THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG



tải về 5.87 Mb.
trang1/36
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích5.87 Mb.
#1842
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36


THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 83/2002/TT-BTC NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 2002
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
PHÍ, LỆ PHÍ VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 6 tháng 10 năm 1999 và Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;

Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng như sau:
A- CÁC KHOẢN THU PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

I. ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài phải nộp phí, lệ phí quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định tại Thông tư này khi được cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan được uỷ quyền thực hiện đăng ký, thử nghiệm, kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quy định cụ thể tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm:



- Biểu phụ lục số 1: Mức thu phí, gồm: phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo.

- Biểu phụ lục số 2: Mức thu lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

3. Phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định tại Thông tư này thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).


II- TỔ CHỨC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
1. Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện đăng ký, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá, kiểm định phương tiện đo theo quy định của pháp luật có trách nhiệm:

a) Tổ chức thu, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo đúng quy định tại Thông tư này. Thông báo (hoặc niêm yết công khai) mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại trụ sở cơ quan thu phí, lệ phí. Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp biên lai thu phí, lệ phí (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền.

b) Mở sổ kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí, lệ phí theo đúng pháp luật kế toán thống kê hiện hành.

c) Đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo hướng dẫn của cơ quan Thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính.

d) Thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí, lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu phí, lệ phí với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo chế độ quản lý biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính quy định.

2. Tiền thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được quản lý sử dụng như sau:

a) Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được để lại tiền thu phí, lệ phí trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, cụ thể:

- Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo được để lại: 85% (tám mươi lăm phần trăm).

- Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được để lại: 10% (mười phần trăm).

b) Nộp ngân sách nhà nước phần tiền phí, lệ phí còn lại (Tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được, trừ số đã để lại theo tỷ lệ quy định tại tiết a điểm này), gồm:

- Phí thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá; phí kiểm định phương tiện đo nộp ngân sách: 15% (mười lăm phần trăm).

- Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nộp ngân sách: 90% (chín mươi phần trăm).

3. Các cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được sử dụng số tiền phí, lệ phí được để lại theo tỷ lệ (%) quy định tại tiết a, điểm 2 mục này để chi phí cho việc thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo nội dung chi cụ thể sau đây:

a) Chi cho người lao động thu phí, lệ phí về các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản chi bồi dưỡng độc hại (kể cả bảo hộ lao động nếu có), các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo chế độ quy định. Trường hợp đơn vị đã được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trả lương cho cán bộ công nhân viên trong biên chế thì chỉ được chi trả tiền công cho lao động thuê ngoài để thực hiện việc thu phí, lệ phí theo chế độ.

b) Chi các khoản thanh toán dịch vụ mua ngoài phục vụ việc thu phí, lệ phí, như: mua vật tư văn phòng, điện, nước, điện thoại, thông tin, liên lạc, công tác phí (đi lại, ở, phụ cấp lưu trú...), in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn , định mức chi hiện hành.

c) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền quảng cáo phục vụ việc thu phí, lệ phí.

d) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ việc thu phí, lệ phí.

e) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công cụ làm việc và các khoản chi khác phục vụ việc thu phí, lệ phí theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

f) Chi nộp niên liễm cho các tổ chức Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quốc tế mà Việt Nam tham gia theo quy định nhưng chưa được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

g) Chi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên phục vụ việc thu phí, lệ phí. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng năm trước.

Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm quản lý, sử dụng số tiền phí được để lại đúng mục đích nêu trên, có chứng từ hợp pháp, hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

4. Thủ tục kê khai, nộp ngân sách nhà nước số tiền phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định như sau:

- Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thu phí, lệ phí thực hiện kê khai và nộp tờ khai phí, lệ phí từng tháng cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo về số tiền phí, lệ phí đã thu được; số tiền phí, lệ phí được để lại; số tiền phí, lệ phí phải nộp ngân sách của tháng trước và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp trong tháng không phát sinh số thu phí, lệ phí vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

- Trên cơ sở kê khai, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện nộp số tiền phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước của tháng trước, chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo (chương, loại, khoản tương ứng, mục 045, tiểu mục 04 mục lục ngân sách nhà nước hiện hành) tại Kho bạc nhà nước nơi cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đóng trụ sở chính. Số tiền phí, lệ phí do cơ quan thu trực thuộc Trung ương quản lý nộp vào ngân sách nhà nước được điều tiết cho ngân sách trung ương; số tiền phí, lệ phí do cơ quan thu trực thuộc địa phương quản lý nộp vào ngân sách nhà nước được điều tiết cho ngân sách địa phương.

- Nhận được tờ khai phí, lệ phí của cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng gửi đến, cơ quan Thuế thực hiện kiểm tra tờ khai, đối chiếu với số chứng từ thu đã phát hành, số chứng từ đã sử dụng để xác định số tiền phí, lệ phí đã thu, số tiền để lại, số tiền phải nộp ngân sách nhà nước trong kỳ và thông báo cho cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về số tiền phải nộp ngân sách nhà nước.

- Cơ quan Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối chiếu số phí, lệ phí phải nộp theo thông báo của cơ quan Thuế với số tiền phí, lệ phí đã thực nộp ngân sách nhà nước trong kỳ, nếu nộp chưa đủ thì phải nộp tiếp số còn thiếu vào ngân sách nhà nước, nếu đã nộp thừa thì được trừ vào số tiền phải nộp ngân sách của kỳ tiếp sau.

5. Lập và chấp hành dự toán thu - chi tiền phí, lệ phí:

a) Hàng năm, căn cứ mức thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nội dung chi hướng dẫn tại thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự toán thu - chi tiền phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành và gửi cơ quan chủ quản xét duyệt, tổng hợp gửi cơ quan Tài chính đồng cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Căn cứ vào dự toán thu - chi năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng lập dự toán thu, chi hàng quý, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành, gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, cơ quan Tài chính đồng cấp để làm căn cứ kiểm soát thu - chi.

6. Quyết toán thu - chi tiền phí, lệ phí:

a) Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm mở sổ kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán số thu - chi phí, lệ phí theo Quyết định số 999/TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Thực hiện quyết toán chứng từ thu, số tiền phí, lệ phí đã thu, nộp ngân sách; nộp báo cáo quyết toán năm về số thu, nộp phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho cơ quan Thuế trước ngày kết thúc tháng 2 năm tiếp sau năm báo cáo và phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo.

b) Cơ quan thuế thực hiện quyết toán số thu theo biên lai, tổng số thu, số được để lại, số phải nộp ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính, cơ quan thuế quyết toán số chi từ nguồn thu phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được để lại đơn vị theo quy định tại điểm 3 mục II Phần A Thông tư này.

c) Cơ quan chủ quản cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận quyết toán thu - chi phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng của cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc và tổng hợp vào báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan Tài chính thẩm định, ra thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành.
B- CÁC KHOẢN THU KHÁC
Cơ quan Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát sinh các khoản thu khác ngoài các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước quy định tại phần A Thông tư này (như thu về hoạt động cung ứng dịch vụ khoa học kỹ thuật...) có nghĩa vụ:

1. Xác định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp theo thoả thuận.

2. Thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trường hợp cung ứng dịch vụ có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hoá đơn nếu khách hàng không có yêu cầu lập hoá đơn thì phải lập bảng kê theo quy định.

3. Mở sổ kế toán để theo dõi, hạch toán riêng chi phí, doanh thu các khoản thu khác nêu tại phần này (ngoài các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước) theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê hiện hành.

4. Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành, số còn lại được quản lý sử dụng theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và các văn bản khác có liên quan.

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; bãi bỏ các quy định về thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí kiểm nghiệm, đo lường và các hoạt động khác về tiêu chuẩn đo lường chất lượng quy định tại Thông tư liên Bộ số 65/TT-LB ngày 19/8/1995 của Liên Bộ Tài chính- Khoa học công nghệ và môi trường và chế độ thu lệ phí kiểm định phương tiện đo quy định tại Thông tư số 120/1998/TT/BTC ngày 27/8/1998 của Bộ Tài chính.

2. Các cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thực hiện thu, nộp và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
BẢNG PHỤ LỤC
MỨC THU PHÍ THỬ NGHIỆM, ĐO LƯỜNG
VÀ LỆ PHÍ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG


Theo Thông số 83/2002/TT - Bộ Tài chính
ngày 25 tháng 9 năm 2002


BIỂU PHỤ LỤC SỐ 1 (PHÍ)
LĨNH VỰC

I. Phí thử nghiệm

II. Phí kiểm định phương tiện đo



III. Phí kiểm tra NN về chất lượng hàng hoá

BIỂU PHỤ LỤC SỐ 2 (LỆ PHÍ)
- Cấp giấy chứng nhận, cấp chứng chỉ văn bằng

BIỂU PHỤ LỤC SỐ 1 (PHÍ)
I. MỨC THU PHÍ THỬ NGHIỆM
LĨNH VỰC CƠ KHÍ





Tên sản phẩm - chỉ tiêu

Số lượng

Phương pháp thử

Th.gian ngày

Đơn giá 1000 đ

Ghi chú






















1

TÍNH (chưa tính chi phí gia công, chuẩn bị cho các mẫu lớn, phức tạp)







1.1

Thử kéo
















a.

Thử kéo (kim loại dạng tròn, vằn, ống, tấm, hình, mối hàn ở các dạng trên, bulông - đai ốc)

L > 350

Các tiêu chuẩn thử kéo như

5




d: đường kính t:chiều dày




d  10 hoặc t  5

a > 150

TCVN, ASTM, JIS,




90

L: chiều dài




10 < d  20 hoặc 5 < t  10

(cho thép

BS, NF, AS, ISO...




140

a: chiều rộng




20 < d  32 hoặc 10 < t  20

tấm)







250

tính theo mm




d > 32 hoặc t  20










300




b.

Thử kéo dây kim loại (d  4 mm)

3 m

TCVN 1824: 1993




200

thử 3 lần/ mẫu

c.

Thử kéo phôi gang đúc

 30x0,4 m

TCVN 197: 1985




200




d.

Thử kéo nguyên ống thép

(d  60 mm)



1 m

JIS, TCVN, ASTM,




350




e.

Cáp thép dự ứng lực

2 m

ASTM A 370 - 94




500




1.2

Thử uốn
















a.

Thử uốn, thử uốn lại (kim loại dạng tròn, vằn, ống, tấm, hình, mối hàn ở các dạng trên)

L > 350

Các tiêu chuẩn thử uốn như

5










d  10 hoặc t  5

a > 150

TCVN, ASTM, JIS,




70







10 < d  20 hoặc 5 < t  10

(cho thép

BS, NF, AS, ISO...




90







20 < d  32 hoặc 10 < t  20

tấm)







140







d > 32 hoặc t  20










180




b.

Thử uốn gang

 30x0,4 m

ASTM A 438 - 80




180




1.3

Thử độ cứng




Các tiêu chuẩn thử



3










- Rockwell




độ cứng như




70







- Brinell




TCVN, ASTM, JIS,




70







- Vickers




BS, NF, AS, ISO...




140







- Tế vi










200







- Khảo sát độ cứng mẫu hàn










300




1.4

Thử va đập Charpy, Izod

1 bộ gồm 3 mẫu

Các tiêu chuẩn thử va đập như



5




bao gồm phí gia công mẫu theo tiêu chuẩn




- Ở t0 phòng










300







- Dưới t0 phòng đến âm 200C




TCVN, ASTM, JIS,




400






- Dưới âm 200C đến âm 700C




BS, NF, AS, ISO...




500




1.5

Thử kéo dây

3m

TCVN 1824:1993

3

90




1.6

Thử cuốn dây

3m

TCVN 1825: 1993




80




1.7

Thử bẻ gập dây

3m

TCVN 1826: 1993

3

80




1.8

Thử xoắn dây

3m

TCVN 1827: 1993

3

90




1.9

Thử nong rộng ống

1

TCVN 5890: 1995

5

150













ISO 4893: 1986




140




1.10

Thử cuốn mép ống

1

TCVN 1829: 1976

5

150




1.11

Thử nong rộng vòng ống

1

TCVN: 5892: 1995

5

150













ISO 8595: 1986










1.12

Thử nén bẹp ống

1

TCVN 1830: 1993

3

120




1.13

Thử uốn ống

1

TCVN 5891: 1995

5

180













ISO 8491: 1986










1.14

Thử cơ tính ống gang đúc

3

ISO 13 1978

5

150




1.15

Thử áp lực ống

2m

ASME BPV













 60at




CODE

Thoả

180







60at - 100 at




TCVN 1832: 1976

thuận

220







 100at




I OCT 3845 : 75




300




1.16

Thử dây cáp thép

L > 300

TCVN 5757: 1993

4

300













ISO 2408: 1986










1.17

Thử que hàn điện

(Các chỉ tiêu: ngoại quan, bám dính, lệch râm, bền ngâm nước, độ ẩm, công nghệ hàn, thành phần hoá học, cơ tính)



> 4kg

TCVN 3909: 1994

Thoả thuận




Bao gồm gia công mẫu theo tiêu chuẩn




* d > 2,5mm










2,100







* d  2,5mm










1,800




1.18

Thử trọng tải: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc

1 bộ

TCVN 1916: 1995

5

100




1.19

Thử mô men xiết chặt bu lông

1 bộ




Thoả thuận










M < 16










120







M = 16 - 25










150







M > 25










200




1.20

Thử vòng đệm lò so (tính đàn hồi, độ dẻo dai, độ cứng)

3

TCVN 130: 1977

5

180




1.21

Thử que hàn

2 hộp

AWS D5.1













- Hàn mẫu và chụp ảnh

phóng xạ mẫu hàn












500







- Thử kéo kim loại hàn










200







- Thử uốn kim loại hàn










170




1.22

Thử tải chi tiết sản phẩm

1

Theo yêu cầu của khách hàng







không bao gồm chi phí chế tạo gá thử




- Dưới 100 kN










180







- Từ 100 kN đến 300 kN










250







- Từ 300 kN trở lên










400




1.23

Đo kích thước hình học

1

Kính hiển vi













- Chính xác đến 0,01 mm




công cụ




50







- Chính xác đến 0,001 mm




Máy đo độ dài vạn năng




80

























1.24

Đo ren trong và ngoài

1







80




1.25

Xác định sai lệch hình dáng hình học

1

TCVN 384: 1993




60




1.26

Xác đinh sai lệch vị trí tương quan

1

TCVN 384: 1993




100




1.27

Đo độ nhám bề mặt

1

TCVN 2511: 1978




100




1.28

Đo độ bóng gương

1







80




2

TỔ CHỨC KIM LOẠI - LỚP PHỦ







7







2.1

Tổ chức tế vi

1

ASM Metals

Handbook





360




22

Tổ chức thô đại

1

ASM Metals

Handbook





200




2.3

Độ hạt

1

JIS G 0551




200




2.4

Độ thấm tôi, thoát cácbon

1

JIS G 0557





200




2.5

Đo chiều dày lớp phủ

1

ASM Metals













- Bằng máy đo




Handbook




60







- Bằng kính hiển vi kim tương










150







- Bằng phương pháp khối lượng










100




2.6

Thử bám dính lớp phủ

1

TCVN 5408: 1991




50




2.7

Thử lớp phủ bằng phương pháp phun sương muối

1

ASTM B 117 - 94




800

cho một chu kỳ

2.8

Thử thành phần hóa học lớp phủ

2

3QTTN













- Định tính










300







- Định lượng










500

























3

KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY (NDT)







Theo thỏa thuận

(1)




3.1

Kiểm tra khuyết tật bề mặt bằng thẩm thấu chất lỏng (PT)

Theo thực tế

ASTM E 165 - 95




50/ m hoặc 300/ m2




3.2

Kiểm tra khuyết tật bề mặt bằng bột từ (MT)

Theo thực tế

ASTM E 709 - 95




50/ m hoặc

300/ m2






3.3

Kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng siêu âm (UT)

Theo thực tế

ASTM E 164 - 94 ASME BPV CODE




70/ m




3.4

Đo chiều dày bằng siêu âm

Theo thực tế

ASTM E 797 - 94




6/ điểm




3.5

Kiểm tra bằng tia bức xạ (RT-tia X, tia )

Theo thực tế

ASTM E 142 - 94 ASME BPV CODE




100/ phim

phim 10x250 cm

4

THÀNH PHẦN HÓA HỌC KIM LOẠI




ASTM E 415 - 95

2




Cho mỗi lần thử 1 mẫu




- 1 nguyên tố

1 mẫu







90







- dưới 6 nguyên tố










250







- từ 6 đến 9 nguyên tố










350







- từ 10 nguyên tố trở lên










450




Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 5.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương