THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng



tải về 0.56 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.56 Mb.
#16051
  1   2   3   4   5


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /2012/TT-BGTVT







Hà Nội, ngày tháng năm 2012


DỰ THẢO


THÔNG TƯ

Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng

Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:

CHƯƠNG I


QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông, quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng.

2. Thông tư này không áp dụng đối với nơi đường sắt và đường bộ cùng trên một mặt cầu; nơi đường sắt giao cắt với đường bộ trong nội bộ ga, cảng, bãi hàng nhà máy, xí nghiệp.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường sắt quốc gia là đường sắt phục vụ cho nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

2. Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận.

3. Đường sắt chuyên dùng là đường sắt phục vụ cho nhu cầu vận tải riêng của từng tổ chức, cá nhân.

4. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.

5. Đường bộ là đường dùng cho người và các phương tiện giao thông đường bộ qua lại. Đường bộ bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã, đường chuyên dùng, đường trong khu vực đang triển khai dự án.

6. Đường sắt chính bao gồm:

a) Đối với đường sắt khổ 1000 mm là đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 (theo TCVN 8893:2011 Cấp kỹ thuật đường sắt);

b) Đối với đường sắt khổ 1435 mm và đường sắt lồng (khổ 1435 mm và khổ 1000 mm) là đường sắt cấp 2, cấp 3 (theo TCVN 8893:2011 Cấp kỹ thuật đường sắt).

7. Khi “Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01” chuyển thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” thì các dẫn chiếu, các phụ lục liên quan của Thông tư này cũng thay đổi theo.

Điều 3. Phạm vi đường ngang

Phạm vi đường ngang gồm:

1. Đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai chắn hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 6 m nơi không có chắn;

2. Đoạn đường sắt nằm giữa hai vai đường bộ tại điểm giao (Phụ lục B).

3. Phạm vi đất nằm trong tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ.

Điều 4. Phân loại đường ngang theo thời gian sử dụng

1. Đường ngang sử dụng lâu dài.

2. Đường ngang sử dụng có thời hạn.

3. Đường ngang thường xuyên đóng (chỉ sử dụng khi có nhu cầu).



Điều 5. Phân loại đường ngang theo hình thức tổ chức phòng vệ

1. Đường ngang có người gác là đường ngang có: Người gác, giàn chắn hoặc cần chắn, đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, tín hiệu ngăn đường phía đường sắt hoặc không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt, biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường.

2. Đường ngang không có người gác bao gồm:

a) Đường ngang có cần chắn tự động là đường ngang có: cần chắn tự động, đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt, biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường;

b) Đường ngang cảnh báo tự động là đường ngang có: tín hiệu cảnh báo tự động, đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện, không có tín hiệu ngăn đường phía đường sắt, biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường, không có cần chắn;

c) Đường ngang biển báo là đường ngang có: biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường.



Điều 6. Phân loại đường ngang theo chủ thể quản lý

1. Đường ngang do Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quản lý bao gồm:

a) Đường ngang công cộng là nơi đường sắt quốc gia hoặc đường sắt chuyên dùng có kết nối với đường sắt quốc gia giao cắt với đường bộ;

b) Đường ngang nội bộ là nơi đường sắt quốc gia hoặc đường sắt chuyên dùng có kết nối với đường sắt quốc gia giao cắt với đường bộ chuyên dùng.

2. Đường ngang chuyên dùng là nơi đường sắt chuyên dùng của các tổ chức, cá nhân khác đầu tư, quản lý khai thác, bảo trì giao cắt với đường bộ.

3. Đường ngang do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý có: đường ngang đô thị là nơi giao cắt giữa đường xe điện bánh sắt với đường bộ.



Điều 7. Phân cấp đường ngang

1. Đường ngang cấp I, cấp II, cấp III là đường ngang được phân cấp phù hợp với một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục R kèm theo Thông tư này.

2. Đường ngang nằm trong nội đô, nội thị (thành phố, thị xã, thị trấn) được xếp vào cấp tương ứng do cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Đường ngang trong điều kiện đặc biệt: Là đường ngang khi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại Thông tư này.

4. Cấp đường ngang được thay đổi khi cấp đường bộ qua đường ngang thay đổi hoặc tích số tàu xe qua đường ngang tăng lên.

Điều 8. Quy định về phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Đối với đường ngang cấp III:

a) Đối với đường ngang cấp III, tầm nhìn không đảm bảo theo quy định tại mục 11.4.3 - Phụ lục A, thì phải tổ chức phòng vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;

b) Đối với đường ngang cấp III, tầm nhìn đảm bảo theo quy định tại mục 11.4.3 - Phụ lục A, thì tổ chức phòng vệ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

Điều 9. Bảo vệ hệ thống báo hiệu, thiết bị, công trình đường ngang

Hệ thống báo hiệu, thiết bị, công trình đường ngang là phương tiện bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ; không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của các hệ thống quy định tại điều này.



Điều 10. Phối hợp kiểm tra đường ngang

Hàng năm, cơ quan quản lý đường sắt chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ tiến hành việc kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa đường ngang theo quy định sau đây:

1. Đối với đường ngang công cộng, đường ngang nội bộ: Do cơ quan quản lý đường sắt quốc gia chủ trì.

2. Đối với đường ngang chuyên dùng: Do cơ quan quản lý đường sắt chuyên dùng chủ trì.

3. Đối với đường ngang đô thị: Do cơ quan quản lý đường sắt đô thị chủ trì.

Điều 11. Trách nhiệm của thanh tra đường sắt, thanh tra đường bộ

Lực lượng thanh tra đường sắt, thanh tra đường bộ có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ công trình giao thông và an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật.



CHƯƠNG II
TẦM NHÌN, VỊ TRÍ, GÓC GIAO CẮT


Điều 12. Tầm nhìn đường ngang

Tầm nhìn tối thiểu cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm quy định sau đây:

1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong điều kiện thời tiết bình thường ở cách đường ngang một khoảng cách bằng tầm nhìn hãm xe đối với cấp đường đó có thể nhìn thấy đoàn tàu ở cách đường ngang ít nhất bằng tầm nhìn ngang của ô tô kể từ giữa chỗ giao nhau theo bảng 34 (điểm 11.4.3 Phụ lục A); khi tốc độ tàu nhỏ hơn 80 km/h thì lấy tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (lái xe) theo tốc độ tàu 80 km/h.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt ở vị trí của mình, trong điều kiện thời tiết bình thường có thể nhìn thấy đường ngang từ 1000 m trở lên.

3. Đất nằm trong tầm nhìn đường ngang phải được cắm mốc chỉ giới xác định giới hạn, không được xây dựng các công trình kiến trúc, trồng cây che khuất tầm nhìn.

Điều 13. Vị trí đặt đường ngang

1. Vị trí đặt đường ngang phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

a) Đặt ở đoạn đường sắt thẳng. Trường hợp đặc biệt phải đặt đường ngang ở đoạn đường sắt cong thì bán kính đường cong phải từ 300 m trở lên;

b) Đặt cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 m trở lên;

c) Đặt ngoài cột tín hiệu vào ga.

2. Cấm đặt đường ngang vào đoạn hoãn hoà của đường sắt hoặc qua ghi đường sắt.



Điều 14. Góc giao cắt đường ngang

Góc giao cắt giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (900); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao cắt không được nhỏ hơn 450.



CHƯƠNG III
CÔNG TRÌNH VÀ KIẾN TRÚC ĐƯỜNG NGANG


Điều 15. Đoạn đường bộ tại đường ngang

Đoạn đường bộ tại các đường ngang, ngoài việc phải bảo đảm các quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo cấp đường bộ, còn phải bảo đảm các quy định cụ thể sau đây:

1. Đường bộ từ má ray ngoài cùng trở ra phải thẳng trên một đoạn dài bằng khoảng cách tầm nhìn hãm xe quy định tại Điều 12 của Thông tư này, trường hợp khó khăn về địa hình cũng không được nhỏ hơn 15 m;

2. Chiều rộng phần xe chạy của đoạn đường bộ trên đường ngang phải rộng bằng bề rộng phần xe chạy trên đường bộ và không được nhỏ hơn 6 m. Trường hợp bề rộng phần xe chạy trên đường bộ nhỏ hơn 6 m thì đoạn đường bộ qua đường ngang phải được mở rộng để mặt đường không nhỏ hơn 6 m với chiều dài bằng tầm nhìn hãm xe S1 theo bảng 10 (Phụ lục A) tính từ mép ray ngoài cùng về 2 phía cộng thêm 5 m.

Trên đường ngang cấp I, cấp II và đường ngang nằm trong đô thị, khu dân cư phải có phần đường dành riêng cho người đi bộ trong phạm vi đường ngang đó;

3. Từ ray ngoài cùng trở ra, đường bộ phải là đường bằng trên một đoạn dài 16 m, trường hợp khó khăn cũng không được nhỏ hơn 10 m. Tiếp theo đoạn đó phải có một đoạn dài ít nhất 20 m, độ dốc không quá 3%; vùng núi và địa hình khó khăn, độ dốc không được quá 6%;

4. Tại đường ngang phải có đầy đủ hệ thống thoát nước để không làm ảnh hưởng thoát nước của khu vực đường sắt, đường bộ;

5. Trường hợp đặc biệt khác phải được người quyết định thành lập đường ngang theo quy định tại Điều 51 của Thông tư này xem xét, quyết định.



Điều 16. Mặt lát đường bộ trong phạm vi đường ngang

1. Mặt lát đường bộ trong phạm vi đường ngang được quy định như sau:

1.1. Mặt lát đường bộ nằm giữa 2 ray ngoài cùng có kết cấu bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng thì khoảng cách của mặt đường bộ nằm giữa 2 ray ngoài cùng và từ mỗi bên tính từ ray ngoài cùng trở ra ngoài vạch báo chỗ giao nhau với đường sắt (Vạch 65) ít nhất 1,0 m phải có kết cấu bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng nhưng không nhỏ hơn 31 m; trường hợp khó khăn, khi ở đường bộ cấp thấp, tốc độ xe chậm thì cũng phải có kết cấu bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng ra khỏi vị trí “vạch dừng” ít nhất là 7,0 m nhưng không nhỏ hơn 21 m.

1.2. Mặt lát đường bộ nằm giữa 2 ray ngoài cùng có kết cấu bằng các tấm bê tông cốt thép thì:

a) Lát tiếp bằng tấm bê tông cốt thép từ mép ray ngoài cùng trở ra mỗi bên tối thiểu là 2,0 m (trong trường hợp khó khăn cho phép giảm xuống còn 1,0 m), tấm bê tông cốt thép lát ở mép ngoài ray chính có chiều rộng không nhỏ hơn 1,0 m. Phần mặt đường bộ còn lại có kết cấu bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng theo quy định đã nêu ở khoản 1.1 Điều này;

b) Hoặc có kết cấu bằng bê tông nhựa; bê tông xi măng tính từ mép ray ngoài cùng trở ra theo quy định đã nêu ở khoản 1.1 Điều này.

2. Độ cao của mặt lát đường ngang ở trong lòng đường sắt bằng độ cao mặt lăn của ray chính và được phép cao hơn mặt lăn ray chính không quá 10 mm.

3. Độ cao của mặt lát đường ngang tiếp giáp phía ngoài ray chính bằng độ cao mặt lăn của ray chính và được phép thấp hơn mặt lăn ray chính không quá 7,0 mm.

4. Mặt lát đường ngang phải ổn định. Các tấm bê tông cốt thép phải được liên kết chặt chẽ.

Điều 17. Đường sắt trong phạm vi đường ngang

Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Yêu cầu về kỹ thuật:

a) Dọc theo má trong của ray chính trên đường thẳng hoặc trên đường cong bán kính từ 500 m trở lên phải có khe ray rộng 75 mm, trường hợp nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 m phải có khe ray rộng bằng 75 mm + 1/2 gia khoan đường cong (độ mở rộng trong đường cong);

b) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 mm;

c) Chiều dài đoạn có khe ray ít nhất phải bằng bề rộng giữa 2 vai đường bộ;

d) Được dùng ray phụ đặt đứng hoặc dùng các tấm bê tông cốt thép có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray. Khi dùng ray phụ đặt đứng phải đặt các giãn cách; các giãn cách cách nhau không quá 1,5 m và dùng bu lông suốt để liên kết ray phụ với ray chính;

đ) Hai đầu khe ray phải nới rộng vào phía trong lòng đường sắt để chỗ đầu mút khe ray rộng 250 mm, điểm bắt đầu nới rộng cách đầu mút khe ray 500 mm;

e) Không đặt đầu mối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray để làm cháy mối;

g) Các phối kiện nối giữ ray trong phạm vi đường ngang phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu về vật liệu:

a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang phải dùng tà vẹt bê tông hoặc tà vẹt sắt, hạn chế dùng tà vẹt gỗ. Nếu đặt tà vẹt gỗ phải chọn loại gỗ tốt và phải tẩm dầu phòng mục;

b) Nền ba lát tại đường ngang phải bằng đá dăm sạch, độ dày đá bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

Điều 18. Nhà gác đường ngang

Nhà gác đường ngang chỉ được xây dựng khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp phép đường ngang và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Ở đường ngang có bố trí người gác;

2. Đặt ở vị trí có thể quan sát được về hai phía đường bộ và đường sắt thuận tiện cho công tác của nhân viên gác đường ngang; không làm cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường sắt và đường bộ;

3. Bộ phận gần nhất của nhà gác đường ngang phải cách má ray ngoài cùng và cách mép phần xe chạy ít nhất 3,5 m và không xa quá 10 m. Cửa ra vào mở về phía đường bộ, tường nhà phải có cửa sổ lắp kính nhìn rõ được đường bộ và đường sắt; nền nhà phải cao hơn hoặc cao bằng mặt ray; diện tích để làm việc trong nhà gác đường ngang là 12 m2, ngoài ra phải có buồng vệ sinh, nước sạch, ánh sáng; các trường hợp khác phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

CHƯƠNG IV


BÁO HIỆU ĐƯỜNG NGANG


Điều 19. Cọc tiêu và hàng rào cố định

1. Dọc hai bên lề đường bộ dẫn vào đường ngang phải có cọc tiêu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành (Phụ lục B).

2. Cọc tiêu gần đường sắt nhất phải cách ray ngoài cùng là 2,5 m, chiều dài mỗi hàng cọc tiêu tính từ ray ngoài cùng ra ít nhất là 20 m, khoảng cách giữa các cọc tiêu là 1,5 m. Ngoài phạm vi này khoảng cách giữa các cọc tiêu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành.

3. Trên đường ngang có người gác, những cọc tiêu từ chắn đường bộ đến đường sắt phải làm bằng hàng rào cố định, đỉnh cột hàng rào cố định phải đặt thanh ngang suốt phạm vi hàng rào.



Điều 20. Vạch tín hiệu trên mặt đường bộ vào đường ngang

1. Trên đường bộ dẫn vào đường ngang phải có sơn vạch tín hiệu số 1.12 “Dừng lại”, biển báo hiệu số 122 “Dừng lại”.

2. Vị trí sơn vạch tín hiệu số 1.12 “Dừng lại” tính từ chắn đường bộ trở ra 3 m ở nơi có chắn hoặc từ má ray ngoài cùng trở ra 6 m ở nơi không có chắn; quy cách vạch này theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 (Phụ lục B, vạch số 1.12).

3. Đối với đường bộ có kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, bê tông xi măng thì phải có vạch tín hiệu trên mặt đường theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ.



Điều 21. Biển báo hiệu tại đường ngang

Trên hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải đặt đầy đủ biển báo hiệu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ:

1. Trước đường ngang có người gác

a) Có đèn báo hiệu trên đường bộ

- Biển số 210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” (Phụ lục B);

- Biển số 242 (a, b) “Nơi đường sắt giao với đường bộ” (Phụ lục B);

- Cột đèn báo hiệu, biển chỉ dẫn, chuông trên đường bộ của đường sắt;

Tại đường ngang này biển số 242 (a, b) bố trí trên cột đèn báo hiệu, chuông của đường sắt. Biển số 242 (a, b) ở trên, đèn tín hiệu ở dưới. Quy cách được quy định tại Phụ lục B.

b) Không có đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện

- Biển số 210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” (Phụ lục B);

- Biển số 242(a, b) “Nơi đường sắt giao với đường bộ” (Phụ lục B).

2. Trước đường ngang không có người gác

a) Trước đường ngang phòng vệ bằng cần chắn tự động và bằng cảnh báo tự động

- Biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Phụ lục B);

- Biển số 242(a, b) “Nơi đường sắt giao với đường bộ” (Phụ lục B);

- Cột tín hiệu, biển chỉ dẫn, chuông của đường ngang cảnh báo tự động bảo đảm tiêu chuẩn, quy cách theo quy định do cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền ban hành.

- Cột tín hiệu cảnh báo đường ngang.

Tại đường ngang này biển số 242(a, b) bố trí trên cột đèn báo hiệu, chuông của đường sắt. Biển số 242(a, b) ở trên, tín hiệu đèn ở dưới. Quy cách được quy định tại Phụ lục B.

- Biển số 243 (a, b, c) “Nơi đường sắt giao với đường bộ không vuông góc”.

Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, góc giao nhỏ khó quan sát phải đặt biển báo 243 (a, b, c), biển đặt ở phía dưới biển 211 (Phụ lục B).

b) Trước đường ngang phòng vệ bằng biển báo

- Biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Phụ lục B);

- Biển số 242(a, b) “Nơi đường sắt giao với đường bộ” (Phụ lục B) đặt trên đường bộ cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m; biển chỉ dẫn;

- Biển số 243 (a, b, c) “Nơi đường sắt giao với đường bộ không vuông góc”.

Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, góc giao nhỏ khó quan sát phải đặt biển báo 243 (a, b, c), biển đặt ở phía dưới biển 211 (Phụ lục B).

Điều 22. Vị trí đặt đèn báo hiệu, chuông điện và cột tín hiệu cảnh báo đường ngang

a) Đối với đường ngang có lắp đặt đèn báo hiệu và chuông điện trên đường bộ, đèn báo hiệu và chuông điện trên đường bộ (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 m trở lên.

b) Cột tín hiệu cảnh báo đường ngang đặt ở phía trái đường sắt theo hướng tàu số lẻ, mép ngoài của cột cách tim đường sắt 2.170mm đối với khổ đường 1.000mm và cách tim đường sắt 2.610mm đối với khổ đường 1.435mm, cách mép đường ngang phía đường bộ tối thiểu 5.000mm;

Điều 23. Yêu cầu đối với đèn báo hiệu, chuông điện và cột tín hiệu cảnh báo đường ngang

Đèn báo hiệu, chuông điện trên đường bộ và cột tín hiệu cảnh báo đường ngang quy định tại Điều 21 của Thông tư này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Đèn báo hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn báo hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu ra hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn báo hiệu tắt, việc đi lại trên đường bộ trở lại bình thường.

2. Thời điểm đèn báo hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là:

a) 60 giây khi dùng đèn báo hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động);

b) 90 giây khi dùng đèn báo hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động;

c) 120 giây khi dùng đèn báo hiệu không tự động (điện hoặc dầu).

3. Tại các đường ngang cấp I, cấp II phải dùng đèn báo hiệu bằng điện. Cường độ ánh sáng phải đúng quy định của đèn tín hiệu đường bộ.

4. Chuông điện phải được lắp đặt trên cùng cột đèn báo hiệu; khi chuông kêu, phải có âm lượng đủ to để người đi bộ cách xa 15 m nghe được. Chuông kêu khi tàu tới gần đường ngang. Chuông tắt khi chắn đóng hoàn toàn.

5. Cột tín hiệu cảnh báo đường ngang sử dụng loại cột bê tông cao 10 m chôn sâu 2 m, lắp các tấm chống lún, chống lật; Tầm nhìn tín hiệu phải đảm bảo liên tục và lớn hơn 800 m đối với địa hình bình thường, nơi địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 400 m;

Khi gặp tín hiệu đèn vàng sáng nhấp nháy biểu thị tín hiệu đường ngang gặp trở ngại, lái tàu phải hạn chế tốc độ dưới 15km/h cho đến khi tàu qua khỏi đường ngang.

Điều 24. Độ sáng và góc phát sáng của đèn báo hiệu trên đường bộ vào đường ngang

1. Ánh sáng và góc phát sáng của đèn báo hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 m trở lên.

2. Ánh sáng đỏ của đèn báo hiệu không được chiếu về phía đường sắt.

Sơ đồ đèn báo hiệu trên đường bộ được thể hiện tại Phụ lục C.



Điều 25. Vị trí đặt biển kéo còi

Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”. Vị trí, quy cách biển được quy định trong Quy trình tín hiệu đường sắt.



Điều 26. Thẩm quyền quyết định đặt tín hiệu ngăn đường

Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang có người gác, khi cần phải đặt tín hiệu ngăn đường thì người có thẩm quyền thành lập đường ngang quyết định, trừ những đường ngang sau đây:

1. Đường ngang mà chắn đường bộ thường xuyên đóng hoặc có cần chắn tự động hoặc tín hiệu cảnh báo tự động;

2. Đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 m.



Điều 27. Vị trí đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt

1. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 m đến 500 m.

Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 m mà chưa cải tạo được theo quy định tại Điều 50 của Thông tư này thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực chung cho các đường ngang đó.

2. Tín hiệu ngăn đường phải đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt, người có thẩm quyền thành lập đường ngang được quyết định đặt ở bên phải theo hướng tàu chạy vào đường ngang.

3. Tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt phải bảo đảm ít nhất 800 m. Trường hợp địa hình khó khăn, tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường không được nhỏ hơn 400 m.


Каталог: Uploads -> File -> word documents
File -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
File -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
word documents -> Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương