Tháng an toàn giao thông



tải về 40.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích40.11 Kb.
#24451


UBND TỈNH QUẢNG NINH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: 1643/KH-SGDĐT


V/v: Kế hoạch triển khai “Tháng an toàn giao thông” và kế hoạch giáo dục an toàn giao thông năm học 2009 - 2010

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Hạ Long, ngày 20 tháng 08 năm 2009




Kính gửi:

- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Các trường THPT, trung tâm HN&GDTX;

- Các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN.

Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông và thực hiện; Công văn số 2993/UBND-GT1 ngày 11/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chỉ đạo một số nội dung về công tác an toàn giao thông 6 tháng cuối năm 2009; Công văn số 6742/BGDĐT-CTHSSV ngày 7/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai “Tháng an toàn giao thông” và công tác giáo dục ATGT năm học 2009-2010; Công văn số 105/ATGT ngày 27/7/2009 của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Tháng an toàn giao thông” năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH, CĐ, TCCN, THPT, trung tâm HN & GDTX triển khai “Tháng an toàn giao thông” và kế hoạch giáo dục an toàn giao thông trong năm học 2009 – 2010 như sau:



I. Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Ban chỉ đạo

1. Tiếp tục kiện toàn (hoặc thành lập mới) Ban chỉ đạo An toàn giao thông (ATGT) do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường ĐH, CĐ, TCCN, THPT, Giám đốc Trung tâm HN & GDTX làm Trưởng ban; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường (hoặc Tổng phụ trách Đội) làm Phó ban; các giáo viên chủ nhiệm (tổ trưởng chuyên môn) làm Ủy viên, cử 01 cán bộ hoặc giáo viên làm Thư ký Ban chỉ đạo.

2. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ATGT của đơn vị mình, phân công rõ trách nhiệm của từng người và quy định nhiệm vụ cho Thư ký thực hiện chế độ về thông tin báo cáo, lưu trữ hồ sơ văn bản.

II. Nội dung, chương trình, kế hoạch triển khai công tác an toàn giao thông

1. Triển khai “Tháng an toàn giao thông” với các nội dung sau

Tùy từng lứa tuổi, cấp học, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tiêu chí “Văn hóa giao thông” theo nội dung sau:



a. Tiêu chí “Văn hóa giao thông”

- Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.

- Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông, chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.



b. Một số hành vi thể hiện văn hóa giao thông

- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; thắt dây an toàn khi lái xe và ngồi ghế phía trước ô tô.

- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.

- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy; sử dụng vỉa hè làm nơi buôn bán hàng hóa; rải đinh trên đường; ném đất, đá lên tàu hỏa; xả rác, nước thải ra đường...

- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng.

- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.



c. Khẩu hiệu tuyên truyền

- Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành pháp luật về giao thông.

- Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy.

- Đi đúng làn đường, phần đường quy định khi tham gia giao thông.

- Đi bộ và sang đường đúng nơi quy định.

- Đã uống rượu bia thì không lái xe.



d. Toàn ngành phát động phong trào “năm biết”, “ba kiên quyết”

d.1. Năm biết

+ Biết các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

+ Biết tình hình tai nạn giao thông hiện nay đang diễn ra như thế nào.

+ Biết những việc bản thân cần làm khi tham gia giao thông để bảo vệ bản thân mình và giúp đỡ người bị nạn.

+ Biết cư xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông.

+ Biết chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông.



d.2. Ba kiên quyết

+ Kiên quyết đã uống rượu bia thì không lái xe.

+ Kiên quyết đi đúng phần đường, làn đường quy định khi tham gia giao thông.

+ Kiên quyết đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy.



đ. Thời gian triển khai

+ 20- 25/8/2009: Phát động “Tháng an toàn giao thông”.

+30/8 - 15/9/2009: Ban chỉ đạo các cấp kiểm tra công tác an toàn giao thông tại một số cơ sở.

+ 30/9: Sơ kết “Tháng an toàn giao thông”: Gửi báo cáo và đơn vị cá nhân, đạt thành tích xuất sắc về đề nghị Sở khen thưởng.



III. Biện pháp thực hiện:

a. Thực hiện chương trình: Thực hiện nghiêm túc các giờ dạy trên lớp về ATGT được bố trí trong chương trình nội - ngoại khóa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các nhà trường từ những năm học trước.

b. Công tác tuyên truyền:

b.1. Xây dựng “Góc tuyên truyền về an toàn giao thông”: Bao gồm các nội dung sau:

+ Khẩu hiệu tuyên truyền.

+ Tranh ảnh về những vụ tai nạn giao thông; những hậu quả về người, phương tiện do tai nạn giao thông gây ra; sáng tác văn thơ, tiểu phẩm về an toàn giao thông...

+ Hướng dẫn, quy định cơ bản trong Luật an toàn giao thông.

+ Những tin tức cập nhật về an toàn giao thông trong toàn quốc, địa phương, tỉnh, huyện.

+ Tin về những trường hợp vi phạm an toàn giao thông; những tấm gương điển hình thực hiện tốt về văn hóa giao thông (Mỗi địa phương xây dựng 01 điển hình thực hiện tốt về công tác an toàn giao thông).



b.2. Hình thức tuyên truyền:

- Mỗi tháng có 1 lần, mỗi tuần có 1 giờ tuyên truyền lồng ghép về ATGT với các thông tin khác. Mỗi năm học có 2 kỳ toàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ATGT (mỗi kỳ 1 lần).

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh về “Luật An toàn giao thông”, những trường hợp học sinh vi phạm hoặc nêu gương người tốt, việc tốt về ATGT dưới nhiều hình thức như họp cha mẹ học sinh, sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần, góc an toàn giao thông...

c. Ký cam kết: Tổ chức cho giáo viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh cùng ký cam kết vào đầu năm học. Mỗi học sinh, sinh viên cam kết gương mẫu và vận động gia đình chấp hành các quy định về trật tự ATGT. Một số nội dung ký cam kết:

- Cấm học sinh, sinh viên đi xe máy đến trường; học sinh, sinh viên không đủ tuổi, không có bằng lái không đi xe máy; đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (theo quy định); không đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không ném đất đá lên tàu…

- Tích cực tổ chức có hiệu quả “Tháng an toàn giao thông” vào tháng 9 với chủ đề “Tháng văn hóa giáo thông” và “Thanh niên, thiếu niên trường học nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông”.

d. Tham gia bảo đảm an toàn giao thông: Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia giữ gìn trật tự ATGT, thành lập các đội tự quản, cờ đỏ, đảm bảo thanh tra ATGT khu vực cổng trường vào dịp tổ chức các hoạt động tập thể, sơ, tổng kết, đầu giờ học, tan học.

đ. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa giao thông: Cấp trường, cấp huyện (thị xã, thành phố) tiến tới tổ chức thi cấp tỉnh.

e. Công tác thi đua – khen thưởng:

- Ban Chỉ đạo lập hệ thống hồ sơ theo dõi về ATGT của đơn vị (bao gồm các văn bản chỉ đạo của các cấp, kế hoạch của đơn vị, các tư liệu tuyên truyền, các đánh giá nhận xét…).

- Hiệu trưởng, Giám đốc chỉ đạo đưa hành vi chấp hành ATGT vào đánh giá đạo đức, xếp loại hạnh kiểm đối với cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên. Cụ thể như sau:

e.1. Đối với học sinh, sinh viên:

+ Đưa việc chấp hành quy định về ATGT vào tiêu chí xếp loại thi đua của học sinh, sinh viên. Cụ thể như sau:

+ Vi phạm lần thứ nhất: Mời và thông báo tới phụ huynh và cảnh cáo, hạ 01 bậc hạnh kiểm, ghi học bạ.

+ Vi phạm lần thứ hai: Mời và thông báo tới phụ huynh, đình chỉ học tập 1 tuần, xếp bậc hạnh kiểm yếu, ghi học bạ.

+ Vi phạm lần thứ ba: Mời và thông báo tới phụ huynh, đình chỉ học tập 1 năm, xếp bậc hạnh kiểm thấp nhất, ghi học bạ.

+ Vi phạm lần thứ tư: Buộc thôi học.

+ Các trường hợp do cơ quan Công an thông báo về sẽ xử lý tương đương với mức vi phạm lần thứ hai.

+ Học sinh chưa đủ tuổi mà cố tình điều khiển mô tô, xe máy lần thứ nhất sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu (trong năm học) và đình chỉ học tập 1 tuần nếu tái phạm lần thứ 2 và đình chỉ học tập 1 năm học. Học sinh, sinh viên tham gia đua xe và cỗ vũ đua xe trái phép sẽ xử lý đình chỉ học tập 01 năm học và thông báo về gia đình, địa phương. Tùy trong từng trường hợp cụ thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự trước các cơ quan pháp luật.



e.2. Đối với cán bộ, giảng viên, giáo viên:

Đưa việc chấp hành quy định về ATGT vào tiêu chí xếp loại thi đua của cán bộ, giáo viên. Cụ thể như sau: Không xếp loại thi đua đối với cán bộ, giáo viên nếu vi phạm quy định về ATGT.



e.3. Đơn vị có học sinh, giáo viên, công nhân viên vi phạm ATGT:

Thủ trưởng đơn vị cũng có trách nhiệm liên đới, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ hạ bậc thi đua đối với những đơn vị không tích cực tuyên truyền ATGT hoặc có cá nhân vi phạm ATGT.



e.4. Trách nhiệm liên đới của phụ huynh:

Phụ huynh để học sinh chưa đến tuổi đi xe máy đến trường thì phụ huynh học sinh cũng sẽ bị xử lý trách nhiệm (không xếp loại hoặc hạ bậc thi đua đối với viên chức nhà nước, thông báo về địa phương với những đối tượng khác (Sở sẽ đề xuất với Ban An toàn giao thông tỉnh quyết định).



g. Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên các cấp: Thực hiện tốt mô hình và Đề án “Cổng trường thanh niên tự quản đảm bảo xanh - sạch - đẹp và ATGT” tại các đơn vị trường học trong tỉnh.

IV. Công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết và thực hiện chế độ thông tin báo cáo:

1. Trưởng Ban Chỉ đạo (Trưởng Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Giám đốc) phải tổ chức tự kiểm tra công tác ATGT trong đơn vị mình (có các biên bản cụ thể) mỗi tháng 1 lần.

- Ban Chỉ đạo cấp trên (Sở GD&ĐT) phải đi kiểm tra đơn vị cấp dưới mỗi học kỳ 1 lần (có biên bản ghi nhớ).

- Cuối kỳ, cuối năm học Ban Chỉ đạo các cấp phải có sơ, tổng kết đánh giá công tác ATGT tại đơn vị và làm báo cáo gửi cấp trên lưu hồ sơ Ban Chỉ đạo, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá công tác ATGT cho các đơn vị, cá nhân: phê bình những đơn vị thực hiện kém hiệu quả, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng những đơn vị thực hiện xuất sắc nhiệm vụ này. Trong năm học này, Ban chỉ đạo công tác an toàn giao thông của ngành sẽ có 2 đợt kiểm tra trong năm học vào tháng 11/2009 và tháng 3/2010 để xem xét đánh giá công tác này đồng thời xếp loại theo bậc: tốt - khá - trung bình - yếu.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị quán triệt nội dung kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên ngay sau khai giảng 05/09/2009 và thực hiện chế độ báo cáo (theo mẫu gửi kèm) như sau:

+ Báo cáo định kỳ theo tháng (vào ngày 25); báo cáo sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

+ Báo cáo đột xuất những trường hợp cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên bị tai nạn giao thông.

- Báo cáo của các đơn vị gửi về Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo ATGT của ngành: Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (163b, Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng Ninh) bằng điện thoại: 0333.811245; Fax: 0333.811246, email: vanphong.soquangninh@moet.edu.vn hoặc nguyenlamgdqn@gmail.com. Thư ký Ban chỉ đạo của ngành có nhiệm vụ làm báo cáo gửi Ban An toàn giao thông tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho Văn phòng Sở làm đầu mối chỉ đạo, tham mưu, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác ATGT của toàn ngành. Có vấn đề gì đột xuất phải xin ý kiến Trưởng Ban chỉ đạo công tác ATGT của ngành để xử lý.

Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện “Tháng an toàn giao thông” và kế hoạch về công tác an toàn giao thông trong năm học 2009-2010, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện./.




Nơi nhận:

- BCĐ ATGT tỉnh; Bộ GD&ĐT (để b/cáo);

- Giám đốc (để b/cáo);

- Công đoàn Ngành (để p/hợp);

- Công an tỉnh (để p/hợp);

- Sở Giao thông Vận tải (để p/hợp);

- Tỉnh Đoàn TNCS;

- Như trên (để t/hiện);

- Các Phòng, Ban, Thanh tra Sở (để c/đạo);

- Lưu: VP BCĐ, VT.



KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Nguyễn Thanh Hiễn





Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh

tải về 40.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương