Thông cáo báo chí 01. 10. 2013



tải về 46.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích46.97 Kb.
#31496



Thông cáo báo chí 01.10.2013



Nghệ sĩ Việt Nam tham gia tour diễn Châu Á chương trình “Trống và Tiếng hát” nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật Bản và ASEAN
Nhân kỷ niệm 40 Năm hợp tác và hữu nghị ASEAN – Nhật Bản Năm hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hân hạnh giới thiệu chương trình hòa nhạc “Trống và Tiếng hát” vào các ngày Thứ Năm 17.10 và Thứ Sáu 18.10.2013 tại Hà Nội.
Trống và Tiếng hát” là một chương trình âm nhạc đặc biệt được dàn dựng nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ của ASEAN – Nhật Bản và Nhật Bản – Việt nam, với sự tham gia của 12 nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ truyền thống chuyên nghiệp đến từ 7 nước, gồm Việt Nam, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Brunei và Nhật Bản.
Như chúng ta có thể thấy trống Đông Sơn ở Việt Nam và những làn điệu mê hoặc của châu Á, trống và tiếng hát là những nhạc cụ nguyên thủy nhất trong khu vực đã cuốn hút con người qua từng thiên niên kỷ với sức mạnh nội tại và năng lượng.
Trống và Tiếng hát” như chúng ta mong chờ, sẽ mang lại âm nhạc đầy năng lượng, sức mạnh và sự lôi cuốn với những nhịp điệu đầy cảm xúc và giai điệu hài hòa làm rung động trái tim.
Hợp tác âm nhạc đặc sắc này được thiết lập qua một qua trình dài. Các nghệ sĩ châu Á đã trải qua tổng cộng 4 tuần làm việc tại Thái Lan (tháng 6-tháng 7 2013) và Việt Nam (tháng 8-tháng 9 2013) để làm quen, tìm hiểu về tính cách, văn hóa và định hướng sáng tạo của các thành viên trong dàn nhạc.
Để hỗ trợ dàn nhạc và sự hợp tác của các nghệ sĩ, nhà soạn nhạc kiêm đạo diễn danh tiếng Nhật Bản, bà Michiru Oshima, cũng tham gia dự án “Trống và Tiếng hát” với vai trò là đạo diễn âm nhạc. Với bề dày kinh nghiệm và loạt giải thưởng sáng tác âm nhạc cho truyền hình, phim hoạt hình và phim truyện, bà đã khéo léo dẫn dắt dàn trống để đạt được “sự hài hòa đa dạng” trong âm nhạc nguyên bản của họ.

Đại diện Việt Nam có hai nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ truyền thống tham gia. Đó là NSƯT Mai Liên từ Bá Phổ Nhạc đường với cây đàn T’rung và các làn điệu dân ca và NSƯT Minh Chí từ Nhà hát Chèo Việt Nam với các nhạc cụ bộ gõ của Chèo và dân tộc.


Nghệ sĩ Mai Liên và Minh Chí đều được đánh giá cao với các kỹ năng điêu luyện, kiến thức về âm nhạc truyền thống Việt Nam và sự linh hoạt của họ cho chương trình hợp tác quốc tế này. Sự tham gia của họ giúp các nghệ sĩ của “Trống và Tiếng hát” sáng tạo nên những nét âm nhạc mới độc đáo dựa trên chất liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Trong số các nghệ sĩ châu Á tham gia biểu diễn còn có các nghệ sĩ tên tuổi như nghệ sĩ Tsubasa Hori từ Nhật Bản, từng là thành viên trong dàn trống “Kodo” huyền thoại của Nhật Bản và bản thân cô là một nhạc sĩ/nhà soạn nhạc, nghệ sĩ Myanmar Pyi Kyauk Sein từ Miến Điện chơi Pattalar (một loại mộc cầm của Miến Điện) với nhiều giải âm nhạc lớn như Giải Âm nhạc hay nhất trong Phim hay nhất tại Motion Picture Academy Awards năm 2012 ở Miến Điện, vv…
Chương trình biểu diễn của “Trống và Tiếng hát” sẽ được giới thiệu tại 6 nước ASEAN (Việt Nam, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Brunei) trong tháng 10 và tháng 11 năm 2013, trước khi kết thúc tour diễn tại Bunkamura Orchard Hall ở Shibuya, Tokyo vào Thứ Tư ngày 18.12.2013.
Chương trình sẽ được công diễn thế giới qua hai buổi hòa nhạc tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội) vào 20h00 các ngày Thứ Năm 17.10 và Thứ Sáu 18.10.2013. Vé của chương trình được phát miễn phí tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội/TEL 04-3944-7419).

Mọi thắc mắc về chương trình và đăng ký phỏng vấn nghệ sĩ, xin liên hệ tại:




Ms. Hương (04-3944-7419 máy lẻ: 106) / Mr. Yoshioka (0123-384-4138)

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam ĐT 04 3944 7419 www.jpf.org.vn


Trống và Tiếng hát”
Thời gian: Thứ Năm 17.10 và Thứ Sáu 18.10.2013

[Mở cửa] 19:30 [Bắt đầu] 20:00

Địa điểm: Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ

8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội


Vé miễn phí được phát tại:

Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam

27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội

[Giờ mở cửa] 09:00 – 18:00 (hàng ngày)



Michiru Oshima
Đạo diễn âm nhạc của “Trống và Tiếng hát”
Tốt nghiệp khoa sáng tác tại Cao đẳng Âm nhạc Kunitachi, bà bắt đầu sự nghiệp là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc một thời gian tại trường, đồng thời sáng tác nhạc cho phim truyện, các chương trình truyền hình, phim hoạt hình, nhạc ambient và sáng tác theo đơn đặt hàng. Qua các vận dụng bậc thầy trong dàn nhạc và tổng hợp âm thanh, bà đã thu hút được sự chú ý của nhiều lĩnh vực khác nhau cho sáng tạo các âm thanh hoành tráng, ấn tượng và các giai điệu mượt mà. Bà dành được rất nhiều giải thưởng âm nhạc, trong đó có Giải Âm nhạc hay nhất tại Mainichi Film Contest Award (2012), Giải Nhạc sĩ xuất sắc nhất tại Jackson Hole Film Festival (2007/Mỹ), và các Giải Âm nhạc tại Japanese Academy Award lần thứ 21 (1998), lần thứ 24 (2001), lần thứ 26 (2003), lần thứ 27 (2004), lần thứ 29 (2006) và lần thứ 30 (2007). Các tác phẩm âm nhạc của bà phải kể tới Take the ‘A’ Train (2012), Memory of Tomorrow (2007), nhạc cho phim hoạt hình Fullmetal Alchemist (2005) v..vv…

Nghệ sĩ biểu diễn:

Mai Liên Minh Chí Channa Vutha Kyauk Sein Bou thu Rain

Việt Nam Việt Nam Campuchia Campuchia Miến Điện Miến Điện

Tossaporn Tassana Chris Shining Star Sengthong Boutxady Putthavong Sakda Yusri Hori Tsubasa

Thái Lan Thái Lan Lào Lào Brunei Nhật Bản

Ảnh một số nhạc cụ bộ gõ được dùng biểu diễn trong chương trình
Đàn Bầu Việt Nam

Là loại đàn 1 dây hay còn gọi là độc huyền cầm. Thanh âm phát ra nhờ một tay sử dụng que hay miếng tre gảy vào dây. Một đầu của sợi dây được nối vào cần đàn cùng với một hộp âm thanh; tay kia vuốt cần đàn, thay đổi độ căng của dây đàn để chỉnh âm. Âm thanh phát ra rất tĩnh, ngày nay người ta sử dụng thêm loa để tăng âm.


Đàn T’rung Việt Nam

Một loại nhạc cụ bằng tre hoặc nứa. Nét đặc biệt của loại nhạc cụ này là cách sắp xếp của nó; các ống tre với các độ dài ngắn khác nhau được xếp thành hàng trên giá. Mỗi đầu ống đều bịt kín do còn nguyên các đầu mấu, đầu kia được gọt vát một phần ống để tạo âm theo chuỗi hàng âm của người dân tộc. Khi dùng dùi gõ vào các ống sẽ tạo thành âm thanh cao thấp khác nhau tùy độ to, nhỏ, dài, ngắn của ống. Những ống to và dài phát ra âm trầm, còn những ống nhỏ và ngắn có âm cao. T'rưng là loại nhạc cụ gõ phổ biến ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, ngày nay nó được sử dụng phổ biến trên toàn Việt Nam, được cải tiến bởi nghệ sĩ Bá Phổ, chồng của nghệ sĩ Mai Liên, nghệ sĩ biểu diễn đàn T’rưng trong chương trình hòa nhạc “Trống và Tiếng hát”.



Trống cái Việt Nam

Là tên của chiếc trống bass truyền thống này, có nghĩa là “trống lớn”. Thân trống được làm từ gỗ mít, mặt trống được làm từ da trâu.


Chaiyam Campuchia

Trống này dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật dân tộc. Thân trống được làm từ gỗ mít.


Sampho Cambodia

Trống hai mặt. Mặt trống được làm từ da trâu hoặc bò, với dây căng xung quanh. Âm thanh của trống được chỉnh bằng cách bôi hỗn hợp bột gạo và tro lên giữa mặt trống.




Thon (trái), Rammana (phải) Campuchia

Thon là trống nhỏ hình cái cốc được đặt lên đùi khi chơi. Mặt trống được làm từ da rắn hoặc da vòi voi, với dây song căng xung quanh. Rammana là trống có khung nông, mặt trống được đóng chốt đinh. Hai loại trống này thường được biểu diễn bởi cùng một nghệ sĩ.


Hsaing Waing Miến Điện

Còn được gọi là pat waing. Khung gỗ được chạm khắc văn hoa xếp thành vòng tròn, một bộ trống từ 19 đến 23 chiếc được treo xung quanh phía trong. Nghệ sĩ biểu diễn ngồi ở trung tâm của vòng tròn đó, gõ và vuốt bộ trống bằng hai bàn tay, tạo âm điệu. Các trống này được chỉnh âm bằng cách bôi hỗn hợp bột gạo và tro lên giữa mặt trống.


Kyi Waing (trái), Maung Hsaing (phải) Miến Điện

Kyi waing là một bộ cồng được treo trên khung hình vòng tròn, Maung hsaing là bộ cồng được treo trên khung hình chữ nhật.



Ranad Ek Thái Lan

Là một loại mộc cầm (xylophone) với 21 đến 22 thanh tre hoặc gỗ cứng. Ranad là một thuật ngữ chung cho các loại xylophone, trong đó có kích cỡ khác nhau, Ranad ek có âm thanh cao hơn. Bàn phím được treo bằng dây vào một khung hình thuyền, có chức năng như một bảng cộng hưởng.


Poengmang Khok Thái Lan

Một bộ trống hai mặt gồm 7 chiếc, được treo trên khung gỗ hình bán cung và được chơi bằng tay.


Kong Hang Lào

Là trống một mặt với thân dài, thon. Đường kính của mặt trống thường vào khoảng 20cm, trong khi độ dài của thân trống có thể hơn một mét. Kong hang thường được chơi trong các lễ hội; nghệ sĩ biểu diễn vừa dùng tay vỗ trống vừa nhảy múa hoặc diễu hành.



Kong Tum Lào

Trống nhỡ. Có hai loại: một loại với da phủ một mặt, còn loại kia với da phủ kín hai mặt. Với loại trống hai mặt, hai mặt trống có kích thước bằng nhau. Thường thì một trống Kong tum sẽ được đặt lên giá cho hai nghệ biểu diễn hai đầu, họ dùng dùi gõ trống khi diễu hành. Nhạc cụ trống này không thể thiếu được tại các lễ hội, và thường được trình diễn cùng một bộ với tù và bằng sừng trâu.


Rebana Brunei

Một loại trống mảnh được chơi tại các lễ hội tôn giáo ở các nước đạo Hồi. Tên gọi Rebana bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Robbana, có nghĩa là “Chúa của chúng tôi”. Mặt trống được làm từ da dê. Nguồn gốc của loại trống này được cho là từ Trung Đông.


Gendang Labik Brunei

Gendang có nghĩa là “trống”. Gendang labik là một loại trống hai mặt. Người chơi trống đặt phần thân trống lên đầu gối và vỗ vào mặt trống bằng hai tay. Mặt trống được căng bằng dây song có chèn nêm ở giữa dây và thân trống để căng chỉnh mặt trống.



Tar Brunei

Trống một mặt với hàng vít mũ đính xung quanh. Loại nhạc cụ này bắt nguồn từ Trung và Cận Đông; được dùng biểu diễn tại Đông Nam Á nhằm giới thiệu Hồi giáo tới các nước trong khu vực. Trống Tar luôn được chơi cùng các bài hát và điệu múa của vùng Trung và Cận Đông.


Wadaiko Nhật Bản

Trống đã được giới thiệu tại Nhật Bản trong thời cổ đại, và sau đó phát triển thành các hình thức biểu diễn khác nhau ở các vùng khác nhau trên cả nước. Phong cách trình diễn hiện tại được thay đổi sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Nét khác nhau chủ yếu là, trong phong cách truyền thống, các nghệ sĩ thường không biểu diễn cùng nhau, giờ đây, những chiếc trống này được sắp xếp thành một bộ, và nhiều nghệ sĩ trong nhóm có thể cùng biểu diễn. Trống taiko hiện đại kết hợp nhạc cụ truyền thống với phong cách biểu diễn đương đại.



Một số ảnh tham khảo

Ghi chú:

Quý Vị truyền thông có thể liên hệ tại địa chỉ nêu trên để đăng ký ảnh chất lượng cao.







tải về 46.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương