THÔNg đIỆp từ HỘi nghị quốc tế VỀ biếN ĐỔi khí HẬU 2008 : thuần chay, SỐng xanh, CỨU ĐỊa cầU!



tải về 1.26 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.26 Mb.
#39344
  1   2   3   4   5   6

Hội Nghị Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu - trang

THÔNG ĐIỆP TỪ HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2008 : THUẦN CHAY, SỐNG XANH, CỨU ĐỊA CẦU!

Hội Nghị Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu ngày 27/6/2008 diễn ra tại Trung Tâm Thiết Kế Thái Bình Dương – rạp “Màn Ảnh Bạc” số 8687, đại lộ Melrose, thành phố Hollywood, bang California, Mỹ, được truyền hình trực tiếp toàn cầu thông qua Đài Truyền Hình SupremeMasterTV với 14 kênh truyền hình vệ tinh và hệ thống Internet. Tham gia thuyết trình tại hội nghị gồm có 3 ban thuyết trình, mỗi ban gồm 3 người và trả lời 3 câu hỏi từ phía khán giả tương ứng với các chủ đề: những tài liệu khoa học khẩn cấp về cơn khủng hoảng khí hậu, quan điểm về mặt tâm linh và vai trò biến đổi của giới truyền thông. Thanh Hải Vô Thượng Sư và ông Howard Lyman - Chủ tịch Hiệp Hội “Lên Tiếng Vì Tương Lai Bền Vững” cũng được mời dự và thuyết trình, đóng góp ý kiến tích cực về một trong những giải pháp tuyệt vời cho nạn biến đổi khí hậu và hâm nóng toàn cầu: đó chính là chế độ thuần chay, không ăn thịt các loài động vật, không dùng các sản phẩm từ sữa động vật... Hơn thế nữa, không những ăn chay mà chúng ta còn phải “sống xanh”, tức là sống thân thiện với môi trường, bằng cách tiết kiệm, bằng cách phổ biến dần các nguồn năng lượng và nhiên liệu sạch. Hội nghị cũng đã đưa ra một số liệu khoa học mà ngay hiện thời hầu như không được đề cập đến trên phương tiện thông tin đại chúng của nhiều nước: rằng ngành chăn nuôi đóng góp 80% vào nguyên nhân gây nạn hâm nóng toàn cầu!

Cũng cần nói thêm rằng, lượng ngũ cốc dùng chăn nuôi bò ở riêng nước Mỹ có thể nuôi sống hơn 840 triệu người bị thiếu lương thực, tức là về cơ bản có thể giải quyết được nạn đói trên toàn thế giới. Để có được cùng một lượng Ca-lo, lượng nước dùng để sản xuất các sản phẩm thịt và sữa nhiều hơn ít nhất 20 lần so với các sản phẩm từ thực vật. Vài công trình nghiên cứu cho thấy rằng sản xuất thịt bò cần nhiều nước hơn một trăm lần so với ngũ cốc. Cụ thể về mặt số lượng, cần khoảng 2500 galông, tức gần 9500 lít nước chỉ để sản xuất một cân thịt, trong khi chỉ cần 25 galông nước để sản xuất một cân lúa mì... Những thông tin này, tôi nghĩ, giờ đây không còn xa lạ nữa trong giới các nhà khoa học về lĩnh vực môi trường của thế giới.


Những điều này vẫn còn đang diễn ra. Tại sao vậy? Đây có phải là thiếu sót của riêng giới truyền thông, của các chính phủ hay không? Không! Chắc chắn là không rồi. Đó không phải là thiếu sót của riêng giới truyền thông, của các chính phủ mà nói chung còn là của mỗi cá nhân. Xin được dẫn lời ông Scott Badenoch – Chủ tịch hiệp hội “Công Dân Sáng Tạo” ở Hoa Kỳ phát biểu tại hội nghị này: “Và đã đến lúc toàn bộ loài người phải hành động. Chúng ta không thể cứ trông đợi vào các chính phủ, không thể trông đợi vào các doanh nghiệp lớn, không thể trông đợi vào những người chung quanh. Chúng ta phải bắt đầu ngay bây giờ. Và đã đến lúc mỗi cá nhân, mỗi người trong số chúng ta đứng lên và tạo nên sự thay đổi. Và một khi mỗi cá nhân làm điều đó, từng người một, thì toàn thể Địa Cầu sẽ chuyển đổi.”
Điều đáng nói là Hội nghị đã đề cao được tinh thần từ bi và đạo đức hiếu sinh trong việc mang lại sự bình an cho toàn thế giới. Như vậy, liệu thế giới này có thực sự trở thành một chốn bình an, Thiên Đường, Cực Lạc hay không thì điều đó còn tùy thuộc vào sự thay đổi của chúng ta. Đó không phải là sự cầu nguyện suông, hoặc một lời hứa suông, không có gì đảm bảo và mơ hồ kiểu như thế này: “Nếu như bạn tuyệt đối tin theo giáo pháp của chúng tôi mà không cần suy xét gì thì sẽ được trở về một cảnh giới, một cõi hạnh phúc đời đời sau khi chết (!)” Trong lịch sử nhân loại thì ai là người đã từ các cảnh giới ấy trở về và nói cho mọi người rằng tôi ở đó vui lắm, và thường hằng?

Chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe theo người ta nói; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.” (Tăng Chi Bộ - HT Minh Châu dịch Việt). Vậy chúng ta biết tin ai, điều gì và như thế nào đây? Câu kết luận sau đây sẽ trả lời được điều đó: “Nhưng khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là có tội; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời hãy từ bỏ chúng! Nhưng khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời hãy từ đạt đến và an trú!”


Đây là bài toán của tự thân, vì không có một đấng nào được cho là thiêng liêng mà có thể ban phước giáng họa cho con người cả! Và nếu chúng ta cứ mãi tìm cầu sự gia hộ, ban phước của “bề trên” qua nhiều hình thức cầu cúng thì không những tốn kém và lãng phí một cách vô ích mà điều đáng nói hơn là biết đến bao giờ mỗi người mới chịu thay đổi? Sự thật là chúng ta đang cầu, cúng Hư Không, cho nên kết quả vẫn là...hư không. Vậy muốn có hạnh phúc, an lạc ngay tại cuộc đời này thì chúng ta phải thay đổi. Thay đổi như thế nào? Đó chính là hướng đến một cuộc sống không làm điều ác cho mình, không làm điều ác cho người và không làm điều ác cho tất cả chúng sinh qua hành động, lời nói và ý nghĩ. Đó là một hạnh phúc thật sự mà bất kỳ ai cũng có thể mắt thấy, tai nghe và ý cảm nhận ngay hiện tại khi chúng ta huân tập lối sống nói trên. Nhất thiết cần phải huân tập và trải rộng lòng yêu thương, sự đoàn kết, tính bình đẳng; ba yếu tố này sẽ không còn bị bó hẹp trong một nhóm người, dòng họ, quốc gia, chúng cần phải được thể hiện một cách rộng khắp bởi vì suy cho cùng chúng ta chỉ có một đất nước duy nhất là Địa Cầu.
Tại sao chúng ta thường đặt lợi ích của nơi mình đang sống lên làm đầu? Như vậy còn các nơi khác thì sao? Còn đâu sự bình đẳng và đoàn kết quốc tế nữa? Phải chăng tâm chúng ta còn đang chấp bám vào các không gian địa lý cùng các tên gọi của chúng? Phải chăng đó là một trong những mầm mống của xung đột và chiến tranh, tranh dành và chia chẻ? Một sự vô cùng tốn kém về nhân lực, tiền bạc và thời gian cho việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí, các cuộc tập trận và chạy đua vũ trang của các quốc gia cũng một phần từ đó; còn những tổn thất do chiến tranh thì không thể nghĩ bàn rồi! Sự thực khi nhìn lại lịch sử và tin tức ngày nay thì chúng ta thấy rằng thế giới này chưa bao giờ ngưng nghỉ chiến tranh và các thể loại xung đột. Chúng ta chưa bao giờ có hòa bình thật sự: bằng chứng là luôn luôn có sự phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu giữa các quốc gia.
Hãy tự hỏi mình câu này: vậy chúng ta muốn để cho điều đó tiếp tục đến tận bao giờ? Đã từ rất lâu, ngay cả hiện tại cho đến tương lai, các thế hệ con người và động vật đều thích được sống một cuộc sống thực sự bình an, không còn nỗi sợ hãi về nhau. Cho nên đã đến lúc mọi người cần phải nghĩ về việc thế giới này sẽ không còn hiện diện của sự đau khổ một ngày nào đó. Đây là một điều đáng suy ngẫm để mỗi người thay đổi tùy theo đặc tướng của mình. Thay đổi không phải chỉ là việc loại bỏ chiến tranh– điều này thì đã quá hiển nhiên rồi, mà chúng ta còn phải loại bỏ những điều vi tế khác. Và tôi tin chắc rằng những điều vi tế đó cũng không nằm ngoài Tham, Sân, Si. Cho nên mọi người hãy xóa bỏ những cái đường biên giới trong tâm do chấp trước đối với muôn sự khác biệt về Danh Sắc để được hòa mình vào hạnh phúc rộng lớn và tinh thần đoàn kết quốc tế thật sự tựa như mọi dòng sông đều xuôi về biển cả. Con người ở đâu cũng như nhau và theo cách nói của Phật, Chúa và các Thánh nhân: khi máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn thì không còn phân biệt đẳng cấp, dòng họ, quốc gia…

Thế còn về cuộc sống của các loài vật thì sao? Cũng như con người, các loài vật đều biết yêu quý sự sống của chúng: những chú cá tung tăng bơi lội dưới nước, những con chim tung bay trong những khoảng trời xanh thẳm rộng lớn và ở mặt đất, những chú bò hiền ngoan đang gặm cỏ trên ngọn đồi êm ả. Chúng ta biết rõ điều này: rằng không có một loài vật nào thích bị giết hại để trở thành thức ăn cho con người, chúng không thích bị đưa ra làm thí nghiệm và chúng cũng không thích bị giam cầm trong những cái chuồng chật hẹp dù là ở sở thú, hay là ở nhà. Đứng trước một hành động sát sinh: tại sao mắt chúng ta không nhìn thấy những hình ảnh giãy giụa đau đớn của trâu, bò, heo, chó, gà, cá..., tại sao tai chúng ta không nghe thấy những tiếng kêu gào, và tại sao ý của chúng ta không chịu tư duy về sự thích sống sợ chết của muôn loài? Thế đấy, chúng ta vẫn coi thịt, xương, máu và sự đau khổ tột cùng của chúng sanh là cái để nuôi sống thân mạng mình, và thậm chí là để mua vui qua hoạt động ở các lễ hội thiếu đạo đức hiếu sinh: chọi trâu, chọi bò, chọi gà, đua ngựa... Hành động đưa những con trâu, bò ra đấu đá nhau đến chết – mà các loài trâu, bò đã giúp con người có lúa gạo từ hàng ngàn năm nay – là một hành động vô ơn! Có người nói: “Trâu, bò, heo, chó, gà, cá... là những con tôi nuôi được, nên tôi có quyền...ăn! Vì nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân mà!” Nhưng sự thật là không một loài vật nào cần con người phải nuôi sống cả, chúng hoàn toàn tự sinh sống trong thế giới riêng của chúng, kể cả chó, mèo, gà vốn đều sống ở môi trường hoang dã, rồi con người bắt chúng về nhà nuôi và gọi đó là...của ta! Thật là chủ quan! Nếu chúng ta thực sự “nhân dưỡng vật” thì khi nuôi chó, mèo nên nuôi chúng trong thiện pháp bằng cách tập cho chúng thói quen không ăn thịt động vật. Chắc chắn hoàn toàn chúng sẽ quen! Và nếu “vật dưỡng nhân” thì lẽ ra động vật phải vui vẻ đón nhận cái chết để trở thành thức ăn cho con người chứ? Điều này thật là bất công với các chúng hữu tình! Vì vậy, chẳng qua đây là một lối lý luận chủ quan và một chiều, hoàn toàn chà đạp lên sự sống của các loài vật. Các loài vật không bao giờ muốn được “nhân dưỡng vật” theo cái kiểu được nuôi rồi bị giết thịt. Lại có ý kiến cho rằng: chúng ta phải lấy số đông trong xã hội làm chuẩn mà theo. Điều này không phải đúng hoàn toàn. Ví dụ, đa số nam giới vẫn còn đang uống rượu, bia và hút thuốc lá – chúng ta không thể lấy những thói quen có hại này để mà làm theo được chỉ vì nó thuộc về số đông. Cũng vậy, hiện giờ đa số người dân vẫn còn đang ăn thịt – tức là lấy sự đau đớn của các loài động vật làm thức ăn của mình, thì chúng ta cũng không nên coi đây là chế độ ăn uống “bình thường”, không nên lấy nó làm chuẩn.



Có phải chúng ta không thấy, không nghe, và không biết? Sao vẫn còn tồn tại sự vô tâm trước việc động vật bị giết hại, xem như không có chuyện gì xảy ra? Cái lực gì đang thúc đẩy chúng ta làm những việc mà mình không biết đó là bất thiện? Đúng vậy, chúng ta đang bị dẫn dắt bởi nghiệp theo cách nhìn của nhà Phật, mà một khi làm theo cái lực bất thiện đó thì rõ ràng là chúng ta đang sai lầm mà không biết mình sai lầm thành ra đại sai lầm. Cho nên, hãy thức tỉnh được điều này rồi dừng lại. Chúng ta phải thay đổi điều mà từ lâu mình vẫn xem là bình thường, là “bản chất”! Và do vậy, khi chúng ta đang sai lầm mà biết mình sai lầm thành ra mình có trí và sửa đổi. Một lần nữa tôi xin được nhắc lại: rằng các loài động vật đều biết cảm nhận đau khổ và hạnh phúc như con người, chúng không phải là những hòn đá, khúc gỗ để mà chúng ta muốn làm gì thì làm! Nếu không nhận ra được điều này mà vẫn còn tiếp tục làm hại các loài vật thì chẳng qua về mặt này chúng ta đang bị nghiệp xấu dẫn dắt mà thôi!
Lâu nay, chúng ta đã nghe nhiều về dịch bệnh nguy hiểm như nhiễm virus H5N1, H7N9, bệnh bò điên, lở mồm long móng, tai xanh...trên các bản tin thời sự và báo chí. Chúng luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác và chính chúng ta đang chạy theo sau để ngăn ngừa và dập tắt không biết đến khi nào mới chấm dứt. Nhưng có một cách mà chúng ta hoàn toàn sẽ chấm dứt vĩnh viễn các dịch bệnh nói trên! Cách này hoàn toàn không tốn kém, không phí sức mệt nhọc mà lại vô cùng đơn giản! Đó chính là: Đừng có chăn nuôi và đánh bắt để làm hại động vật nữa! Chỉ có thế thôi. Con người đâu thiếu cái để làm thực phẩm? Lạc, vừng, các loại đậu, gạo, nếp, ngô, khoai, sắn... và không đếm hết các loại rau xanh, hoa quả màu cầu vồng. Thiên nhiên chu đáo lắm, nó đã ban cho con người cả một vương quốc thực vật để làm thực phẩm cũng như thuốc trị bệnh! Cho nên chúng ta cũng sẽ thay thế sữa động vật bằng các loại sữa thuần chay như: sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa gai dầu, sữa dừa, sữa yến mạch và sữa hạt dẻ, bởi vì ở nhiều trang trại nhà máy người ta ngược đãi bò sữa vô kể: chúng thường luôn ở trong tình trạng mang thai nhằm mục đích cho nhiều sữa hơn, con của chúng thì bị tách ra, còn sữa thì được đưa cho một loài khác – con người để uống, và khi khả năng cho sữa quá thấp thì bò sữa không được thả về để sống nốt những ngày còn lại mà bị đưa ngay vào lò sát sanh để lấy thịt– với cái cách khai thác sữa như trên thì thời gian sống của bò sữa bị rút ngắn rất nhiều! Vì vậy, từ bỏ ngành chăn nuôi và đánh bắt rồi chuyển sang những ngành nghề thiện thì mọi dịch bệnh như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh...sẽ biến mất! Đó là một thực tế không thể chối cãi được. Cá nhân tôi cảm thấy không thể làm một phép tính nào để tính toán hết được những tổn hại to lớn của việc ăn thịt: Từ việc dùng một lượng nước và ngũ cốc khổng lồ để chăn nuôi cho đến việc chính ngành chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước sạch, gây các dịch bệnh nói trên và nghiêm trọng nhất là góp phần lớn gây hâm nóng toàn cầu cũng như biến đổi khí hậu; những tổn thất về mặt con người, thời gian và chi phí để khắc phục những hậu quả đó là điều khó có thể hình dung! Vì vậy, có hai đường hướng xác định rõ ràng: một là, nếu chúng ta tiếp tục chăn nuôi và đánh bắt thì còn phải lo lắng về việc đối phó với các dịch bệnh và sự ô nhiễm môi trường, tiêu tốn quá nhiều thời gian và công sức, tiền bạc; hai là, từ bỏ chăn nuôi và đánh bắt thì các dịch bệnh sẽ biến mất, môi trường sống không bị ô nhiễm, mọi người sẽ không còn phải lo lắng, không tiêu tốn một chút thời gian, tiền bạc và công sức nào cả. Mong rằng chúng ta sẽ chọn lấy con đường đúng đắn.
Trên đây là những câu hỏi mở, để chúng ta suy ngẫm vì một thế giới nơi mà cuộc sống của muôn loài được trân trọng. Sau đây tôi xin giới thiệu tổng hợp một số phần phát biểu, hỏi-đáp tại Hội Nghị Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu 2008. Quý vị có thể xem toàn bộ HD Video của hội nghị này bằng cách tải xuống từ trang YouTube.com (nhập từ khóa bằng tiếng Anh: “Climate Change International Conference, West Hollywood 2008”). Video có phụ đề tiếng Việt, nhưng tôi cũng muốn tự mình dịch sang tiếng Việt rồi đánh máy để mọi người tiện đọc tham khảo.



Người dẫn chương trình (MC): Jane Velez-Mitchell, người thuần chay, phóng viên tin tức truyền hình Mỹ đạt giải Emmy.

Ban thuyết trình gồm: Howard Lyman: Chủ tịch Hiệp Hội “Lên Tiếng Vì Tương Lai Bền Vững”, Tiến sỹ Will Tuttle: tác giả cuốn sách rất được nhiều người đọc- “Chế Độ Ăn Cho Hoà Bình Thế Giới: ăn uống cho sự lành mạnh tâm linh và hoà hợp xã hội”, Tiến sĩ Lionel Friedberg: Giám đốc, nhà sản xuất bộ phim tài liệu “Bổn phận thiêng liêng”, Tiến sĩ Elliott Katz: Chủ tịch Hiệp Hội Bảo Vệ Động Vật.Giáo sư Ryan Galt: Viện Nông Nghiệp Bền Vững, UC Davis, Tiến sỹ Jim Stewart: Đồng chủ tịch Uỷ Ban Hâm Nóng Toàn Cầu, Tiến sỹ Gurminder Singh: Đồng chủ tịch Viện Công Nghệ Xanh, Bác sỹ Gabriel Cousens: Sáng lập viên Trung Tâm “Cây Hồi Sinh”, John Raatz: Sáng lập viên “Đoàn Trình Chiếu và Liên Hiệp Toàn Cầu Về Lĩnh Vực Giải Trí Biến Đổi”, Scott Badenoch: Nhân viên quản trị cao cấp trang mạng “Công Dân Sáng Tạo”.
Phần 1


Người dẫn chương trình (MC): Xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các quý vị! Từ trái tim của thành phố Hollywood, bang Carlifornia, Mỹ, tôi xin chào mừng các quý vị đến với buổi tường thuật trực tiếp lịch sử này. Chúng ta sẽ bàn về sự biến đổi khí hậu đáng báo động. tôi là một ký giả tên là Jane Velez-Mitchell. Ngay bây giờ, chương trình này đang đến với hàng triệu gia đình khắp thế giới trên 14 hệ thống truyền hình vệ tinh, cũng như trên mạng Internet. Đây là buổi tường thuật đặc biệt từ đài truyền hình SupremeMasterTV. Mời các bạn hãy theo dõi vì nỗ lực này! Có phải chúng ta sẽ thay đổi thế giới này không? Có phải chúng ta sẽ làm cho người dân bắt đầu ăn rau quả và dừng ăn nhiều bánh Hamburger không? Đúng là như vậy, chắc chắn rồi! Thông qua sự kiện toàn cầu này, thế giới đang xích lại gần nhau để lập tức hành động đối với biến đổi khí hậu và khủng hoảng thực phẩm. Chúng ta có thể cùng nhau làm điều gì đó để ngăn chặn một thảm họa thực sự đang hình thành ngay lúc này. Từ đất nước Ai-len đến quần đảo Bahamas, từ rừng Amazon đến bãi đá Stonehenge, thế giới đều đang theo dõi và chúng ta muốn điều gì? Chúng ta muốn hành động phải không quý vị? Hành động! Được rồi, chúng ta đang thay đổi thế giới hôm nay, chúng ta hãy bắt đầu với một bài ước nguyện dành cho không ai khác ngoài nước mẹ Địa Cầu. Và tôi cũng ước nguyện cho tất cả thú vật đang bị nhốt tại các trang trại nhà máy khắp thế giới, ước nguyện cho tất cả mọi người. Bây giờ chúng ta sẽ có một bức thông điệp thành tâm, được gửi từ thủ đô Niu Đê-Li, Ấn Độ, bởi một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về môi trường sống – cựu Giám đốc Chương Trình Môi Sinh của Liên Hợp Quốc, Tiến sỹ Ashok Khosla, người được trao giải tương đương với giải Nobel Hòa bình, hiện là Chủ tịch Câu Lạc Bộ “Club of Rome” danh tiếng. Bây giờ ông ấy sẽ đưa ra một giải pháp hữu hiệu về vấn đề hâm nóng toàn cầu.
Tiến sỹ Ashok Khosla: - Xin chào tất cả quý vị! tôi là Ashok Khosla. Tôi xin gửi lời chào đến quý vị từ “Đường Lối Phát Triển” ở thủ đô Niu Đê-li, Ấn Độ, đặc biệt đến những ai đang tận tâm góp phần làm thế giới này trở thành một xứ sở tốt đẹp hơn cho tất cả. Biến đổi khí hậu là một trong những đe dọa lớn nhất mà nhân loại từng đối mặt. Sự tuyệt chủng rộng lớn của các loài vật đang diễn ra hiện giờ cũng vậy, rồi cả sự biến mất của các khu rừng, các loài cá và sự suy giảm các nguồn năng lượng, tài nguyên khoáng sản của chúng ta. Trên thực tế, trong vài tháng qua, các vấn đề lớn nhất là giá cả dầu lửa và thực phẩm - chúng đang đến một cách không lường trước được. Cuộc họp hôm nay của quý vị là về ảnh hưởng của thịt đối với thế giới quanh ta.
Tôi là người ăn trường chay từ rất lâu - trên thực tế là cả đời tôi, ăn chay từ lúc còn ở trong bụng mẹ. Đây là một quyết định riêng tư cá nhân, không phải do gia đình tín ngưỡng, hay bất kỳ sự ép buộc nào. Trước đây tôi chưa bao giờ thấy được sự cần thiết phải thuyết giảng hoặc thuyết phục người khác đến với trường chay. Nhưng giờ đây, tôi bắt đầu thắc mắc liệu điều đó có đúng hoặc công bằng đối với đồng loại. Các bạn đều biết rằng việc ăn thịt đã trở nên rất nguy hiểm. Thậm chí nó có thể giết hại người khác, chẳng hạn như bằng cách làm mất đi các nguồn tài nguyên để sản xuất thực phẩm cho họ. Hơn một nửa đất nông trang ở Mỹ là dành cho việc sản xuất thịt bò.
Các bạn biết rằng phải mất 1 mẫu Anh để sản xuất 250 cân Anh thịt bò. Cùng một diện tích như vậy có thể tạo ra được 40.000 cân Anh khoai tây – nhiều hơn 160 lần. Thịt có thể giết chết quý vị. Nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư của người ăn thịt cao gấp 3 đến 4 lần. Nếu một người dân Mỹ gặp cơn đau tim, nguy cơ dẫn đến tử vong là khoảng 50%. Nguy cơ này giảm xuống còn 15% đối với người không ăn thịt và giảm xuống còn khoảng 4% đối với người không ăn thịt, không dùng bơ, sữa và trứng. Và thịt có thể giết chết tất cả chúng ta, hành tinh này và mọi sự sống trên đó.
Như quý vị đều biết, nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu là các hiệu ứng nhà kính do các khí gây hiệu ứng nhà kính, Các-bon Đi-ô-xít chủ yếu và khí thải Methane từ nhiên liệu hóa thạch, và các khí này gia tăng nhiều thông qua việc sản xuất thịt. Việc tạo ra một bữa ăn dựa trên thịt tiêu tốn nhiên liệu hóa thạch gấp 3 lần so với bữa ăn không có thịt. Việc sản xuất gia súc dùng hơn một nửa lượng nước dùng cho mọi mục đích ở nước Mỹ. Trên thực tế, sự chăn nuôi một con bò cần một lượng nước đủ để làm nổi một con tàu nhỏ. Nếu mọi người dừng ăn thịt hôm nay thì phải mất 260 năm mới dùng hết nguồn dầu lửa của thế giới, nhưng nếu tất cả mọi người đều ăn thịt như kiểu người dân Mỹ ngày nay thì chỉ 13 năm thì sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ dầu của thế giới. Đây không phải là vấn đề thứ yếu.
Người ăn chay có thể khỏe mạnh như người ăn thịt. Có những vận động viên thể thao đạt thành tích cực kỳ tốt dựa trên chế độ ăn trường chay. David Scott, người đã 6 lần dành chiến thắng tại cuộc thi “Người Sắt”, là người ăn chay. Và tôi vẫn ở đây, sau 68 năm không ăn thịt. Nói tổng quát, tôi mạnh dạn đề cao chế độ ăn không có thịt. Nhu cầu về thịt, bơ, sữa và trứng càng ít, thì chúng ta càng chăn nuôi ít và do đó lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lại càng giảm, biến đổi khí hậu và nạn hâm nóng toàn cầu cũng giảm dần. Việc sống có trách nhiệm đối với tương lai của chúng ta là tùy thuộc vào mỗi người. Xin cảm ơn quý vị! Xin chúc quý vị có một cuộc họp tốt đẹp. Mong quý vị hãy trường chay.
MC: - Ông diễn đạt thật hay! Thịt giết hại, đặc biệt là thú vật bị giết để lấy thịt. Đó là lý do tại sao chúng tôi chúng tôi thích nói: “Hoà bình bắt đầu nơi đĩa ăn của bạn.” Bởi vậy tất cả các bạn ở đây khi nói rằng mình bình an, và muốn có hòa bình cho thế giới, thì hãy bắt đầu ngay trên đĩa ăn của mình. Quý vị đều biết phong trào này đang được thành phố Hollywood đón nhận. Nhiều người nổi tiếng ở Hollywood đã chuyển sang thuần chay và vài trong số họ đang ở trong hội trường này. Và bây giờ chúng tôi xin giới thiệu ngài thị trưởng thành phố Hollywood, Jeffrey Prang.
Jeffrey Prang: - Xin chào tất cả quý vị. Xin cảm ơn về lời mời đến đây chiều hôm nay. Tôi là Jeffrey Prang, thị trưởng thành phố Hollywood. Chúng tôi thực sự tự hào khi được đăng cai hội nghị này hôm nay. Chúng tôi thấy tự hào là một trong những thành phố tiến bộ hàng đầu của đất nước: về kiểm soát việc sử dụng súng, về quyền công dân. Chúng tôi dẫn đầu cộng đồng phúc lợi dành cho động vật. Là một thành phố đông đúc nhưng chúng tôi có những nhà lãnh đạo hàng đầu về chính sách môi trường. Đó là tại sao điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu. Sự chuẩn bị và gặp mặt ngày hôm nay của chúng ta để bàn về những vấn đề quan trọng này, về môi trường sống, về biến đổi khí hậu là rất thiết yếu. Tôi thấy lạc quan, tôi lạc quan về các mục tiêu của hội nghị ngày hôm nay và những hội nghị như thế này đang diễn ra khắp cả nước. Vậy thay mặt các đồng nghiệp của tôi và Hội đồng thành phố Hollywood, tôi xin hoan nghênh quý vị đến với cộng đồng của chúng tôi tại đây. Xin cảm ơn sự lãnh đạo của quý vị. Thành phố Hollywood luôn sẵn lòng kề vai sát cánh cùng quý vị trong mặt trận này. Xin cảm ơn rất nhiều.
MC: - Và tôi muốn được nói rằng có rất nhiều nhà hàng thuần chay để lựa chọn ở thành phố Hollywood này, và chúng ta thích điều đó, phải không quý vị? Như chúng ta đang nói, rằng ngăn biến đổi khí hậu đã là một phong trào khắp thế giới. Và hôm nay chúng ta cần có một hội quốc tế tại đây, tôi không chỉ nói đến bản thân, bây giờ tôi xin giới thiệu một người cùng dẫn chương trình với tôi trong buổi tường thuật trực tiếp tuyệt diệu này – đến từ Canada, nhà văn Donald Gilmore.

Donald Gilmore: - Xin cảm ơn quý vị. Cơn khủng hoảng biến đổi khí hậu không còn là một chủ đề tranh cãi nữa. Các nhà khoa học, chính trị, lãnh đạo tôn giáo của mọi tín ngưỡng đang kêu gọi công chúng thay đổi lối sống nhằm ngăn chặn sự ấm lên của Trái đất bằng cách tái chế nhiều hơn và tiêu tốn ít năng lượng và nguồn nước hơn. Tuy thế, cái giải pháp hữu hiệu và mau lẹ nhất mà có thể loại bỏ được ¾ lượng khí thải gây hâm nóng toàn cầu đang làm chúng ta khốn đốn lại là chuyện mà hầu như không có ai đề cập đến. Điều đó thật đơn giản: hãy thay đổi chế ăn của mình!
MC: - Vâng, chắc chắn là như vậy rồi. Quả táo này là thức ăn nhanh của Mẹ Tự Nhiên. Quý vị hãy cầm lấy nó, cắn một mẩu và ăn nó. Có cái gì nhanh hơn nữa không? Chúng tôi rất vui được nói rằng giờ đây lần đầu tiên những nhóm hoạt động vì môi trường sống, những người ủng hộ quyền lợi động vật, các nhóm liên tín ngưỡng và thậm chí cả giới truyền thông đang đến với nhau để làm thế giới thức tỉnh về sự điên đảo trong chế độ ăn trung bình của người Mỹ - một chế độ ăn tự hủy diệt mà thật không may, nó đang được lan rộng khắp thế giới mà quý vị đã đề cập đến. Kính thưa tất cả quý vị. Chúng ta thật phấn khởi ngày hôm nay vì sự có mặt của một trong những nhà lãnh đạo của phong trào này. Ông ấy là tác giả của cuốn sách rất nhiều người đọc:
Каталог: Upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương