Thuận châu- miềN ĐẤt và con ngưỜi mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được a. Về kiến thức



tải về 333.53 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích333.53 Kb.
#27536
  1   2   3   4   5
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (Lớp 6)

THUẬN CHÂU- MIỀN ĐẤT VÀ CON NGƯỜI

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được



a.Về kiến thức:

Nêu được một số nét khái quát về vị trí địa lí, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thuận Châu.

Nắm được một số di chỉ khảo cổ ở tỉnh Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng.

b. Về thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử của huyện Thuận Châu.

c. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, phân biệt một số di chỉ khảo cổ ở huyện Thuận Châu.

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên:

- Soạn giáo án, nghiên cứu các tài liệu tham khảo.

- Lược đồ huyện Thuận Châu. Một số tranh ảnh về huyện Thuận Châu như: đèo Pha đin, các di tích lịch sử (Kỳ đài Thuận Châu, kiến trúc tháp Mường Bám), hình ảnh người dân mặc trang phục dân tộc thiểu số như Kháng, H’Mông, Thái…

b. Học sinh:

Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên; một số vấn đề kinh tế - xã hội; dân cư, các thành phần dân tộc; các di tích lịch sử của huyện, sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến bài học.



3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

b. Bài mới

I. Khái quát điều kiện tự nhiên-xã hội huyện Thuận Châu

*Lịch sử hình thành và phát triển

Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi là một mảnh đất hình thành từ rất sớm. Một loạt các di chỉ khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm sông, hang động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho ta thấy những đặc điểm cư trú của các bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó chứng tỏ nơi đây đã có người Việt cổ sinh sống.

Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ quân quản (Chế độ quản lý xã hội do bộ máy quân sự đảm nhiệm tại những vùng mới bị thực dân Pháp chiếm đóng). Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh Hưng Hoá); năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây Bắc 1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 2 năm 1954, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Sơn La.

Đến năm 1955 thành lập khu Tự trị Thái - Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận Châu trực thuộc khu Tự trị. Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II đã ra Nghị quyết đổi tên khu Tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La, toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại Thị trấn Thuận Châu.

Thực hiện Nghị quyết số 43/2002/NQ - HĐND ngày 11/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XI - kỳ họp thứ 5, về xây dựng phương án điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện, xã của tỉnh do ảnh hưởng di dân tái định cư xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La. Đã điều chỉnh chuyển 6 xã thuộc huyện Thuận Châu sáp nhập vào huyện Quỳnh Nhai. Từ tháng 01/2004 đến nay toàn huyện Thuận Châu có 28 xã và 01 thị trấn Thuận Châu.

*Vị trí địa lí

- Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo Quốc lộ 6 cách Thành phố Sơn La 34 km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo của tỉnh Điện Biên 52 km về phía Đông Nam.

- Độ cao trung bình so với mặt nước biển 700 - 750m và có dãy núi cao nhất là dãy Côpia có đỉnh cao nhất 1.821 m.

- Nằm trong toạ độ địa lý 21012' - 41' vĩ độ Bắc, 103020' - 103059' kinh độ Đông.

- Phía Đông giáp thành phố Sơn La tỉnh Sơn La.

- Phía Tây – Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

- Phía Nam giáp huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.

- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mường La tỉnh Sơn La.

- Trung tâm huyện lỵ nằm tại Thị trấn Thuận Châu.

- Từ Thành phố Sơn La đến huyện lỵ, đi theo đường Quốc lộ 6 đến đầu thị trấn theo đường Tây bắc, chiều dài đoạn đường là 34 km.

- Từ Hà Nội đến huyện lỵ đi theo Quốc lộ 6 chiều dài đoạn đường là 350 km.

*Khí hậu

Là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn La nên Thuận Châu có địa hình hiểm trở và phức tạp. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa-nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô-lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây trồng nhiệt đới.



*Tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi tạo cho Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông-lâm sản, hàng hóa (chè Bình Thuận), chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.

Huyện Thuận Châu thuộc lưu vực Sông Đà, có nhiều suối lớn như: Suối Muội, Suối Ty, Suối Nậm Húa, Suối Nậm Nhứ, ... tạo thành mạng lưới sông suối khá dày, đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân.

Đèo Pha Đin có độ dài 32 km với điểm cao nhất là 1.648m, là ranh giới hai huyện Thuận Châu (Sơn La) và Tuần Giáo (Điện Biên). Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất phát từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.

Đường quốc lộ 6 chạy qua Thuận Châu nên việc đi lại, giao lưu hàng hóa tương đối thuận tiện. Tuy nhiên địa hình dốc và mùa mưa kéo dài có những trận mưa lớn gây sạt lở ách tắc giao thông, gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.

Khoáng sản: mỏ đồng ở xã Mường Bám và nguồn nước phong phú, chất lượng tốt cung cấp cho toàn bộ thị trấn Thuận Châu (mó nước ở bản Bó).

Rừng Thuận Châu chiếm 70,2% diện tích tự nhiên, chủng loại động thực vật phong phú, có nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: gỗ lát, nghiến, pơ mu và nhiều dược liệu quý. Tuy nhiên việc khai thác chưa được quản lý chặt chẽ, tập quán phá rừng làm nương rẫy… rừng đã bị tàn phá một cách nhanh chóng, nguồn tài nguyên quý hiếm bị khai thác một cách cạn kiệt, hiện nay chỉ còn rất ít những khu rừng nguyên sinh như: Copia nằm trên hai xã Co Mạ và Chiềng Bôm.



*Kinh tế-xã hội

Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Sơn La nói chung và huyện Thuận Châu nói riêng. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính, lúa là cây trồng chủ yếu. Vùng cao làm nương rẫy, vùng thấp làm ruộng nước, ngoài ra cư dân còn trồng các loại cây như ngô, khoai, sắn, bông, mía.

Nhằm tập trung đầu tư có hiệu quả và khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, huyện đã quy hoạch thành 3 vùng kinh tế: vùng kinh tế động lực dọc quốc lộ 6, vùng cao hẻo lánh và đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa.

Về xã hội, trước cách mạng tháng Tám 1945, quan hệ xã hội một mặt bị chi phối bởi quan hệ thực dân nửa phong kiến, mặt khác tùy từng vùng dân tộc mà bị chi phối bởi quan hệ khác nhau. Vùng người Thái tồn tại chế độ Phìa, Tạo, vùng người Mông: Thống Quán, Thống Lí; người Khơ Mú: Sen, Quan Sư, Quản… trong xã hội cổ truyền có các dòng họ quý tộc nắm quyền hành ở địa phương như: họ Bạc Cầm…

Bản làng được coi là đơn vị của xã hội, gồm những gia đình của một hay vài dân tộc cùng cư trú. Mỗi thành viên trong bản đều có trách nhiệm gánh vác chung công việc công ích cũng như chia sẻ với nhau những cống nạp hoặc lao dịch cho bọn thống trị, cùng nhau đoàn kết tương trợ. Các trách nhiệm được quy định thành lệ. Nhìn chung xã hội cổ truyền là một xã hội chậm phát triển và phát triển không đều giữa các dân tộc.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát huy thế mạnh của địa phương, nền kinh tế Thuận Châu đã có bước chuyển biến quan trọng, đời sống nhân dân đã và đang được cải thiện tốt hơn (hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa đều có đường ô tô đi đến tận nơi).



*Dân cư và dân tộc

- Dân số năm 2013 (tính đến 31/3/2013) có 32.729 hộ, 159.634 nhân khẩu (trong đó: 79.906 nam, 79.728 nữ), bao gồm 6 dân tộc cùng chung sống (Thái, Mông, Kinh, Khơ Mú, Kháng, La Ha). Với đặc điểm cư trú xen kẽ và phân bố dân cư không đồng đều, mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng đã tạo cho Thuận Châu có một nền văn hóa phong phú, đặc sắc. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài đã tạo nên những nét đặc trưng về nhân cách và con người Thuận Châu; luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng kề vai sát cánh, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.



Phát huy truyền thống đó, ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Thuận Châu, nhân dân các dân tộc ra sức thi đua xây dựng quê hương ngày càng giầu mạnh, đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân ngày càng phát triển, đoàn kết, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới.

2.2. Các di tích lịch sử

Thời kì đồ đá, con người đã để lại nhiều dấu tích. Theo kết quả nghiên cứu tại mái đá ở bản Mòn đã tìm thấy nhiều công cụ hình rìu, mảnh tước, mảnh gốm… những chiếc rìu đá được tìm thấy trên núi Khâu Tú, đây là những minh chứng cho thấy nơi đây người nguyên thủy đã sống, đã biết trồng trọt, săn bắt, chăn nuôi.

Ra khỏi thời kì đồ đá, con người Thuận Châu bước vào thời kì đồ đồng với chứng tích để lại là trống đồng được tìm thấy tại bản Thôm (Thôm Mòn) hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng Sơn La.

Nhờ sự tiến bộ trong chế tác công cụ lao động, cuộc sống của con người được cải thiện, của cải dư thừa ngày một tăng, thông qua các di chỉ đó chúng ta có thể khẳng định: Thuận Châu cùng một số nơi khác trong cả nước đã bước vào thời đại văn minh, trải qua buổi đầu dựng nước đó chính là thời Văn Lang-Âu Lạc.

- Huyện Thuận Châu có 02 di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia:



Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 333.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương