THÔng tin thuốc tháng 1/2013 Người thực hiện: ds. Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền ds. Quang Ánh Nguyệt



tải về 53.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích53.27 Kb.
#31861
Bệnh viện Nhi Đồng 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Dược Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Đơn vị thông tin thuốc 




THÔNG TIN THUỐC THÁNG 1/2013

Người thực hiện: DS. Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền

DS. Quang Ánh Nguyệt


Tổng số trang: 5


THƯ NGỎ ĐẦU XUÂN 2013

  1. THÔNG TIN NGẮN ĐIỂM BÁO

    1. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ

    2. SỬ DỤNG ACETAMINOPHEN SAU PHẪU THUẬT CÓ THỂ GIẢM SỬ DỤNG MORPHINE Ở TRẺ

  2. THUỐC ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH – THUỐC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ



Hội Đồng Thuốc và Điều Trị

THƯ NGỎ ĐẦU XUÂN 2013

Kính gửi Quý khoa,


Nhân dịp đầu xuân mới 2013, đơn vị thông tin thuốc xin kính chúc Quý khoa năm mới an khang, thịnh vượng và gặt hái nhiều thành công.
Trong năm qua, đơn vị thông tin thuốc đã nhận được 45 ca báo cáo ADR nhờ sự hỗ trợ của Quý khoa. Đây là nỗ lực đáng khích lệ của toàn thể Bác sĩ, Điều Dưỡng từ Quý khoa. Nỗ lực này đã giúp cho Bệnh viện cũng như đơn vị thông tin thuốc hoàn thành tốt công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc mà Trung tâm ADR Quốc Gia và Trung Tâm ADR phía Nam giao cho. Vừa qua, Sở Y Tế cũng có lời khen Bệnh viện đã có những cố gắng nổi bật trong công tác này.
Bên cạnh những lời khen, đơn vị chúng tôi cũng nhận thấy nội dung các thông tin thuốc còn chưa được phong phú và sâu sát với nhu cầu của Quý khoa. Chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý của Quý khoa về chất lượng cũng như nội dung của Thông tin thuốc.
Bắt đầu từ năm 2013, đơn vị thông tin thuốc cũng sẽ thay đổi nâng cao phương thức hoạt động như sau:
1. Thông tin thuốc sẽ được gửi đến các Khoa dưới dạng bản tin giấy và qua địa chỉ email để các Quý khoa có thể lưu trữ và phổ biến tốt hơn.
2. Đơn vị sẽ tiếp nhận góp ý cho nội dung thông tin thuốc và giải đáp thắc  mắc các vấn đề về sử dụng thuốc qua địa chỉ email: donvithongtinthuocnd2@gmail.com.
3. Các thắc mắc sẽ được giải đáp bằng văn bản gửi cho khoa sau khi Phòng KHTH duyệt nội dung và sẽ được in trên bản thông tin thuốc tháng tiếp theo.
Với những thay đổi nêu trên, chúng tôi hy vọng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các Bác sĩ và Điều dưỡng.
Trân trọng

Đơn vị thông tin thuốc



I. THÔNG TIN NGẮN ĐIỂM BÁO

    1. BÁO CÁO ADR TỪ CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ

1.1. Tình hình gửi báo cáo ADR từ các đơn vị

STT

Bệnh viện

Tỉnh / Thành phố

Số báo cáo

1

BV Phạm Ngọc Thạch

TPHCM

152

2

BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh

110

3

BV Đà Nẵng

Đà Nẵng

103

4

BV Da liễu TPHCM

TPHCM

65

5

BV Đa khoa huyện An Phú

An Giang

63

6

BV Nhân dân Gia Định

TPHCM

47

7

BV Nhi Đồng I

TPHCM

45

8

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương

Hà Nội

34

9

BV Phổi Trung ương

Hà Nội

33

10

BV Lao và Bệnh phổi Bắc Giang

Bắc Giang

32

11

BV Nhi Đồng II

TPHCM

32

Danh sách 11 cơ sở khám/chữa bệnh gửi báo cáo ADR nhiều nhất năm 2011

1.2. Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất

Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 3 nhóm chính: kháng sinh (cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim, cefuroxim, amoxicillin, ciprofloxacin); thuốc điều trị lao (streptomycin, rifampicin); và thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm (paracetamol, diclofenac). Trong đó, cefotaxim nghi ngờ gây ra ADR nhiều nhất với tổng số 312 báo cáo nhận được trong năm 2011 (bảng 2).




STT

Tên thuốc

Báo cáo

Tỷ lệ (%)

1

Cefotaxim

312

13.3

2

Streptomycin

212

9.0

3

Ceftriaxon

132

5.6

4

Ceftazidim

103

4.4

5

Paracetamol

74

3.2

6

Cefuroxim

70

3.0

7

Rifampicin

64

2.7

8

Ciprofloxacin

58

2.5

9

Diclofenac

54

2.3

10

Amoxicilin

51

2.2

Danh sách 10 thuốc được báo cáo ADR nhiều nhất năm 2011


    1. SỬ DỤNG ACETAMINOPHEN SAU PHẪU THUẬT CÓ THỂ GIẢM SỬ DỤNG MORPHINE Ở TRẺ NHỎ

Sau phẫu thuật, trẻ nhỏ được truyền paracetamol từng đợt đường tĩnh mạch đòi hỏi liều moprhine tích luỹ trong suốt 48 giờ thấp hơn đáng kể so với trẻ tiếp tục sử dụng morphine theo liều tiêu chuẩn.

Ilse Ceelie, MD, PhD, từ bệnh viện nhi Erasmus MC–Sophia, Rotterdam, Hà Lan, và các cộng sự báo cáo kết quả  thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi trên tạp chí JAMA xuất bản ngày 9 tháng 1. Nghiên cứu bao gồm 71 trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi trải qua phẫu thuật lớn ở ngực (không do tim) hoặc phẫu thuật bụng từ tháng 3 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010. Tất cả bệnh nhân đã được cho sử dụng morphine liều 100 μg/kg 30 phút trước khi kết thúc phẫu thuật. Các bệnh nhân sau đó được phân nhóm ngẫu nhiên để tiếp tục nhận morphine (2.5 μg/kg/giờ đối với bệnh nhân từ 10 ngày tuổi trở xuống, 5 μg/kg/giờ đối với bệnh nhân từ 11 ngày tuổi đến 1 tuổi, n=38) hoặc truyền paracetamol đường tĩnh mạch từng đợt (30 mg/kg/ngày chia 4 lần, n=33) cho đến hết 48 giờ sau phẫu thuật.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy liều morphine tích luỹ ở nhóm paracetamol thấp hơn 66% so với nhóm morphine (121 μg/kg so với 357 μg/kg, P < .001), độ tin cậy 95%, 0.34-1.09.

Giữa các nhóm không có sự khác biệt về các kết quả thứ yếu, bao gồm đánh giá đau, cần morphine cấp cứu, và phản ứng có hại liên quan đến morphine.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng này cho thấy rằng những trẻ nhỏ nhận paracetamol truyền tĩnh mạch như là thuốc giảm đau chính sau cuộc đại phẫu đòi hỏi lượng morphine thấp hơn đáng kể so với trẻ được truyền morphine liên tục.

Mặc dù giữa 2 nhóm không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về phản ứng có hại, nhưng tác giả ghi chú trong nhóm paracetamol không có bệnh nhân trải qua suy hô hấp, một phản ứng phụ phổ biến của morphine. Ngược lại, 3 bệnh nhân ở nhóm morphine bị suy hô hấp, điều này gợi lên rằng paracetamol có thể giảm nguy cơ suy hô hấp.

Khi phân tầng theo độ tuổi, các bệnh nhân từ 0 đến 10 ngày tuổi ở nhóm bệnh nhân paracetamol có liều morphine tích luỹ thấp hơn 49% so với nhóm morphine (liều trung bình lần lượt là 111 μg/kg/48 giờ so với 218 μg/kg/48 giờ, P = .002). Trong số những trẻ lớn hơn (từ 11 ngày tuổi đến 1 tuổi), sự khác biệt về liều morphine tích luỹ thậm chí còn lớn hơn, ở nhóm paracetamol nhận morphine ít hơn 73% so với nhóm morphine (liều trung bình lần lượt là 152 μg/kg/48 giờ và 553 μg/kg/48 giờ, P < .001).

Nhóm tác giả vẫn chưa xác định một cách chắc chắn trị liệu nào an toàn nhất vì những hạn chế cỡ mẫu nhỏ và dân số bệnh bị xác định nghiêm ngặt.

Nhóm tác giả kết luận “những kết quả này cho thấy rằng paracetamol truyền tĩnh mạch có thể là một lựa chọn thú vị như thuốc giảm đau chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.”

Trong một bài xã luận đi kèm, Kanwaljeet J.S. Anand, MBBS, DPhil, FRCPCH, từ Đại học Y Khoa Tennessee và Bệnh viện nhi Le Bonheur, Memphis, viết: “Những kết quả này đáng để quan tâm vì thiết kế nghiên cứu cẩn thận, các nhóm nghiên cứu phù hợp, và độ lớn của hiệu quả quan sát được.” Tuy nhiên, tiến sĩ Anand cho rằng các kết quả này cần được giải thích cẩn thận, bao gồm thời gian tiếp xúc ngắn với morphine (ít hơn 48 giờ) cũng như có thể có tác dụng hiệp lực giữa acetaminophen và opiod, góp phần làm giảm liều morphine tích luỹ ở nhóm paracetamol. Ngoài ra, tác động tiềm năng độc hại của acetaminophen đã không được đánh giá. Để  đánh giá tỷ lệ lợi ích – nguy cơ, cần có thêm các nghiên cứu đánh giá độ an toàn của acetaminophen đường tĩnh mạch trước khi có bất cứ đề nghị nào được thực hiện liên quan đến thói quen sử dụng trên lâm sàng trong việc chăm sóc hậu phẫu trẻ sơ sinh. Cuối cùng, phác đồ giảm đau nghiêm ngặt được sử dụng trong nghiên cứu này cũng đã dẫn đến tốc độ truyền morphine thấp hơn mức trung bình, có thể đã góp phần giảm tỷ lệ bị tác dụng phụ liên quan đến opioid từng thấy.



DS. Quang Ánh Nguyệt

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/777205



II. THUỐC ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH – THUỐC THU HỒI – THUỐC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ

1. Cục Quản lý dược thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc ACICEF-200 (Cefixime Tablets USP 200mg), Lô SX: AC 1102, ngày SX: 21/12/2011, HD: 20/12/2014, SĐK: VN-12142-11, do Công ty ACI Pharma Pvt., Ltd., India sản xuất, Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế Quảng Nam nhập khẩu. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định lượng và độ đồng đều phân liều theo USP 34.

2. Cục Quản lý dược thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc AZISSEL® 250 (Azithromycin 250mg). Lô SX: 0030412, Ngày SX: 16/04/2012, HD: 16/04/2014, SĐK: VD-8296-09, do Công ty Roussel Việt Nam sản xuất. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan theo tiêu chuẩn cơ sở.

HẾT





tải về 53.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương