THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến



tải về 187.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2017
Kích187.5 Kb.
#32992

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Phương pháp rèn khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh khối trung học cơ sở chương trình 10 năm.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh - Trường THCS

3. Tác giả: Đinh Thị Thúy Hằng Nữ

Ngày tháng năm sinh: 17 / 11 /1976

Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Hiệp sơn

Điện thoại: 0979899419



4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Hiệp Sơn

Địa chỉ: An Cường - Hiệp sơn - Kinh Môn - Hải Dương. Điện thoại: 03203822578



5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường THCS Duy Tân

Địa chỉ: Duy Tân - Kinh Môn - Hải Dương. Điện thoại: 03203824716



6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh.

- Giáo viên chuẩn bị tốt đài, các đĩa luyện phát âm.

- Nhà trường tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh sử dụng đài, đĩa, phòng học tiếng.

- Sự nhiệt tình của giáo viên và tinh thần, thái độ hăng say học tập của học sinh.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được triển khai và áp dụng lần đầu năm học 2013 – 2014 tại Trường THCS Duy Tân và tiếp tục áp dụng trong học kỳ II tại Trường THCS Hiệp Sơn.


TÁC GIẢ

Đinh Thị Thúy Hằng

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

  1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Phát âm là một trong những kĩ năng ngôn ngữ cơ bản và quan trọng nhất đối với người học Tiếng Anh, phát âm tốt tạo sự tự tin trong giao tiếp. Người sử dụng Tiếng Anh phát âm đúng có thể làm người đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểu được người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn. Các kĩ năng ngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, kĩ năng này lại hỗ trợ cho kĩ năng khác. Phát âm đúng do đó không chỉ tốt cho kĩ năng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn. Tuy nhiên phát âm cũng là một kĩ năng khó. Nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập thường xuyên, tích cực thì việc tiến bộ sẽ hầu như là không thể.Trích từ: http://updatebook.vn

Nhiều người học tiếng Anh thường ít quan tâm đến phát âm của họ. Tệ hại hơn, một vài trong số họ đánh giá thấp tầm quan trọng của phát âm. Họ nghĩ rằng phát âm thì không quan trọng bằng văn phạm hay từ vựng.  Thực sự,  theo tôi nghĩ, phát âm là cực kỳ quan trọng. Nhiều trường hợp hiểu nhầm nhau trong giao tiếp là do phát âm sai từ hoặc ngữ điệu không đúng. Chúng ta cùng nhau xét một vài ví dụ: nếu một người phát âm các từ full và fool, sea và she, why và wine, white, wise, wife… giống nhau, trong một vài tình huống có thể dẫn đến hiểu sai. Một ví dụ khác: nếu bạn nhấn âm tiết thứ hai của từ elementary trong câu It’s elementary thì người nghe có thể hiểu It’s a lemon tree.



Theo những gì tôi vừa đề cập thì hiển nhiên phát âm là quan trọng. Hơn nữa, phát âm tốt có thể làm gia tăng giá trị cho những ai làm chủ nó. Bạn vẫn chưa tin ư? Theo bạn thì điều gì làm cho người ta ngạc nhiên về tiếng Anh của bạn khi họ nghe bạn nói? Ngữ pháp của bạn, từ vựng hay phát âm?  Câu trả lời là chất lượng của phát âm. Chính phát âm của bạn tạo ấn tượng ban đầu cho người nghe.

Văn phạm tốt và vốn từ vựng rộng thường là điều mà họ quan tâm sau đó. Hơn nữa, phát âm tốt có thể giúp bạn tự tin hơn khi bạn nói chuyện trước đám đông. Do đó, chúng ta không nên đánh giá thấp phát âm. Nó phải là ưu tiên hàng đầu khi bạn học tiếng Anh. Ít nhất thì người học tiếng Anh nên dành thời gian phát âm tương đương với thời gian dành cho văn phạm và từ vựng. Điều này cần được bắt đầu ngay khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh nếu bạn không muốn sau này vất vả phát âm lại những từ cơ bản.

  1. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013-1014 và tiếp tục trong học kỳ II năm học 2014-1015 cho đối tượng học sinh lớp 6 khối THCS.

  1. Nội dung sáng kiến.

Sáng kiến “ Phương pháp rèn khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh khối THCS chương trình 10 năm " đã nghiên cứu thực trạng phát âm Tiếng Anh hiện nay của học sinh; nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó; những lỗi phát âm sai mà học sinh thường mắc phải trong chương trình Tiếng Anh THCS. Từ đó đưa ra năm giải pháp để khắc phục, nâng cao khả năng phát âm chuẩn cho học sinh. Những giải pháp đó gồm:

  • Hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc cơ bản để phát âm chuẩn.

  • Rèn phát âm trong các bài dạy.

  • Rèn phát âm thông qua các hoạt động trò chơi.

  • Đưa phần ngữ âm vào các bài kiểm tra.

  • Tăng cường tính tự học cho học sinh.

  1. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.

Sáng kiến có ý nghĩa giúp cả thầy và trò tự xem lại cách dạy và học phần ngữ âm Tiếng Anh của mình, tự nhìn thấy những hạn chế trong việc phát âm và có nhận thức rõ hơn về cơ sở khoa học cũng như tầm quan trọng của ngữ âm, có phương pháp học tập khoa học để nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh, là nền tảng giúp cho việc giao tiếp Tiếng Anh được thuận lợi.


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

  1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

    1. Phát âm là gì?

Phát âm là một trong những kĩ năng ngôn ngữ cơ bản và quan trọng nhất đối với người học Tiếng Anh, phát âm tốt tạo sự tự tin trong giao tiếp. Người sử dụng Tiếng Anh phát âm đúng có thể làm người đối diện hiểu được những gì mình nói, và đồng thời cũng hiểu được người đối diện dễ dàng hơn và chính xác hơn. Các kĩ năng ngôn ngữ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, kĩ năng này lại hỗ trợ cho kĩ năng khác. Phát âm đúng do đó không chỉ tốt cho kĩ năng nói, mà còn giúp nghe hiểu được tốt hơn. Tuy nhiên phát âm cũng là một kĩ năng khó. Nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập thường xuyên, tích cực thì việc tiến bộ sẽ hầu như là không thể.Trích từ: http://updatebook.vn

1.2.Tầm quan trọng của việc phát âm chuẩn.

Nhiều người học tiếng Anh thường ít quan tâm đến phát âm của họ. Tệ hại hơn, một vài trong số họ đánh giá thấp tầm quan trọng của phát âm. Họ nghĩ rằng phát âm thì không quan trọng bằng văn phạm hay từ vựng.  Thực sự,  theo tôi nghĩ, phát âm là cực kỳ quan trọng. Nhiều trường hợp hiểu nhầm nhau trong giao tiếp là do phát âm sai từ hoặc ngữ điệu không đúng. Chúng ta cùng nhau xét một vài ví dụ: nếu một người phát âm các từ full và fool, sea và she, why và wine, white, wise, wife… giống nhau, trong một vài tình huống có thể dẫn đến hiểu sai. Một ví dụ khác: nếu bạn nhấn âm tiết thứ hai của từ elementary trong câu It’s elementary thì người nghe có thể hiểu It’s a lemon tree.

Theo những gì tôi vừa đề cập thì hiển nhiên phát âm là quan trọng. Hơn nữa, phát âm tốt có thể làm gia tăng giá trị cho những ai làm chủ nó. Bạn vẫn chưa tin ư? Theo bạn thì điều gì làm cho người ta ngạc nhiên về tiếng Anh của bạn khi họ nghe bạn nói? Ngữ pháp của bạn, từ vựng hay phát âm?  Câu trả lời là chất lượng của phát âm. Chính phát âm của bạn tạo ấn tượng ban đầu cho người nghe.


    1. Ý nghĩa của việc phát âm chuẩn.

Văn phạm tốt và vốn từ vựng rộng thường là điều mà chúng ta quan tâm. Tuy nhiên, phát âm tốt có thể giúp bạn tự tin hơn khi bạn nói chuyện trước đám đông. Do đó, chúng ta không nên đánh giá thấp phát âm. Nó phải là ưu tiên hàng đầu khi bạn học tiếng Anh. Ít nhất thì người học tiếng Anh nên dành thời gian phát âm tương đương với thời gian dành cho văn phạm và từ vựng. Điều này cần được bắt đầu ngay khi bạn mới bắt đầu học tiếng Anh nếu bạn không muốn sau này vất vả phát âm lại những từ cơ bản.

  1. Cơ sở khoa học, lí luận.

Tiếng Anh không phải là một ngôn ngữ mang tính âm tiết. Người Anh không phát âm từng chữ cái trong một từ.



Hệ thống phát âm trong tiếng Anh
Image credit: catalystcommunication.ca

Một vài chữ cái được phát âm trong khi số còn lại thì không. Trong số những âm tiết được phát âm, một số được nhấn mạnh còn một số thì không. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta phát âm tất cả các âm tiết với một lực ngang bằng thì việc phát âm của chúng ta sẽ rất tồi tệ.

Mặc dù mỗi một từ tiếng Anh có một kiểu nhấn mạnh riêng biệt được định sẵn, các âm tiết mà được nhấn mạnh trong một từ có thể được nhấn mạnh trong từ khác. Vì vậy làm thế nào mà một người học được cách phát âm chính xác của mỗi từ? Không hề có một công thức kỳ diệu nào cả. Chúng ta phải học cách phát âm của mỗi từ kèm theo nghĩa của chúng và có phương pháp luyện tập thường xuyên.

3. Thực trạng vấn đề.

3. 1. Thực trạng việc dạy và học Tiếng Anh ở các trường THCS hiện nay.

Qua nghiên cứu, thăm dò thực tế ở các trường THCS trên địa bàn huyện về việc dạy và học Tiếng Anh theo chương trình 10 năm, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:

- Hầu hết các trường đều chỉ dạy đủ theo phân phối chương trình sách giáo khoa, ít có tiết dạy tự chọn. Nếu có thì chủ yếu dạy về ngữ pháp, không chú trọng về ngữ âm. Mà ngữ âm lại là nền tảng cơ bản của việc giao tiếp tốt.

- Ít tổ chức các buổi ngoại khoá hay câu lạc bộ Tiếng Anh.

- Các tiết nghe, nói đạt hiệu quả chưa cao, học sinh không sôi nổi, tự tin khi tham gia vào các hoạt động trên lớp.

- Kiểm tra đánh giá còn nặng về hình thức thi viết, ít có hình thức thi nói.

- Hầu hết các trường không có phòng học tiếng.

3.2.Thực trạng việc phát âm của học sinh ở các trường THCS.

Qua dự giờ và giao tiếp với học sinh bằng Tiếng Anh, tôi thấy rất nhiều học sinh phát âm chưa chuẩn, cụ thể là:



3.2.1 Những âm chưa chuẩn thường gặp của học sinh:

- Những âm sai: /e/, /u/ ,…đa số học sinh đều sai hoặc chỉ đọc nghiêng về một âm làm cho nghĩa bị sai lệch.

+ Âm /e/: thường được học sinh đọc là 1 âm đơn /e /.

Ví dụ: ,, there ,, / ðe/ thường đọc sai là / ðe /.

+ Âm / i/ thường đọc sai là / ia/.

Ví dụ : near / n i/ đọc sai là /nia/.

+ Âm / æ / thường được đọc là âm /e / làm cho nghĩa của từ khác đi.

Ví dụ : bag đọc đúng là: / bæg/, đọc sai là / beg/ sẽ nhầm nghĩa với từ "beg,,

+ Âm /u/ thường được học sinh đọc thành / âu/.

- Một số âm không có trong hệ thống tiếng việt như: / f /,/ /,/ ð /, /dz/,…: các em rất khó đọc đúng và phân biệt một số âm giống.

+ Chẳng hạn như: 2 âm /f/ và /p/, khi đứng đầu thì thường bị bỏ qua.

Ví dụ: flower : đọc đúng là /flau/, đọc sai là / lau/

Hoặc three và free các em đều đọc là / ri: / .

+ Âm / /: đa số các em đều phát âm sai, phát âm như chữ " th" của tiếng Việt và không đặt lưỡi giữa 2 hàm răng

Ví dụ như trong các từ: thanks, thirsty…

- Đa số các em đều không phân biệt được âm dài và âm ngắn như: /s/ và //

(say và sugar); /i:/ và /i/ ( sheep và ship); /u:/ và /u/ (food và put); hoặc các âm khác như: /æ/ và /e/ ( man và many)…

- Hầu hết các em đọc từ không có trọng âm. Các em phát âm không đúng đuôi s/es của danh từ số nhiều và động từ ngôi thứ 3 số ít hoặc đuôi ed của động từ có quy tắc ở thì quá khứ.

- Rất nhiều em phát âm lệch chuẩn L và N và không chú ý tới các âm tiết cuối.

Ví dụ các từ like, nice, nine các em đều phát âm như nhau.



- Một số âm câm học sinh không để ý đến như h trong hour, honor; k trong know, knife, b trong climb, comb, plumber…

- Khi đọc cả câu các em thường không luyến, nối từ hoặc không có ngữ điệu làm cho người nghe rất khó hiểu .



3.2.2.Những từ phát âm khó, hay nhầm lẫn của học sinh trong chương trình Tiếng Anh THCS.

- Purpose: Unit 5 - English 9

Danh từ này có phiên âm là ['pз:pəs], không phải là ['pз:pouz] như nhiều học sinh vẫn phát âm. Lí do của sự nhầm lẫn này là do học sinh mặc định những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz] v.v. nhưng thực ra hoàn toàn không phải và chúng ta vẫn có những ngoại lệ



- Heritage: Unit 14 - English 8

Từ này có cách phát âm là ['heritidʒ], với âm cuối cần được phát âm là /idʒ/ chứ không phải /eidʒ/ như nhiều học sinh vẫn làm. Nguyên nhân là do nhiều học sinh học tiếng Anh bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là/eidʒ/ vào từ Heritage này. Từ advantage: English 7,9 cũng tương tự.



- Schedule: Unit 12 - English 8

Nhiều học sinh thậm chí cả giáo viên nhầm lẫn đọc từ này thành ['skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển thì ta sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc: ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul].



- Education: Unit 5 - English 9

Từ này có 2 cách đọc duy nhất: theo kiểu British English (Tiếng Anh Anh) là [,edju:'kei∫n], và theo kiểu American English (Tiếng Anh Mỹ) là [,edʒu:'kei∫n]. Học sinh thường đọc lẫn lộn 1 trong 2 cách theo cách nhiều người Việt Nam vẫn đọc [,edu'kei∫n] thì chẳng ra Anh mà cũng không ra Mỹ. Chúng ta cần lưu ý học sinh vấn đề này.



- Build: Unit 2 - English 8

Nhiều học sinh đọc từ này là [bjuld]. Nếu tra từ điển chúng ta sẽ phải ngạc nhiên vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức âm [i] chứ không phải âm [ju:] như nhiều người vẫn nghĩ. Sở dĩ phát âm sai là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang 2 bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả 2 chữ cái “u” và “i”.



- Audition: Một từ khá phổ biến trong giới tuổi teen hiện nay cũng là một ví dụ tiêu biểu của việc phát âm sai. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Ngoài ra còn rất nhiều từ có âm “au” khác bị đọc nhầm thành [au] thay vì [ɔ:].Chúng ta cần lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là [ɔ:], ví dụ: because[bi'kɔz], August[ɔ:'gʌst],…
- General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /'dʒ/ mà nhiều học sinh vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl].

- Sugar: English 6,7

Học sinh thường nhầm thành s

- Oceanic : English 7, 8

Học sinh thường nhầm từ này có 3 âm tiết ( thực tế là 4 âm tiết)



- Vegetable: English 7

Học sinh thường đọc g-> g ( thực tế g phiên âm là dʒ)



- Canoe: English 8

Từ này học sinh thường đọc là "ca nô " như tiếng Việt. Thực tế lại phiên âm là /'kənu:/



- Casual : English 9

Từ này được phát âm là /'kæʒəwəl/



- Ancient: English 9

Từ này được phát âm là /'eintʃənt/



- Stomachache : English 7

Chữ ch trong từ này thường không được học sinh chú ý đọc là k



- Comfortable: English 7

Từ này học sinh thường đọc thành bốn âm tiết, nhưng thực tế chỉ có ba âm tiết.



3.2.3 Nguyên nhân

- Do một số giáo viên dạy học sinh phát âm chưa chuẩn.

- Do học sinh chưa được dạy về bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh và cách đọc.

(Mặc dù ở cuối sách giáo khoa lớp 8 và 9 có giới thiệu bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh nhưng trong phân phối chương trình không có tiết dạy. Vì vậy giáo viên cần lưu ý vấn đề này)

- Do thói quen phát âm theo bảng chữ cái và đánh vần theo tiếng Việt của học sinh.

- Do học sinh không có thời gian, thiếu cơ sở vật chất, môi trường giao tiếp để luyện phát âm chuẩn.

- Do học sinh không có ý thức, mục đích trong việc rèn luyện phát âm chuẩn.

4. Các giải pháp nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh.

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng trên, tôi đưa ra năm giải pháp nhằm nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh như sau:

1. Hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc cơ bản để phát âm chuẩn.

2. Rèn phát âm trong các bài dạy.

3. Rèn phát âm thông qua các hoạt động trò chơi.

4. Đưa phần ngữ âm vào các bài kiểm tra.

5. Tăng cường tính tự học cho học sinh.

4.1. Giải pháp 1 - Hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc cơ bản để phát âm chuẩn.

Để phát âm chuẩn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải nắm vững một số kiến thức cơ bản về ngữ âm như bảng phiên âm quốc tế, quy tắc trọng âm, ngữ điệu câu và nối từ.



4.1.1. Hướng dẫn học sinh nhận biết và đọc bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh.

Bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh gồm 20 nguyên âm và 24 phụ âm

- Nguyên âm: Gồm 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi.

*12 nguyên âm đơn:

٨ run, sun, love…



a: arm, bar, star,….

æ cat, black, map, fan…

e many, bread, head, weather…

away, girl, bird, first…

з: world, turn, burn, learn…

I hit, him, begin, remind…

i: machine, magazine, believe,…

ס hot, clock, strong, doctor….

o: four, floor, course, door…..

ʊ foot, book, look, good….



u: food, cool, tooth, bamboo

*8 nguyên âm đôi:

ai cry, shy, eye, die

au out, now, our, hour….

əʊ/ ou go, no, comb, home…

e bear, pear, wear, where

ei say, day, great, break….

i near, ear, hear, engineer, career

oi join, oil, spoil, toy, joy

u tourist, poor, …



- Phụ âm: Gồm 16 phụ âm hữu thanh và 8 phụ âm vô thanh.

*16 phụ âm hữu thanh:

b bad, lab

d did, lady…

g give, flag

h how, hello…

j yes, young,

l leg, little…

m man, lemon…

n no, ten

ŋ sing, finger…

r red, ride…

ð this, mother…

v voice, five…

w wet, window…

z zoo, lazy, easy…

ʒ pleasure, vision, garage….

just, jacket, large, gentle….

*8 phụ âm vô thanh:

f find, laugh, if

k cat, contain, key…

p pet, map

s sun, miss, box

she, crash, nation…

t tea, getting…

tcheck, church, culture…

think, both….

Sau khi hướng dẫn các em nhận biết bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh, tôi hướng dẫn các em cách phát âm các âm trên. Việc phát âm chuẩn bảng phiên âm quốc tế là rất quan trọng. Đây là kiến thức nền tảng giúp học sinh tiến tới phát âm chuẩn các từ và các câu.



4.1.2. Hướng dẫn học sinh cách phát âm đuôi s/es của danh từ số nhiều và động từ ngôi thứ 3 số ít, đuôi ed của động từ có quy tắc ở thì quá khứ.

- Cách phát âm phụ âm cuối "s/es":

+ /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm vô thanh: /t/, /p/, /f/, /k/, /ð/

Eg: wants, stops, looks, laughs….

+ /iz/: Khi từ có tận cùng là các âm : /s /, /z/, //, /t/, /dʒ/, /ʒ /

(thường có tận cùng là các chữ cái: ce, x, z, sh, ch, s, ge)

Eg: washes, watches, languages, oranges…

+ /z/": Khi từ có tận cùng là các phụ âm hữu thanh và nguyên âm còn lại.

Eg: learns, games, eyes…

- Cách phát âm đuôi "ed":

+ /id/ hoặc / d/ : Khi từ có tận cùng là các phụ âm /t/ và/ d/

Eg: wanted, needed, decided….

+ /t/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm vô thanh: /p/, /f/, /k/, /s /, //, /t/

Eg: missed, looked, laughed,….

+ /d/ : Khi từ có tận cùng là các phụ âm và nguyên âm còn lại.

Eg: cleaned, dried, damaged….



4.1.3.Hướng dẫn học sinh quy tắc đánh dấu trọng âm, ngữ điệu và nối từ.

4.1.3.1. Một số quy tắc đánh dấu trọng âm .

- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, Table



Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy

Đối với động từ, nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...

Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.

Ví dụ: FOllow, BOrrow...

Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.

Ví dụ: PAradise, Exercise

-Trọng âm vào âm tiết thứ hai

Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN

Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.

Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...

Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.

Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...

- Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên

Ví dụ:

Những từ có tận cùng bằng –ic: GRAphic, geoGRAphic, geoLOgic...



Những từ có tận cùng bằng -sion, tion: suggestion, reveLAtion...

* Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:

Ví dụ: deMOcracy, dependaBIlity, phoTOgraphy, geOLogy

Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.

Ví dụ: CRItical, geoLOgical

- Từ ghép (từ có 2 phần)

Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird, GREENhouse...

Đối với các tính từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: bad-TEMpered, old-FASHioned...

Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to overFLOW...



* Lưu ý:

1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.

2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain), -ee (refugee,trainee), -ese (Portugese, Japanese), -ique (unique), -ette (cigarette, laundrette), - esque (picturesque), -eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), - oon (balloon).
* Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine

3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), - id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).

Mặc dù có một số nguyên tắc về việc xác định trọng âm trong từ, nhưng Tiếng Anh là một ngôn ngữ có rất nhiều ngoại lệ. Tôi yêu cầu học sinh tốt nhất khi học Tiếng Anh nên ghi nhớ trọng âm của từ một cách máy móc cũng như nhớ cách viết của từ đó. Hãy tra từ điển khi ta chưa chắc chắn trọng âm của từ.

Ngoài trọng âm của từ, Tiếng Anh còn có trọng âm của câu. Nghĩa là một số từ trong chuỗi lời nói được phát âm mạnh hơn so với những từ còn lại. Những từ được nhấn mạnh trong chuỗi lời nói thường là những từ miêu tả nghĩa một cách độc lập như: danh từ (shirt, flower, people…), động từ chính (do, eat, read, travel…) trạng từ (rapidly, fluently, correctly…), tính từ (lovely, nice, beautiful…), từ để hỏi (what, why, who…).

Những từ không được nhấn trong chuỗi lời nói là những từ chức năng như: giới từ (in, on, at…), mạo từ (a, an, the…), trợ động từ (must, can, have…), đại từ (he, she, it…), từ nối (and, but, or…), đại từ quan hệ (which, what, when…).

4.1.3.2. Ngữ điệu 

Ngữ điệu trong Tiếng Anh không phức tạp như vấn đề trọng âm. Đây là đặc điểm chúng ta không thể thấy trong từ điển nhưng có thể luyện được khi nghe và thực hành các bài hội thoại. Khi nghe nhiều các phát ngôn trong cuộc sống hàng ngày, người học Tiếng Anh có thể nhận thấy rằng:

+ Người nói thường có xu hướng lên giọng ở trọng âm chính của câu và xuống giọng ở cuối câu đối với những câu trần thuật, câu yêu cầu hay câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi.

Eg:

We love children.

Get out of my life!

What did you buy?

+ Với các câu hỏi đảo trợ động từ, người nói thường lên giọng ở cuối câu. Việc lên giọng này cũng được thực hiện khi người nói dùng câu trần thuật với mục đích để hỏi.



Eg: Can you swim?

+ Với những câu hỏi đuôi, có thể lên hoặc xuống giọng ở cuối câu, sự lên xuống này quyết định ý nghĩa của câu.



You broke the vase, didn’t you? (Xuống giọng ở cuối câu khi người nói chờ đợi sự đồng ý của người nghe.)

You broke the vase, didn’t you? (Lên giọng ở cuối câu khi người nói muốn hỏi thông tin.)

4.1.3.3.) Cách nối các từ trong chuỗi lời nói:



+ Phụ âm – nguyên âm

Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm.

Ví dụ “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/).

Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “leave (it)” đọc là /li:v vit/; “Middle (East)”, /midlli:st/,…

Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…

Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi ta nối với nguyên âm, ta phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu ta dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone, ta phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/



+ Phụ âm – phụ âm

Khi một từ kết thúc là một trong các phụ âm /p/, /b/, /t/, /d/, /k/,/g/ theo sau là các từ bắt đầu là một phụ âm thì việc phát âm các âm trên sẽ không được thực hiện. Bad- judge, stop- trying, keep- speaking/d/-/dʒ / /p/-/t/ /p/-/s/Các âm /d/, /p/ trong các ví dụ trên sẽ bị nuốt đi (không được phát âm)



+ Nối các âm giống nhau

Khi các phụ âm ở cuối từ trước chính là phụ âm ở đầu từ sau ta có xu hướng phát âm những âm này thành một phụ âm kéo dài.

Top- position, black- cat, big- girl/ p/-/p/ /k/ – /k/ /g/-/g/

Các âm /p/, /k/, /g/ chỉ được phát âm một lần nhưng kéo dài.



+ Nguyên âm đứng trước nguyên âm

Về nguyên tắc, ta sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối.

Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:

- Đối với nguyên âm tròn môi, ví dụ: “OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa.

Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.

- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên)

Ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.

+ Các trường hợp đặc biệt

- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/

Ví dụ: not yet /’not chet/; picture /’pikchə/.

- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, ví dụ : education /edju:’kei∫n/.

- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, ví dụ trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/.



4.1.3.4. Hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn L và N

Hưởng ứng phong trào " Phòng chống phát âm lệch chuẩn L/N", đối với bộ môn Tiếng Anh tôi cũng luôn lưu ý rèn cho học sinh phát âm chuẩn L/N. Việc phát âm chuẩn L/N đối với Tiếng Anh vô cùng quan trọng vì người nghe đặc biệt là người nước ngoài sẽ không hiểu ta nói gì nếu chúng ta nói ngọng.

Âm NL có sự nhiều sự giống và khác nhau:

Giống nhau: vị trí đầu lưỡi

Khác nhau:

1. N được gọi là âm mũi, khí thoát ra bằng đường mũi. Trong khi đó, L là âm biên, khí thoát ra qua miệng, chạy ‘lướt’ qua hai bên của lưỡi.

2. N là âm mũi, L là âm biên do đó khi phát âm có 2 cách để biết được mình phát âm đúng hay sai.

- Dùng đầu ngón tay bóp mũi khi phát âm: với L không thấy rung ở đầu ngón tay, còn N thì có.

- Đặt tay đặt sát miệng khi phát âm: với L có khí thoát ra, còn N thì không.

3. Về độ căng của lưỡi: N lưỡi để hoàn toàn chùng, lưỡi chạm vào hầu hết tất cả các răng (kể cả răng hàm); L sẽ kéo căng lưỡi do đó không thấy lưỡi chạm vào răng.

Việc rèn cho học sinh phát âm chuẩn L/N phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, khi giao tiếp bằng Tiếng Anh cũng như khi giao tiếp bằng Tiếng Việt và phải được phối hợp với các thầy cô giáo bộ môn khác, đặc biệt là các thầy cô dạy môn Ngữ văn.

Tôi thường lồng ghép rèn phát âm chuẩn L và N thông qua hoạt động Warm up bằng những câu tạm gọi là thơ do tôi sáng tác như sau. Tôi thấy hầu hết học sinh đều rất hào hứng khi luyện đọc.

LiLi is a nice little girl.

LiLi is nine years old

LiLi lives in the north of London

LiLi loves flowers very much

And LiLi likes to lie low on the land.



4.1.3.5. Thời gian hướng dẫn học sinh các quy tắc phát âm trên.

Trong phân phối chương trình môn Tiếng Anh các khối lớp THCS không có tiết dạy về phiên âm quốc tế Tiếng Anh, trọng âm và ngữ điệu.Vậy chúng ta sẽ hướng dẫn cho học sinh những vấn đề trên vào lúc nào?. Theo kinh nghiệm của tôi như sau:

- Dạy vào các tiết mở đầu của chương trình.

- Dạy trong tiết tự chọn.

- Dạy trong các buổi học phụ đạo, ngoại khóa.

- Dạy trong các phần Warm up.

g - Dạy xen kẽ trong các tiết học.

4.2. Giải pháp 2 - Rèn phát âm trong các bài dạy.

4.2.1. Rèn phát âm khi dạy từ vựng.

Khi dạy phần này ngoài việc làm đủ các bước dạy theo yêu cầu chung tôi còn đưa thêm phần phiên âm cho các từ.



Ví dụ 1: Giáo án English 6 - Period 40 (Unit 7: Lesson 3 - B1-3)

Phần dạy từ vựng:

- noisy (adj) / 'nסizi/ (antonym)>< yên tĩnh

- apartment (n) /'partmnt/ (synonym): căn hộ

- market (n) / 'ma:kit/ (example): chợ

- zoo (n) / zu:/ (picture): sở thú

- rice paddy (n) / 'rais, pædi/ (picture): cánh đồng



Ví dụ 2: Giáo án English 8 - Period 5 (Unit 1: Lesson 4 - Read)

Phần dạy từ vựng:

- character (n) / 'kæriktr / ( translation): tính nết, tính cách

- orphanage (n) / 'ס:rfnidʒ/ (explanation): a place where children without parents live): trại trẻ mồ côi

- reserved (adj) / ri'zзrvd/ (translation): kín đáo, dè dặt

- sociable (adj) /' souʃbl/ (translation): dễ gần gũi, dễ chan hoà

- joke (n) /dʒouk/ (explanation): tell a story which make people laugh): Lời nói đùa

Vì ngay từ tiết mở đầu chương trình tôi đã cho học sinh học bảng phiên âm

và cách đọc nên cũng không mất nhiều thời gian cho học sinh ghi chép. Mà dựa vào

phần phiên âm học sinh đọc chuẩn hơn và có thể luyện đọc ở nhà.

Tuy nhiên làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải thành thạo về cách phiên

âm từ và đầu tư kĩ hơn vào bài giảng như thường xuyên tra từ điển để đảm bảo

phiên âm chính xác cho từng từ.



4.2.2.Rèn ngữ điệu khi dạy mẫu câu.

Khi dạy cấu trúc câu tôi thường xuyên chú ý cho học sinh ngữ điệu của từng câu bằng cách đánh dấu chấm tròn ở trên trọng âm chính của câu để học sinh có thể đọc mẫu câu một cách chính xác.



Ví dụ 1: English 6: Period 7 (Unit 1 - Lesson 5: C3,4)

How old are you ?



I’m eleven.



Ví dụ 2: English 6: Period 8 (Unit 2 - Lesson 2: B1-2)

● ●


Where do you live ?

● ●


I live on Tran Phu street.

Ví dụ 3: English 6: Period 25 (Unit 4 - Lesson 5: C4-7)

What time is it?



● ●

It's a quarter to three.



Ví dụ 4: English 8: Period 34 (Unit 6 - Lesson 2: speak + listen )

- Can/Could you help me?



● ●

I'm sorry. I'm really busy.

● ●

- Do you need any help?



● ●

No. Thanh you. I'm fine



4.2.3. Rèn phát âm khi dạy các bài kĩ năng.

- Kĩ năng đọc: Các bài đọc trong sách giáo khoa lớp 6,7,8,9 không có đĩa kèm theo vì đây là những bài luyện đọc hiểu. Tuy nhiên lượng từ vựng trong các bài đọc lại rất nhiều, có những từ phát âm rất khó, hay nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để giúp học sinh không những đọc hiểu nội dung bài khoá mà còn phát âm chuẩn nữa?. Tôi đã sưu tầm trên mạng Internet và cóp ra đĩa giọng đọc của giáo viên bản xứ. Tôi cho học sinh nghe 1 đến 2 lần trong phần Pre- reading. Phần Post - reading ngoài các yêu cầu của bài như Dicusion, Retell…tôi còn yêu cầu học sinh đọc to, phát âm chuẩn, lưu loát nội dung bài đọc.

- Kĩ năng nói: Khi dạy kĩ năng này giáo viên nên chú ý và sửa lỗi phát âm cho học sinh ở giai đoạn " presentation" và " controlled practice". Nhưng sửa như thế nào để đạt hiệu quả cao. Sau đây là 2 cách sửa khác nhau:

Cách 1:

Teacher: Where did the boys go?

Students: Swimming fool.

Teacher: No,no,no Say, pool.

Student: Fool.

Teacher: Not fool - pool.

Student: Ffffool

Teacher: Oh dear!



Cách 2:

Teacher: Where did the boys go?

Student: Swimming fool

Teacher: Swimming fool?

Student: Yes, swimming fool.

Teacher: Write on the board " Swimming fool"

Student: Oh, no

Teacher: Shows the student how to pronounce the /p/ sound by pressing her lips together and pointing at them.

Student: Swimming pool.

Teacher: Well done!

Như chúng ta đã thấy cách sửa thứ 2 hiệu quả hơn. Cách sửa này giúp học sinh nhận biết cách phát âm /p/ và sự khác nhau giữa hai âm /p/ và /f/. Từ đó học sinh sẽ không bị nhầm lẫn nữa.

Khi học sinh thực hiện bài nói, ngoài việc sửa những lỗi phát âm từ, tôi rất chú trọng chỉnh sửa ngữ điệu đúng cho học sinh. Vì phát âm chuẩn nhưng ngữ điệu không đúng thì người đối thoại sẽ cũng rất khó hiểu. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng việc sửa lỗi phát âm là cần thiết nhưng tránh không ngắt lời học sinh ngay vì sẽ làm mất hứng thú giao tiếp của học sinh.



- Kĩ năng nghe: Thường xuyên cho nghe băng, đĩa do người bản xứ đọc. Dừng lại và chú ý học sinh những từ phát âm khó và những chỗ đọc nối trong băng. Đồng thời yêu cầu học sinh nhắc lại.

4.3. Giải pháp 3 - Rèn phát âm thông qua các hoạt động trò chơi.

Dưới đây là một số trò chơi giúp học sinh luyện phát âm rất hiệu quả các cặp từ viết khác nhau, có nghĩa khác nhau nhưng lại phát âm có phần giống nhau ( Trong Tiếng Anh gọi là minimal pairs : pen - pan; five - fine; nine - knife; like - life; play - place....) mà tôi đã được học từ các giáo viên của hội đồng Anh (British council) qua khóa đào tào phương pháp giảng dạy cho giáo viên ngoại ngữ do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức năm học 2013 - 2014. Tôi đã áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh của tôi. Những trò chơi này giúp học sinh phân biệt được các cặp âm gọi là minimal pairs, giúp chúng sửa được những lỗi sai mà tôi đã trình bày trong phần thực trạng việc phát âm của học sinh.



4.3.1.Trò chơi " Find your partner"

Trò chơi này có thể tổ chức theo nhóm 8 - 10 học sinh. Tôi phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy nhỏ có ghi một từ Tiếng Anh (các từ đều khác nhau). Học sinh không được cho người khác biết từ trên mảnh giấy của mình. Sau đó mỗi học sinh phải tìm một người trong lớp có từ phát âm tương tự như từ của mình bằng cách đọc to từ của mình lên và nghe xem có ai có cùng từ phát âm gần như vậy không. Các học sinh không được nhìn từ của nhau trước vì vậy mà chúng phải dựa vào phát âm của các từ thông qua nghe để tìm. Kết quả là chúng đã tìm được các cặp từ phát âm tương tự (minimal pair) như: pen - pan; shore - sore; fill - feel ; right - light; see- she; play - place...Sau khi đã tìm được rồi tôi yêu cầu các cặp tìm ra sự giống và khác nhau về phát âm giữa các cặp âm này, đồng thời tôi đưa feedback và yêu cầu học sinh luyện phát âm các từ này cho chính xác.



4.3.2.Trò chơi "The right question?"

Trò chơi này tổ chức theo cặp. Tôi phân học sinh theo cặp rồi phát cho mỗi học sinh một mảnh giấy có từ 3-5 câu hỏi (Học sinh trong cùng một cặp có câu hỏi khác nhau)



Ví dụ:

- What does ferry/ very mean?

- What does shell/ sell mean?

- What does pen/ pan mean?

Sau đó tôi yêu cầu học sinh hỏi đáp theo cặp, lần lượt đọc câu hỏi và nghe để giải thích định nghĩa của từ.

4.3.3.Trò chơi Bingo.

Tôi viết 9 minimal pairs lên bảng, rồi yêu cầu mỗi học sinh chọn 9 từ bất kì trong 9 minimal pairs đó để điền vào crossword có 9 ô trống. Sau đó tôi đọc to các từ trên bảng không theo thứ tự. Học sinh nào nghe được 3 từ cùng hàng (ngang, dọc hoặc chéo) thì sẽ kêu lên " Bingo". Trò chơi này đòi hỏi học sinh phải phân biệt rõ sự phát âm khác nhau giữa các từ thuộc minimal pairs để xác định cho chính xác.



4.4. Giải pháp 4 - Đưa phần ngữ âm vào các bài kiểm tra.

Một nguyên tắc là học phải có mục đích. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra việc phát âm của học sinh thông qua hình thức kiểm tra miệng, giáo viên cần đưa phần ngữ âm vào các bài kiểm tra viết thường xuyên và định kì. Như vậy học sinh sẽ có động cơ và ý thức học tập tốt hơn.

Ví dụ tôi đưa phần kiểm tra ngữ âm như sau:

*Bài kiểm tra 45' số 2 khối 6:

Choose the word that has the underlined part pronounced differently from that of the others.

1. A. chair B . school C. teacher D. children

2. A. small B. face C. day D. late

3. A. street B. greeting C. teeth D. engineer

4. A. four B. soccer C. how D. or

*Bài kiểm tra 45' số 2 khối 8 :

Choose the word that has the underlined part pronounced differently from that of the others.

1. a. proud b. hour c. your d. sound

2. a. tongue b. word c. come d. love

3. a. hour b. house c. heart d. how

4. a. promise b. revise c. stick d. visit

*Bài kiểm tra học kì I khối 9:

Choose the word that has the underlined part pronounced differently from that of the others.

1 . A . deposit B . violent C . benefit D . blanket

2 . A . locate B . label C . casual D . sale

3 . A . pagoda B . grocery C . control D . government

4 . A . baggy B . deny C . noisy D . scenery

4.5. Giải pháp 5 - Tăng cường tính tự học cho học sinh.

Trong phân phối môn học của chương trình Tiếng Anh THCS không có tiết dạy về ngữ âm, thời gian dành cho mỗi tiết học lại chỉ có 45' với rất nhiều kiến thức cần phải học như từ vựng, cấu trúc, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có nhiều thời gian để giáo viên giúp học sinh luyện phát âm chuẩn. Để tháo gỡ vấn đề này tôi đã chọn giải pháp sau:

Nắm được tình hình khoảng 40% số gia đình học sinh có kết nối Internet. Tôi đã dành một tiết học ngoại khóa giới thiệu cho các em một số trang web luyện phát âm (thông qua màn hình máy chiếu) và kĩ năng sử dụng các trang web đó. Đồng thời tôi cũng phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm trong trường để tuyên tuyền cho phụ huynh học sinh nắm bắt và tạo điều kiện cho con em họ học Tiếng Anh và tham gia cuộc thi olympic Tiếng Anh trên Internet

Với giải pháp này chúng ta sẽ tạo ra phong trào học Tiếng Anh khá tích cực trong toàn trường.



5. Kết quả khảo sát, đối chứng.

5.1. Đối tượng: Học sinh lớp 6A và 6B ( Được đánh giá là có lực học tương đương nhau)

5.2. Phương pháp thực nghiệm, khảo sát và đối chứng.

Lớp

Tiết mở đầu

Tiết tự chọn

Dạy từ vựng

Dạy mẫu câu

Luyện phát âm trên lớp

Giới thiệu website

Kiểm tra

6A

Học sinh học bảng phiên âm quốc tế Tiếng Anh và cách đọc

Dạy chủ đề về ngữ âm

Phiên âm các từ

Đánh dấu trọng âm và ngữ điệu của câu

Thường xuyên cho học sinh luyện các bài tập phát âm hoặc cho chơi trò chơi luyện phát âm

Giới thiệu và hướng dẫn website luyện phát âm cho học sinh

Có phần kiểm tra ngữ âm

6B

Ôn kiến thức chung.

Không dạy chủ đề về ngữ âm.

Không phiên âm các từ

Không đánh dấu trọng âm và ngữ điệu

của câu


Chỉ cho luyện khi bài học yêu cầu, không cho chơi trò chơi luyện phát âm

Không giới thiệu website luyện phát âm cho học sinh

Không có phần kiểm tra ngữ âm

5.3. Bài tập khảo sát.

Exercise 1: Em hãy phát âm đúng các từ sau: ( 20 từ)

say, sugar, look, school, map, many, bird, earn, begin, knife, like, nice, hour, home, no, nose, thisty, thirty, aerobics, season.



Exercise 2: Em hãy đọc đúng ngữ điệu các câu sau:

1.There are forty students in my class.

2. I go to school at 6.00 everyday.

3. What do you do?

4. Does LiLi like living in London?

5. Can I help you?



5.4. Kết quả khảo sát.

Exercise 1:

Lớp

Sĩ số

HS

Phát âm chuẩn 18->20 từ

Phát âm chuẩn 10->17 từ

Phát âm chuẩn dưới 10 từ

6A

25

15 HS

10 HS

0 HS

6B

25

8 HS

11 HS

6 HS


Exercise 2:

Lớp

Sĩ số

HS

Đọc đúng ngữ điệu 5 câu

Đọc đúng ngữ điệu 3-4 câu

Đọc đúng ngữ điệu dưới 3 câu

6A

25

18 HS

7 HS

0 HS

6B

25

10 HS

11 HS

4 HS

Kết quả trên cho thấy học sinh lớp 6A được áp dụng các giải pháp nâng cao khả năng phát âm chuẩn như trên thì phát âm và đọc chuẩn hơn học sinh lớp 6B. Hơn nữa trong những tiết học có yêu cầu kĩ năng nói và nghe tôi thấy học sinh lớp 6A tự tin và sôi nổi hơn học sinh lớp 6B, và tất nhiên là kết quả giờ học cũng cao hơn. Điều này đã khẳng định được thành công của sáng kiến là nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh.

5.5. Tính sáng tạo và điểm mới của của các giải pháp trên.

Các giải pháp mà tôi đã trình bày giúp nâng cao tính tích cực chủ động học tập ,rèn tính tự học và tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh. Thông qua việc hướng dẫn các quy tắc phát âm cơ bản; tích cực thiết kế các bài giảng trong đó có mục tiêu luyện phát âm; tổ chức các trò chơi luyện phát âm; đưa ngữ âm vào kiểm tra, đánh giá; giới thiệu các trang web luyện phát âm cho học sinh xem, thầy cô chỉ đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt, tạo đích còn học sinh là người tự khám phá tri thức, tích cực chủ động học hỏi để đi đến đích một cách hiệu quả. Tính tự học trong các bộ môn nói chung và trong môn Tiếng Anh nói riêng là rất quan trọng, giúp học sinh tự giác, năng động, sáng tạo. Đó là mục tiêu mà toàn ngành giáo dục của chúng ta đang hướng tới.

Ngoài ra sáng kiến đang góp phần thực hiện mục tiêu mà đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đề ra đó là: Nâng cao khả năng phát âm và sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp.


KẾT LUẬN

1. Kết luận.

Việc phát âm Tiếng Anh và giao tiếp bằng Tiếng Anh hiện nay của giáo viên và học sinh Việt Nam chưa tốt. Đây là vấn đề bị phàn nàn nhiều trong thời gian vừa qua, nhất là sau cuộc sát hạch trình độ ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu của các giáo viên và dựa trên việc đánh giá tình hình học tập của học sinh. Chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này một cách tích cực, đồng thời có những giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Anh. Mục đích của việc học Tiếng Anh là có thể sản sinh ra lời nói và giao tiếp để người khác hiểu được. Muốn giao tiếp để người khác hiểu được thì phải phát âm chuẩn.

Các giải pháp mà tôi đã trình bày bước đầu đã giúp giáo viên và học sinh nhận thức rõ hơn về cơ sở khoa học cũng như tầm quan trọng của ngữ âm, có phương pháp học tập tích cực, khoa học để nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh. Ngữ âm không còn là luyện phát âm đơn thuần, sự nhắc lại theo tự nhiên, cảm tính mà nó thực sự là một bộ môn khoa học lí thú giúp chúng ta có chìa khóa kì diệu bước vào thế giới sử dụng ngoại ngữ Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, như tiếng mẹ đẻ với sự giải mã hệ phiên âm quốc tế, khiến ngôn ngữ gần gũi, sinh

động, mang hơi thở của sự sống.

Ngữ âm giúp khám phá về các âm trong tiếng Anh, bao gồm lí thuyết âm và thực hành âm, tạo kĩ năng phát âm Tiếng Anh theo IPA (International phonetics alphabet), cụ thể hoá ở các nguyên âm và phụ âm (Vowels and Consonants), trọng âm (stress), ngữ điệu (Intonation), nối âm (linking) và quan trọng hơn cả là phiên âm quốc tế (Transcription), giúp chúng ta sở hữu sự phát âm chuẩn trong Tiếng Anh, để đạt tới đẳng cấp quốc tế, trình độ quốc tế trong giao tiếp. Không phân biệt màu da, vùng miền, quốc gia… Bạn là ai, bạn ở đâu khi bạn giao tiếp bằng Tiếng Anh, người đối thoại dễ dàng tiếp nhận thông tin từ bạn và hoạt động giao tiếp luôn đạt hiệu quả cao.

Vì vậy mỗi người giáo viên chúng ta với tâm huyết nghề nghiệp của mình cần có phương pháp và lòng nhiệt tình để giúp học sinh luyện tập phát âm chuẩn Tiếng Anh, từ đó giúp học sinh tự tin và đạt hiệu quả trong giao tiếp.



2. Hướng triển khai và vận dụng sáng kiến.

Trong năm học tới 2015 – 2016 tôi sẽ tiếp tục áp dụng các giải pháp nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh ở tất cả các khối lớp trường tôi. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm thêm các băng đĩa, bài tập và các phần mềm luyện phát âm cho học sinh. Tôi hi vọng rằng sáng kiến này sẽ được các bạn đồng nghiệp ủng hộ và đóng góp ý kiến.



3. Khuyến nghị

3.1. Về vấn đề học tập bộ môn Tiếng Anh.

Để nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh và tạo môi truờng giao tiếp, học tập Tiếng Anh cho học sinh. Tôi mong các thầy cô giáo và các cấp quản lí hãy phối hợp tổ chức những sân chơi bổ ích như câu lạc bộ Tiếng Anh, đặc biệt là vào dịp hè. Tôi chắc chắn rằng sân chơi này sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia, từ đó phong trào học tập Tiếng Anh sẽ được lan toả và sâu rộng .



3.2. Về vấn đề viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Tôi thiết nghĩ hàng năm có rất nhiều SKKN hay, đạt giải cấp huyện, tỉnh. Vậy Phòng giáo dục và Sở giáo dục nên tổ chức những buổi hội thảo để những giáo viên có những SKKN đạt giải trình bày, phổ biến những kinh nghiệm hay của mình cho các giáo viên khác nghe và đóng góp ý kiến. Như vậy việc viết SKKN mới mang lại nhiều ý nghĩa, đồng thời mới thúc đẩy được phong trào viết và áp dụng SKKN trong toàn ngành.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!




TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách

- Nguyễn Văn Lợi - Sách giáo khoa Tiếng Anh 6,7,8,9- NXBGD Việt Nam

- Trần Bá Sơn - Bài tập luyện ngữ âm - NXBĐH sư phạm.

- A.J Thomson - English pronunciation in use - NXBGD Việt Nam

- A.V Martinet - English grammar in use - NXBĐH sư phạm

2. Băng, đĩa

- Ship or sheep.

- Listen carefully.

- Let's listen.



3. Website

- http://ww.bbc.co.uk/ worldservice/learningenglish

- http://www tienganh123

- http://www.tienganhonline

- http://www.youtube

- http://www. thuvientulieu

- http://www. lopngoaingu



4. Pronunciation Soft ware.

- Propower 1, 2



MỤC LỤC



Phần mở đầu

1.1. Thông tin chung về sáng kiến

1.2. Tóm tắt nội dung sáng kiến

Mô tả sáng kiến.

2.1. Cơ sở khoa học, lí luận.

2.2. Thực trạng vấn đề.

2.3. Các giải pháp nâng cao khả năng phát âm chuẩn Tiếng Anh cho học sinh.



    1. . Kết quả khảo sát, đối chứng.

    2. . Tính sáng tạo của các giải pháp.

Phần 3: Kết luận

3.1. Kết luận

3.2. Hướng phát triển của đề tài.

3.3. Khuyến nghị



Tài liệu tham khảo


Trang

1

1



2

3

3



3

6
17

18

19

19



19

19

21













tải về 187.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương