Thuyết minh thiết kế CƠ SỞ I. SỰ CẦn thiết phảI ĐIỀu chỉNH, BỔ sung dự Án khu các làng dân tộc III



tải về 109.1 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích109.1 Kb.
#18570

Dự án: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC III



THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DỰ ÁN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC III:

Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội là một trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy khai thác các di sản văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu giải trí, vui chơi lành mạnh, hoạt động thể thao, dưỡng sinh, văn nghệ. Thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật có nội dung, hình thức phong phú, năng động, đa dạng, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc, tiến hành giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, nâng cao dân trí hoàn thiện con người theo hướng chân, thiện, mỹ. Đồng thời đem lại nguồn thu hồi một phần vốn, duy tu và phát triển Làng Văn hóa du lịch.

Khu các làng dân tộc III là nơi tái hiện 04 khu làng của 04 dân tộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, chiếm diện tích 14,91 ha trên toàn thể diện tích 198,6 ha của Khu các làng dân tộc. Dự án Khu các làng dân tộc III đã được mở cửa cho công chúng tham quan kể từ ngày khai trương Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt nam ngày 19/9/2010

Sau khi mở cửa phục vụ công chúng, dự án Khu các làng dân tộc III đã xuất hiện một số bất cập, trong đó nổi lên việc thiếu các công trình dịch vụ, vui chơi giải trí như nhà hàng ăn uống, giải khát, các cụm vui chơi loại nhỏ, hệ thống cấp điện, cấp nước tới các công trình công cộng, phụ trợ... Đồng thời, khi đưa đồng bào dân tộc ra hoạt động tại Khu các làng dân tộc thì xuất hiện nhu cầu được ăn, ngủ, nghỉ tại chính ngôi làng của mình, do đó cần phải bổ sung các công trình phục vụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, sân chế biến gia súc. Mặt khác, các công trình nhà ở dân tộc đã xây dựng chưa có phương án bố trí không gian để trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ hay trình diễn các hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ, hoạt động đời sống thường nhật của đồng bào dân tộc...

Việc xác lập nhu cầu tham quan, tìm hiểu và vui chơi giải trí, các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của khách du lịch cũng cần được tính đến, qua đó cần có các công trình dịch vụ, phụ trợ, các khu tổ chức biểu diễn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp nước cũng cần được bổ sung để đáp ứng các hoạt động sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Trước nhu cầu sử dụng thực tiễn, Trưởng Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã yêu cầu chủ đầu tư tập trung nghiên cứu, đề xuất bổ sung các công trình phụ trợ nhằm đáp ứng việc hoàn thiện hơn các dự án đầu tư xây dựng Khu các làng dân tộc nhưng không thay thế cho dự án “Nội dung hoạt động của Khu các làng dân tộc” nhằm cơ bản đáp ứng hoạt động của đồng bào dân tộc cũng như nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí của du khách và quá trình quản lý, vận hành, khai thác tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.



II. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG:
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam xây dựng tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội là một trung tâm hoạt động văn hóa mang tính quốc gia, nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy khai thác các di sản văn hóa truyền thống 54 dân tộc anh em, giới thiệu với nhân dân trong nước và khách quốc tế.

Khu các làng dân tộc III là nơi tái hiện 04 khu làng của 04 dân tộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, chiếm diện tích 14,91 ha trên toàn thể diện tích 198,6 ha của Khu các làng.

Việc bổ sung các công trình phục vụ như : Đường dạo cảnh quan ven hồ; Nhà vệ sinh lớn đầu làng; Nhà tắm nhà vệ sinh nhỏ, Nhằm cải thiện cảnh quan; xử lý những bất cập về hoạt động của đồng bào dân tộc cũng như đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí của du khách và quá trình quản lý, vận hành, khai thác tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

III. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC:
1 .ĐƯỜNG DẠO CẢNH QUAN VEN HỒ
Gồm có 6 Cốt cao độ +0.000, +700, +1.400, +2.100, +2.800, +3.500

Với hình dáng ruộng bậc thang uốn lượn,khu khán đài được giật 4 cấp theo đương vệ sông và sát với khu khan đài và Sông được đắp đồi thoải i=15 độ

Tạo TaLuy cỏ theo hình dáng ruộng bậc thang giật 5 cấp A=1500 mm

Cây bụi thấp ven sông để chống sói lở.



a. Giải pháp kiến trúc:

Công trình có diện tích khoảng 6.000 m2 phân ra hai khu: đường dạo cảnh quan khu A diện tích khoảng 4550 m2 , đường dạo cảnh quan khu B diện tích khoản 1440, đường dạo giật 4 cấp theo triền địa hình tự nhiên.



b.Hình khối màu sắc

Hình thức xây dựng dạng những vệt đá nhẹ nhàng ôm sát triền tự nhiên, tạo cảm giác gần gũi, hài hoà và than thiện với cảnh quan xung quanh khu làng. Vật liệu sử dụng thô mộc.

Hang ghế ngồi xây đá hộc tự nhiên kích thước 500x450.

Đường dạo đổ bê tông lát đá phiến, mặt cắt đường rộng 600.



c. Vật liệu xây dựng:

Đường dạo cảnh quan sử dụng vật liệu tự nhiên như : đá hộc, đá phiến, bê tông.





2. NHÀ VỆ SINH CHUNG ĐẦU LÀNG:
a. Giải pháp kiến trúc:
Công trình có diện tích khoảng 80 m2 phân ra khu vệ sinh Nam và khu vệ sinh Nữ ngoài ra trông công trình còn bố trí thêm một phòng vệ sinh dảnh riêng cho người khuyết tật và một phòng kho thiết bị vệ sinh khoảng 3 m2. Công trình sử dụng những vật liệu hiện đại để đảm bảo tính bền vững và điều hòa không khí giúp thoát mùi nhanh, bên ngoài sử dụng vật liệu thiên nhiên để hài hòa với cảnh quan làng.

b.Hình khối màu sắc

Hình thức mặt đứng nhẹ nhàng, gần gũi, hài hoà với cảnh quan xung quanh khu làng. Vật liệu sử dụng thô mộc

Hệ mái Bằng-mái bê tông cốt thép

Mặt đứng chia làm 2 khối sử dụng chất liệu giả gỗ và gạch mộc.



c. Vật liệu xây dựng:

Công trình sử dụng vật khung chịu lực bê tông cốt thép, tường xây gạch chân tường ốp đá thẻ màu nâu, xám giúp làm phong phú diện mạo mặt tiền đồng thời chống rêu mốc làm mất mỹ quan. Diện tường bên ngoài một bên ốp gạch mộc, một bên trát sơn màu giả gỗ tạo phong cách thô mộc cho công trình, tường bên trong sơn chống thấm. Kết cấu mái nhà là hệ mái bê tông cốt thép chắc chắn. Cửa đi cũng sử dụng hệ khung gỗ, cửa sổ có song bằng tre đã qua sử lý, khung cửa sổ đóng bằng những thanh gỗ để tăng tính thẩm mỹ cho công trình



3. NHÀ TẮM, NHÀ VỆ SINH NHỎ:
a. Giải pháp kiến trúc:

So với nhà vệ sinh lớn thì nhà vệ sinh nhỏ có diện tích bé hơn: 38,34m2 bao gồm một phòng wc nam, một phòng wc nữ, một phòng tắm nữ và một phòng tắm lửng. Nhà vệ sinh được chia làm 3 cost, mỗi cost cao 150mm:

+ Cost -0.300: Phần sân cao hơn mặt đường 150, giúp cho khu vệ sinh thoát nước nhanh vào mùa mưa, khô ráo. Khu vực sân có bố trí chỗ tắm giặt ngoài trời.

+ Cost -0.150: Bậc đệm giữa phần sân và khu vệ sinh. Phía khu vệ sinh nữ bố trí phòng tắm kín.

+ Cost ±0.000: Khu vệ sinh nam, nữ

Tường bên ngoài bố trí bồn cây xanh làm mềm mặt đứng công trình, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên xung quanh



b. Hình khối, màu sắc:

Hình thức mặt đứng nhẹ nhàng, gần gũi, hài hoà với cảnh quan xung quanh khu làng. Vật liệu sử dụng thô mộc: gỗ, tre, nứa, cọ, gạch đáy giếng,...

Hệ mái dốc, vì kèo bằng gỗ, tre.

Màu sắc: mặt tường bên ngoài màu vàng hoặc nâu sáng sơn sần



c. Vật liệu xây dựng:

Công trình sử dụng vật liệu thô, mộc, gần gũi với thiên nhiên, ăn nhập với kiến trúc các làng. Sân được lát bằng gạch Bát kt 300x300, chân tường ốp đá thẻ màu nâu, xám giúp làm phong phú diện mạo mặt tiền đồng thời chống rêu mốc làm mất mỹ quan. Diện tường bên ngoài sơn màu nâu sáng sơn sần tạo phong cách thô mộc cho công trình, tường bên trong sơn chống thấm. Kết cấu mái nhà là hệ vì kèo gỗ, mái được lợp bằng lá cọ được giằng chắc chắn. Cửa đi cũng sử dụng hệ khung gỗ, cửa sổ có song bằng tre đã qua sử lý, khung cửa sổ đóng bằng những thanh tre để tăng tính thẩm mỹ cho công trình



IV. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU:
1. NHÀ VỆ SINH CHUNG ĐẦU LÀNG:










2. NHÀ TẮM, NHÀ VỆ SINH NHỎ:

1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN KẾT CẤU:

1.1. Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng:

Tất cả các cấu kiện Bê tông cốt thép, kết cấu thép và kết cấu gạch đá nói chung sẽ đều được tính toán, thiết kế và kiểm tra theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam. Các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng là:



+ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam Tập 1, tập 2, và tập 3

+ TCVN 2737 : 1995

Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.

+TCXDVN 338 : 2005

Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCXDVN 356:2005

Kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế

+ TCVN 5573 : 1991

Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép -Tiêu chuẩn thiết kế.

+ TCXD 4578 : 1978

Nền nhà và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.


1.2. Bản vẽ thiết kế kiến trúc

1.3. Phần mềm sử dụng:

- ETABS ver 9.7.3 : Phần mềm tính toán kết cấu.

- SAP, ver. 9.03 : Phần mềm tính toán kết cấu.

- Safe: phần mềm tính toán kết cấu.

- Microsoft Office Excel, Word.

2. VẬT LIỆU XÂY DỰNG:

Các vật liệu xây dựng chính sử dụng cho công trình dự kiến như sau:



2.1. Bê tông và cốt thép.


STT

Cấu kiện kết cấu

Bê tông

Loại cốt thép chịu lực

Loại cốt thép đai

Mác

Cấp độ bền

Rn

CII

CI

1

Đài cọc, móng, dầm móng

200

B15

85

+10=<

Cốt thép CII, Cường độ tính toán: Rs=2800 kg/cm2.


+<10:

Cốt thép CI, Cường độ tính toán:

Rs = 2250 kg/cm2 Rsw=1750kg/cm2.

2

Cột, vách, dầm, sàn

200

B15

85

3

Thang bộ, đường dốc

200

B15

85

4

Bể nước, bậc tam cấp

200

B15

85

5

Lanh tô, trụ giằng,...

200

B15

85
















2.2. Gạch và vữa xây

Sử dụng gạch mác 75#, vữa XM mác 50#.

+ Tường trong nhà: Các tường ngăn dùng gạch chỉ nhà máy 2 lỗ. Tất cả gạch xây sử dụng của các nhà máy sản xuất trong nước, không được dùng gạch thủ công.

+ Tường bao che: sử dụng gạch đặc mác 75#, vữa xm mác 50#.



3. TẢI TRỌNG VÀ TỔ HỢP TẢI TRỌNG:

3.1. Tĩnh tải.

Tĩnh tải bao gồm trọng lượng các vật liệu cấu tạo nên công trình.

- Thép : 7850 kg/m3.

- Bê tông cốt thép : 2500 kg/m3.

- Khối xây gạch đặc : 1800 kg/ m3.

- Khối xây gạch rỗng : 1500 kg/ m3.

(Xem chi tiết phần tính toán tải trọng)

3.2. Hoạt tải: (theo bảng 3, TCVN 2737-1995)

(Xem bảng phụ lục hoạt tải)



3.3. Tải trọng gió:

-Tải trọng ngang tác dụng lên công trình do gió được tính toán theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-1995 tại Đồng Mô- Hà Nội W0= 95 kg/m2 (Vùng II-B).

Nhà cao < 40m nên không cần phải tính gió động cho công trình.

(Chi tiết xem phần tính toán gió )



3.5. Tổ hợp Tải trọng:

Tổ hợp tải trọng tiêu chuẩn để tính toán và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về biến dạng và bề rộng vết nứt.

Tổ hợp tải trọng tính toán để thiết kế và kiểm tra kết cấu theo các yêu cầu về khả năng chịu lực của cấu kiện.

Bảng tổ hợp tải trọng:


Tổ hợp số

Tĩnh tải

Hoạt tải

Gió X

Gió Y

Ký hiệu

1

1.0

1.0







TTHT

2

1.0

0.9

1.0




GXT

3

1.0

0.9

-1.0




GXP

4

1.0

0.9




1.0

GYT

5

1.0

0.9




-1.0

GYP

4. GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN MÓNG:

4.1. Cấu tạo địa tầng.

Căn cứ báo cáo khảo sát địa chất công trình của các hố khoan gần vị trí xây dựng công trình



4.2. Phương án móng.

Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình và căn cứ vào tải trọng tác dụng, Chúng tôi thấy đất nền khá tốt và phù hợp với công trình có tải trọng vừa phải, vì vậy, kiến nghị sử dụng phương án móng gạch đặt trên nền đất tự nhiên, bề rộng móng là 0.57m đặt ở độ sâu -0.80m so với cốt 0.00 kết hợp giằng BTCT 220x300 đảm bảo điều kiện liên kết và chống thấm.



5. GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN:

Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc, các bản vẽ có liên quan, nhận thấy công trình có quy mô 1 tầng cao 3.3 m, nhịp lớn nhất là 2m nên sử dụng phương án tường gạch đăc mác 75# dày 220 chịu lực, để đảm bảo điều kiện ổn định cho tường gạch, gia cường bằng trụ BTCT 220x220. Trụ BTCT được liên kết với móng gạch bằng hệ giằng móng 220x300. Sàn mái BTCT dày 100.




V. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐIỆN:

V. 1 CƠ SỞ THIẾT KẾ:

1.1 Cơ sở thiết kế:

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cơ sở phần kiến trúc.

1.2 Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng:

TCXD 25 – 1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

TCVD 27 – 1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

TCVN 4756 – 1989: Qui phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.

TCVD 16 – 1986: Chiếu sáng nhân tạo bên trong công trình dân dụng.

TCXD 95 – 1983: Tiêu chuẩn thiết kế – chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng.

TCXDVN 394 – 2007: Thiết kế lắp đặt trang bị điện trong các công trình xây dựng.

Qui phạm trang bị điện 11TCN 19-2006 và 11TCN 18-2006.



V. 2. PHẠM VI CÔNG VIỆC:

Trong phạm vi hồ sơ thiết kế này đề cập đến các phần việc sau đây:

- Thiết kế hệ thống điện của công trình, bao gồm:

+ Hệ thống điện chiếu sáng, sinh hoạt.

- Phần thiết ké trạm biến áp và máy phát điện không thuộc phạm vi thiết kế hồ sơ này.

V. 3. NGUỒN ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN:

- Nguồn điện cung cấp cho công trình sẽ được lấy từ trạm biến áp và máy phát điện nội bộ của dự án đầu tư.

+ Cấp cho đường dạo, cảnh quan, khán dài A, B làng III được lấy nguồn từ máy phát điện, công suất dự kiến : P1 = 6 kW; P2 = 2,5 kW.

+ Các hạng mục còn lại được cấp nguồn từ nhà nhất.



V. 4. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT:

- Công trình sử dụng thiết bị bảo vệ MCCB, MCB để bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các phụ tải.

- Yêu cầu thiết kế chiếu sáng đảm bảo độ sáng theo các tiêu chuẩn hiện hành ngoài ra còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và được kết hợp với kiến trúc và yêu cầu của công trình.

4.1. Nhà vệ sinh nhỏ:

- Sử dụng đèn gắn tường bóng compact tiết kiệm điện. Công tắc đèn đặt cao cách sàn 1,2 mét. Dây dẫn ra công tắc, đèn, quạt được luồn trong ống nhựa đặt ngầm tường, trần.



4.2. Nhà vệ sinh chung:

- Sử dụng đèn ốp trần bóng compact tiết kiệm điện. Công tắc đèn đặt cao cách sàn 1,2 mét. Dây dẫn ra công tắc, đèn, quạt được luồn trong ống nhựa đặt ngầm tường, trần.



4.3. Đường dạo, cảnh quan, khán đài A, B làng III:

- Sử dụng đèn con mắt gắn trên cột 125W, đóng cắt bằng các công tắc tơ 1 pha đặt trong tủ điện của khán đài. Dây dẫn ra các cột đèn được luồn trong ống nhựa xoắn chịu lực HDPE chôn ngầm trong đất.



V. 5. NGUỒN ĐIỆN DỰ PHÒNG :

- Công trình có sử dụng máy phát điện động cơ Diesel 380/220V cấp điện cho các phụ tải quan trọng khi nguồn điện chính từ máy biến áp bị gián đoạn hoặc có sự cố. Việc chuyển đổi giữa 2 nguồn điện được thực hiện bằng bộ chuyển nguồn tự động ATS (Automatic Transfer System) đảm bảo luôn có điện trong trường hợp có sự cố về điện cũng như thoát hiểm, thoát nạn.



VI. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NƯỚC:

1 Căn cứ pháp lý và danh mục tiêu chuẩn áp dụng

a. Căn cứ pháp lý

Hồ sơ kiến trúc do công ty tư vấn lập

Nhiệm vụ thiết kế được giao

Căn cứ vào quy hoạch hạ tầng của toàn khu.



b. Tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm áp dụng trong công trình:

Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình 1999.

Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong T.C.V.N - 4513 - 88.

Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong T.C.V.N - 4478 - 87.

Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên ngoài công trình 20.T.C.N - 33 - 2006.

Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài công trình TCVN- 7957-2008.

Văn bản hướng dẫn 317/CNMT ngày 27-2-1993 của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường về hoạt động bảo vệ môi trường

2 Giải pháp kỹ thuật

2.1 Nguồn nước:

theo tài liệu của cơ quan chủ quản cấp: nguồn nước sinh hoạt cấp cho công trình là nguồn nước có sẵn của toàn khu. Hiện các đường nội bộ chạy qua công trình đều có đường ống cấp nước. vì thế các công trình xây dựng bổ sung như 3 nhà vệ sinh nhỏ, khu vực vòi phun, khu nhà vệ sinh chung, vị trí bể nước mới được lấy nước từ các đường ống cấp nước này. Tùy theo hiện trạng cấp nước mà xác định các vị trí lấy nước khác nhau.



2.2 Phương án thiết kế cấp nước:

Cấp nước lạnh:

Nước sạch từ ống cấp nước của toàn khu cấp đến từng điểm dùng nước của khu vệ sinh. Do theo hiện trạng nước từ bể nước có thể cấp cho các điểm dùng nước.



Cấp nước nóng:

- Tại các điểm có tắm ở trong phòng kín thì có dùng bình nước nóng cục bộ, đun bằng điện dung tích 30 lít.



2.3 sơ đồ nguyên lý cấp nước



2.4 Phương án thiết kế thoát nước:

Hệ thống thoát nước cho công trình tư vấn đề xuất là hệ thống thoát nước riêng biệt bao gồm:

+ Hệ thống thoát nước rửa

+ Hệ thống thoát nước xí tiểu

Nước xí tiểu được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó dẫn ra hố ga ngoài nhà.

Nước tắm rửa được thu vào đường ống và dẫn ra hố ga ngoài nhà.

Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ hố ga dẫn ra hệ thống thoát nước chung ngoài nhà sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của làng 3.

2.5 sơ đồ nguyên lý thoát nước:



3.Phần vật tư, thiết bị :

- Ống cấp nước trong nhà dùng ống nhựa chất lượng cao, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Đức, kể cả phụ tùng tê, cút, côn...( Đối với ống nước lạnh phải đảm báo tiêu chuẩn PN 16/SDR9. Đối với ống nước nóng phải đảm báo tiêu chuẩn PN 20/ SDR 6). ( Hệ thống ống và phụ kiện cấp nước lạnh và nước nóng sử dụng đồng bộ hàn nhiệt PPR- với đường kính ống thay đổi từ D20 đến D110 ). ống nước lạnh PN=10, ống nước nóng PN=20.

- Toàn bộ ống thoát nước trong nhà sử dụng ống nhựa chất lượng cao uPVC PN8 theo tiêu chuẩn ISO 4422:1996 (TCVN 6151:2002).

- Toàn bộ van khoá các loại và van 1 chiều sử dụng van đồng nối ren của các nước châu Âu ( BERMAD; DANFOS...)



4.Các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu cho hệ thống thoát nước:

a. Hệ thống thoát nước phải đảm bảo hoạt động không bị tắc nghẽn, gây ứ đọng cho công trình và khu vực.

b.Nước thải và các chất thải khác phải được thông thoát đảm bảo không rò rỉ ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước và các bề mặt xung quanh.

c.Đảm bảo độ dốc tối thiểu của đường ống thoát nước theo tiêu chuẩn quy định.



d.Đảm bảo hệ thống thoát hơi tốt cho ống đứng và thiết bị.

Thuyết minh thiết kế cơ sở



tải về 109.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương