Thuyết minh dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-cp



tải về 184.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích184.29 Kb.
#9771


THUYẾT MINH

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2013/NĐ-CP


STT

Nghị định 163/2013/NĐ-CP

Dự thảo Nghị định

sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2013/NĐ-CP

Thuyết minh

1

Điều 5. Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;

b) Không có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;

c) Không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm.


1. Bổ sung Điểm d vào sau Điểm c Khoản 1 Điều 5 như sau:

“d) Cơ sở hoạt động hóa chất không thực hiện theo quy định việc huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất cho các đối tượng gồm người lãnh đạo, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất”.




Đội ngũ quản lý, điều hành, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng hóa chất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm cần phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất để có kiến thức, sự hiểu biết hóa chất nguy hiểm mà mình tiếp xúc. Quy định về đào tạo huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất được quy định tại Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và Thông tư số 36/2014/TT-BCT.

2

Khoản 3 Điều 5:

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm theo quy định của pháp luật về hóa chất.




2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG).”



- Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất xây dựng theo quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Mức phạt tiền được sửa lại theo hướng nâng cao, vì theo mức phạt tại Nghị định 163/2013/NĐ-CP chưa đủ sức răn đe.

- Thời gian qua, Bộ Công Thương đã báo cáo TTg kiến nghị của các DN hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu và LPG về xây dựng Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trùng lặp với nhiều kế hoạch, phương án khác mà họ phải thực hiện: Phương án thiết kế về phòng cháy, chữa cháy (theo Luật Phòng cháy, chữa cháy); Biện pháp an toàn lao động (theo Luật Lao động); Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (theo Luật bảo vệ môi trường); Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong ngành Công Thương (theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động); Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu);

- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến tại Công văn số 8608/VPCP-KTN “Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ quản lý ngành liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện các phương án bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy đối với lĩnh vực dầu khí, từ đó hướng dẫn các nội dung cần có của phương án, tránh trùng lặp, không cần thiết”. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát việc xây dựng KH, BP phòng ngừa trong lĩnh vực xăng dầu và LPG, để đảm bảo tính khả thi của quy định về xử phạt vi phạm hành chính nên dừng lại chưa xử phạt VPHC đối với lĩnh vực này.



3

Không quy định.

3. Bổ sung Khoản 4a vào sau Khoản 4 Điều 5 như sau:

“4a. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường”.




Hiện nay một số tổ chức, cá nhân khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường không thực hiện quy định phải có Phiếu an toàn hóa chất. Phiếu an toàn hóa chất nhằm thông tin đến người sử dụng đặc tính nguy hiểm của hóa chất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Việc bổ sung hành vi vi phạm này rất cần thiết nhằm nâng cao ý thức cho các tổ chức, cá nhân.

2

Khoản 2, 3 Điều 17:

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 sai nội dung ghi trong văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 sai nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển nhượng Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp khác.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư cơ sở hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”


Khoản 2 Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 như sau:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; chuyển nhượng Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp khác; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học; xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước mà không có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 không có Giấy phép; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3, hóa chất Bảng 2 không có Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.


Theo quy định tại Nghị số 38/2014/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học: Không còn quy định về đầu tư cơ sở hóa chất Bảng, thay vào đó là quy định về cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng.

3

Điểm a Khoản 1 Điều 18:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất, sở hữu, tàng trữ, sử dụng các hóa chất độc và tiền chất của chúng, các hóa chất Bảng 1 không được phép”;


Khoản 3 Điều 1. Bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 18 như sau:

“a) Phát triển, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, kinh doanh, sở hữu, tàng trữ, sử dụng các hóa chất độc và tiền chất của chúng, các hóa chất Bảng 1 không được phép;”



Theo quy định tại Điều 8 Nghị số 38/2014/NĐ-CP: Các hành vi bị cấm gồm Phát triển, sản xuất, sở hữu, tàng trữ, chế biến, tiêu dùng và sử dụng, … vũ khí hóa học.

Để phù hợp với Điều 8 Nghị số 38/2014/NĐ-CP, dự thảo bổ sung hành vi cấm “Phát triển, sản xuất, chế biến, tiêu dùng, kinh doanh, sở hữu”.



4

Điểm a Khoản 2 Điều 18:

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1; không thông báo, không khai báo xuất khẩu, nhập khẩu; thông báo, khai báo hóa chất Bảng 1 không đúng thời hạn quy định;


Khoản 4 Điều 1. Bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 18 như sau:

“a) Không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1; không thông báo, không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế số lượng, loại hóa chất xuất khẩu, nhập khẩu, thông báo, khai báo hóa chất Bảng 1 không đúng thời hạn quy định;”



Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP chỉ quy định xử phạt hành vi không khai báo hoặc khai báo không đúng thực tế trong sản xuất, chế biến, tiêu dùng, cất giữ hóa chất Bảng 1, chưa quy định đối với hành vi vi phạm khai báo trong xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1. Để phù hợp với thực tế và

5

Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công phân bón

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu về công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có phòng kiểm nghiệm hoặc không có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định và được công nhận để đánh giá chất lượng phân bón.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón không có kho chứa phân bón.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp để sản xuất, gia công phân bón.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không thực hiện đánh giá chất lượng phân bón, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.


7. Sửa đổi Điều 19 như sau:

Điều 19. Vi phạm quy định về Giấy phép sản xuất phân bón và điều kiện sản xuất, gia công phân bón

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có người có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học hoặc nông hóa, nông nghiệp trong đội ngũ kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có kho chứa nguyên liệu, chứa sản phẩm trong quá trình sản xuất, gia công phân bón.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có hợp đồng với phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định để đánh giá chất lượng phân bón hoặc có hợp đồng nhưng không thực hiện thử nghiệm chất lượng phân bón.

4. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép sản xuất phân bón.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhận gia công phân bón nhưng không có hợp đồng gia công được ký kết giữa bên nhận gia công và bên thuê gia công.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón được quy định trong Giấy phép.

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón không có Giấy phép sản xuất, gia công phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Phạt tiền từ 55.000.000 đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không có ngành nghề sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sản xuất phân bón khi cơ quan có thẩm quyền đã đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép.

10. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, gia công phân bón từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 và Khoản 9 Điều này.

11. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này”.


- Điều 5 Nghị định 202/2013/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón: Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp, các quy định về sản xuất phân bón tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất phân bón: Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;

Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm: Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón; Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất; Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón; Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm; Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Yêu cầu về nhân lực: Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT hướng dẫn và quy định điều kiện sản xuất phân bón vô cơ:

+ Diện tích mặt bằng, nhà xưởng, kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với công suất sản xuất. Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

+ Dây chuyền sản xuất phải đáp ứng công suất sản xuất, được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.

+ Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.

+ Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.

+ Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm phân bón phải phù hợp với năng lực, công suất sản xuất. Kho chứa có các phương tiện bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian lưu giữ. Phân bón xếp trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hoá. Kho chứa phân bón phải có nội quy thể hiện được nội dung về đảm bảo chất lượng phân bón và vệ sinh, an toàn lao động.

- Về Công suất: Công suất tối thiểu của cơ sở sản xuất phân bón vô cơ có hoặc không bổ sung các chất dinh dưỡng, chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục:

+ Đối với phân vô cơ bón rễ: Cơ sở sản xuất các loại phân bón urê, DAP: Công suất phải đạt từ 100.000 (một trăm nghìn) tấn/năm trở lên; Cơ sở sản xuất phân lân nung chảy, supe photphat đơn: Công suất phải đạt từ 50.000 (năm mươi nghìn) tấn/năm trở lên. Cơ sở sản xuất các loại phân sunphat amôn, kali clorua, phân trộn NPK, NP, NK, PK: Công suất phải đạt từ 10.000 (mười nghìn) tấn/năm trở lên; Cơ sở sản xuất các loại phân bón vô cơ khác quy định tại Điều 4 Thông tư số 29/2014/TT-BCT: Công suất phải đạt từ 1.000 (một nghìn) tấn/năm trở lên ở dạng rắn hoặc từ 1.000.000 (một triệu) lít/năm trở lên ở dạng lỏng. Trường hợp có cả dạng rắn, lỏng, tập hợp rắn-lỏng (dạng sệt) thì công suất quy đổi phải đạt từ 1.000 (một nghìn) tấn/năm trở lên.

+ Đối với phân bón lá: Cơ sở sản xuất các loại phân bón lá: Công suất phải đạt từ 1.000 (một nghìn) tấn/năm trở lên ở dạng rắn hoặc từ 1.000.000 (một triệu) lít/năm trở lên ở dạng lỏng. Trường hợp có cả dạng rắn, lỏng, tập hợp rắn-lỏng (dạng sệt) thì công suất quy đổi phải đạt từ 1.000 (một nghìn) tấn/năm trở lên.

- Hướng dẫn SX phân hữu cơ, phân bón khác tại Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT


6

Điều 20. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, gia công phân bón không đảm bảo chất lượng

1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức sai số định lượng cho phép so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quy định trong Danh mục phân bón.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy số lượng phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu phân bón gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy phân bón kinh doanh đã quá thời hạn sử dụng, phân bón bị đình chỉ sản xuất, phân bón bị đình chỉ tiêu thụ gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.



8. Sửa đổi Điều 20, Điều 22 gộp thành Điều 20 như sau:

Điều 20. Vi phạm quy định về chất lượng phân bón

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Một chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc trong phân đạm, phân lân nung chảy, phân Supephotsphat đơn, phân kali, phân DAP, phân phức hợp khác, phân hỗn hợp bón rễ, phân trung, vi lượng bón rễ không đạt mức quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn do người sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;

b) Một chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học, phân bón vi sinh và phân bón lá không đạt mức hàm lượng quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.

2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hai chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc trong phân đạm, phân lân nung chảy, phân Supephotsphat đơn, phân kali, phân DAP, phân phức hợp khác, phân hỗn hợp bón rễ, phân trung, vi lượng bón rễ không đạt mức quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn do người sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;

b) Hai chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học, phân bón vi sinh và phân bón lá không đạt mức hàm lượng quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.

3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ba chỉ tiêu kỹ thuật bắt buộc trong phân đạm, phân lân nung chảy, phân Supephotsphat đơn, phân kali, phân DAP, phân phức hợp khác, phân hỗn hợp bón rễ, phân trung, vi lượng bón rễ không đạt mức quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn do người sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng;

b) Ba chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học, phân bón vi sinh và phân bón lá không đạt mức hàm lượng quy định so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi không đạt chỉ tiêu giới hạn yếu tố hạn chế có trong phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học, phân bón vi sinh và phân bón lá.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh phân bón đã quá thời hạn sử dụng ghi trên bao bì.

6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh loại phân bón đã bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi để tái chế lại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này”.


Điều 18 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định: Phân bón thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2, được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.

Do phân bón chư

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT đều quy định nguyên tắc chung: Hoạt động thử nghiệm, chứng nhận hợp quy phân bón vô cơ thực hiện theo các chỉ tiêu kỹ thuật, phương pháp thử quy định tại các Phụ lục kèm theo Thông tư. Khi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành và có hiệu lực, việc thử nghiệm, chứng nhận phân bón vô cơ thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

- Việc xử phạt VPHC về chất lượng phân bón trong sản xuất quy định tại Nghị định 163/2013/NĐ-CP theo hướng không đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật đã công bố. Quy định về xử phạt hành vi này đã được quy định rõ trong Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cơ quan chủ trì soạn thảo áp dụng các điều khoản tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP để xử phạt đối với phân bón, tránh phải quy định lại.

- Về xử phạt VPHC đối với hàng giả, áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh phân bón giả (Nghị định 185/2013/NĐ-CP hiện cũng đang sửa đổi, bổ sung).


7

Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh phân bón không có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh bảo đảm giữ được chất lượng phân bón;

b) Kinh doanh phân bón không có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ bảo đảm chất lượng phân bón;

c) Kinh doanh phân bón không có kho chứa phân bón.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu phân bón không chứng minh được nguồn gốc nơi sản xuất, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp không có công cụ, thiết bị chứa đựng, không có kho chứa phân bón có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.


9. Sửa đổi Điều 21 như sau:

Điều 21. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh phân bón

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có biển hiệu, không có bảng giá bán công khai từng loại phân bón được niêm yết ở nơi dễ thấy, dễ đọc tại cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón hoặc có chứng từ nhưng nơi sản xuất, nơi nhập khẩu không có tên trong Danh sách cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ hoặc Danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc Danh sách tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Danh sách phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy trên trang Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt)”.



Sửa đổi, bổ sung các quy định xử phạt VPHC về điều kiện kinh doanh phân bón trên cơ sở các VBQPPL sau:

- Điều 15 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh phân bón:

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồng vận chuyển phân bón.

+ Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phân bón riêng, đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian kinh doanh. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có kho chứa thì phải có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón.

+ Có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

+ Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

- Thông tư số 29/2014/TT-BCT và Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT đều hướng dẫn theo hướng:

- Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.

- Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.

- Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.

- Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

- Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Danh sách các tổ chức, cá nhân đã công bố hợp quy được đăng trên trang Website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt), Bộ Công Thương theo quy định.


8

Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón mới để khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng cho sân thể thao mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

b) Nhập khẩu phân bón chuyên dùng sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón làm hàng mẫu, quà biếu, dùng để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu các loại phân bón không đáp ứng mức công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Việt Nam.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất phân bón nhập khẩu có chứa hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại và các chất độc khác vượt mức quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.


10. Sửa đổi Điều 23 như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón cho mục đích: Để khảo nghiệm; chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu; phân bón tham dự hội chợ, triển lãm; phục vụ nghiên cứu khoa học.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón không có tên trong Danh sách phân bón vô cơ đã công bố hợp quy trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc Danh sách phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy trên trang Website của Cục Trồng trọt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phân bón không có Giấy chứng nhận hợp quy hoặc phiếu kết quả thử nghiệm lô phân bón nhập khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam cấp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy để có Giấy chứng nhận hợp quy hoặc phiếu kết quả thử nghiệm lô phân bón nhập khẩu do Phòng thử nghiệm phân bón được chỉ định cấp hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm/Giấy chứng nhận do một tổ chức thử nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận phân bón của nước ký kết Hiệp định/Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”




Điều 15 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định điều kiện nhập khẩu phân bón:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;

- Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.

- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP, Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT quy định các trường NK phân bón phải có Giấy phép của Bộ Nông nghiệp: Để khảo nghiệm; chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; phân bón sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu; phân bón tham dự hội chợ, triển lãm; phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Thông tư số 35/2014/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón: urê, phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa 3 nguyên tố cấu thành là nitơ, phospho và kali.



9

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về lấy mẫu và phân tích phân bón

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các quy định về phương pháp lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc không thực hiện đúng phương pháp thử nghiệm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm sai lệch kết quả hoặc công bố sai kết quả phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón;

b) Không bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm, công nhận chất lượng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này và không được thu tiền các hoạt động do vi phạm các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động lấy mẫu và phân tích phân bón từ 01 tháng đến 03 tháng nếu tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.


11. Sửa Điều 24 như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón

1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước:

a) Không hoặc chưa có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón đã thực hiện việc lấy mẫu phân bón;

b) Không áp dụng phương pháp lấy mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ kết quả lấy mẫu phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”



- Điều 19 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định về lấy mẫu, kiểm nghiệm phân bón:

- Việc lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm chất lượng phải do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón thực hiện;

- Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;

- Đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.

- Điều 13 Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT: Việc lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước phải do người có chứng chỉ lấy mẫu phân bón thực hiện theo quy định; Việc tổ chức đào tạo, cấp Giấy chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010; Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón, Cục Trồng trọt tổng hợp và công bố Danh sách tên và mã số người lấy mẫu phân bón được cấp chứng chỉ lấy mẫu trên Website của Cục Trồng trọt.


10

Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, khai man các giấy tờ quy định trong hồ sơ khảo nghiệm phân bón.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi những nội dung khảo nghiệm đã được quy định.

Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm không đúng với nội dung đã đăng ký khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm không đúng các quy định hiện hành về khảo nghiệm phân bón.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả khảo nghiệm không trung thực.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khảo nghiệm lại, buộc cải chính kết quả khảo nghiệm phân bón không trung thực hoặc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.




12. Sửa Điều 25, Điều 26 để gộp thành Điều 25 như sau:

Điều 25. Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón

1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về đề cương khảo nghiệm phân bón, lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón:

a) Không gửi đề cương khảo nghiệm phân bón đã được phê duyệt cho địa phương nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón;

b) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp kết quả khảo nghiệm phân bón sai;

b) Không thực hiện khảo nghiệm phân bón nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm hoặc quyết định việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về điều kiện để được thực hiện khảo nghiệm phân bón:

a) Không đáp ứng yêu cầu về nhân lực vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón;

b) Không có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón hoặc nghiên cứu phân bón theo quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón;

c) Không có Giấy phép sản xuất phân bón đối với cơ sở sản xuất phân bón; không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh vẫn thực hiện khảo nghiệm phân bón.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm phân bón từ 01 vụ đến 02 vụ khảo nghiệm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

b) Hủy bỏ các kết quả đã khảo nghiệm.”


- Điều 20 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định về khảo nghiệm phân bón:

+ Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tự tổ chức khảo nghiệm hoặc hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy phạm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.

+ Phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy.

- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT:

+ Các loại phân bón dưới đây bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường: Phân bón mới tạo ra trong nước. Phân bón nhập khẩu lần đầu có bằng độc quyền sáng chế (Patent) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sell-CFS) hoặc tương đương.

+ Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có đủ các điều kiện dưới đây được quyền thực hiện khảo nghiệm phân bón:

Cơ sở khảo nghiệm phân bón: Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón và/hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp; Về nhân lực: có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: nông hoá thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: hoá học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón.

Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm: Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh); về nhân lực: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.

+ Trước khi thực hiện khảo nghiệm, cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm phải lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón theo quy định tại quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định tại Mục III Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm gửi đề cương khảo nghiệm phân bón được phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.

+ Kết thúc khảo nghiệm phân bón, cơ sở có phân bón khảo nghiệm phải tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm. Việc đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Cơ sở có phân bón khảo nghiệm tự chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, ban hành quyết định về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu và thực hiện công bố hợp quy theo quy định; lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón phục vụ việc thanh tra, kiểm tra.




11

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về đổi tên phân bón

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện đổi tên, về thủ tục đổi tên khi thực hiện việc đổi tên phân bón.




13. Sửa Điều 27 như sau:

Điều 27. Vi phạm quy định về đặt tên phân bón

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tên phân bón gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi sản phẩm phân bón đã lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”


Điều 21 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP quy định đặt tên phân bón:

- Tên của phân bón phải phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hoá.

- Không được đặt tên phân bón: Vi phạm đạo đức xã hội; chỉ gồm các chữ số; trùng hoặc tương tự tới mức có khả năng gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón đã được đăng ký; gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón.

Xử phạt đối với hành vi đặt tên phân bón gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón là cần thiết, tuy nhiên các quy định cụ thể về nội dung này chưa đầy đủ nên khó trong quá trình xử phạt. Cơ quan chủ trì soạn thảo cũng rất cân nhắc vấn đề này.



12

Không quy định

14. Bổ sung Khoản 4, Khoản 5 vào sau Khoản 3 của Điều 39 như sau:

Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành

4. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định này và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

đ) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

5. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao chức năng thành tra chuyên ngành quy định tại Khoản 4 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định này và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

đ) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP”.

15. Bổ sung Khoản 3 vào sau Khoản 2 của Điều 40 như sau:

“3. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định này và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

đ) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP”.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng trong lĩnh vực hóa chất; phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực phân bón, vật liệu nổ công nghiệp;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Giấy chứng nhận trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp hoặc đình chỉ có thời hạn hoạt động hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định này và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP;

đ) Thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phân bón quy định tại Nghị định này và trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp quy định tại Nghị định số 163/2013/NĐ-CP”.




Bổ sung cho phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.




tải về 184.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương