạ ?”, “Cô ơi tìm tài liệu cho môn X ở đâu ạ ?” “Em nhờ thầy chữa giúp cho em cái CV này thầy nhé” là những tin nhắn rất thường thấy trên trang của các thầy cô.
Một lý do khiến rất nhiều sinh viên cũ, mới tìm tới trang web của Khoa và trang cá nhân của các thầy cô, đó là các thông tin việc làm. Từ những công việc nhỏ giúp các em sinh viên đang học tại khoa cải thiện đời sống như gia sư, bán hàng… đến những công việc lâu dài, phù hợp với ngành nghề đào tạo của các em như trợ lý dự án, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch…các thầy cô có thông tin đều “ưu tiên” dành cho sinh viên khoa mình. Facebook đã giúp thầy cô trở thành cầu nối giữa giảng đường và thị trường việc làm như thế.
Sau cùng và quan trọng hơn tất cả, đó là Facebook, với chức năng là một mạng xã hội, đã thực sự trở thành mà Thầy và Trò có thể trao đổi như những người bạn sau giờ học. Như Anh, như Chị, như Mẹ, như Cha… thầy cô chia sẻ với các em mọi buồn vui của cuộc sống của sinh viên xa nhà với khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Một lời khuyên chân tình trong một tình huống khó xử, một cái nắm tay lúc trò cô đơn, một lời động viên khi trò mất phương hướng…sinh viên tìm lại được cái không khí Thầy-Trò chân tình không khoảng cách như ở thời phổ thông. Với thầy cô, Facebook cũng mang lại cho họ một lượng “fan’ không nhỏ, những người bạn nhỏ luôn dõi theo thầy cô theo những chặng đường họ đi, chia sẻ với họ những chiêm nghiệm trong cuộc đời, gạt bớt cho họ những nhọc nhằn trên con đường sự nghiệp. Và nhiều khi, những trải nghiệm của người trẻ lại mang lại cho người lớn tuổi hơn những bài học quý giá, giúp thầy nhìn trò như những con người đang và đã trưởng thành, chứ không chỉ đơn thuần là những cỗ máy tiếp thu kiến thức mà thầy cô rao giảng.
Tóm lại, Facebook đã và đang trở thành một “sân sau” rất quan trọng của Khoa, nơi khởi nguồn của mọi họat động gắn kết Thầy-Trò.
Để kết thúc bài viết này, tác giả xin trích nguyên lại một vài comments (phản hồi) cho một bài viết về sinh viên năm thứ nhất khoa Pháp trên Facebook :
thực sự là e quý cô lắm cô ạ :) đọc xong cứ huhu vì k ngờ cô lại quan tâm đến sv chúng e đến thế. e cứ nghĩ là thầy cô sẽ k gần gũi hs như kiểu hồi c2,c3 nữa.
e cũng dân tỉnh, cũng thuê nhà, cũng phải làm quen vs cuộc sống k có bố mẹ. nh lúc thấy lạc lõng, nhưng lại có những lúc lại kiểu bất cần :((
tóm lại là e vẫn huhu nãy h khi viết cái cm này T.T”
Khi em lên ĐH, các anh chị đều nói với em là giảng viên ĐH chẳng quan tâm đến SV đâu, nhưng từ khi vào trường mình, em mới biết điều đó là hoàn toàn sai lầm cô ạ. Cám ơn cô vì cái note này, để em có thêm động lực, không tự ti mình thua kém các bạn khoản này khoản kia. Du fond du coeur, je t'aime ! »
« trước khi thi vào trường mình, nhìu người can em vì điểm đầu vào bình thường, hay có thể nói là thấp. buồn cười thật! đấy cũng được coi là lí do. Càng lúc em càng thấy em không chọn nhầm trường vì có các thầy cô giáo quan tâm đến sinh viên như cô :). Thậm chí em thấy tự hào lắm ^^
Hiện tại kém hơn các bạn khác thì sao nào. Chỉ cần là chính mình và nỗ lực vươn lên là được cô nhỉ ? vous êtes comme notre deuxième maman ^^ Je t'aime »
« đi qua nhiều trường nhiều lớp rồi, em phải công nhận là giảng viên khoa Pháp n°1 ^^ Ngày xưa chắc cô thấy em là đứa không thể đào tạo nổi, cô nhỉ??? »
« Je suis très émue de votre article. Je vous aime, mon idole ♥ ♥ :X »
« je t'aime »
« Cô ơi, em cũng muốn mình đen đi, và quay trở lại những ngày năm nhất bỡ ngỡ...
4 năm đại học sắp trôi qua rồi, nghĩ đến cảnh không còn được sáng chiều ghé lên khoa mà em muốn khóc quá :((

Em yêu cô nhiều, cô giáo của chúng em ♥ »
« sắp ra trg` rùi đọc note này của cô mà e thấy có chút buồn & nuối tiếc quá cô ạ... tiếc vì lớp e ít được học cô, tiếc vì trong khoảng thời gian ít ỏi đc học cô thì lại chưa thật sự chăm chỉ & cố gắng,.... tiếc nhìu lắm cô ơi... :((

mong rằng các em khóa dưới hãy luôn cố gắng học thật tốt để đừng tiếc nuối như chúng e bây h... chẳng đâu có được n~ GV tâm huyết & quan tâm nhiều đến SV như ở khoa mình... e iu các cô nhìu lắm :X »


tải về 23.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương