THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)



tải về 193.09 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích193.09 Kb.
#28696
  1   2   3   4

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Vietnam News Agency (VNA)

Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt - Hà Nội, Việt Nam


Tel: (84-4) 38255443; Fax (84-4) 38252984; E-mail : btk@vnanet.vn; http://news.vnanet.vn





Số 121/TKNB-QT- Thứ Năm ngày 02/7/2015

TIN THAM KHẢO NỘI BỘ

(Phần Quốc tế)
I. TIN LIÊN QUAN VIỆT NAM
Xung quanh kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

Đài RFA đêm 1/7 đưa tin Quốc hội Việt Nam khóa XIII kết thúc kỳ họp thứ 9 vào ngày 26/6, sau hơn một tháng họp nhưng không ra nghị quyết về Biển Đông. Trong cuộc họp báo sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo giới là tán thành tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hiện nay. Quốc hội tiếp tục theo dõi và sẽ có tuyên bố chính thức khi thấy cần thiết.

Nhiều người dân quan tâm đến vấn đề Biển Đông không đồng ý với quan điểm của Quốc hội như thế. Lập luận của những người phản đối lập trường của Quốc hội và đại biểu quốc hội trong chuyện Biển Đông như vừa qua là gì?

Theo nhiều người quan tâm, tình hình tại khu vực Biển Đông hiện nay sau khi Trung Quốc chính thức tuyên bố hoàn thành việc cải tạo một số bãi đá thành đảo nhân tạo, thực tế như thế là quá nguy cấp đối với Việt Nam chứ không thể nói là chưa đến lúc cần thiết. Facebooker Trần Bang từ Tp. Hồ Chí Minh nói:

... Việc ra nghị quyết về Biển Đông, theo tôi không phải chậm trễ mà là quá chậm trễ. Ngay từ năm 2014 khi giàn khoan Hải Dương-981 đưa vào Biển Đông ngày 1/5/2014, đến nay Quốc hội vẫn tiếp tục không ra nghị quyết. Trong khi đó, nguyện vọng của nhân dân là Quốc hội phải có tiếng nói, để chứng minh rằng việc Trung Quốc cứ lấn tới ở Biển Đông là việc nghiêm trọng và nhân dân Việt Nam phải lên tiếng cho nhân dân thế giới và người dân Trung Quốc biết việc Trung Quốc làm như thế là không chính đáng, tham lam, là sử dụng sức mạnh của một cường quốc mới nổi để ăn hiếp Việt Nam”.

Nhà nghiên cứu về Biển Đông, ông Trương Nhân Tuấn, từ Pháp cũng đưa ra những ý kiến về việc Quốc hội Việt Nam qua mấy kỳ họp vẫn không có một nghị quyết nào về Biển Đông, mà trái lại còn cho chưa cần thiết. Ông Tuấn nói:

Chương 5 bản Hiến pháp nói về vai trò Quốc hội. Điều 13 nói về thẩm quyền của Quốc hội, nguyên văn như sau: Quốc hội có quyền ‘Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia’.

Sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của Việt Nam bị đe dọa. Những công trình mà Trung Quốc vừa xây xong, trong những ngày tới sẽ trở thành những căn cứ quân sự của không quân và hải quân, một số có thể trở thành những pháo đài trên biển. Tất cả các đảo hiện do Việt Nam kiểm soát đều bị các căn cứ này đe dọa. Trong khi tham vọng của Trung Quốc, họ không giấu giếm, là làm chủ 90% Biển Đông.

Trước một tình huống như vậy, theo tôi, Quốc hội phải khẩn cấp ra nghị quyết về Biển Đông, ban bố tình trạng khẩn cấp ở Biển Đông, hoặc tuyên bố một biện pháp đặc biệt nào đó, hoặc ra văn bản chính thức yêu cầu LHQ can thiệp, yêu cầu Trung Quốc ‘tôn trọng luật quốc tế’. Điều này dễ dàng thực hiện vì thời gian qua, các viên chức Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng luật lệ quốc tế”.

Nói về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, trong cuộc gặp cử tri thành phố Đà Nẵng sau kỳ họp Quốc hội ngày 29/6 được báo chí trong nước trích dẫn nói: “Chúng ta cũng đã nghĩ đến việc lấy lại, nhưng hiện nay thì chưa thể thực hiện được thì đời con cháu chúng ta sẽ làm việc đó. Bà con cử tri cũng hiểu cho các đồng chí lãnh đạo, không phải chúng ta lúc nào cũng hô hào đánh nhau. Hiện đã có phương án, giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Khi cần chúng ta sẽ ra nghị quyết và đã ra nghị quyết thì phải có hiệu lực”.

Theo RFA, sau bài phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, cư dân mạng và nhiều người dân Việt Nam cũng bàn tán xôn xao về vấn đề này. Nhiều người cho rằng chính quyền Hà Nội cần phải để cho dân chúng cùng tham gia lên tiếng về tình hình Biển Đông hiện nay.
95% số nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia là người Việt

TTXVN (Phnom Penh 1/7) - Bộ Nội vụ Campuchia cho biết, dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia tiếp tục tăng mạnh, trong đó 95% là người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp không có giấy tờ pháp lý.

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch quản lý người nhập cư tổ chức tại Bộ Nội vụ Campuchia ngày 1/7, tướng Sok Phal, Tổng giám đốc Tổng cục xuất nhập cảnh, Bộ Nội vụ Campuchia cho biết, kết quả điều tra người nước ngoài nhập cư cho thấy tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Campuchia đang tăng nhanh. Năm 2002 có khoảng 7.000 người nhập cư bất hợp pháp, đến năm 2010 con số này tăng lên thành 10.000 và cuối năm 2014 là 16.000 người, trong đó số người Việt không giấy tờ hợp pháp tăng từ 70% lên 95%.

Cuối năm 2014, cảnh sát Campuchia phát hiện 1.800 người nhập cư không có giấy tờ, trong đó có hơn 1.500 người Việt đã bị trục xuất. 6 tháng đầu năm 2015, cảnh sát phát hiện 1.200 người nhập cư bất hợp pháp, 98 % là người Việt Nam và họ đã bị trục xuất khỏi Campuchia.

Tướng Sok Phal cho rằng, tỉnh trưởng và cảnh sát các tỉnh, nhất là các tỉnh biên giới cần tăng cường kiểm soát người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là người dân tộc Việt đang sinh sống ở Campuchia bất hợp pháp.

Cũng tại cuộc họp này, tướng Sok Phal cho biết trong năm 2014, đã có 24.000 lao động nước ngoài đã đến đăng ký cấp giấy phép làm việc tại Bộ Lao động Campuchia.
Việt Nam sở hữu loại vũ khí có thể thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự toàn cầu

Đài Sputnik của Nga đêm 1/7 đưa tin chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ 4 mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là tàu Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh.

Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là “Hà Nội”, “Hồ Chí Minh” và “Hải Phòng” đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam. Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết:

Bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh. Bởi vì tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ không gian bởi máy bay hoặc máy bay không người lái. Tàu ngầm hoạt động ở độ sâu 50m gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học”.

Các tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam có thể lặn tới độ sâu 300m và di chuyển với tốc độ 20 hải lý (tức 37 km/h). Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là “hố đen trong đại dương”. Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở truyền thông liên lạc dưới biển, hoặc trong hoạt động tình báo chống kẻ thù truyền thông.

Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự. Nhưng lợi thế của tàu chiến mà Nga cung cấp cho Việt Nam là ngoài vũ khí ngư lôi, tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa ‘Club’ hiện đại nhất. Đó là loại tên lửa với tầm bắn lên tới 300km, ngay từ đầu bay với tốc độ cận âm. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc gấp ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1km/s. Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5-10m, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Các thủy thủ đoàn Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Nga đã dành cho thủy thủ Việt Nam các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi. Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến đi biển. Các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu. Tàu Varsavyanka dài 74m, rộng 10m, phi hành đoàn gồm 52 người, có thể bơi tự động trong 1,5 tháng. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ 6 chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào năm 2016.

Tên lửa ‘Club’ không chỉ được trang bị cho tàu ngầm, mà cả cho tàu chiến nổi mà Nga chuyển giao cho Việt Nam. Các tên lửa như vậy cũng có thể triển khai trên các tàu vận tải. Đặc điểm của tổ hợp gồm 4 tên lửa hành trình, bề ngoài chúng giống như một container tiêu chuẩn loại 12-foot được sử dụng cho vận tải đường biển trên toàn thế giới. Chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng loại vũ khí này có thể hoàn toàn thay đổi cán cân quân sự toàn cầu. Theo chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc Ruben Johnson, bề ngoài các tổ hợp này không phân biệt với container hàng hóa thông thường khiến cho không thể xác định bên trong có gì - tên lửa hay hàng hóa thông thường. Thoạt đầu, tàu chở hàng vô hại xuất hiện gần bờ, và vài phút tiếp theo, mục tiêu của đối phương đã bị tiêu diệt.
II. NHẬN ĐỊNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM
Lợi ích và rủi ro khi Việt Nam tham gia AIIB


Каталог: images -> detail
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna)
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 5 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam
detail -> THÔng tấn xã việt nam vietnam News Agency (vna) Trụ sở : 79 Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam

tải về 193.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương