THÔng tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Năm 2016, chuyển đổi gần 100 nghìn ha đất lúa sang trồng một số loại cây khác



tải về 204.14 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích204.14 Kb.
#25976
1   2   3   4   5   6

Năm 2016, chuyển đổi gần 100 nghìn ha đất lúa sang trồng một số loại cây khác


(Nhân Dân 12/1, tr8, tác giả PV và CTV)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cho biết, do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, năm 2016, dự kiến sẽ chuyển đổi khoảng 100 nghìn ha đất trồng lúa sang trồng một số loại cây hằng năm khác; trong đó chủ yếu là ngô, cây thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng 7,7 triệu ha, dự kiến năng suất bình quân đạt 57,8 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 44,5 triệu tấn.
* Ngày 11-1, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, đã quyết định hỗ trợ 12 tỷ đồng cho các địa phương, đơn vị chuyển đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác; trợ giá giống lúa tiến bộ kỹ thuật, giống chất lượng cao cho những vùng canh tác lúa theo SRI; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; đưa các giống vật nuôi mới, năng suất cao vào chăn nuôi. Ngoài ra, tỉnh dành một phần kinh phí cho công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại, tập huấn các chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
* Để chủ động nước tưới phục vụ gieo cấy vụ đông-xuân 2015-2016 tại các địa phương khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Bộ NN và PTNT phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức ba đợt xả nước từ các hồ chứa thủy điện. Thời gian lấy nước đợt một: từ 0 giờ ngày 21-1 đến 24 giờ ngày 26-1; Đợt hai: từ 0 giờ ngày 3-2 đến 24 giờ ngày 6-2; Đợt 3: từ 0 giờ ngày 16-2 đến 24 giờ ngày 23-2.
* Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức tiêu hủy 990 con gia cầm bị dịch cúm A/H5N6, đồng thời, tổ chức phun hóa chất khử trùng tiêu độc chuồng trại và trích ngân sách địa phương hỗ trợ con giống cho một hộ gia đình tại thôn 4, xã Đác Kan, huyện Ngọc Hồi. Trước đó, tại xã Đác Xú (huyện Ngọc Hồi) ngành thú y cũng phát hiện đàn gà 60 ngày tuổi với hơn 2.500 con nuôi tập trung, dương tính với cúm A (H5N1).
* Cục Kiểm lâm thông báo, hiện nay, chín tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao, trong đó năm tỉnh, gồm: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đác Lắc, Gia Lai và Kon Tum có nguy cơ cháy rừng cấp V, cấp cực kỳ nguy hiểm; đồng thời yêu cầu chính quyền và chủ rừng thuộc các địa phương thực hiện ngay các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
* Năm nay tỉnh Kiên Giang có kế hoạch thả nuôi tôm nước lợ trên tổng diện tích 102.735 ha, gồm: nuôi công nghiệp - bán công nghiệp 2.700 ha, tôm - lúa 78.410 ha, quảng canh - quảng canh cải tiến 21.625 ha; phấn đấu đạt sản lượng 57.000 tấn. Để đạt mục tiêu này, ngành chức năng tỉnh phối hợp các địa phương vùng nuôi tôm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân tuân thủ khung lịch thời vụ thả tôm giống nước lợ, chủ động phòng trừ bệnh hại tôm. Trong khi đó, liên tục từ đầu tháng 10 đến nay, tỉnh Cà Mau có hơn 800 hộ nuôi tôm bị mất mùa, trong đó nặng nhất là huyện Cái Nước và huyện Phú Tân.
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, hôm nay (12-1), không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng tới bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía tây Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh, các tỉnh phía đông Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa vài nơi. Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 2, cấp 3, vùng ven biển cấp 3, cấp 4. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao từ 2 đến 3 m. Biển động. Ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ trời chuyển rét. Về đầu trang

Dự án Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng: Hỗ trợ cải thiện hiệu quả đời sống người dân vùng đệm


(Báo Quảng Bình Online 12/1, tác giả PV)



Vườn ươm cây bản địa do dự án hỗ trợ vốn
Ông Nguyễn Trung Thực, Giám đốc Ban quản lý dự án Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng (PN-KB) cho biết, kết quả rõ nét nhất mà dự án đạt được trong năm qua là đã hỗ trợ cải thiện rõ rệt đời sống người dân vùng đệm và nâng cao ý thức của cộng đồng bảo vệ tài nguyên của vườn quốc gia PN-KB.

Dự án Khu vực PN-KB hoạt động trên địa bàn 13 xã thuộc 3 huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Minh Hóa với tổng diện tích vùng đệm của vườn trên 220.000ha. Với nguồn vốn của dự án, đến nay đã có trên 3.000 ha rừng được trồng và khoanh nuôi tái sinh, trong đó có 2.815ha cây bản địa với 1.810 hộ gia đình tham gia.

Diện tích rừng được giao cho cộng đồng quản lý tăng dần qua hàng năm, đến nay có khoảng 6.710ha rừng được giao cho 24 cộng đồng. Chương trình trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng đạt xấp xỉ 95%, giao rừng cộng đồng đạt trên 90% kế hoạch.

Ông Giám đốc Dự án cho biết, triển khai kế hoạch năm 2015 dự án đã gặp phải một số khó khăn. Khi vấn đề nâng cấp mở rộng đường 20 được giải quyết sau một thời gian dài xem xét, đánh giá, thì đến cuối năm 2014 lại phát sinh việc nhà tài trợ KFW yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến Dự án cáp treo tại PN-KB. Điều này dẫn đến đầu năm 2015 nhiều hoạt động của dự án bị tạm dừng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Đến cuối tháng 6-2015, kế hoạch hoạt động năm 2015 của dự án mới được KFW phê duyệt và triển khai. Nhiều cán bộ kiêm nhiệm dự án cấp huyện, xã; các thôn, bản có sự thay đổi sau đại hội Đảng các cấp; nhiều cán bộ, nhân viên dự án chuyển từ chuyên trách qua kiêm nhiệm; số còn lại ít nhiều có dao động về tâm lý, tư tưởng khi dự án đang dần đi đến kết thúc.
Về kinh phí, nguồn kinh phí hỗ trợ các địa phương giao đất giao rừng năm 2015 chưa đáp ứng kịp thời, nên tiến độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở 3 huyện bị chậm lại. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên dự án đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Riêng năm 2015, dự án đã tài trợ vốn cho người dân các xã vùng đệm thuộc huyện Minh Hoá trồng mới 644 ha rừng và khoanh nuôi 344 ha. Nhìn chung, công tác trồng rừng, chăm sóc rừng trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đạt yêu cầu kỹ thuật. Dự án đã hỗ trợ thi công 2 km đường băng cản lửa tại xã Trọng Hoá là nơi có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng hàng năm; hỗ trợ tổ chức các cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng nhằm giúp các địa phương, cộng đồng và người dân vận dụng, ứng phó chủ động, kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Thời gian qua, tất cả các khu rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh của dự án tài trợ vốn đang được người dân chăm sóc phát triển tốt, diện tích rừng giao cộng đồng quản lý được bảo vệ góp phần nâng độ che phủ rừng của tỉnh, tác động của rừng đối với môi trường cũng vì thế mà tốt hơn. Thông qua Chương trình trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, giao rừng cộng đồng quản lý của Dự án khu vực PN-KB, nhận thức của người dân về ý nghĩa của rừng đối với cuộc sống được nâng cao, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập.

Mới đây chúng tôi có dịp đến xã Hóa Sơn, là một xã có điều kiện kinh tế-xã hội rất khó khăn của huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa, với 380 hộ và 1.600 nhân khẩu. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm khá mạnh (mỗi năm giảm gần 10%). Để có được sự chuyển biến vượt bậc này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Hóa Sơn đã biết tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình dự án nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển chăn nuôi và trồng rừng.

Ông Cao Ngọc Diên, Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn cho biết: Từ khi được Dự án khu vực PN-KB hỗ trợ trồng cây trám, cây lim, thì diện tích trồng rừng của xã Hóa Sơn đã nâng lên đáng kể. Đến thời điểm này, toàn xã đã trồng được gần 300ha, trong đó có hơn 200ha keo, 100 ha trám và lim xanh...

Cũng như xã Hoá Sơn, xã Trọng Hoá đã được Dự án Khu vực PN-KB hỗ trợ cho bà con trồng cây bản địa (cây lim xanh và trám trắng) với diện tích 165ha, đồng thời giao cho người dân nhận quản lý bảo vệ gần 6.000ha rừng tự nhiên và chăm sóc 530ha. Từ việc trồng rừng và nhận khoán bảo vệ rừng, người dân có thu nhập khá ổn định, mở ra hướng thoát nghèo bền vững.

Trong năm 2015, dự án tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành chuyển giao 2.893 ha rừng và đất rừng cho 14 cộng đồng quản lý. Đến nay, 10 cộng đồng đã hoàn thành việc thiết kế, lập hồ sơ giao rừng trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt; 3 cộng đồng (các bản Rìn Rìn, Ploang, Dốc Mây ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh) đang triển khai thiết kế hiện trường. Dự án cũng đã tiến hành truyền thông, nâng cao nhận thức; hướng dẫn cộng đồng xây dựng quy ước, quy chế quản lý rừng, lập kế hoạch quản lý rừng 5 năm và hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, nhiều mô hình sinh kế tiếp tục được triển khai trên địa bàn các xã vùng đệm với sự hợp tác giữa Hợp phần GIZ, Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần ổn định cuộc sống và thu nhập cho người dân, nhất là với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật có mô hình trồng nấm với 18 hộ tham gia; mô hình nông lâm kết hợp có 25 hộ tham gia; có 60 hộ chăn nuôi gà; nuôi ong lấy mật 42 hộ và nhiều nhất là sản xuất mây tre đan với 120 hộ tham gia...

Theo ông Giám đốc Ban quản lý dự án, năm 2016 là năm kết thúc dự án theo hiệp định ký kết. Trong năm này dự án sẽ triển khai một số giải pháp căn cơ nhằm giúp người dân vùng đệm phát triển kinh tế bền vững, trong đó tập trung củng cố các mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi... Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đẩy mạnh việc giao đất giao rừng cho bà con sản xuất. Về đầu trang

http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201601/du-an-khu-vuc-phong-nha-ke-bang-ho-tro-cai-thien-hieu-qua-doi-song-nguoi-dan-vung-dem-2131890/



tải về 204.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương