Thuyết minh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tên quy chuẩn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại VI viễn thông



tải về 113.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích113.29 Kb.
#16585
THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Tên quy chuẩn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông

1. Giới thiệu:

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông được xây dựng dựa trên cơ sở rà soát, chuyển đổi Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006 "Công trình ngoại vi viễn thông – Quy định kỹ thuật" ban hành theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

TCN 68-254:2006 hiện vẫn đang được duy trì với hiệu lực bắt buộc áp dụng. Các doanh nghiệp triển khai mạng cáp ngoại vi viễn thông, bao gồm cáp treo, cáp chôn trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông và cáp thuê bao phải tuân thủ TCN này. TCN cũng có các quy định bắt buộc về lắp đặt tủ, hộp cáp; quy định ghi thông tin quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo cáp và cáp treo.

Trong thời gian vừa qua, nhiều Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai áp dụng TCN 68-254:2006 trong việc quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông ở địa phương; thực hiện các dự án ngầm hóa, chỉnh trang mạng cáp treo để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống TCN cần được soát xét, chuyển đổi sang Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia/ tiêu chuẩn quốc gia để áp dụng. Để phù hợp với hiện trạng mạng lưới cũng như yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì rà soát chuyển đổi TCN 68-254:2006 sang Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để áp dụng.

2. Nội dung dự thảo

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được chuyển đổi từ TCN theo kế hoạch chuyển đổi TCN của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong quá trình chuyển đổi có điều chỉnh về bố cục, hình thức theo các quy định hiện hành:



Các nội dung chỉnh sửa chính

- Tên dự thảo QCVN:

TCN 68-254:2006 bao gồm các quy định kỹ thuật về công trình ngoại vi viễn thông; nội dung chủ yếu là các quy định về lắp đặt mạng cáp treo, cáp chôn, cáp ngầm, cáp qua sông và cáp thuê bao, do vậy nhóm chủ trì quyết định tên của dự thảo quy chuẩn là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông”.

Tên dự thảo QCVN như vậy để phù hợp với hệ thống các QCVN Bộ đang triển khai xây dựng, cụ thể:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông (chuyển đổi từ TCN 68-135:2001 “Chống sét cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”);

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cống cáp, bể cáp và tủ đấu cáp viễn thông (rà soát, chuyển đổi từ TCN 68-153: 1995 ”Cống, bể đấu cáp và tủ đấu cáp - Yêu cầu kỹ thuật”).

- Chỉnh sửa về bố cục: Bố cục theo quy định về thể thức trình bày QCVN, sử dụng câu văn theo quy chuẩn.

- Chỉnh sửa về nội dung: Chỉnh sửa các quy định kỹ thuật, đảm bảo tính khả thi trong điều kiện hiện tại của Việt Nam, lược bỏ các quy định kỹ thuật không phù hợp hoặc khó thực hiện.

Một số nội dung trong Quy chuẩn kỹ thuật

TCN 68-254:2006

Công trình ngoại vi viễn thông – Quy định kỹ thuật



Dự thảo QCVN xxx:2010

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông



Ghi chú

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với công trình ngoại vi viễn thông, nhằm bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng công trình và người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực công trình. Quy chuẩn này cũng bao gồm các quy định kỹ thuật để quản lý mạng ngoại vi của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn, mỹ quan công trình và đô thị.



    1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các thiết bị phụ trợ, nhằm bảo đảm an toàn cơ học, điện, điện từ cho mạng cáp, đồng thời bảo đảm an toàn cho người thi công, khai thác, bảo dưỡng mạng cáp và người dân sinh hoạt, cư trú trong khu vực mạng cáp và đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan công trình, đô thị.

Biên tập lại cho phù hợp và đủ nghĩa, thay khái niệm “công trình ngoại vi viễn thông” bằng “mạng cáp ngoại vi viễn thông và các thiết bị phụ trợ”.

Các thiết bị phụ trợ là tủ cáp, hộp cáp, cống cáp, bể cáp, rãnh cáp, cột treo cáp.




Quy chuẩn này được áp dụng thống nhất đối với các công trình ngoại vi viễn thông của các tổ chức và doanh nghiệp thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet ở Việt Nam.




Đoạn này được chuyển sang phần Quy định về quản lý

Khái niệm “Viễn thông” theo Luật Viễn thông đã bao gồm cả “Internet”, và truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình



Quy chuẩn này không áp dụng đối với công trình ngoại vi viễn thông sử dụng cáp quang, cáp đồng thả biển hoặc đi ven thềm lục địa và công trình cáp truyền hình.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tuyến cáp quang, cáp đồng thả biển hoặc đi ven thềm lục địa.


QCVN đã mở rộng phạm vi so với TCN: QCVN này sẽ áp dụng cho cả mạng cáp truyền hình


Việc treo cáp viễn thông trên cột điện lực phải được sự đồng ý của chủ sở hữu cột điện lực và phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này.




Không nhắc đến việc treo cáp trên cột điện lực trong phần “Phạm vi áp dụng”, các nội dung liên quan sẽ được đưa vào phần 3 “Quy định về quản lý”




1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp thiết lập cơ sở hạ tầng mạng viễn thông và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.



Bổ sung mục này theo đúng thể thức trình bày một Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia




1.3. Tài liệu viện dẫn

QCVN xxx:2010/BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông



Bổ sung mục này theo đúng thể thức trình bày một Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

1.2. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

1.4. Giải thích từ ngữ

Chuyển nguyên vẹn từ TCN sang QCVN




2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT




2. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp treo


2.1 Quy định kỹ thuật đối với mạng cáp treo

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 2 của TCN sang 2.1 của QCVN; một số điều chỉnh trình bày dưới đây:

2.1.1. Việc sử dụng cáp treo phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.


Lược bỏ

Nội dung này chuyển vào phần 3 “Quy định về quản lý”:

3.1. Việc sử dụng cáp treo, cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.



2.1.2. Các trường hợp sau đây được sử dụng cáp treo

c) Chỉ sử dụng 1 đến 2 sợi cáp quang hoặc cáp đồng dung lượng không quá 50 đôi.




Lược bỏ

Quy định này hàm ý trong trường hợp doanh nghiệp triển khai dịch vụ mà chỉ cần dung lượng cáp nhỏ thì được phép treo (để giảm kinh phí so với việc dùng cáp chôn).

Lược bỏ quy định này để tránh hiểu nhầm là Quy chuẩn khuyến khích sử dụng cáp treo. Dự thảo Quy chuẩn đang xây dựng theo hướng hạn chế số lượng cáp treo (xem sửa đổi 2.1.3 a của TCN) để khuyến khích dùng cáp đi ngầm.



2.1.2. Các trường hợp sau đây được sử dụng cáp treo

d) Cung cấp các dịch vụ tạm thời trong khi chờ sửa chữa mạng cáp bị hư hỏng hoặc để chuyển hướng cáp ở những vị trí cáp chuyển hướng gấp.



Cung cấp các dịch vụ tạm thời (ví dụ: trong dịp lễ hội, hoặc để đảm bảo liên lạc trong khi chờ sửa chữa mạng cáp bị hư hỏng)

Điều chỉnh cho rõ nghĩa và phù hợp thực tế

2.1.3. Các trường hợp sau đây không được sử dụng cáp treo:

a) Tổng dung lượng của các cáp đồng treo lớn hơn 400 đôi.



Tổng số cáp viễn thông của một doanh nghiệp viễn thông treo trên một tuyến vượt quá 4.

(Kết hợp với 2.1.3 c) của TCN)

TCN quy định tổng dung lượng của các cáp đồng treo không quá 400 đôi để hạn chế khối lượng cáp treo trên cột, đảm bảo an toàn về cơ học và mỹ quan. Tuy nhiên khối lượng cáp treo lớn nhất trên cột còn phụ thuộc vào độ chắc chắn của cột nên quy định để đảm bảo về cơ học là không có sở cứ.

Để đảm bảo mỹ quan, cần hạn chế số lượng cáp treo (chứ không phải là tổng đôi dây cáp). Do vậy, dự thảo QCVN xác định số lượng cáp treo viễn thông lớn nhất cho một doanh nghiệp trên cùng một tuyến là 4.

Trong trường hợp với cáp đồng viễn thông, kết hợp với bảng 2.1 (TCN) cho thấy số đôi dây cho phép lớn nhất đối với 1 cáp là 400; tổng dung lượng của các cáp đồng lớn nhất (cho một doanh nghiệp) sẽ là 4 x 400 đôi. Nếu doanh nghiệp không đủ dung lượng thì phải chuyển sang dùng cáp quang, hoặc cáp chôn ngầm.



2.4. Yêu cầu đối với tuyến cáp treo

2.4.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cáp treo phải thẳng, ít vòng góc


Tuyến cáp treo phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép)

Không đưa ra các yêu cầu mà không xác định giá trị (ví dụ: “ít vòng góc”)

2.4.1.

e) Không được bố trí 2 cột góc liên tiếp không cùng hướng (góc chữ Z). Trường hợp vì địa hình bắt buộc thì phải bố trí giữa 2 cột góc ít nhất 1 cột trung gian.

f) Không được bố trí cột góc làm cột vượt qua đường giao thông, cột lắp tủ hoặc hộp cáp.


Lược bỏ

Quy định này để đảm bảo an toàn cơ học, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào tải trọng cáp và độ chắc chắn của cột, do vậy việc quy định là thiếu sở cứ

g) Không được bố trí cột góc quá nặng mà chia làm nhiều góc liên tiếp có giác thâm bằng nhau, trừ trường hợp bất khả kháng do địa hình không cho phép (hình 2.1).

Lược bỏ

Quy định này để đảm bảo an toàn cơ học, tuy nhiên nhiều yêu cầu mang tính bất định (quá nặng... nhiều góc...); ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào tải trọng cáp và độ chắc chắn của cột

2.5.3. Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại quy chuẩn này, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

a) Duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (dây treo, màng chắn từ...) trên toàn tuyến cáp.

b) Lắp đặt các thiết bị bảo vệ trên các đôi dây kim loại tại giao diện đường dây và thiết bị.

c) Lựa chọn loại cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn.



CHÚ THÍCH: Để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu tại quy chuẩn này, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

- Duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (dây treo, màng chắn từ...) trên toàn tuyến cáp.

- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ trên các đôi dây kim loại tại giao diện đường dây và thiết bị.

- Lựa chọn loại cáp có giá trị dòng gây hư hỏng lớn.




Chuyển thành Chú thích để nhấn mạnh các nội dung đang trình bày không phải là các quy định bắt buộc mà là các hướng dẫn, khuyến cáo

3. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong cống bể

2.2. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong cống bể

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 3 của TCN sang 2.2 của QCVN; một số điều chỉnh trình bày dưới đây:

3.4. Yêu cầu đối với tuyến cống bể

3.4.1. Yêu cầu chung

a) Tuyến cống bể phải thẳng, ít góc và ngắn nhất.


Tuyến cống bể phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép)




c) Hệ thống cống bể cáp của mạng ngoại vi phải được qui hoạch đáp ứng với sự phát triển thuê bao trong khoảng từ 10 đến 15 năm.


Lược bỏ

Quy định về dung lượng của hệ thống cống bể cáp sẽ được xem xét đưa vào QCVN về cống cáp, bể cáp và tủ đấu cáp viễn thông

d) Tuyến cống bể phải được chọn theo thứ tự ưu tiên như sau:

d) Tùy theo điều kiện địa hình, không gian, tuyến cống bể phải được xây dựng theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

Hiệu chỉnh để làm rõ nghĩa

e) Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm, hố, cống cáp tại các thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện ngầm hoá tới tận nhà thuê bao; Tại các khu vực trung tâm Tỉnh, Thành phố, những nơi đường phố đã được nâng cấp mở rộng, xây dựng mới có cảnh quan đô thị hiện đại phải thay nắp bể cáp bằng kim loại; Các nắp bể cáp bằng kim loại đưa vào sử dụng trên mạng phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật.

e) Khi thiết kế mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các tuyến hầm cáp, hố cáp, cống cáp, và khi điều kiện địa hình, không gian cho phép, phải thực hiện ngầm hóa tới tận nhà thuê bao

Hiệu chỉnh để thực hiện tối đa hóa việc ngầm hóa mạng cáp

Quy định về nắp bể cáp bằng kim loại sẽ được xem xét thêm trong dự thảo QCVN về cống cáp, bể cáp và tủ đấu cáp viễn thông



3.5.5. Để hạn chế rủi ro thiệt hại do sét, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

a) Đảm bảo và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, thành phần gia cường...) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc tuyến.

b) Ở nơi có hoạt động dông sét cao phải sử dụng loại cáp có lớp vỏ nhôm hoặc vỏ nhôm - thép có bọc ngoài bằng Polyethylene (PE).

c) Sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp ở các vị trí phù hợp.

d) Sử dụng dây chống sét: Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (). Việc xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.


CHÚ THÍCH:

Để hạn chế rủi ro thiệt hại do sét, có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

- Đảm bảo và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, thành phần gia cường...) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc tuyến.

- Ở nơi có hoạt động dông sét cao phải sử dụng loại cáp có lớp vỏ nhôm hoặc vỏ nhôm - thép có bọc ngoài bằng Polyethylene (PE).

- Sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp ở các vị trí phù hợp.

- Sử dụng dây chống sét: Hiệu quả bảo vệ của dây chống sét được xác định thông qua hệ số che chắn (). Việc xác định hệ số che chắn của dây chống sét theo quy định tại Phụ lục B.



Chuyển thành Chú thích để nhấn mạnh các nội dung đang trình bày không phải là các quy định bắt buộc mà là các hướng dẫn, khuyến cáo

4. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp chôn trực tiếp

2.3. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp chôn trực tiếp

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 4 của TCN sang 2.3 của QCVN; một số điều chỉnh trình bày dưới đây:

4.1.2. Cáp chôn trực tiếp được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Tuyến cáp có dung lượng lớn, ít có nhu cầu điều chỉnh.

....

4.3.1. Yêu cầu chung



Tuyến cáp chôn trực tiếp phải bảo đảm:

a) Tuyến cáp ổn định, lâu dài.

...


a) Tuyến cáp có dung lượng lớn, ổn định lâu dài

Gộp chung để tránh trùng lặp

4.3.1. Yêu cầu chung

Tuyến cáp chôn trực tiếp phải bảo đảm:

b) Tuyến cáp phải ngắn nhất, ít vòng góc.


Tuyến cáp phải ngắn nhất, (trong điều kiện địa hình, không gian cho phép)




f) Tuyến cáp phải đảm bảo ít gây thiệt hại nhất về hoa màu, cây cối và phải có sự thoả thuận của cơ quan hữu quan và người sở hữu.

Lược bỏ

Đã quy định: tuyến cáp phải phù hợp với quy hoạch địa phương, khi có quy hoạch, các vấn đề về hoa màu, cây cối phải được giải quyết theo quy định của pháp luật

g) Trường hợp bắt buộc phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.

g) Trường hợp phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.

Điều chỉnh câu chữ

h) Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên như sau:

• Địa hình bằng phẳng.

• Nếu chôn cáp trong các đô thị, thì tốt nhất là đi dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.

• Nếu phải đi dưới lòng đường thì đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.



Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

• Chôn cáp dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.

• Chôn cáp dưới lòng đường. Trong trường hợp này tuyến cáp phải đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.





5. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong đường hầm

2.4. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp trong đường hầm

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 5 của TCN sang 2.4 của QCVN; một số điều chỉnh trình bày dưới đây:

5.1. Điều kiện sử dụng cáp trong đường hầm

5.1.2. ưu tiên chọn đường hầm đã có sẵn và được đơn vị chủ quản đường hầm cho phép dùng chung để lắp đặt cáp viễn thông



Lược bỏ


Lược bỏ để khuyến khích sử dụng cáp trong đường hầm (trong trường hợp chưa có sẵn đường hầm thì xây dựng mới)

5.1.3. Sử dụng cáp trong đường hầm tại những khu vực có nhiều cáp mà dung lượng ống tại cống bể không đáp ứng được, đặc biệt là các khu vực nhập đài, khi dung lượng trên 10.000 đôi sợi, đường hầm cáp được thiết kế từ phòng hầm cáp đến hầm cáp đầu tiên.

Sử dụng cáp trong đường hầm tại những khu vực có nhiều cáp mà dung lượng ống tại cống bể không đáp ứng được, đặc biệt là các khu vực nhập đài, khi dung lượng trên 10.000 đôi sợi, đường hầm cáp được thiết kế từ phòng hầm cáp đến hầm cáp đầu tiên.

Lược bỏ do đoạn quy định không phù hợp với bối cảnh

6. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp qua sông

2.5. Quy định kỹ thuật đối với công trình cáp qua sông

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 6 của TCN sang 2.5 của QCVN

7. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao

2.6. Quy định kỹ thuật đối với cáp thuê bao

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 7 của TCN sang 2.6 của QCVN

8. Các quy định khác

2.7. Các quy định khác

Chuyển đổi các nội dung tương ứng trong mục 8 của TCN sang 2.7 của QCVN; một số điều chỉnh trình bày dưới đây:

8.1. Quy định lắp đặt tủ, hộp cáp

8.1.1. Yêu cầu chung

a) Lắp đặt các tủ cáp, hộp cáp trên công trình công cộng phải tuân thủ các quy định hiện hành của cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu lắp đặt trên công trình của chủ sở hữu nào phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình đó.


Lược bỏ

Nội dung này chuyển vào phần 3 “Quy định về quản lý”:

3.2. Việc lắp đặt các thiết bị phụ trợ (tủ cáp, hộp cáp, cống cáp, bể cáp, rãnh cáp, cột treo cáp) trên công trình công cộng phải tuân thủ các quy định hiện hành của cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu lắp đặt trên công trình của chủ sở hữu nào phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình đó.



b) Lắp đặt tủ cáp, hộp cáp phải đảm bảo chắc chắn, an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho bảo dưỡng, xử lý và cung cấp dịch vụ.

Lắp đặt tủ cáp, hộp cáp phải đảm bảo chắc chắn, an toàn, mỹ quan và thuận tiện cho bảo dưỡng

Hiệu chỉnh cho phù hợp

8.1.2. Yêu cầu lắp đặt tủ cáp

a) Tủ cáp được lắp đặt trên cột hoặc trên bệ xây. Tủ cáp cũng có thể được lắp trong đường hầm.



Tủ cáp được lắp đặt trên cột, trên bệ xây hoặc lắp trong đường hầm

Hiệu chỉnh cho phù hợp

f) Tủ cáp lắp đặt bên dưới các đường dây điện lực phải là tủ có vỏ bằng vật liệu cách điện.

Lược bỏ


Lược bỏ do trong TCN mục 8.1.2 f) trùng lặp với 8.1.2 c)




3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Việc sử dụng cáp treo, cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông phải phù hợp với quy hoạch và các quy định khác của cơ quan quản lý ở địa phương.

3.2. Việc lắp đặt các thiết bị phụ trợ (tủ cáp, hộp cáp, cống cáp, bể cáp, rãnh cáp, cột treo cáp) trên công trình công cộng phải tuân thủ các quy định hiện hành của cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu lắp đặt trên công trình của chủ sở hữu nào phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình đó.

3.3. Các doanh nghiệp viễn thông khi thiết kế, lắp đặt cáp ngoại vi và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định nêu trong Quy chuẩn này.



Bổ sung theo quy định về thể thức trình bày QCVN



4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN


4.1. Các doanh nghiệp thiết lập hạ tầng mạng viễn thông có mạng cáp ngoại vi viễn thông có trách nhiệm đảm bảo mạng cáp ngoại vi viễn thông phù hợp với Quy chuẩn trong quá trình thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.

4.2. Các doanh nghiệp thiết lập hạ tầng mạng viễn thông có mạng cáp ngoại vi viễn thông có trách nhiệm thực hiện công bố hợp quy theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và chịu sự kiểm tra thường xuyên, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.



Bổ sung theo quy định về thể thức trình bày QCVN



5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


5.1. Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai quản lý các mạng cáp ngoại vi viễn thông theo Quy chuẩn này.

5.2. Các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, xây dựng, trình Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố phê duyệt Quy hoạch sử dụng cáp treo, cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp, cáp trong đường hầm, cáp qua sông tại địa phương và các Kế hoạch, Dự án cải tạo hệ thống mạng cáp ngoại vi viễn thông tại địa phương phù hợp với quy chuẩn này.

5.3. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006 "Công trình ngoại vi viễn thông – Quy định kỹ thuật".

5.4. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.



Bổ sung theo quy định về thể thức trình bày QCVN

Phụ lục A, B

Phụ lục A, B


Chuyển đổi nguyên ven TCN sang QCVN

Phụ lục C

C.5.2. Lắp đặt măng sông cáp quang

a) Măng sông cáp quang treo được bố trí tại các cột. Cáp quang tại cột có treo măng sông cần để mỗi đầu dôi ra tối thiểu là 12 m. Các mẫu cáp quang dôi ra này sẽ được quấn tròn và treo gọn ngay trên cột. Mục đích của các mẫu cáp quang dôi ra này là phục vụ cho việc hàn nối sửa chữa sau này

Phụ lục C


Măng sông cáp quang treo được bố trí tại các cột. Cáp quang tại cột có treo măng sông cần để mỗi đầu dôi ra tối đa 0,5 m để phục vụ hàn nối.



Không để cáp quang thừa dôi ra quá dài, treo trên cột làm ảnh hưởng mỹ quan công trình, đô thị

Hình C.7 (treo măng sông cáp quang trên cột)

Hình C.7 đã sửa (Loại bỏ các vòng cáp quang thừa treo trên cột)





3. Thủ tục hoàn chỉnh: Bộ Thông tin và Truyền thông gửi dự thảo và thuyết minh dự thảo tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để lấy ý kiến góp ý, đồng thời đăng trên trang tin điện tử www.mic.gov.vn/tccl để thông báo rộng rãi và lấy ý kiến (thời hạn lấy ý kiến là 60 ngày).

Một số nội dung cần xin ý kiến:



  • Về tên và phạm vi áp dụng của dự thảo Quy chuẩn (đã phù hợp trong hệ thống tổng thể các QCVN, TCVN ?)

  • Về bố cục dự thảo Quy chuẩn và các nội dung chính của Quy chuẩn (đã hợp lý, đầy đủ?)

  • Về các quy định chi tiết (xin các góp ý chi tiết về các quy định kỹ thuật cần điều chỉnh, thêm bớt, sửa chữa để đảm bảo tính phù hợp, khả thi trong điều kiện mạng viễn thông, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam hiện nay)

  • Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

  • Về quy định tổ chức thực hiện Quy chuẩn để thống nhất và có hiệu quả.

Mọi góp ý, chi tiết xin liên hệ:

Vụ Khoa học và Công nghệ

Bộ Thông tin và Truyền thông

18 Nguyễn Du, Hà Nội

Tel: 04-3-8226580

Fax: 04-3-9437328

Email: dxbinh@mic.gov.vn

Xin trân trọng cảm ơn.






Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 113.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương