Thuyết trình thực nghiệm hệ thống phanh trên xe ô TÔ



tải về 1.52 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu18.12.2022
Kích1.52 Mb.
#53997
  1   2   3   4   5
thực nghiệm otoo
Hoc ky 2

THUYẾT TRÌNH THỰC NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ

  • GV: Trần Quang Sang
  • THÀNH VIÊN:
  • Võ Đại Lâm
  • Võ Hồng Phúc
  • Phạm Trọng Phúc
  • Hiện nay, tất cảcác trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng hệthống phanh khi ô tô ở chế độ không tải. Mặc dù quy trình đánh giá này vẫn đảm bảo chất lượng hệthống phanh ô tô theo tiêu chuẩn hiện hành TCN 224-2001, tuy nhiên nó vẫn tiền ẩn nguy cơ tai nạn giao thông do sự sai khác về chế độ tải trọng khi ô tô chuyển động trên đường. Bài báo này giới thiệu vềtính toán, thiết kế bệ thử phanh có chất tải cho ô tô nhằm hạn chế tối đa sự sai khác hiệu quảphanh giữa thử nghiệm trên bệ thử và trên đường. Nguyên tắc thiết kế là sử dụng cơ sở vật chất có sẵn tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và không thay đổi bố trí mặt bằng các dây truyền. Hai xy lanh thủy lực được liên kết với cầu xe ô tô thông qua dây đai sẽ tạo ra tải trọng tối đa 150000 (N) ở mỗi cầu. Do vậy phương án thiết kế có thể đáp ứng được trong việc đánh giá hiệu quả phanh tại mỗi cầu xe cho hầu hết các ô tô thương mại đang lưu hành. Kết quả của bài báo là cơ sở lý thuyết quan trọng trong việc nghiên cứu thử nghiệm bệ thử phanh có chất tải trong tương lai
  • Hiện nay,tất cảcác trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ởViệt Nam đang áp dụng chế độ đánh giá lực phanh khi ô tô không tải. Quy trình đánh giá này vẫn đảm bảo chất lượng hệthống phanh ô tô theo tiêu chuẩn hiện hànhTCN 224-2001 [1]. Tuy nhiên,kết quả thử nghiệm trên một mẫu ô tô tải [2] đã cho thấy rằng, mặc dù hệ thống phanh đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng khi tải trọng được chất lên ô tô thì có tiềm năng gây mất an toàn giao thông. Điều này là phù hợp với xu hướng ởcác nước phát triển như Mỹ,Đức, Pháp, Nhật... trong việc đánh giá chất lượng hệ thống phanh nhằm giảm nguy cơ tai nạn giao thông liên quan đến hệ thống phanh [3]. Việc áp dụng và xây dựng các quy chuẩn về bệ thử phanh có chất tải đã được áp dụng trước tiên cho các ô tô tải trọng lớn như: đoàn xe sơ mi rơ moóc, xe tải nặng, xe khách hai tầng [4]. Do tải trọng lớn và có sựthay đổi liên tục nên những dạng ô tô này thường gây ra các vụtai nạn do hệthống phanh chưa đáp ứng được yêu cầu về lực phanh trong các tình huống khẩn cấp[5]. Ba phương án chất tải thường gặp nhất có thể kể đến là:
  • Phương án 1: Chọn khối nặng có khối lượng phù hợp đặt lên thùng xe. Do đặc điểm đa dạng hàng hóa và không gian bốtrí của các trung tâm đăng kiểm, thì phương án này không hiệu quả. Do vậy chỉ phù hợp tại các trung tâm nghiên cứu, đánh giá hệ thống phanh và không nên áp dụng tại các trung tâm đăng kiểm hiện nay.
  • Phương án 2: Dùng thiết bị chất tải chuyên dùng di động như hình 1. Trong thực tế, phương án này đã được áp dụng tại các trung tâm đăng kiểm chuyên dụng cho ô tô đầu kéo hoặc ô tô tải thùng hở. Ưu điểm của phương án này là có thể thay đổi tải trọng ô tô một cách đơn giản mà không làm thay đổi kết cấu cũng như bốtrí của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện nay. Tuy nhiên,nhược điểm của phương án này có thể kể đến là chỉ áp dụng cho một số ô tô đặc thù và làm cho bố trí không gian của dây truyền kiểm định trở nên chật hẹp. Điều này sẽlàm tăng thời gian kiểm định trên một đơn vị phương tiện. Do vậy phương án này ít được áp dụng trên toàn thế giới.Hình 1.Thiết bị chất tải di động Hình 2.Bệ thử phanh chất tải trực tiếp lên cầu.

tải về 1.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương