THÔng tin về NƯỚc cộng hòa mali I. CÁC chỉ SỐ chung tên đầy đủ : Nước Cộng hoà Mali



tải về 53.43 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích53.43 Kb.
#39951
THÔNG TIN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA MALI
I. CÁC CHỈ SỐ CHUNG


Tên đầy đủ : Nước Cộng hoà Mali

Vị trí địa lý : Nằm ở khu vực Tây Phi, giáp giới với 7 nước : phía bắc giáp Algeria và Mauritanie, phía đông giáp Niger, phía nam giáp Burkina Faso và Côte d'Ivoire, phía tây giáp Senegal, phía tây – nam giáp Guinée.


Diện tích: 1.241.238 km2
Dân số: 12.324.029 (2008)
Dân tộc: Mande 50% (Bambara, Malinke, Soninke), Peul 17%, Voltaic 12%,  Songhai 6%, Tuareg và Moor 10%, các dân tộc khác 5%.
Tỷ lệ tăng dân số : 2,6%

Tuổi thọ trung bình : 48 tuổi.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Pháp
Tôn giáo: 90% đạo Hồi dòng Su-ni, 10% Tín ngưỡng cổ truyền và Thiên chúa giáo
Thủ đô: Bamako

Các thành phố chính : Bamako (1,7 triệu người), Sikasso (150.000), Mopti (110.000),

Kayes (100.000 người)
Tổng thống: Amadou Toumani Toure (được bầu lại năm 2007, nhiệm kỳ 5 năm)
Thủ tướng:   Modibo Sidibe

Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế : Moctar Ouane

Bộ trưởng Kinh tế,Công nghiệp và Thương mại : Ahmadou Abdoulaye Diallo

Quốc khánh: 22/09/1960


Đơn vị tiền tệ: CFA Franc, 1USD = 479,27 CFA, 1 Euro = 655,96 CFA (2007)

Lạm phát : 2,5% (2008)

Thất nghiệp : 30% (2008)

Đầu tư nước ngoài : 1,7 tỷ USD (2006)

Nợ nước ngoài : 2,8 tỷ USD (2008)

Mã điện thoại nước : +223

Tên miền Internet : ml
II. LỊCH SỬ

Năm 1893, thực dân Pháp chiếm Mali làm thuộc địa. Mali còn được gọi là Xu-đăng thuộc Pháp.

Ngày 04/04/1959 Liên bang Mali bao gồm Sénégal và Sudan (tên của Mali lúc đó) được thành lập. Ngày 20/6/1960 Liên bang Mali tuyên bố độc lập trong khối cộng đồng Pháp. 20/8/1960 Sénégal tách khỏi liên bang và tuyên bố độc lập. Một tháng sau 22/9/1960, dước sự lãnh đạo của ông Modibo Keita, Sudan cũng tách ra và tuyên bố độc lập, lấy tên là Mali.

Ngày 19/11/1968, Moussa Traoré làm đảo chính lật đổ Keita, lên làm Tổng thống. Ngày 26/3/1991 chính quyền Moussa Traoré bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự do Trung tá Amadou Toumani Touré cầm đầu, đất nước bước vào thời kỳ chuyển tiếp chế độ. Tháng 04/1992, Ông Alpha Oumar Konare, ứng cử viên của Liên minh dân chủ Mali được bầu làm Tổng thống với 69% số phiếu bầu. Ngày 05/05/1997, ông Konaré lại trúng cử tổng thống với 84,36%  số phiếu bầu, kéo dài thêm 1 nhiệm kỳ năm năm nữa. Tháng 5/2002, ông Amadou Toumani Touré, rời khỏi quân đội để ứng cử tổng thống và được bầu làm tổng thống nước Cộng hòa Mali.

Năm 2007, ông Amadou Toumani Touré được bầu lại làm tổng thống nhiệm kỳ 5 năm.

III. CHÍNH TRỊ

Trong những năm 60, Mali xây dựng đất nước theo mô hình tập trung, chịu nhiều ảnh hưởng của hình mẫu của Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Từ tháng 3/1991, Mali bắt đầu cải cách dân chủ, đa đảng (hiện có trên 80 đảng phái chính trị hoạt động). Ngày 20/7/1997, cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng lần thứ 2 được tổ chức, đảng Liên minh dân chủ Mali (ADEMA) tiếp tục giành được đa số phiếu (123/147). 

Hiện nay, Mali tiếp tục thực hiện đường lối dân chủ đa đảng, xây dựng thể chế tam quyền phân lập và tiến hành cải cách bộ máy mhà nước. Chính phủ Mali ưu tiên hàng đầu việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội nhằm đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế, Mali đang phải đối mặt với nguy cơ bất ổn chính trị, nhất là vấn đề người Toareg ở miền Bắc do Mặt trận giải phóng AZAOUD (FPLA) lãnh đạo. Tháng 6/2006, chính phủ đã ký hiệp định hoà bình với FPLA do Algerie làm trung gian để ổn định tình hình.

Các tổng thống của Mali sau khi giành độc lập từ Pháp :



  • 1960-1968 : Modibo Keita

  • 1968-1991 : Tướng Moussa Traoré

  • 1991-1992 : Trung tá Amadou Toumani Touré

  • 1992-2002 : Alpha Oumar Konaré

  • 2002 đến nay : Tướng Amadou Toumani Touré

Mali là thành viên của Phong trào Không liên kết, Tổ chức Thống nhất châu Phi, Tổ chức các nước nói tiếng Pháp và nhiều Tổ chức quốc tế và khu vực khác.

 Trước đây, Mali thực hiện đường lối trung lập tích cực, chống đế quốc, chống thực dân, thân Liên xô và các nước XHCN. Mali được Liên Xô giúp đỡ rất nhiều về quân sự và kinh tế.

 Từ cuối những năm 80, Mali chuyển sang quan hệ mật thiết với phương Tây nhất là Pháp, Mỹ, Bỉ, Ca-na-đa. Pháp còn rất nhiều ảnh hưởng ở Mali, hàng năm Pháp vẫn viện trợ nhiều cho Mali. Hiện nay, Pháp, Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Mali, IMF tiếp tục cho Mali vay vốn, nhằm giúp đỡ chính quyền Mali khuyến khích qúa trình dân chủ hoá và giữ cho tình hình ổn định.

Mali duy trì quan hệ hữu nghị tốt với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ các phong trào dân chủ và tiến bộ ở khu vực.



IV. KINH TẾ

Mali là một quốc gia đang phát triển, thuộc 25 nước nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi, 80% dân số sống bằng nghề nông. Nông sản chính là lúa, ngô, kê, lạc, bông. Về chăn nuôi, Mali là một trong những nước đứng đầu ở Tây Phi về sản phẩm chăn nuôi dùng xuất khẩu : Bò, cừu, dê, gia cầm.

Các sản phẩm chính của Mali : Kê (thứ 7 thế giới), bông (đứng đầu châu Phi, thứ 12 thế giới), vàng (thứ 3 châu Phi, thứ 12 thế giới), gạo, lạc, thịt bò, thịt cừu, dê, gia cầm.

Công nghiệp rất yếu kém, chỉ có ngành chế biến và sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng.



  • Thống kê GDP của Mali 2004-2007 :

Năm

GDP(tỷ USD)

Tỷ lệ tăng (%)

GDP $ (đầu người/năm)

2004

4,68

2,2

390

2005

5,10

6,1

450

2006

5,52

5,3

460

2007

5,99

2,5

486

Nguồn : Atlaschallenges.fr

Mặt hàng xuất khẩu chính là vàng, bông, lạc. Xuất khẩu vàng chiếm tới 70% kim ngạch xuất khẩu của Mali với 800 triệu USD(2006). Kim ngạch xuất khẩu bông hàng năm đạt khoảng 400 triệu USD.

Mali nhập khẩu các mặt hàng : Máy móc thiết bị, thực phẩm,dệt may, máy tính điện tử, hàng tiêu dùng

Các đối tác nhập khẩu từ Mali  : Thái lan, Trung Quốc, Ấn độ, Italia, Vương quốc Anh…


Các nước xuất khẩu sang Mali : Pháp, Xê-nê-gan, Bờ Biển Ngà, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Đức, Nam Phi…

  • Thống kê kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 2004 – 2007 :

Đơn vị : Tỷ USD



2004

2005

2006

2007

Xuất khẩu

1,217

1,375

1,863

2,540

Nhập khẩu

1,625

1,833

2,150

2,520

Cán cân thương mại

-0,409

-0,458

-0,287

-0,020

Nguồn : Atlaschallenges.fr
V. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

Việt Nam và Mali lập quan hệ ngoại giao ngày 30/10/1960. Mali công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam ngày 28/6/1969. Ta đặt Sứ quán tại Mali năm 1962 . Tháng 10/1972 ta rút Sứ quán do khó khăn về tài chính.

Hiện nay Đại sứ quán Việt Nam tại An-giê-ri kiêm nhiệm Mali.
Việt Nam có đoàn thăm chính thức Mali như đoàn Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1962), đoàn Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (9/1978).

Tháng 2/1994 Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã thăm chính thức Mali, nhân dịp này ta và Mali đã ký Hiệp định hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hoá và Khoa học kỹ thuật.


Mali  có đoàn Tổng thống Modibo Keita thăm Việt Nam tháng 10/1964 . 

Tháng 8/1994, Thủ tướng Ibrahima Boubacar Keita thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.


Tháng 7/1995, Chủ tịch Quốc hội Ali Nouhoum Dialo thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.  
Trong những năm 60 ta cử một số chuyên gia giáo dục, y tế, nông nghiệp, ngân hàng và thủ công nghiệp sang làm việc ở Mali.

Tháng 11/2005, ta đã ký hiệp định bốn bên Việt Nam-Pháp-FAO-Mali về chương trình phát triển bền vững vùng Yelimane (Mali), Việt Nam cử 12 chuyên gia và kỹ thuật viên nông nghiệp sang Mali giúp bạn.

Đại sứ Mali tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam

Về thương mại Việt Nam - Mali :

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch trao đổi hai chiều các năm gần đây đạt trên dưới 20 triệu USD. Hàng xuất chủ yếu của Việt Nam : hàng dệt may, cao su, thực phẩm, thủy sản, máy móc thiết bị, hàng điện tử. Việt Nam nhập chủ yếu là bông và nguyên phụ liệu dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ.


Thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mali 2006 – 2008 :

Đơn vị : USD






2006

2007

2008

Xuất khẩu

2.880.320

6.818.484

3.595.956

Nhập khẩu

17.477.605

16.712.383

14.419.631

Tổng kim ngạch

20.357.925

23.530.867

18.015.587

Nguồn : Hải quan Việt Nam

Từ tháng 08/2008, Thương vụ Việt Nam tại An-giê-ri được giao kiêm nhiệm thị trường Mali.


VI.  MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH


  1. Phòng Thương mại và Công nghiệp Mali :

(Chambre de Commerce et d’Industrie du Mali)

Place de la Liberté

BP. 46 Bamako – République du Mali

Tél. 00223 222 50 36 / 222 96 45

Fax : 00223 222 21 20

E-mail : ccim@ccimmali.org; tradepointccim@sotelma.ml


  1. Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Mali

(Ministère de l’Economie, de l'Industrie et du Commerce)

Bamako Mali

Văn phòng: 00223 2022 09 93/ 2022 84 48 – Fax : 0022302022 02 69

Tổng Thư ký : 00223 2022 21 34

Vụ Quản trị - Tài chính : 00223 2023 14 31 

Vụ Công nghiệp quốc gia : 00223 2022 57 56/2022 61/2022 06 63 

Vụ Thương mại và Cạnh tranh quốc gia : 00223 2021 23 14 /2021 49 28/ 2021 57 20/ 2021 80 46/ 2021 08 20

Trung tâm xúc tiến và sở hữu Công nghiệp Mali (CEMAPI) : 00223 2029 90 90/

2029 90 91

Ban Ké hoạch và Thống kê (CPS) : 00223 2028 20 23

Siteweb :  www.meic.gov.ml


  1. Đại sứ quán Việt Nam tại An-giê-ri (kiêm nhiệm Mali)

(Ambassade du Vietnam en Algérie)

30, rue Chenoua, 16035 Hydra Alger, Algérie

Tél. 00213 21 60 88 43 Fax : 00213 21 69 37 78

E-mail : sqvnalgerie@yahoo.com.vn; vnemb.dz@mofa.gov.vn


  1. Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại An-giê-ri (kiêm nhiệm Mali) :

(Section Commerciale du Vietnam en Algérie)

14 rue G les Crêtes, 16035 Hydra, Alger, Algérie

Tel : 00 213 21 60 11 89 ; Fax : 00 213 21 60 11 81 ;

Email : dz@mot.gov.vn; secomvnalger@yahoo.fr




  1. Đại sứ quán Mali tại Trung Quốc (kiêm nhiệm Việt Nam)

(Ambassade du Mali en République Populaire de Chine)

San Li Tung No. 3 Bejing 8 Dong-Sijie – R.P. de Chine

Tél. 0086 106 532 17 05 / 532 55 30 Fax : 0086 106 532 16 18

E-mail : amba@163bj.com


  1. Địa chỉ tra biểu thuế nhập khẩu của Mali

http://www.douanes.gov.ml/tarif.php

Lưu ý : Mã số các mặt hàng dùng theo hệ thống HS, trong biểu thuế có các chữ viết tắt như sau :

  • D.D. (Droit de douanes) : Thuế Hải quan

  • T.V.A (Taxe à la Valeur Ajoutée) : Thuế giá trị gia tăng

  • P.C. (Prélèvement Communautaire) : Phí Cộng đồng

  • P.C.S (Prélèvement Communautaire de Solidarité) : Phí Đoàn kết cộng đồng

  • R.S (Redevance Statistique) : Phí Thống kê

Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 53.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương