Thông tư số 01/2016/tt-bgtvt ngày 01/02/2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam



tải về 1.13 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.13 Mb.
#280
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

I. Giấy tờ về nhân thân

1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, thẻ Căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)… (sau đây gọi chung là giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.

2. Hành khách từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:

a) Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, giấy phép lái xe ô tô, mô tô, thẻ kiểm soát an ninh hàng không do Việt Nam cấp; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam. Trong trường hợp mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;

b) Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay, thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận; giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án; giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận. Mẫu giấy xác nhận nhân thân được quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này.

3. Hành khách dưới 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

a) Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;

b) Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng, chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận.

4. Hành khách là phạm nhân, bị can, người đang bị di lý, dẫn độ, trục xuất khi làm thủ tục đi tàu bay chỉ cần có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải, hành khách là người áp giải xuất trình các loại giấy tờ theo quy định tại các khoản 1 và 2 của Phụ lục này.

5. Giấy tờ của hành khách sử dụng khi đi tàu bay quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Phụ lục này phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Là bản chính và còn giá trị sử dụng;

b) Đối với giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật.

6. Tại các điểm bán vé cho hành khách và làm thủ tục hàng không và trên trang mạng của hãng hàng không phải niêm yết công khai quy định về các loại giấy tờ về nhân thân của hành khách sử dụng đi tàu bay.

II. Vé, thẻ lên tàu bay

1. Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay phải xuất trình vé, thẻ lên tàu bay của hãng hàng không phát hành.

2. Vé, thẻ lên tàu bay tối thiểu phải có các thông tin sau:

a) Số vé;

b) Họ và tên hành khách;

c) Số hiệu chuyến bay;

d) Đường bay;

đ) Mã (code) của từng hành khách.

 

PHỤ LỤC XIV



MẪU GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Ảnh (4 cm x 6 cm)


Đóng dấu giáp lai

 

 



 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN



 

Kính gửi: Công an: .........................................................................................

Tên tôi là: ........................................................................................................

Sinh ngày: ........................................................................................................

Nguyên quán:.................................................................................................

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại

Chỗ ở hiện nay tại: .......................................................................................

Họ tên cha:.. ..................................................................................................

Họ tên mẹ: ....................................................................................................

Lý do xin xác nhận nhân thân: để mua vé và đi tàu bay do không có giấy Chứng minh thư nhân dân.

 

 

…, ngày … tháng … năm…
Người xin xác nhận

 

Xác nhận của Công an

Công an Phường (xã) …………………… Quận(Huyện)… ………….Tỉnh(Thành phố) ……..

Xác nhận Ông (Bà) ………………………. …

Có hộ khẩu thường trú tại …………………..; chỗ ở hiện nay tại ……………………….. …

Hiện nay không có Chứng minh thư nhân dân là do: ……………………………………….3

Các nội dung tôi xác nhận trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

 

TRƯỞNG CÔNG AN PHƯỜNG (XÃ)
(Ký ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC XV

TỜ KHAI MANG SÖNG THEO NGƯỜI LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Họ và tên hành khách:

Số ghế:

 

Chuyến bay

Từ

Đến

Giấy phép trang bị súng số

 

Nơi cấp

Giấy phép mang vũ khí theo người số

Hành khách thuộc đối tượng được phép mang súng theo người lên tàu bay theo quy định của Chương trình an ninh hàng không Việt Nam là:

£ Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tiếp cận, bảo vệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế trên các chuyến bay của Việt Nam;

£ Nhân viên an ninh trên không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên chuyến bay.

TÔI CAM KẾT THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CHỜ LÊN TÀU BAY VÀ TRONG SUỐT THỜI GIAN BAY:

1. Không để lộ súng cho người khác biết.

2. Không yêu cầu phục vụ đồ uống có cồn trong suốt chuyến bay.

3. Tuân thủ yêu cầu của người chỉ huy tàu bay khi ở trên tàu bay.

TÔI ĐÃ XUẤT TRÌNH GIẤY TỜ CHỨNG MINH ĐƯỢC PHÉP MANG VŨ KHÍ VÀ ĐANG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHO CƠ QUAN ĐƯỢC NÊU Ở TRÊN.

 

______________________________



Chữ ký xác nhận của hành khách

 

NGƯỜI KIỂM TRA



Tôi tên là:

Đơn vị:


Tôi đã kiểm tra giấy phép sử dụng vũ khí và giấy tờ của Ông (bà) ………………. chứng minh việc được phép mang vũ khí theo người lên tàu bay tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Ngày    tháng   năm

Ký tên


 

________________________

Nhân viên mặt đất: Đính kèm bản gốc vào thẻ lên tàu, một bản sao vào tài liệu chuyến bay và một bản sao cho hành khách.

Tiếp viên: Thu lại bản gốc, bí mật thông báo chỗ ngồi của hành khách được mang vũ khí theo người trên chuyến bay cho người chỉ huy tàu bay.

 

PHỤ LỤC XVI



TỜ KHAI KÝ GỬI SÖNG, ĐẠN TRÊN CHUYẾN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Họ và tên hành khách:

Số ghế

 

Số hiệu chuyến bay:

Từ

Đến

Đề nghị cho phép vận chuyển súng (Ghi rõ loại súng) ……………………

Số súng ……………………………………………………………………

Số giấy phép sử dụng………………. ngày cấp …………… Nơi cấp ……....

…………………………………

2. Tôi cam kết các điều kiện sau đây đã được thực hiện:

a) Đã khai báo và xuất trình những giấy tờ liên quan tới vũ khí với hãng chuyên chở khi làm thủ tục;

b) Súng không nạp đạn.

Ngày    tháng    năm

 

_________________________



Hành khách ký tên

3. Họ và tên người kiểm tra

Đơn vị:

Tôi đã tiến hành kiểm tra:



- Hành khách có đủ giấy phép sử dụng súng theo quy định của pháp luật

- Súng không nạp đạn.

£ Đạn đã được tháo rời và giao cho nhà chuyên chở:......... viên

£ Súng của hành khách không có đạn mang theo

Ngày   tháng   năm

Người kiểm tra
(Ký tên)

 

______________________________

4. Đại diện hãng hàng không

Họ và tên

Đơn vị:


Xác nhận:

£ Súng của hành khách để trong hộp an ninh.

£ Súng của hành khách gửi rời để tại …………………………………….

(Đánh dấu √ xác định nội dung là đúng, dấu X xác định nội dung là sai).

£ Đạn đã được đóng gói, chất xếp theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm với số lượng:....... viên

£ Súng không có đạn.

(Đánh dấu √ xác định nội dung là đúng dấu X xác định nội dung là sai).

Ngày   tháng    năm

______________________

Đại diện hãng hàng không

      (Ký tên)

 

- Bản chính gửi cho nơi làm thủ tục cho hành khách lên tàu bay



- Bản sao thứ nhất đưa vào tài liệu chuyến bay

- Bản sao thứ 2 giao cho hành khách

 

PHỤ LỤC XVII



CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT AN NINH HÀNG KHÔNG TĂNG CƯỜNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG CẤP ĐỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Stt

Lĩnh vực

Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Đơn vị thực hiện

1

Khu vực hạn chế

1.1. Tăng cường số lượng nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát khu vực hạn chế.

2.1. Thực hiện như điểm 1.1; 1.3.

3.1. Tăng cường nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thêm 10%

Các đơn vị có khu vực hạn chế.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Lực lượng bảo vệ.


1.2. Kiểm tra người bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan 07% đối với người, đồ vật (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục 2) phương tiện vào khu vực hạn chế.

2.2. Kiểm tra người bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan 20% đối với người, đồ vật (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục

2) phương tiện vào khu vực hạn chế.



3.2. Kiểm tra trực quan 100% đối với người, đồ vật, phương tiện (trừ hành khách, hành lý thực hiện như mục 2) vào khu vực hạn chế.

Các đơn vị có khu vực hạn chế.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Lực lượng bảo vệ.


1.3. Không cho người vào khu vực hạn chế đón tiễn khách.

2.3. Thực hiện như điểm 1.3.

3.3. Chỉ những người làm việc thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay mới được phép vào khu vực hạn chế (trừ hành khách).

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Cảng vụ hàng không liên quan.



2

Làm thủ tục hàng không;

kiểm tra soi chiếu hành khách, hành

lý xách tay


1.4. Tăng cường phỏng vấn, đối chiếu giấy tờ nhân thân khi làm thủ tục hàng không. Tăng cường phỏng vấn hành khách khi làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không. Hành khách phải tháo giầy, áo khoác đưa qua máy soi tia X.

2.4. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.4.

3.4. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.4.

Nhân viên làm thủ tục hành khách.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.



1.5. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 15% hành khách đã qua cổng từ mà không có báo động; 15% hành lý xách tay, ký gửi qua máy soi tia X mà không có hình ảnh nghi vấn.

2.5. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 30% hành khách, hành lý xách tay đã qua cổng từ, máy soi tia X mà không có báo động, hình ảnh nghi vấn. Sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện chất nổ hành lý ký gửi đã qua máy soi tia X.

3.5. Kiểm tra trực quan 100% hành khách, hành lý xách tay trước khi cho hành khách lên tàu bay (tại cửa boarding). Sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành lý ký gửi đã qua máy soi tia X trước khi chất xếp lên tàu bay.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

3

Làm thủ tục hàng không;

kiểm tra, soi chiếu hàng hóa, bưu gửi



1.6. Tăng cường phỏng vấn khách hàng khi làm thủ tục chấp nhận. Kiểm tra trực quan 10% hàng hóa đã qua soi chiếu.

2.6. Tăng cường phỏng vấn khách hàng khi làm thủ tục chấp nhận. Kiểm tra trực quan 15% hàng hóa đã qua soi chiếu. Hàng hóa, bưu gửi phải lưu kho tối thiểu 24 giờ mới đưa lên tàu bay. Kiểm tra ngẫu nhiên 10% bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc chó nghiệp vụ trước khi chất xếp lên tàu bay.

3.6. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.6. Kiểm tra 100% hàng hóa, bưu gửi, bằng dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ hoặc chó nghiệp vụ trước khi chất xếp lên tàu bay.

Nhân viên làm thủ tục hàng không.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.



 

 

3.7. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không áp tải hàng hóa, bưu gửi, trên đường vận chuyển từ kho hàng ra tàu bay.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

4

Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ.

1.7. Tàu bay đỗ ban đêm tại những khu vực có chiếu sáng. Giám sát liên tục bằng ca-me-ra.

2.7. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.7 và mỗi tàu bay tối thiểu có một nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác.

3.8. Thực hiện như điểm 1.7 và mỗi tàu bay tối thiểu có hai nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay.

Hãng hàng không liên quan.


1.8. Khi tàu bay đang khai thác, tại mỗi tàu bay có một nhân viên kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát.

2.8. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.8 và tất cả người, đồ vật đưa lên phục vụ trên tàu bay phải được kiểm tra trực quan (trừ hành khách, hành lý, hàng hóa, suất ăn).

3.9. Thực hiện theo quy định tại điểm 2.8.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Doanh nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay.

Hãng hàng không liên quan.


5

Hành lý ký gửi không có người đi cùng

1.9. Kiểm tra trực quan, sau khi đã được soi chiếu trước khi đưa lên tàu bay.

2.9. Không chuyên chở trên tàu bay hành lý không có người đi cùng

3.10. Thực hiện theo quy định tại điểm 2.9.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Hãng hàng không liên quan.



6

Bảo vệ hành lý ký gửi

1.10. Giám sát bằng ca-me-ra hoặc nhân viên phục vụ hành lý, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không giám sát hành lý ký gửi từ khi nhận đến khi đưa lên tàu bay.

2.10. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.10.

3.11. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.10 và hành lý phải được chuyên chở trong các công-ten-nơ có niêm phong.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Hãng hàng không liên quan.

Công ty phục vụ mặt đất liên quan.


7

Suất ăn và hàng dự trữ của tàu bay

1.11. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên 2% suất ăn, đồ dự trữ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không trước khi vào sân bay.

2.11. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.11 và suất ăn, đồ dự trữ phải để trong công-ten- nơ có niêm phong có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không áp tải ra tàu bay.

3.12. Tất cả suất ăn và đồ dự trữ của tàu bay phải được chuẩn bị dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay và thực hiện theo quy định tại điểm 2.11.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

Doanh nghiệp cung cấp suất ăn trên tàu bay.



8

Khu vực công cộng

1.12. Tăng cường tần suất tuần tra khu vực công cộng, tăng cường tần suất phát thanh trên hệ thống phát thanh yêu cầu hành khách không được rời xa hành lý.

2.12. Thực hiện theo quy định tại điểm 1.12, 1.13.

3.13. Thực hiện theo quy định tại các điểm 1.12, 1.13, 2.13, 2.14.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.



 

 

1.13. Giám sát khu vực công cộng của nhà ga bằng ca-me- ra và tăng cường nhân viên kiểm soát an ninh hàng không giám sát.

2.13. Không cho xe đưa đón khách dừng trước cửa nhà ga.

 

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

 

 

1.14. Hạn chế người và phương tiện hoạt động tại khu vực công cộng của nhà ga hành khách.

2.14. Thường xuyên kiểm tra các thùng rác, khu vực vệ sinh, bụi cây và những nơi khuất.

3.14. Xem xét việc đóng cửa các khu vực công cộng gần những khu vực hoạt động của tàu bay và những khu vực khác. Hạn chế phương tiện vào cảng hàng không.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.

9

Trực sẵn sàng làm nhiệm vụ, thông tin báo cáo

1.14. Tăng cường thông tin báo cáo nội bộ. Thực hiện báo cáo nhanh qua đường dây nóng hàng ngày từ các đơn vị về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ tổ chức bổ sung 20% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.

2.15. Các đơn vị trong ngành phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 12 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ bổ sung 30% quân số so với kíp trực thông thường để trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.

3.15. Các đơn vị phải tổ chức trực ban 24/24 và thực hiện chế độ báo cáo 04 giờ một lần và báo cáo ngay khi cần xin ý kiến chỉ đạo về Cục Hàng không Việt Nam. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, bảo vệ tổ chức trực 100% quân số.

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

 

PHỤ LỤC XVIII

KIỂM TRA ĐỐI VỚI MÁY SOI TIA X
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGTVT ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Yêu cầu

1. Mỗi loại máy soi tia X sử dụng tại mỗi cảng hàng không, sân bay phải có tối thiểu một Bộ mẫu thử (Combined Test Piece - CTP) của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp để kiểm tra máy soi tia X.

2. Bộ mẫu thử CTP bao gồm những mẫu vật chất hữu cơ và vô cơ và các mẫu vật nhằm kiểm tra sự phân giải và xuyên thấu của máy soi tia X.

3. Mỗi ngày một lần và khi bị mất điện sử dụng bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải) và 1b (độ xuyên thấu hữu ích) trước khi sử dụng máy để soi chiếu hành lý, hàng hóa. Kíp trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào sổ theo dõi. Qua kiểm tra nếu đáp ứng được yêu cầu mới sử dụng để soi chiếu, trường hợp không đáp ứng phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật xem xét.

4. Mỗi tuần một lần sử dụng Bộ mẫu thử tiến hành kiểm tra 1a (độ phân giải), 1b (độ xuyên thấu hữu ích), 2 (phân biệt chất liệu), 3 (độ xuyên thấu đơn), 4 (phân giải không gian), 5 (tạo ảnh kim loại mỏng) để xác định tất cả các tính năng có trên máy soi tia X. Kíp trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra và ghi lại kết quả vào Bảng kiểm tra (Log sheet) tại mục III. Qua kiểm tra nếu bị lỗi một số hoặc tất cả các mẫu kiểm tra có nghĩa là màn hình, tín hiệu hình ảnh hoặc bộ phận tia X có thể bị hỏng phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật sửa chữa và ghi lại sự cố.

5. Nếu qua kiểm tra thấy chất lượng của máy kém hơn so với lần kiểm tra trước hoặc có nghi ngờ một chức năng nào đó không đáp ứng được, thông báo ngay cho thợ kỹ thuật và ghi lại sự cố vào sổ theo dõi cùng với các bước đã thực hiện để tăng cường khả năng của máy.

6. Người khai thác phải lưu giữ sổ theo dõi, Bảng kiểm tra trong 2 năm kể từ ngày nộp lưu và xuất trình khi được Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu.

7. Khi đặt mẫu thử lên băng chuyền đưa qua máy soi tia X phải để ở vị trí đảm bảo có được hình ảnh tốt nhất (phụ thuộc vào việc bố trí nguồn phát tia X trong máy soi tia X).




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương