Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tên tiêu chuẩn



tải về 73.5 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích73.5 Kb.
#50902
  1   2   3   4
91110. Dự thảo TCVN 10 - Glucoamylase (1)


THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA


  1. Tên tiêu chuẩn

Xác định hoạt tính Glucoamylase bằng phương pháp thủy phân enzyme và đo màu.

  1. Tổ chức biên soạn

- Tên tổ chức (cá nhân): Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia

- Địa chỉ: Số 65 Phạm Thận Duật – Cầu Giấy – Hà nội

- Điện thoại: 043.9335741 (CQ) Fax: 04.39335738

- Tên cơ quan chủ quản: Bộ Y tế



  1. Khái quát chung:

    1. 3.1 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn trong và ngoài nước :

Glucoamylase (γ-amylase hay α -1,4- glucan-glucohydrolase) là những enzyme có thể thủy phân được cả hai kiểu liên kết của các mạch α-glucan để giải phóng ra ở dạng β. Glucoamylase hay γ-amylase chủ yếu được tạo ra bởi các vi sinh vật. Đặc biệt là kiểu nấm mốc Aspergillus, Penicillium và Rhizopus

Amyloglucosidase từ nấm mốc là các protein có khối lượng phân tử dao động rất lớn từ 27,000 đến 112,000 Dal tùy thuộc vào nguồn gốc của Enzyme.

Nói chung, các amyloglucosidase đều chứa các gốc methionine, tritophan, và một nửa là gốc cysteine. Tuy nhiên mối quan hệ giữa chuỗi acid amin, cấu trúc bậc 3 và hoạt động của enzyme vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tất cả các amyloglucosidase từ nấm mốc đều là glucoprotein chứa từ 5 đến 20% gluxit trong đó chủ yếu là các mono saccharide như glucose, mannose, galactose và glucosamine. Các amyloglucosidase chủ yếu được tạo nên từ hai iso enzyme I (α amylase) và II (β amylase) khác nhau ở khả năng thủy phân tinh bột ở trạng thái rắn và bởi độ bền của chúng. Aminoglucosidase I tự hấp thụ và thủy phân tinh bột ở trạng thái rắn, ngược lại amyloglucosidase II không có cả hai tính chất này.

Glucoamylase có khả năng thủy phân các liên kết α-1,4 lẫn α-1,6 glucoside. Khi thủy phân liên kết α-1,4-glucan trong chuỗi polysaccharide, glucoamylase tách lần lượt từng phân tử glucose ra khỏi đầu không khử của mạch để tạo ra glucose. Enzyme này có nhiều tên gọi là: α-1,4; α-1,6 glucosidase, glucoamylase còn có khả năng thủy phân liên kết α-1,2; α-1,3 glucosidase.

Glucoamylase có khả năng thủy phân hoàn toàn tinh bột, glucogen, amylopectin, dextrin, panose, iso maltose và maltose thành glucose, mà không cần có sự tham gia của các loại enzyme khác. Glucoamylase thủy phân các polysaccharide có phân tử lớn nhanh hơn so với các chất có phân tử nhỏ. Các polysaccharide có nhánh như amylopectin, glucogen, β-dextrin bị glucoamylase thủy phân khá nhanh.

Đa số glucoamylase có hoạt lực cao nhất ở vùng pH 3,5 đến 5,5 và nhiệt độ 50oC. Nó bền với acid hơn α-amylase nhưng kém bền hơn trong rượu, acetone và không được bảo vệ bởi ion Ca2+.

Mỗi ngày người ta ăn nhiều tinh bột và mặc dù các loại carbohydrate này chứa các giá trị dinh dưỡng, nhưng chúng không thể bị tiêu hóa hoặc hấp thu bởi cơ thể người mà không có sự trợ giúp từ các enzyme. Glucoamylase được biết đến như là loại enzyme có thể dễ dàng phá vỡ tinh bột thành glucose, mà sau đó trở thành có thể sử dụng và hấp thu được. Do đó, rối loạn dạ dày bị giảm, cũng như các vấn đề tiêu hóa khác như: đầy hơi, lỏng phân, …


tải về 73.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương