THÔng tin kết quả nghiên cứu thông tin chung



tải về 154.57 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích154.57 Kb.
#33065
  1   2   3
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  1. Thông tin chung

  • Tên nhiệm vụ “ Nghiên cứu ảnh hưởng môi trường phóng xạ đối với con người do hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam và đề xuất giải pháp phòng ngừa”

  • Mã số 01/2012/HĐ – HTQTSP

  • Chủ nhiệm nhiệm vụ: NGND.GSTS Lê Khánh Phồn

  • Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

  • Thời gian thực hiện: Theo hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ được phê duyệt: 3 năm (từ tháng 1/2012 đến 12/2014).

Do kinh phí được cấp chậm nên đã được kéo dài thêm 2 năm đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (theo các bản bổ sung thuyết minh đã được vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt).

  1. Mục tiêu

  • Xác định sự gia tăng hàm lượng, liều chiếu xạ do các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam và đề xuất giải pháp phòng ngừa phục vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế bền vững.

  • Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của đối tác nước ngoài xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh của Việt Nam, đào tạo nghiên cứu sinh theo hướng quy trình tiên tiến phân tích mẫu môi trường trên thiết bị của Việt Nam, công bố kết quả theo hướng nhiệm vụ nghiên cứu trên tạp chí khoa học Quốc tế trong danh mục ISI.

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phóng xạ và tình hình sức khỏe người dân các khu vực khảo sát có liều chiếu xạ cao vùng Tây Bắc Việt Nam.

  1. Tính mới và sáng tạo

  • Dựa trên tính pháp lý là các tiêu chuẩn an toàn phóng xạ của IAEA (1996) và của Việt Nam (thông tư 19/2012 của Bộ Khoa học công nghệ) về các mức liều hiệu dụng đối với các dạng của “công việc bức xạ” và ý tưởng “phông bức xạ tự nhiên địa phương” của GS.Adam Piestrzynsk trường Đại học Khoa học công nghệ AGH Ba Lan, tập thể các tác giả xây dựng quy trình phương pháp xác định sự gia tăng liều chiếu xạ do các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ. Quy trình gồm các bước chia diện tích khu vực khảo sát thành các ô vuông đều nhau đảm bảo mỗi ô đồng nhất về địa chất và có số điểm khảo sát tối thiểu 30 điểm để xây dựng biểu đồ tần suất. Xác định giá trị liều chiếu xạ trung bình của từng ô, sau đó xác định giá trị liều chiếu xạ trung bình cho toàn khu vực. Phông bức xạ tự nhiên địa phương là giá trị liều chiếu xạ trung bình của khu vực trước thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ. Liều hiện thời là giá trị liều chiếu xạ trung bình của khu vực sau thăm dò, khai thác, chế biến. Mức gia tăng liều là hiệu giá trị liều kể trên.

  • Xây dựng mô hình địa môi trường dựa trên định nghĩa về mô hình địa môi trường (do TS. Phạm Tích Xuân đưa ra trong báo cáo đề tài nhà nước KC08/06-10,2011). Đã xây dựng mô hình địa môi trường gồm mô hình địa chất – phóng xạ - địa hóa, lập các bản đồ địa hóa môi trường nước, mô hình địa hóa môi trường trầm tích, mặt cắt địa môi trường cho khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe và mỏ đồng Sin Quyền.

  • Đã xác định được dạng tồn tại của Urani trong quặng đồng Sin Quyền: xác định, chụp ảnh được khoáng vật Uraninit có kích thước xấp xỉ 100µm đồng hành cùng các khoáng vật chalcopyrit, magnetite trong quặng đồng Sin Quyền. Phát hiện này giúp làm sáng tỏ cơ chế phát tán các chất phóng xạ, trước hết là Urani trong môi trường nước khu vực Mỏ đồng Sin Quyền do hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng đồng.

  • Với nguồn kinh phí có hạn, tiến hành điều tra khảo sát dịch tễ trên các khu vực có liều chiếu xạ cao (khu vực có các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ) và khu vực đối chứng (nằm cách xa khu mỏ có giá trị liều chiếu xạ bình thường). Ngoài việc khám bệnh tổng thể cho người dân, cán bộ, còn hồi cứu hồ sơ khám bệnh chữa bệnh, lấy phiếu điều tra xã hội học, đặc biệt đã lấy các mẫu máu, phân tích huyết đồ, xác định các biến đổi thành phần máu. Nhờ vậy, bước đầu đã xác định được bằng chứng về các triệu chứng bệnh tật của người dân và cán bộ tại khu vực Mỏ đất hiếm Nậm Xe và mỏ đồng Sin Quyền có liên quan tới tác hại của bức xạ.

  1. Kết quả nghiên cứu

  1. Đã hoàn thành 100% khối lượng công tác khảo sát môi trường phóng xạ và dịch tễ học được giao: đo gamma môi trường 5000 điểm, đo nồng độ Radon trong không khí bằng máy phổ alpha Rad-7 (600 điểm); đo tổng hoạt độ alpha do các chất khí phóng xạ gây ra trong không khí (250 điểm); đo detector vết alpha (250 điểm); hút mẫu sol khí, xác định kích thước hạt trong các mẫu sol khí (50 mẫu); lấy mẫu và phân tích hàm lượng hàm lượng các chất phóng xạ trong các mẫu: mẫu nước (40 mẫu); mẫu thực vật (30 mẫu), mẫu đất đá quặng (90 mẫu). Quan trắc môi trường đo gamma, nồng độ khí phóng xạ liên tục mỗi lần trong 3 ngày, mỗi quý một lần trong hai năm tại các trạm quan trắc phóng xạ Nậm Xe và Sin Quyền. Khám sức khỏe cho cán bộ, nhân dân (300 người), lấy mẫu tóc xác định hàm lượng U, Th (27 người), nghiên cứu hồi cứu hồ sơ khám chữa bệnh (300 hồ sơ), lấy phiếu điều tra xã hội học (300 phiếu); lấy và phân tích huyết đồ các mẫu máu (300 người).

  2. Đã hoàn thành 12 chuyên đề loại 1 và 2 chuyên đề loại 2

  3. Đã xây dựng mô hình địa môi trường khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe và Mỏ đồng Sin Quyền.

Mô hình địa môi trường khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe được thể hiện qua mô hình địa chất phóng xạ đới quặng đất hiếm chứa chất phóng xạ và mô hình địa hóa môi trường khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe. Mô hình địa hóa môi trường khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe có các đặc điểm sau:

  • Đặc điểm địa hóa môi trường nước: “Nước trong vùng Nậm Xe có độ pH dao động trong khoảng 6,84 đến 7,22; giá trị trung bình 7,06 đặc trưng cho môi trường trung tính. Thế oxy hóa khử Eh dao động trong khoảng 118mV-138mV, trung bình 125,84mV, đặc trưng thế oxy hóa yếu (100mV < Eh < 150mV). Đây là môi trường thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyển urani, tổ hợp ion của urani với các anion khác nhau, chủ yếu C032- , HC03-, S042-. Còn Th không tham gia quá trình oxy hóa khử mà ở trạng thái tự nhiên lơ lửng trong nước”.

  • Đặc điểm địa hóa môi trường trầm tích: “Theo kết quả phân tích các mẫu trầm tích vùng Nậm Xe , độ pH dao động từ 5,63 đến 7,91; trung bình 6,65 đặc trưng cho môi trường trung tính. Giá trị Eh dao động từ 194mV đến 338mV, đặc trưng cho môi trường oxy hóa mạnh. Đây là môi trường thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyên Urani, tổ hợp ion của Urani với các anion khác nhau, chủ yếu C032-, HCO3-, S042-. Còn Th không tham ra quá trình oxy hóa khử mà nó có khả năng tạo ra các tổ họp ion phức tạp và dễ dàng bị hấp thụ bởi các khoáng vật đất đá”.

  • Các đặc điểm địa hóa môi trường kể trên đều là những đặc điểm môi trường thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyển Urani, tổ họp ion của Urani với các anion khác nhau, chủ yếu chủ yếu C032-, HCO3-, S042-, còn thori không bị hoàn,tán mà bị hấp thụ bởi các khoáng vật tạo đá.

Mô hình địa môi trường khu vực mỏ đồng Sin Quyền được thể hiện qua mô hình Địa chất- phóng xạ thân quặng mỏ đồng Sin Quyền và mô hình địa hóa môi trường mỏ đồng Sin Quyền.

Mô hình địa hóa môi trường khu vực mỏ đồng Sin Quyền có các đặc điểm sau:

  • Đặc điểm địa hóa môi trường nước, nước trong vùng mỏ Sin Quyền có độ pH dao động trong khoảng 6,3 - 8,75 trung bình 7,3 đặc trưng cho môi trường kiềm yếu. Thế oxy hóa khử Eh biến thiên trong khoảng 255 - 395 mV trung bình 295mV, đặc trưng cho môi trường oxy hóa mạnh. Môi trường kiềm yếu, oxy hóa mạnh thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyển Urani.

- Đặc điểm địa hóa môi trường trầm tích mỏ đồng Sin Quyền có có độ pH từ 5,36 - 5,62, trung bình 5,49 đặc trưng cho môi trường axit yếu là môi trường thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyển các hợp chất Urani hóa trị 6 trong đới thoáng khí. Chính vì vậy đã khoanh định được diện tích 5km2 ô nhiễm đất có hàm lượng Urani qu > 30 ppm (qu > 350 q/kg - vượt tiêu chuẩn cho phép đối với vật liệu dùng để xây dựng

d. Đã làm sáng tỏ cơ chế phát tán các chất phóng xạ do tác động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ tại các khu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở các đặc điểm địa môi trường, dạng tồn tại của Urani trong quặng đồng và xử lý tổng hợp tài liệu khảo sát địa chất; địa hóa môi trường phóng xạ, chuyên đề đã làm sáng tỏ cơ chế và các đặc trưng phát tán các chất phóng xạ do hoạt động thăm dò mỏ đất hiếm Nậm Xe, Lai Châu.

  • Cơ chế phát tán các nguyên tô phóng xạ trong môi trường nước, trong môi trường trung tính (độ pH trung bình 7,06), thế oxy hóa yếu (Eh trung bình 125,85mV), Urani dưới dạng tồn tại là khí trong khoáng vật uraninit dễ hòa tan trong nước phát tán ra môi trường xung quanh. Nồng độ các nguyên tố phóng xạ trong nước mặt cao hơn nước ngầm là do quá trình oxy hóa xảy ra ở nước mặt mạnh mẽ hơn dẫn đến sự hòa tan vận chuyển các nguyên tố phóng xạ cao hơn. Trong kết quả phân tích 10 mẫu nước hàm lượng U, Ra, Th đều ở mức bình thường, chỉ có 2 mẫu có hàm lượng Radi vượt quá 0,4 Bq/l nhưng vẫn thấp hơn tiêu chuẩn an toàn cho phép.

  • Cơ chế phát tán các nguyên tố phóng xạ trong môi trường trầm tích: Trong môi trường trung tính (độ pH từ 5,63 đến 7,91; trung bình 6,65). Thế oxy hóa khử từ 194mV đến 338mV đặc trưng môi trường oxy hóa mạnh, Urani dễ bị hòa tan vận chuyển và thori không bị hòa tan và dễ dàng bị hấp thụ bởi các khoáng vật trong đất đá. Vì quặng đất hiếm chủ yếu cộng sinh với thori nên khả năng phát tán các chất phóng xạ trong môi trường trầm tích không cao.

Căn cứ vào quy mô khai thác, chế biến, đặc điểm địa môi trường, dạng tồn tại của Urani trong quặng đồng và xử lý tổng hợp tài liệu khảo sát địa chất, địa hóa và môi trường phóng xạ, chuyên đề đã làm sáng tỏ cơ chế và đặc trưng phát tán, các chất phóng xạ do tác động khai thác, chế biến quặng đồng mỏ Sin Quyền.

- Cơ chế phát tán các chất phóng xạ trong môi trường nước: Trong môi trường kiềm yếu (độ pH trung bình 7,3), oxy hóa mạnh (thế oxy hóa khử Eh biến thiên trong khoảng 255- 395 mV; trung bình 295 mV). Urani dưới dạng tồn tại là khoáng vật Uraninit dễ bị hòa tan vận chuyên trong môi trường nước. Sự phát tán Urani trong nước gây ra diện tích ô nhiễm 14 km2 (tổng hoạt độ α, β vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép) tại khai trường Đông, Tây, Xưởng tuyển, bãi thải rắn, hồ nước thải.

- Cơ chế phát tán các chất phóng xạ trong môi trường trầm tích, môi trường axit yếu (độ pH trung bình 5,49) thuận lợi cho sự hòa tan vận chuyển các họp chất urani hóa trị 6 trong đới thoáng khí. Sự phát tán các chất phóng xạ, chủ yếu là U gây ra diện tích ô nhiễm môi trường đất xấp xỉ 5 km2 (qu > 30ppm) tại các khu khai trường Tây, Đông, xưởng tuyển và bãi thải rắn.

- Cơ chế phát tán các chất phóng xạ trong môi trường không khí. Khí Rn tại khai trường xưởng tuyển, bãi thải theo hướng gió lan truyền, phát tán đến khu vực dân cư cách khai trường 2 - 3km, gây ra diện tích ô nhiễm khí phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với dân chúng (nồng độ tương đương cân bằng của Radon trong không khí NRntđcb >100 Bq/m3), diện tích hàng chục km2.

e. Xác định sự gia tăng liều chiếu xạ, đánh giá và đề xuất giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng môi trường do các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chứa phóng xạ tại các khu vực nghiên cứu.

Tại khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe do hoạt động thăm dò, mức tổng liều hiện thời hàng năm H > 13,55 mSv/năm là mức liều bắt đầu phải xem xét các hành động can thiệp. Các hành động can thiệp ở đây được hiểu là các phương pháp nhằm làm giảm liều chiếu xạ xuống dưới mức 10 mSv/năm. Để làm giảm liều chiếu ngoài có thể dùng các biện pháp che chắn như nhà có nền và tường gạch hoặc bê tông dày, tránh đào khoét tường sườn đồi, làm nhà tựa vào sườn đồi tại nơi có hoạt động phóng xạ cao. Để giảm liều chiếu trong (giảm nồng độ khí Rn trong không khí) cần ở nhà sàn, nhà làm theo hướng gió chủ đạo Đông - Nam, đầu hồi bịt kín mở cửa sổ hai bên sườn để khí trong nhà có xu hướng thoát ra ngoài và dùng quạt thông gió.

Hoạt động thăm dò đã làm cho sự gia tăng liều chiếu xạ của mỏ đất hiếm Nậm Xe vượt quá mức 1mSv/năm (mức gia tăng liều chiếu xạ tại khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe là 3,73mSv/năm). Trong diện tích khảo sát các khu mỏ này đều có dân sinh sống. Theo tiêu chuẩn an toàn phóng xạ đối với “công việc bức xạ” của IAEA và của Việt Nam, mức gia tăng liều chiếu xạ > l mSv/năm vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với dân thường.

Cần phải áp dụng các biện pháp can thiệp làm giảm sự gia tăng hàm lượng và liều chiếu xạ tại các khu mỏ kể trên. Để làm giảm sự gia tăng liều chiếu xạ đối với người dân, có thể áp dụng các biện pháp đã trình bày ở trên theo khuyến cáo của ICRP đối với mức liều chiếu xạ tự nhiên H≥ 10 mSv/năm. Trước mắt phải đưa các nhà trẻ, trường phổ thông ra khỏi khu vực mỏ. Không để các phụ nữ có thai nuôi con sống trong khu vực mỏ. Hàng năm phải tiến hành khám bệnh định kỳ với những xét nghiệm về máu trong đó có xét nghiệm điện di huyết sắc tố xác định tính truyền về bệnh lý máu nhằm làm sáng tỏ tác hại của bức xạ phóng xạ đối với người dân sống trong các khu mỏ.

Tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền, mức gia tăng liều đối với khu vực sản xuất (cán bộ nhóm A) là 2,48 mSv/năm, thấp hơn gần 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Bởi vậy, khu vực sản xuất (khai trường, xưởng tuyển) hiện an toàn về mặt phóng xạ. Trong khi đó, tình hình tại các khu vực dân cư rải rác nằm ở các chỗ cao, thoáng của địa hình thì sự gia tăng liều mới ở mức 0,49 mSv/năm, thấp hơn mức an toàn cho phép. Còn khu dân cư tái định cư nằm ở bờ phải Ngòi Phát, phía Đông Bắc so với khai trường, xưởng tuyển có địa hình thấp, hút gió, nhà cửa xây có tường gạch bao kín, gây ra sự tích tụ gió trong nhà dân, làm cho nồng độ khí phóng xạ trong không khí tăng cao (nồng độ Rn từ 150 - 250 Bq/m3, nồng độ Tn từ 30 - 100 Bq/m3). Kết quả là liều chiếu trong qua đường thở đối với dân cư khu tái định cư trung bình đạt tới 6,25 mSv/năm, chiếm 75% so với giá trị tổng liều hiệu dụng. Giá trị gia tăng liều hiệu dụng đối với dân cư khu tái định cư đạt tới giá trị 3,4 - 8,04 mSv/năm, trung bình 5,63 mSv/năm, vượt xấp xỉ 5,5 lần tiêu chuẩn an toàn cho phép.

Ngoài ra, kết quả khảo sát tháng 2 năm 2014 của đoàn cán bộ khoa học trường Đại học Khoa học Công nghệ AGH Ba Lan và trường Đại học Mỏ - Địa chất đã chỉ rõ các mẫu nước lấy tại moong khai thác, bãi thải, hồ thải, Ngòi Phát đều có hàm lượng U vượt qua tiêu chuẩn cho phép. Bởi vậy cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự phát tán các chất phóng xa gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt.

Trong quá trình sản xuất phân bón, công ty đã tiến hành chế biến quặng apatit Lào Cai chứa phóng xạ, đã làm gia tăng mức liều chiếu xạ tại khu vực công ty là 2,08mSv/năm, tại xã Thạch Sơn là 0,42mSv/năm. Các mức gia tăng liều chiếu xạ này đều thấp hơn so với tiêu chuẩn an toàn bức xạ cho phép. Các cán bộ công nhân tại công ty chỉ làm việc 8 giờ/ngày, tuần làm việc 5 ngày, ngoài ra còn nghỉ lễ, nghỉ tết. Thời gian làm việc trong năm của họ chỉ là 2000 giờ/năm. Bởi vậy, mức gia tăng liều họ thực sự chịu tác động trong năm (hay còn gọi là liều hiệu dụng) là mSv/năm, quá thấp so với tiêu chuẩn an toàn bức xạ đối với cán bộ chuyên môn là 20mSv/năm.



f. Đã xác định một số triệu chứng bệnh có liên quan với tác hại của phóng xạ

Tại khu vực mỏ đất hiếm Nậm Xe.

1. Người dân sống trên vùng mỏ có hoạt độ phóng xạ cao. Tỉ lệ mắc bệnh về tiêu hóa, hô hấp và tai mũi họng là cao hơn so với tỉ lệ mắc các bệnh khác. Xét chung cho các độ tuổi thì nguy cơ mắc các bệnh ở người >18 tuổi là cao, đặc biệt là tuổi > 45.

Theo kết quả hồi cứu hồ sơ khám chữa bệnh: Nhóm mắc các bệnh cao nhất là hô hấp 58%, bệnh tiêu hóa 15%). Đặc điểm tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam (bệnh hô hấp nam 68,6%; nữ 43,3%). Tiêu hóa (nam 11,4%; nữ 16,7%). Các bệnh khác (nam 14,3%; nữ 33,3%). Tỉ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề nghiệp nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất (nam 59,5% nữ 87,1%). Gần 50% người dân có tỉ lệ bất thường HST; hơn 90% người dân có tỉ lệ bất thường MCHC; đa số người dân mắc bệnh thiếu máu,

Người dân sống ngoài vùng mỏ (khu vực đối chứng là xã Sin Suối Hồ): Các tỉ lệ bất thường về hồng cầu của người dân sống ngoài khu mỏ (ngoài vùng dị thường phóng xạ) đều thấp hon so với người dân sống trong và lân cận khu mỏ (trong vùng dị thường phóng xạ) HST: tỉ lê 10% thấp hon so với tỉ lệ 35%-38%; MCH: tỉ lệ 70% thấp hơn 20% so với 92-94%; MCHC: tỉ lệ 5% thấp hơn gần 90% so với 92-94%, RED tỉ lệ 10% thấp hơn 60% so với 70-72% đối với khu vực Nậm Xe.

Hơn một nửa (tỉ lệ 54,55%) người mắc bệnh về máu sống trong vùng mỏ chứa phóng xác định được bệnh máu có yếu tố di truyền từ đời trước. Bệnh máu có yếu tố di truyền từ đời trước là một trong những bằng chứng về ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe người dân sống trong vùng mỏ chứa chất phóng xạ.

Tại khu vực mỏ đồng Sin Quyền: Dân Mường Đơ sống trong mỏ chịu tác động của nồng độ Radon trong không khí xấp xỉ tiêu chuẩn an toàn cho phép, hàm lượng Urani trong nước sinh hoạt (nếu sử dụng nước Ngòi Phát) cao gấp hơn 5 lần tiêu chuẩn cho phép, mức gia tăng liều hiệu dụng từ 0,42 đến 5,63 mSv/năm (tại khu tái đinh cư) mức tăng liều hiệu dụng vượt 5.63 lần tiêu chuẩn cho phép đối với dân thường. Dù chịu tác động của các yếu tố kể trên trong thời gian tương đối ngắn (từ vài năm đến 8 năm) nhưng dân Mường đơ đã có một số biểu hiện tác động tiêu cực của môi trường phóng xạ như thể trạng yếu, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính, có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa cao gấp nhiều lần so với công nhân mỏ và dân sống ngoài mỏ.

Bằng chứng triệu chứng bệnh có liên quan tới tác hại của phóng xạ thể hiện dân bản Mường Đơ sống trong mỏ có thể trạng yếu với tỉ lệ cao 78,57% - cao gấp 3 đến 9 lần so với công nhân mỏ và dân sống ngoài mỏ; dân bản Mường Đơ dễ bị viêm nhiễm cấp tính, có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp (23,5%) và tiêu hóa (52,9%) cao gấp nhiều lần so với công nhân mỏ và dân sống ngoài mỏ. Kiểm tra điện di huyết sắc tố chưa phát hiện dấu hiệu trực tiếp của bệnh phóng xạ (không phát hiện thấy yếu tố di truyền trong các bất thường của những người bị bệnh máu khu vực mỏ đồng Sin Quyền).

Các triệu chứng bệnh tật của nhân dân xã Thạch Sơn (lân cận công ty) và của cán bộ, công nhân công ty không có liên quan trực tiếp với tác hại của phóng xạ. Các triệu trứng về bệnh hô hấp, bệnh tai mũi họng của cán bộ, công nhân công ty và của nhân dân xã Thạch Sơn có liên quan tới tác hại của bụi và khí có chứa hóa chất xả thải trong quá trình sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Người dân xã Thạch Sơn có tỉ lệ ung thư hơn so với cán bộ công nhân công ty và nhân dân xã Cao Xá (theo điều tra Xã hội học) là do trước đây vấn đề xử lý nước và khí có chứa hóa chất độc hại chưa được triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và gây hoang mang trong dư luận.

Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 154.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương