Thuyết minh thiết kế KỸ thuật dự án : aqua city 112ha hạng mục



tải về 340.91 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2022
Kích340.91 Kb.
#53074
  1   2   3   4   5   6   7
AQC TM TKTC HM Dien


THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT Dự án : AQUA CITY 112HA
Hạng mục: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI Địa điểm XD: Xã Long Hưng, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai



THUYẾT MINH
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
(PHẦN: ĐIỆN)


Dự án:
AQUA CITY 112HA – HẠNG MỤC: TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI


Địa điểm XD:
XÃ LONG HƯNG, TP. BIÊN HÒA, T. ĐỒNG NAI

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU CHUNG – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 3
I.THUYẾT MINH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC – CHIẾU SÁNG: 3
1.Mô tả công trình: 3
2.Mục tiêu thiết kế: 3
3.Ý nghĩa hồ sơ thiết kế: 4
4.Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế: 5
5.Yêu cầu tính toán cấp điện động lực – cấp điện chiếu sáng: 7
5.1Tính toán cấp điện động lực: 7
5.2Tính toán cải thiện hệ số công suất: 18
5.3Tính toán chiếu sáng: 21
6.Giải pháp cấp điện: 21
7.Giải pháp lắp đặt chiếu sáng – tủ phân phối – khí cụ bảo vệ 22
8.1Lắp đặt cáp và dây điện: 26
8.2Lắp đặt tủ điện: 26
8.3Lắp đặt thiết bị điện: 27

I. THUYẾT MINH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC – CHIẾU SÁNG: 3
1. Mô tả công trình: 3
2. Mục tiêu thiết kế: 3
3. Ý nghĩa hồ sơ thiết kế: 4
4. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế: 4
5. Yêu cầu tính toán cấp điện động lực – cấp điện chiếu sáng: 6
5.1 Tính toán cấp điện động lực: 6
5.2 Tính toán cải thiện hệ số công suất: 18
5.3 Tính toán chiếu sáng: 20
6. Giải pháp cấp điện: 20
7. Giải pháp lắp đặt chiếu sáng – tủ phân phối – khí cụ bảo vệ 21
7.1 Hệ thống chiếu sáng 21
7.2 Hệ thống dây dẫn và tủ điện phân phối 22
7.3 Khí cụ đóng cắt – thiết bị bảo vệ: 23
7.4 Hệ thống nối đất 24
8. Mô tả hệ thống cung cấp điện 24
8.1 Lắp đặt cáp và dây điện: 25
8.2 Lắp đặt tủ điện: 25
8.3 Lắp đặt thiết bị điện: 26

GIỚI THIỆU CHUNG – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ



  1. THUYẾT MINH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG LỰC – CHIẾU SÁNG:

  1. Mô tả công trình:

Công trình xây dựng mới mang tính hiện đại với các khu chức năng khác nhau như: khu thương mại dịch vụ, khu để xe, các phòng chức năng, gian hàng cho thuê... Việc đầu tư lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho công trình là tối cần thiết nhằm mục đích đạt được việc sử dụng công trình an toàn, tiện nghi, hiện đại và thông minh.

  1. Mục tiêu thiết kế:

Việc thiết kế cho công trình phải được thực hiện trên những cơ sở sau:

    • Khảo sát kỹ càng các đặc điểm về định tính, định lượng và hình thái chi tiết về vỏ bao che: mái, trần, tường, sàn, nội thất … trên thực tế mặt bằng cũng như trên bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, nội thất.

    • Nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật hoạt động và sơ đồ phân bổ chức năng của các khu vực.

    • Đánh giá đúng khả năng cung ứng (ở hiện tại và trong tương lai) mà các hệ thống mang lại cho công trình.

    • Nghiên cứu kỹ sự phát triển của công trình và ý đồ quy hoạch tổng thể của dự án cũng như chủ trương quy hoạch của địa phương mà công trình đang tọa lạc trong tương lai.

Trên những cơ sở căn bản nêu trên, phương án thiết kế các hệ thống của công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:

    • Tính toán chính xác nhu cầu về sử dụng năng lượng của các khu vực bên trong công trình, đảm bảo việc đạt được các thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật, để giảm tới mức tối thiểu chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí sử dụng khi hệ thống hoạt động.

    • Phương án thiết kế phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật (độ an toàn, độ ồn, tính tiện nghi, tính hiện đại, tính thông minh…) trong các giới hạn cho phép thích hợp cho các công việc đặc thù của công trình.

    • Phương án kỹ thuật lựa chọn phải tối ưu trên cả 2 góc độ kỹ thuật và kinh tế, thể hiện tính hiện đại, tiện nghi, độ tin cậy và tuổi thọ cao, công tác vận hành, theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản thuận tiện, phù hợp với các điều kiện cụ thể của một công trình sản xuất công nghiệp.

    • Máy móc thiết bị của các hệ thống phải đồng bộ chất lượng cao, công nghệ chế tạo dựa trên những cơ sở là những thành tựu mới nhất về kỹ thuật.

    • Việc lắp đặt hệ thống kỹ thuật không ảnh hưởng tới tổng quan kiến trúc nội và ngoại thất của công trình, trong phạm vi có thể khi hoàn thiện hệ thống sẽ tô điểm thêm cho phần kiến trúc.

    • Việc thiết kế các hệ thống cũng như sự lựa chọn phương án thiết bị phải được tiến hành trên cơ sở sự phát triển của hệ thống trong tương lai của công trình để có thể dễ dàng cải tạo cho phù hợp với điều kiện mới với mức chi phí tối thiểu.

    • Phân tích một cách khoa học để đề xuất những thay đổi cần thiết và hợp lý về nội – ngoại thất để phù hợp với điều kiện lắp đặt thiết bị.

  1. Ý nghĩa hồ sơ thiết kế:

    • Hồ sơ thiết kế bao gồm các bản vẽ thiết kế và thuyết minh thiết kế. Việc mô tả thiết kế các hệ thống và các chi tiết sẽ được trình bày ở bản vẽ thiết kế và thuyết minh.

    • Thuyết minh thiết kế là một phần không thể thiếu của hồ sơ thiết kế. Thuyết minh là cơ sở để triển khai bản vẽ thiết kế. Các vấn đề và các chi tiết không thể hiện được trên bản vẽ, sẽ được trình bày trong thuyết minh thiết kế.

    • Thuyết minh thể hiện nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế, thể hiện các cơ sở thiết kế, thể hiện các điều kiện tính toán thiết kế, các chỉ tiêu cụ thể cho công trình, thể hiện các phương pháp và kết quả tính toán và đề ra các phương án thiết kế. Thuyết minh kỹ thuật thể hiện các qui tắc, tiêu chuẩn thiết kế đồng thời là tiêu chuẩn và qui tắc để lựa chọn thiết bị, vật tư cũng như gia công lắp đặt.

  1. Các chỉ tiêu và tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế:

Nguồn cung cấp điện cho công trình chủ yếu phục vụ cho: nhu cầu chiếu sáng làm việc, cấp điện sinh hoạt, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điện nhẹ, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy, hệ thống cấp nước sinh hoạt ... Với mục đích như đã nêu chúng ta cần phải đảm bảo các yêu cầu trong quá trình thiết kế như sau:

    • Đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật.

    • Đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục và ổn định.

    • Tiết kiệm tối đa nguồn năng lượng điện.

    • Phù hợp và làm tăng thêm nét đẹp của kiến trúc.

    • Ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến để tối ưu hóa công năng sử dụng của công trình.

    • Dễ dàng kiểm soát, bảo trì hệ thống khi hoạt động.

    • Giảm tối đa chi phí trong việc vận hành và bảo trì hệ thống.

Hệ thống điện sẽ được thiết kế, lựa chọn thiết bị tuân theo các tiêu chuẩn sau:

TCXDVN 333 : 2005

Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật đô thị

TCVN 4756:1989

Quy phạm nối đất và nối không thiết bị

TCVN 9206 : 2012

Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 9207 : 2012

Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 9385:2012

Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

QCVN 06:2020

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

TCVN 7447:2010

Hệ thống lắp đặt điện hạ áp

TCVN 7417-1:2010

Hệ thống ống dùng cho lắp đặt cáp - phần 1: yêu cầu chung

TCVN 7114:2008

Ecgonomi Chiếu sáng nơi làm việc

TCVN 6434:2008

Khí cụ điện

TCVN 7994:2009

Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp

11 TCN 18-2006

Qui phạm trang bị điện – Phần 1: Quy định chung

11 TCN 19-2006

Qui phạm trang bị điện – Phần 2: Hệ thống đường dẫn điện

11 TCN 20-2006

Qui phạm trang bị điện – Phần 3: Trang bị phân phối và trạm biến áp

11 TCN 21-2006

Qui phạm trang bị điện – Phần 4: Bảo vệ và tự động

QCVN 09:2017/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả

QCVN 12:2014/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống nhà ở và nhà công cộng

Những tiêu chuẩn tham khảo:

IEC 60439-1

Tiêu chuẩn quốc tế về tủ điện hạ thế

IEC 60529

Tiêu chuẩn quốc tế về cấp độ bảo vệ IP của tủ điện

IEC-60898-1

Tiêu chuẩn quốc tế về khí cụ điện

  1. Yêu cầu tính toán cấp điện động lực – cấp điện chiếu sáng:

    1. Tính toán cấp điện động lực:

(Xem phụ lục tính toán đính kèm)

    • Nguồn điện chính sử dụng cho công trình do các máy biến thế phân phối hạ thế được xây dựng mới với công suất: 2 x 2000 kVA – 22kV/0,4kV

  • Máy biến áp Khô 2 x 2000 kVA – 22kV/0,4kV cấp điện toàn bộ phụ tải của dự án.

  • Nguồn điện dự phòng sử dụng cho công trình là máy phát điện chạy bằng dầu diezel loại máy trần, được giải nhiệt bằng nước hoặc gió có trang bị hộp tiêu âm, được lắp đặt tại tầng hầm. Máy phát sẽ cấp nguồn dự phòng 100% tải cho toàn dự án. Máy phát điện có công suất 2x2000kVA (Prime), 3 pha 4 dây – 380v/ 220v - 50Hz (A, B, C, N). Được đấu nối hòa đồng bộ để cấp điện cho công trình

    • Hệ thống sử dụng 1 bộ chuyển đổi điện tự động (ATS) từ nguồn điện chính (khi nguồn điện lưới bị sự cố) sang nguồn điện dự phòng và ngược lại.

    • Hệ thống có khả năng liên động với hệ thống báo cháy để cắt điện những khu vực định trước.

    • Đảm bảo cấp điện chiếu sáng làm việc và hoạt động bên trong công trình.

    • Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện năng khi hoạt động.

    • Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống là tối thiểu.

    • Phương pháp tính dòng làm việc trên mạch điện cấp nguồn thiết bị hoặc phân đoạn của tủ điện phân phối.

  • Đối với mạch điện 3 pha:

3pha
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương