Thuyết minh dự ÁN: CẢi tạO, XÂy dựng bệnh viện an bình (GĐ2)



tải về 2.72 Mb.
trang1/43
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích2.72 Mb.
#52547
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43
TM BPTC PHẦN NGẦM - THÂN





THUYẾT MINH

DỰ ÁN: CẢI TẠO, XÂY DỰNG BỆNH VIỆN AN BÌNH (GĐ2)




THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÔ


DỰ ÁN: CẢI TẠO, XÂY DỰNG BỆNH VIỆN AN BÌNH (GIAI ĐOẠN 2)
CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
NHÀ THẦU: CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5
ĐỊA CHỈ: 146 đường An Bình, Phường 7, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN DỰ ÁN
I. THÔNG TIN DỰ ÁN :
Tên công trình: CẢI TẠO, XÂY DỰNG BỆNH VIỆN AN BÌNH ( GĐ 2)
Chủ đầu tư : BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Địa điểm xây dựng: 146 đường An Bình, Phường 7, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Quy mô công trình (thuộc giai đoạn 2):

  • Khối công trình chính: 02 tầng hầm + 12 tầng (trệt + 11 tầng) + tầng kỹ thuật mái, tổng diện tích sàn xây dựng 22.241,24m2;

  • Khối hạng mục phụ trợ: nhà rác, nhà kỹ thuật, nhà nghỉ tài xế, hầm điều hành xử lý nước thải, cổng phụ, trạm khí y tế, hàng rào;

  • Nhóm dự án: Dự án nhóm B;

  • Loại cấp: Công trình dân dụng - cấp I;

II. VỊ TRÍ KHU ĐẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

  1. Vị trí khu đất

  • Bệnh viện An Bình hiện hữu số 146 đường An Bình, phường 7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Khu đất có tổng diện tích: 15.579,9 m².

  • Diện tích đất phù hợp quy hoạch: 14.738m2. (theo Công văn số 887/SQHKT-QHC ngày 03 tháng 3 năm 2017 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc về chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng-phương án kiến trúc TL 1/500 cho dự án Bệnh viện An Bình tại địa điểm 146 An Bình, Phương 7, Quận 5).

  • Ranh giới địa lý giới hạn của khu đất đầu tư xây dựng:

  • Phía Đông - Bắc: giáp công trình giai đoạn 1;

  • Phía Tây - Nam: giáp đường An Bình;

  • Phía Đông - Nam: giáp khu dân cư hiện hữu;

  • Phía Tây - Bắc: giáp đường Trần Phú.

  1. Đặc điểm tự nhiên

a) Khí Hậu:
Khu đất xây dựng có đặc điểm khí hậu của Tp.HCM là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt trong năm:

  • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

  • Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

b) Nhiệt Độ:

  • Trung bình hàng năm là 29,60C; cao nhất vào tháng 4-5 là 370C, thấp nhất vào tháng 12 hàng năm trước, tháng 1 năm sau là 20,70C.



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

Trung bình

24.8

26

27.3

28.6

28

26.9

27.2

26.6

26.4

26.2

25.8

27.8

27.0

Tb lớn nhất

25.8

25.8

27.9

31.2

31.2

30.6

30

29.5

26.8

26.2

26

24.7

30.1

Tb nhỏ nhất

18.5

18.6

20.3

23.2

22.9

22.6

22.2

22

21.7

22.6

22

17.8

21.2

c) Độ ẩm:

  • Độ ẩm trung bình là: 80,2%

  • Độ ẩm cao nhất vào tháng 9 là: 86,8%

  • Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 là: 71,7%

d) Mưa:

  • Lượng mưa trung bình 1 năm là 1957 mm, mùa mưa lượng mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm.

  • Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 là: 333 mm

  • Số ngày mưa trung bình năm là: 157 ngày

  • Tháng có ngày mưa nhiều nhất là tháng 9: 23 ngày

  • Khu vực dự án thường có lượng mưa ít hơn các quận huyện phía Đông và Đông Nam. Thời gian mưa trong ngày thường xảy ra vào lúc chiều tối và sáng sớm, với các trân mưa ban ngày, nếu không có ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết bất thường thì đa số các trận mưa chỉ kéo dài trong khoảng 30 phút nên hầu như không gây khó khăn đối với công tác xây dựng ngoài trời. Tuy nhiên, lượng mưa khá lớn, khả năng tập trung lũ cao nên cần đề phòng khả năng úng ngập khi thi công các phần ngầm và phần móng công trình

e) Gió:

  • Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa tần suất là: 66%;

  • Đông Nam xuất hiện vào mùa khô tần suất là: 20 – 22 %;

  • Tốc độ gió trung bình 2m/s, mạnh nhất 25 – 30m/s, hầu như không có bão. Chưa xảy ra động đất.

f) Bức xạ mặt trời:

  • Tổng bức xạ mặt trời trung bình là 11,7 kcal/cm2/tháng;

  • Tổng bức xạ mặt trời cao nhất là 14,2 kcal/cm2/tháng;

  • Tổng bức xạ mặt trời thấp nhất là 10,2 kcal/cm2/tháng.

g) Địa Hình:

  • Vị trí địa lý của công trình nằm cách sông chạy dọc Đại Lộ Đông Tây khoảng 1km theo hướng Nam, không gian thông thoáng rất thuận lợi cho khám và điều trị cho bệnh nhân;

  • Hướng Nam khu đất là đường Trần Hưng Đạo là một trục giao thông huyết mạch nối Tp.HCM với các quận lân cận;

  • Địa hình nhìn chung bằng phẳng và thấp, rất thuận tiện cho dự án được triển khai.

h) Địa chất:

  • Xem kết quả khảo sát địa chất

i) Thủy văn:

  • Theo các số liệu quan trắc mực nước sông Sài Gòn mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất (P) khác nhau như sau:

    P

    1%

    10%

    25%

    50%

    75%

    99%

    Hmax

    1,55

    1,45

    1,4

    1,35

    1,31

    1,23

    Hmin

    -1,98

    -2,2

    -2,32

    -2,46

    -2,58

    -2,87

  • Mực nước ngầm trung bình là 0,5 – 0,7 m tùy theo mùa, chất lượng nước nói chung có độ pH cao.

2.3. Hiện trạng khu đất
a) Hiện trạng sử dụng đất:

  • Dự án được xây dựng trên khu đất hiện hữu của Bệnh viện An Bình, thuận tiện cho việc bàn giao mặt bằng.

b) Hiện trạng hạ tầng xã hội:

  • Vị trí khu đất nằm trong khu đô thị đã ổn định, thuận lợi về mặt giao thông, hướng kết nối với các khu vực hợp lý, địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện khí hậu tốt, hệ thống hạ xã hội đã được đồng bộ, phù hợp với việc đầu tư xây dựng công trình, góp phần hoàn chỉnh việc phát triển đô thị theo quy hoạch tổng thể của thành phố Hồ Chí Minh.

c) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

  • Giao thông:

  • Hạ tầng giao thông vận tải tại khu vực dự án khá thuận lợi. Công trình tiếp xúc với 2 trục lộ chính là đường Trần Phú và đường An Bình. Hướng tiếp cận chính là trục đường An Bình.

  • Đường An Bình - phía Tây Nam khu đất, lộ giới quy hoạch 20m. Đây là trục giao thông đối ngoại quan trọng của dự án, đồng thời cũng là trục giao thông trong khu vực.

  • Đường Trần Phú - phía Tây Bắc khu đất, có lộ giới quy hoạch là 30m, sẽ đóng vai trò là một tuyến giao thông đối nội của quận 5.

  • Cấp điện:

  • Nguồn điện cấp cho khu vực quy hoạch lấy từ trạm biến áp trung gian theo tuyến đường dây trung thế 15(22)KV trên đường An Bình đến trạm biến áp của khu quy hoạch.

  • Cấp nước:

  • Tại vị trí dự án và tại quận 5 nói chung, hệ thống cấp nước sạch tương đối đầy đủ và thuận lợi. Nguồn nước sinh hoạt lấy từ tuyến ống D200 hiện hữu trên đường An Bình.

  • Theo quy hoạch kế hoạch cấp và sử dụng nước, chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt đến năm 2020 đạt khoảng 180 đến 200 lít/người/ngày với 95 đến 100% số dân đô thị được cấp nước sạch. Các hệ thống cấp nước hiện hữu sẽ được quy hoạch cải tạo lại, đồng thời hệ thống mới sẽ được xây dựng nhằm hoàn chỉnh mạng lưới đường ống phân phối nước cho khu vực nội thành cũ, nội thành phát triển.

  • Hệ thống thoát nước:

  • Tại khu vực dự án, hệ thống thoát nước thải và nước sinh hoạt đã có nhưng chưa hoàn chỉnh. Tại đây vẫn sử dụng hệ thống cống chung thoát nước mưa, nước bẩn.

  • Thoát nước mưa: nước mưa chủ yếu thoát về hướng đường An Bình, thiết kế hệ thống ống bê tông cốt thép đúc sẵn đặt ngầm để tổ chức thu nước mưa triệt để tránh ngập úng. Dự kiến xây dựng tuyến ống D400 - D800 trong khu vực đấu nối ra hệ thống thoát nước chung khu vực

  • Hệ thống thông tin liên lạc:

  • Hiện trạng cũng đã có một số bưu cục, cáp điện thoại và internet cũng đã được kéo đến.

  • Theo định hướng chung, thành phố sẽ xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới bưu chính, tăng cường phát triển các dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển mạnh dịch vụ Internet.

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MB THI CÔNG


I. BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG
Công trình được thi công thủ công kết hợp cơ giới, đảm bảo thi công công trình theo đúng tiến độ đề ra, đạt chất lượng, tuân thủ hồ sơ mời thầu, các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật xây dựng hiện hành.
Cơ giới hóa tối đa nhất là các công tác có khối lượng lớn để rút ngắn thời gian xây dựng và đảm bảo chất lượng công trình và chi phí nhỏ nhất.
Chú trọng đến các công tác chủ yếu như thi công tường vây, đào đất, bê tông móng khung sàn, công tác xây. Các công tác khác sẽ bố trí làm xen kẽ để tận dụng mặt bằng thi công và giảm thời gian thi công, đảm bảo quá trình thi công được liên tục giảm thiểu chi phí ngừng việc do thiếu mặt bằng thi công gây ra.
Trong quá trình thi công dựa vào giải pháp kỹ thuật kết cấu công trình, mặt bằng thi công và khối lượng công việc, ta chia mặt bằng thi công thành các phân đợt phân đoạn để tổ chức thi công dây chuyền nhằm tránh chồng chéo các công việc đồng thời rút ngắn thời gian xây dựng
1. Nguyên tắc bố trí:
a) Cơ sở tính toán:

  • Vị trí địa lý, địa hình, hướng gió.

  • Tính chất các công việc phải thực hiện trong công trình xây dựng, tiến độ thi công công trình, xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, thiết bị ... để thi công công trình đúng tiến độ đã đề ra.

  • Tình hình cung cấp các loại vật tư, vật liệu tại khu vực thi công.

  • Mặt bằng công trường tại thời điểm thi công.

  • Các điều kiện khác có tính chất đặc thù như an ninh, an toàn… trong khu vực thi công.

b) Mục đích tính toán

  • Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, trong các dây chuyền sản xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển.

  • Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ và thi công, tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu.

  • Để đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất không ảnh hưởng khi triển khai các giai đoạn thi công.

  • Để cự ly vận chuyển các loại vật tư, phế thải là ngắn nhất, số lần bốc dỡ là ít nhất.

  • Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.

c) Lập tổng mặt bằng thi công
Sau khi nghiên cứu thực tế tại hiện trường, nhà thầu thiết lập tổng mặt bằng thi công theo từng giai đoạn.
Do yêu cầu đặc thù trong từng giai đoạn thi công, Nhà thầu phân chia bố trí mặt bằng thi công theo các giai đoạn: phần ngầm, phần thân, phần hoàn thiện. Tùy theo từng giai đoạn sẽ bố trí các công trình tạm, kho bãi tập kết vật tư, máy móc thiết bị, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, biển báo, rào chắn, bao che, vận thăng, bố trí giao thông…phù hợp - (xem bản vẽ tổng mặt bằng thi công các giai đoạn)
d) Hệ thống kho bãi tập kết vật tư thi công
Kho, bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công, gia công kết cấu thép và dự trữ các vật tư trên công trường sẽ bố trí tuỳ thuộc vào từng giai đoạn thi công các hạng mục.
Bãi tập kết và gia công cốt thép:

  • Bãi tập kết và gia công cốt thép đặt ở phía giáp đường, có mặt bằng tương đối phẳng và rộng rãi thuận tiện cho việc gia công.

  • Cốt thép được kê cách mặt đất tối thiểu 30cm và có vải bạt che phủ bảo quản.

Bãi tập kết và gia công ván khuôn:

  • Bãi tập kết và gia công ván khuôn đặt ở phía sau công trình.

Kho chứa xi măng bao:

  • Xi măng bao chủ yếu được sử dụng cho công tác xây tô. Vì mặt bằng tương đối chật hẹp nên xi măng bao được tập kết và vận chuyển lên các tầng sàn.

  • Xi măng bao được đặt tại nơi khô ráo và được kê cách mặt sàn tối thiểu 30cm..

Bãi tập kết vật liệu rời:
Vì mặt bằng thi công chật hẹp nên việc tập kết vật liệu rời phải khoa học hợp lý theo đúng tiến độ: gồm cát xây, cát tô, đá 1x2, gạch xây….Các vật liệu rời được chuyển đến công trình, tập kết tại các bãi tập kết gần cổng ra vào và gần vị trí vận thăng, sau đó được vận chuyển lên các tầng sàn và chứa tại các tầng sàn phục vụ thi công. Khu vực tập kết cát, đá dăm phải được láng vữa làm sạch.
Khu vực tập kết xe máy, thiết bị thi công:
Do mặt bằng thi công chật hẹp nên các xe máy thiết bị phục vụ thi công cồng kềnh (xe chuyển trộn bê tông, xe vận chuyển, máy đào…) sẽ được huy động đến công trường khi có nhu cầu sử dụng. Các thiết bị thi công nhỏ gọn sẽ được cất trong kho.
Nhà vệ sinh công cộng
Nhà vệ sinh tạm của công trường đặt ở góc công trường phía đường Nguyễn Du. Nhà vệ sinh này luôn được vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường chung trong công trình. Nước thoát được đi qua bể phốt bán tự ngoại để xử lý trước khi thải ra ống thoát chung của khu vực.
e. Nước sinh hoạt cầu rửa xe và hệ thống cấp thoát nước trong mặt bằng thi công.

  • Nguồn nước sinh hoạt được sử dụng từ hệ thống cấp nước sạch thành phố để đảm bảo yêu cầu nước thi công và sinh hoạt phải là nước sạch, không có tạp chất, không lẫn dầu mỡ. Độ PH = 4-7; Hợp chất hữu cơ <15mg/lit, hàm lượng muối <3,5g/lít, hàm lượng sunfat <2,5g/lit. Nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506-87.

  • Xây dựng hệ thống cầu rửa xe để rửa các phương tiện khi ra khỏi công trường, tránh việc lê đất cát ra đường làm ảnh hưởng môi trường.

  • Trên mặt bằng thi công nhà thầu có hệ thống thu và thoát nước thải xây dựng & nước mưa. Nước trước khi đưa vào hệ thống thoát nước chung của khu vực phải được xử lý (lắng, lọc) tại hố thu.

  • Có hệ thống máy bơm hút cưỡng bức và biện pháp khơi thoát về rãnh thoát chung bên ngoài để giải quyết thoát nước khẩn cấp khi gặp trời mưa to.

  • Hệ thống thoát nước trong mặt bằng thi công: Dùng hệ thống thoát nước của công trình đường thoát nước chung của khu vực.

f) Nhà ban chỉ huy công trường:

  • Nơi công tác, trao đổi về kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý tất cả các bộ phận khác của công trình. Nhà ban chỉ huy công trường được bố trí gần nhà bảo vệ, gần nơi ra vào công trình tiện cho việc liên hệ và khả năng bao quát công trình.

  • Đây là nơi điều hành, phân công công việc trực tiếp tại công trường và là địa điểm tổ chức họp giao ban hàng tuần hoặc đột xuất giữa Nhà thầu và các bộ phận chức năng liên quan, có đầy đủ điện, nước và các tiện nghi cần thiết như: bàn, ghế, tủ tài liệu, bảng vv…

  • Theo các giai đoạn thi công nhà thầu sẽ di chuyển trong mặt bằng công trình để không làm ảnh hưởng tới việc tập kết thiết bị, vật tư, vật liệu phục vụ thi công.

g) Hàng rào, biển công trình, báo hiệu
Hàng rào:

  • Nhà thầu sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý Nhà nước xin phép thuê sử dụng một phần vỉa hè đường để bố trí các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công.

  • Sau khi được bàn giao mặt bằng thi công và có giấy phép sử dụng vỉa hè, nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống hàng rào bao che quây xung quanh khu đất để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.

  • Gia cố đường thi công “đường cắt qua vỉa hè”, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các công trình ngầm như: hệ thống cấp thoát nước của Thành phố, hệ thống cáp điện chìm, hệ thống cáp thông tin liên lạc.

Biển công trình, báo hiệu:

  • Bảng báo hiệu: Bảng thông báo công trình xây dựng (theo qui định) được đặt ở trên hiện trường.

  • Nội quy công trường, quy chế về an toàn lao động, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy đặt tại cổng công trường và khu vực lán trại công nhân.

  • Tại các điểm nguy hiểm khi làm việc hoặc cần cảnh báo, các bộ phận sản xuất đều có đặt các biển hiệu cảnh báo nguy hiểm.

  • Kích cỡ chữ viết, vị trí đặt các biển báo: theo quy phạm TCVN cụ thể như sau:

  • Biển báo công trình: bản vẽ phối cảnh công trình xây dựng, kèm theo các thông tin về Chủ đầu tư, Nhà thầu thiết kế, Nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát, thời gian thực hiện, các số điện thoại cần thiết.

  • Biển chỉ lối đi.

  • Biển báo nguy hiểm.

  • Biển báo cấm.

  • Biển báo cấm lửa hoặc dễ cháy, nổ.

  • Đèn báo ban đêm.

  • Nội qui công trường.

h) Đường thi công
- Đường thi công ngoài công trường: Tuyệt đối tuân thủ về an toàn giao thông theo Pháp luật.
- Đường thi công nội bộ: Đảm bảo hành lang an toàn khi các loại thiết bị di chuyển.

  • Bố trí hợp lý sao cho cự ly vận chuyển hoặc tập kết vật tư được thuận tiện và thuận tiện nhất

  • Đường thi công trong và ngoài công trình được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh môi trường


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương