Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2016



tải về 43.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích43.04 Kb.
#9557


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số: 3521/UBND-ĐTMT

Về báo cáo kết quả chuyến thăm

và làm việc tại Hàn Quốc của

Đoàn công tác thành phố


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2016





Kính gửi: Thường trực Thành ủy

Nhận lời mời của Thị trưởng Thành phố Seoul và được sự chấp thuận của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 1608-CV/VPTU ngày 03 tháng 6 năm 2016, Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh do Đồng chí Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Hàn Quốc, từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 06 năm 2016, tham dự Diễn đàn quốc tế về chính sách đô thị phục vụ các Mục tiêu Phát triển bền vững. Diễn đàn do Chính quyền Thành phố Seoul, Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương - Liên Hợp Quốc và Mạng lưới Khu vực các Chính quyền Địa phương về Quản lý định cư con người (CITYNET) đồng tổ chức. Đoàn công tác báo cáo kết quả như sau:

1. Nội dung làm việc

1.1. Tham dự Diễn đàn quốc tế về chính sách đô thị phục vụ các Mục tiêu Phát triển bền vững:

Diễn đàn diễn ra trong 03 ngày (08-10/06/2016) với 13 phiên thảo luận về giải pháp trước các thách thức đô thị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như hợp tác, kết nối giữa các đô thị nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 (Thông cáo của Diễn đàn đính kèm).

Tại Phiên thảo luận về “Các mục tiêu Phát triển Bền vững và Chính quyền Địa phương”, Đồng chí Lê Văn Khoa đã phát biểu về “Một số cơ hội và thách thức đối với Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” và “Một số giải pháp kết hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào khung chính sách hiện có”, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế dành cho thành phố để giải quyết những thách thức về cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu… hiện nay thành phố đang phải đối mặt.

Các nội dung thảo luận chính:



- Về chính sách đô thị phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững:

+ Các vấn đề mà các diễn giả quan tâm là vấn đề biến đổi khí hậu, giao thông đô thị; giảm nghèo đói; cung cấp nước sạch, giá thành rẻ; phòng - chống thiên tai, bảo vệ biển; đảm bảo an toàn cho người dân sống tại đô thị; tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ công cộng; đảm bảo an ninh lương thực; phát triển khoa học công nghệ; giải quyết việc làm; đảm bảo cơ sở hạ tầng, nhà ở…

+ Theo thống kê, trên 200 thành phố với khoảng 2.000 tổ chức đã liên kết với nhau nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cho các đô thị phù hợp với điều kiện đặc thù của từng quốc gia. Nhiều chuyên gia cho rằng các địa phương cần có định hướng, kế hoạch rõ ràng (hiện nay chỉ 5% các thành phố có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, còn lại 95% các thành phố chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện).

- Về cơ hội và thách thức của từng đô thị, địa phương:

+ Các diễn giả đã giới thiệu các chính sách mà các đô thị đã và đang thực hiện phù hợp với điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế… của mình đồng thời nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Các diễn giả cũng chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững: bảo vệ thiên nhiên; đô thị hóa nhưng không bê-tông hóa, phát triển thêm mảng xanh; phát triển kinh tế bền vững đã được thay bằng phát triển xã hội bền vững nhằm giải quyết các bất cập hiện nay để đạt được mục tiêu phát triển bền vững (Thành phố Seoul)…

+ Theo các diễn giả, Chính quyền Trung ương cần giao quyền cho Chính quyền địa phương; cần vận động kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp cùng tham gia hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; cần mạnh dạn đề xuất kế hoạch, giải pháp thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất; các thành phố cần tham gia vào CITYNET
để học tập kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thông tin hữu ích… Kế hoạch thực hiện phải trên cơ sở tổng thể “Nhìn cả rừng cây, không thể nhìn riêng từng cây”.

- Về cơ sở hạ tầng bền vững:



+ Diễn đàn đã nghe bài phát biểu về quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại Singapore, từ môi trường sống thiếu thốn cơ sở hạ tầng trước đây, đến nay chất lượng sống của người dân đã được nâng cao rõ rệt, nền kinh tế phát triển nhanh, môi trường bền vững… Tại Singapore, chính quyền đã lập kế hoạch cung cấp nước đầy đủ cho 50 năm tới; đã thực hiện giải pháp thu nước mưa (có 2/3 diện tích Singapore có hệ thống thu nước mưa), tái sử dụng nước từ nước thải; kêu gọi người dân tiết kiệm nước; chính quyền đã có nhiều giải pháp để giảm lượng xe ô tô và cá nhân (Singapore là một trong những nước có giá xe ô tô đắt nhất thế giới).

+ Theo ý kiến của một diễn giả, để phát triển bền vững, cần thực hiện 02 bước: (1) Bước lập kế hoạch thực hiện và bước quản lý, cần có tầm nhìn dài hạn và có định hướng quy hoạch (xác định được vị trí các khu chức năng đô thị như: khu dân cư, khu dịch vụ - thương mại, khu sân bay, khu cảng biển, cảng sông, mạng lưới giao thông, khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật, khu công viên cây xanh…) để làm cơ sở lập kế hoạch thực hiện mời gọi đầu tư theo từng giai đoạn: 5 năm, 10 năm, 15 năm hoặc dài hơn nữa (đến 40 năm).

- Về quy hoạch đô thị bền vững tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương:

+ Diễn giả đã nêu khái niệm về quy hoạch đô thị bền vững và sự cần thiết phải đảm bảo cuộc sống cho người dân đô thị trong tương lai (mục tiêu số 7 và mục tiêu số 11 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc đề ra). Về yếu tố môi trường, các địa phương cần có giải pháp giảm chi phí bảo vệ môi trường, đồng thời với nâng cao ý thức và sự tham gia của người dân trong công cuộc bảo vệ môi trường.

+ Để xác định rõ lợi ích của việc phát triển bền vững, chính sách quản lý, các giải pháp thực hiện cần quan tâm đến các nội dung: (1) Giảm nghèo; (2) Tăng công bằng xã hội; (3) Có sự tham gia của nhiều bên.

+ Các địa phương cần lập kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Kế hoạch cụ thể này vừa là cơ hội, vừa là thách thức của các đô thị.

+ Các khu vực đô thị hóa đồng nghĩa với việc hình thành các khu vực dành cho cơ sở sản xuất, nhà máy nhiều hơn, nhà ở nhiều hơn (cần lưu ý nhà ở dành cho người nghèo, có thu nhập thấp) với đầy đủ các công trình phúc lợi công cộng như: bệnh viện, y tế cộng đồng, trường học, dịch vụ, thương mại…; giao thông đi lại cần nhiều hơn để kết nối các khu vực này lại với nhau, đảm bảo đồng bộ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho cộng đồng dân cư.

+ Mặc dù có các điều kiện về địa lý, kinh tế, thể chế khác nhau nhưng các thành phố, các đô thị cần phải liên kết với nhau nhằm tìm nguồn tài chính để đầu tư phát triển đô thị cũng như chia sẻ các kinh nghiệm về phát triển đô thị bền vững.

- Về phát triển giao thông bền vững:



+ Các diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình phát triển
giao thông tại Thành phố Seoul. Hiện nay, Seoul có 3 triệu ô tô/10 triệu dân. Thành phố đã đầu tư phát triển nhiều tuyến đường giao thông, cầu vượt và đề ra nhiều giải pháp để giảm lượng ô tô cá nhân trên các tuyến đường giao thông (đánh thuế cao vào các phương tiện ô tô cá nhân; trong 05 ngày làm việc/tuần thì có 01 ngày đi bộ…); đặc biệt đầu tư mạnh vào tàu điện ngầm (Metro). Từ năm 1962, Thành phố Seoul đã hoàn thành 2 tuyến Metro số 1 và số 2; hiện nay hàng ngày có 7 triệu người dân Thành phố Seoul sử dụng các tuyến Metro để đi lại. Bên cạnh đó, cần tăng hiệu quả, giá trị đất tại các khu vực tiếp giáp các nhà ga Metro để tạo nguồn tài chính tái đầu tư.

+ Trong các giải pháp phát triển giao thông bền vững, các thành phố cần chú trọng tăng lượng phương tiện giao thông công cộng, tăng thêm đường đi bộ, đường xe đạp, giảm đường ô tô, và sử dụng ô tô “sạch”.

- Về phát triển nhà ở bền vững:

+ Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân xây dựng nhà ở; nhà nước, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng nhiều hơn nữa nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp…

+ Dân số ngày càng tăng, nhu cầu nhà ở càng tăng, do đó nhu cầu về cung cấp điện, nước ngày càng tăng, dẫn đến thách thức về bảo vệ môi trường và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.



1.2. Chào xã giao Phó Thị trưởng Thành phố Seoul:

- Ngày 09 tháng 6 năm 2016, Phó Thị trưởng Thành phố Seoul đã tiếp xã giao Đồng chí Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; Phó Thị trưởng Thành phố Addis Ababa (Ethiopia) và Cố vấn cao cấp của Tổng thống Cộng hòa Dominique.

- Phó Thị trưởng Seoul cảm ơn sự tham gia và phát biểu của Đồng chí Lê Văn Khoa tại Diễn đàn và mong muốn quan hệ hợp tác giữa Thành phố


Hồ Chí Minh và Thành phố Seoul sẽ tiếp tục phát triển.

- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Văn Khoa đánh giá cao việc Thành phố Seoul tổ chức Diễn đàn. Đây là cơ hội tốt để các địa phương trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý đô thị trong giai đoạn hiện nay.



1.3. Làm việc với Công ty Vận tải Cao tốc Đô thị Seoul (SMRT):

- Tổng Công ty đường sắt đô thị Seoul là doanh nghiệp nhà nước của Hàn Quốc, được giao quản lý, khai thác vận hành 05 tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Seoul (với 162 km, 157 ga, 6.500 nhân viên). Tổng Công ty đã có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, vận hành đường sắt đô thị. Tổng Công ty cũng được Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) hợp đồng thực hiện Chương trình chia sẻ kinh nghiệm (KSP) về tăng cường Hợp tác công - tư (PPP) cho các dự án đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đoàn Công tác đã tham quan Trung tâm điều khiển vận hành tuyến đường sắt đô thị số 6, 8 và 9. Đây là tuyến đường sắt đô thị vận hành hoàn toàn tư động. Trung tâm có thể điều chỉnh vận tốc, xác định vị trí của từng đoàn tàu đang hoạt động; kiểm soát toàn bộ hệ thống an toàn, phát hiện các hư hỏng xảy ra; theo dõi tình hình khách đi tàu ở tại nhà ga và trong toa tàu thông qua hệ thống camera.

- Khi chia sẻ kinh nghiệm, SMRT cho biết rất cần sự tham gia của đơn vị quản lý vận hành đường sắt đô thị ngay trong quá trình triển khai dự án xây dựng để tránh những bất cập trong khai thác hoặc phải sửa chữa hay tháo dỡ làm lại một số hạng mục công trình. SMRT mong muốn hợp tác với thành phố trong vấn đề quản lý vận hành tuyến tàu điện ngầm số 2 và số 5 trong thời gian tới, không coi trọng mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, SMRT cam kết hoàn thành Chương trình chia sẻ kinh nghiệm (KSP) về tăng cường Hợp tác công - tư (PPP) cho các dự án đường sắt đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2016.

1.4. Thăm Trung tâm điều khiển giao thông Seoul (TOPIS):

- Hệ thống giao thông thông minh Seoul tích hợp các chức năng thu thập thông tin giao thông, thời gian thực với độ tin cậy cao, nhận biết tình trạng giao thông triệt để, phát hiện sự cố nhanh chóng; chức năng chia sẻ thông tin giao thông công cộng; chức năng cảnh báo thiên tai và ứng phó khẩn cấp. Trong đó tích hợp thông tin giao thông công cộng bao gồm cả xe buýt, taxi và tàu điện.

- Hệ thống giao thông thông minh Seoul giúp cho thành phố theo dõi, giám sát tình hình giao thông thực tế, các khiếm khuyết công trình, tai nạn xảy ra, các vi phạm an toàn giao thông; cung cấp cho người dân thông tin về giao thông công cộng giúp người dân an tâm khi về nhà; thông báo cho các cơ quan chức năng tham gia ứng phó nhanh nhất khi các tai nạn, thiên tai xảy ra. Hệ thống giao thông thông minh đồng thời cho phép xác định được số lượt người đi phương tiện công cộng mỗi ngày. Thành phố Hồ Chí Minh cần học tập để triển khai xây dựng Trung tâm điều khiển giao thông của thành phố trong thời gian tới.



2. Đánh giá và đề xuất

2.1. Đánh giá:

- Đoàn đã hoàn thành tốt mục đích của chuyến thăm, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vào chính sách của mình; góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh với Thành phố Seoul; thể hiện vai trò chủ động của thành phố trong nỗ lực chung của Việt Nam để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 của Liên Hợp Quốc.

- Các thành viên của đoàn đã tham gia tích cực tại Diễn đàn. Những kinh nghiệm tiếp thu tại Diễn đàn cũng như trong buổi đến thăm các cơ quan giao thông của Seoul là những yếu tố cần thiết để Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, xem xét ứng dựng trong quá trình xây dựng đô thị hiện nay.



2.2. Đề xuất:

Trên cơ sở kết quả chuyến đi, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ giao:

- Viện Nghiên cứu Phát triển chủ trì, phối hợp với các cơ quan ban ngành thành phố nghiên cứu và đưa các Mục tiêu Phát triển bền vững vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Viện Nghiên cứu Phát triển là cơ quan đầu mối theo dõi, cập nhật thông tin khi Diễn đàn “Nền tảng hiểu biết về phát triển bền vững đô thị” (“Urban SDG Knowledge Platform”) được vận hành và đề xuất các bước triển khai phù hợp với thực tiễn tại thành phố.

Kính báo cáo Thường trực Thành ủy về kết quả chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc của Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh./.

Nơi nhận: TRƯỞNG ĐOÀN CÔNG TÁC

- Như trên;

- TTUB: CT, các PCT;

- Sở Ngoại vụ; Sở GTVT;

- Sở QHKT; Viện NCPT;

- VPUB: CPVP;

- Phòng ĐTMT, ĐN;

- Lưu: VT, (ĐTMT/LHT) XP.



PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ

Lê Văn Khoa


Каталог: portal -> VanBan -> 2016-7
VanBan -> KT. chủ TỊch phó chủ TỊch nguyễn Thị Thu
2016-7 -> 1. Giao Tổng Công ty, Công ty mẹ, Công ty tnhh mtv 100% vốn nhà nước thuộc thành phố thực hiện việc nộp lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo đúng quy định tại Thông tư số 61/2016/tt-btc ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ Tài chính và các quy định khác có liên
VanBan -> Về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ-cp của Chính phủ Số: 1290 /ubnd-vx
VanBan -> THÀnh phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
VanBan -> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 2016
VanBan -> Thực hiện Nghị định số 39/2010/NĐ-cp ngày 7 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
VanBan -> THÀnh phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2016-7 -> Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 7 năm 2016
2016-7 -> Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4566/bkhđt-ktđN ngày 13 tháng 6 năm 2016 về việc chuẩn bị nội dung Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam Pháp

tải về 43.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương